Tuổi trẻ mới có được hạnh phúc là ảo
ảnh, thứ ảo ảnh của những người đã đánh mất nó; nhưng những người trẻ biết rằng
họ khốn khổ vì trong họ thấm nhuần toàn những lí tưởng không thực, và mỗi khi
họ tìm sự kết nối với thực tế, họ bị bầm dập và tổn thương. (Somerset Maugham)
---------
Tôi
không... tin cái gì cả, mà chỉ tin vào cái có thực, hay ‘cái đang là’ (being)!...
Ngắm con cá bơi lượn vô tư lự, tôi có cảm tưởng nó như là những... triết gia... Tôi
cũng rất thích chó, loại được cho là có 'super sense’ (siêu giác quan, tức là có 6 giác quan, trong
khi con người chỉ có 5!), mà luôn luôn là bạn tốt và mãi mãi trung thành với
con người, do đó con người cũng yêu nó, nên chỉ chửi người là... ‘đồ chó’ thôi!,
hehe... Mấy ngày nay, tôi bị rơi vào một đống hùm bà lằng* những lễ hội...
‘Lễ
hội là cái quái gì nhỉ?’, chuyện rất phức tạp... Một cách thông thường, ta hay
gọi là LỄ trong ‘ngày lễ’, tức ngày nghỉ/kỳ nghỉ mà ta có thể vui chơi, dưới
nhiều quy mô, và thường trong khuôn khổ của pháp luật, vd ‘Tết Holiday’ (nghỉ Tết)...
Lễ có thể dễ dàng biến thành ‘HỘI’ từ quy mô gia đình, làng xóm đến toàn xã hội,
với sự tham gia của từ ít đến nhiều người, thậm chí cả rừng người, biển người như
Lễ hội Đền Trần (Trần Temple Festival), Lễ hội Dâng sao giải hạn* (Hình
1), mà nó có khả năng chuyển biến
thành những cơn ‘đi bão’ như ‘Lễ hội bóng đá U23’ vừa rồi ... Lễ hội có thể nhuốm màu sắc chính trị, tôn giáo, tâm linh, nhưng nếu
làm nhiều quá hay thái quá thì được gọi là ‘LỖI HỆ’...
...Ngày
xưa, khoảng 1960-65, tôi thấy trước cổng làng có treo ngang một cái bảng hình
chữ nhật dài, có câu khẩu hiệu trên đó, treo trên 2 cái cột, với 2 màu ‘vàng và đỏ’,
mà dân làng gọi là vàng khè và đỏ chóe; ngày nay, khoảng 2014, trên đường Trường
Sơn, tôi cũng thấy ở các cổng làng có cái bảng dài có câu khẩu hiệu với hai màu
‘đỏ và vàng’; tôi thầm nghĩ là té ra 'nay cũng như xưa’! Tại sao?
1
Nhớ
lại, nhà văn Somerset Maugham*, trong cuốn ‘Xâu chuỗi hạt’, có câu chuyện kể: Có ông nọ,
ngày ngày thích tham gia đủ mọi thứ lễ hội. Hoàn toàn không quan tâm đến cái
cmn gì gì đó đgl khoa học, triết gia hay Nobel, cứ hễ nơi nào có cờ có phướn, bảng
hiệu, khẩu hiệu trang trí với đủ loại màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím... một cách sặc
sỡ, có nhiều người vào ra rừng rừng nhộn nhịp, nói nói cười cười ‘há.. há..
há..., hố.. hố.. hố...’ thả ga, có âm nhạc ‘chách chách chình, chách chách
chinh’ mở hết công suất, có hô ‘muôn năm’ hay ‘một hai ba, dô!’ cmn gì gì
đó..., thì nơi đó cũng có mặt ổng, bởi ổng thấy rất là vui, vô cùng vui, và do
đó người này mới cảm thấy mình được là cái... ‘con’!
Một
hôm, đi một mình trên một chiếc thuyền nan, ổng gặp bão, bị trôi dạt vào một
hòn đảo lạ... Nửa tháng sau, người ta mới tìm được xác, ổng đã chết trong tư thế
khô héo trông rất là thảm não... Điều tra ra, người ta mới biết là ông ta chết không
phải vì đói khát, bởi mọi thứ để ăn, uống thì trên đảo hoang có thừa, mà chết là
vì quá buồn:
-
Ông không được tham gia lễ hội!
Ha..ha..ha...
*
Nhưng
đó là chuyện của ông Maugham cách đây cả thế kỷ, vậy dân xứ Rùa X nay đã có nhận
thức ‘đúng’ về lễ hội được như người phương Tây cách đây 100 năm hay không?... Trải
qua nhều năm, tôi vẫn miên man suy nghĩ..., may thay, có một ông giáo sư... Cần
Lù đã giúp tôi giải được cái gút này, kể cả vụ ‘Tết Nguyên Tiêu’, mà tôi sẽ kể ở
đoạn cuối... Cần Lù là gì?, xem dưới; còn giáo sư?
Sáng
ngày 2/3/2018, cũng là ngày Tết Nguyên Tiêu... Tàu (rằm tháng giêng), ông này mới
nổ là: ‘Chuyên nghề đào tạo, tôi mới biết ‘đại học’ thì làm tiểu luận tổng hợp
ngắn cỡ 20 trang; ‘thạc sĩ’ thì làm luận văn tổng hợp khá dài cỡ 80-100 trang,
được gọi là bước tiền-nghiên cứu độc lập; ‘tiến sĩ’ thì làm dài hơn - công
trình độc lập cỡ 200 trang, ‘độc lập’ ở đây có nghĩa là anh không được bắt chước
ai, mà phải ‘hoàn toàn sáng tạo’; cao hơn, ‘giáo sư’ là những nhà nghiên cứu,
lý luận và giảng dạy ‘lâu năm’, có những ‘công trình lớn’ có giá trị, có hiệu lực
đ/v xã hội (được quần chúng công nhận), thuộc loại đẳng cấp quốc gia hay ‘quốc
tế’... Tóm lại, gọi tiểu luận, luận văn hay công trình nghiên cứu là essay,
thesis, hay ‘research articles/paper’ cái cmn gì gì đó, tôi không quan tâm,
nhưng: Giáo sư phải có những công trình nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có giá trị,
có hiệu lực đối với xã hội, và quan trọng nhất là có đẳng cấp quốc tế.
Ha..ha..ha...,
ổng nói thế thì ghi nhận thế.
*
Cũng
chiều hôm đó, trong một bữa nhậu... Có một anh ta mới chìa cái cạc (name card)
ra, thấy có chữ ‘TS’, thì mọi người đều ồ lên:
-
Té ra nó làm nghề thợ sơn, thợ sơn mà cũng in cạc sao!
Họ
đã luận... chính xác!, vì sơn thật, sơn giả, sơn tặc, sơn mông (sơn Nippon) hay
sơn... giấy cũng đều là sơn cả. Họ còn nói anh này làm họ bị ho tí nữa suyễn,
trong đó ‘tí suyễn’ là tiến sĩ (Hình 2),
hehe...
Rồi
có anh khác chìa cái cạc ra, thấy có chữ ‘GS’, mỗi người nhận biết một
phách: ‘Gió sư’ là sư chém gió... ‘Giả sư’ là không phải sư thật... ‘Giái sư’ là
có ‘36 phép thần thông’ như Trư Bát... Giái! Họ còn nói là ‘Giàu sụ’ là nhờ
buôn ná... chít!..., ‘Gờ sờ’ là trong câu chuyện ‘3G’: gạo quê, gà quê và gái
quê, gái quê... sờ ngon nhất (!)... Rồi ‘Giặc sợ’ là sợ... giặc, hay ‘Sứ giao’
là sứ được thiên triều giao phó cho một nhiệm vụ... cụk cặk nào đó (!)...
Ha..ha..ha...,
đúng là dân nhậu!, nghịt quá đê! Vì họ đâu có biết các ‘sứ giao’ thời nay rất là
đỉnh thiên lập địa - ‘uy vũ rất năng khuất’ chứ có nào sợ... giặc!, là đỉnh đỉnh
đại danh - có vô số công trình có đẳng cấp quốc tế, đến nỗi mấy ông Obama,
Trump, Pu đều phải sang An Nam triều bái và tôn làm... thái sư phụ!... Hay là họ
muốn đề cập đến trình độ văn hóa hay trình độ học vấn chăng!, bởi họ có nói mấy
ổng có ‘trình độ học vấn’ thì có thể, chứ đâu phải tự nhiên mà thành thằng ‘tí
suyễn’ hay ‘sứ giao’ được, mà phải có cái gì nháy nháy chứ!, nhưng ‘có văn hóa’
thì chưa chắc, vì nó đâu có liên quan đến ít học hay nhiều học... Chạ hiệu!
2
Tôi
cũng đọc được vài bài trên fb có liên quan đến Tết Nguyên Tiêu. ‘Thế Tết Nguyên
Tiêu là gì mà người TÀU ở Chợ Lớn tổ chức với đầy ‘đỏ-vàng’ sặc sỡ như vậy! (Hình 3). Nhưng sao ta cũng tổ chức cả
rừng đỏ-vàng và vô cùng ồn ào như... dân cá Tràu?’, một người bên cạnh hỏi.
Ông
chủ quán thịt chó nói nó là Tết cá Tràu, rồi hùng hổ giờ cái smartphone ra chứng
minh... Theo chính người Tàu thì: ‘Tết Nguyên Tiêu là một trong những Tết truyền
thống CỦA TRUNG QUỐC. Hàng năm Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 ÂL. Cách đây hơn 2000 năm vào thời Tây Hán, người Trung Quốc đã bắt đầu
đón Tết Nguyên Tiêu, tục lệ ngắm đèn lồng bắt đầu từ thời Hán Minh Đế, Đông
Hán. Vào thời đó, Phật giáo phát triển rất hưng thịnh. Theo Phật giáo vào ngày
15 tháng Giêng, tăng nhân tu sĩ xem xá lị Phật và đốt đèn kính Phật. Minh Đế liền
ra lệnh vào tối ngày hôm ấy trong hoàng cung cũng như khắp các chùa chiền đều
phải đốt đèn kính Phật. Về sau nghi lễ này dần trở thành truyền thống CỦA DÂN TỘC
TRUNG QUỐC’ (tiengtrunghsk), ổng nhấn mạnh...
*
Ổng
còn kể là cách đây mấy tháng có một vụ xì-can-đan rất nổi tiếng. Đó là ở tòa
nhà WTO bên Mỹ gì đó, mấy anh Tây phải cãi nhau mấy cô Tàu, bởi người Tây gọi Tết ÂL
là ‘Lunar New Year’, trong khi bọn Tàu cứ khăng khăng bắt phải gọi nó là TẾT
TÀU = ‘Chinese New Year’, nếu không thì sẽ có xung đột về ‘ế thứ hị’!
Nổi
tiếng hơn... Ổng còn giở smartphone ra và kể tiếp... Mới đây, bên Tàu có một vụ
xì-căng-đan rất lớn, đó là trên Weibo, một nữ ‘fbker-Tàu’ đăng một stt có dùng
từ là ‘Lunar New Year’, lập tức, cô này liền bị cộng đồng mạng bên ấy TROLL
kinh hoàng, chửi cổ là đồ phản quốc, là ‘thế lực thịch đù’, muốn ăn tươi nuốt sống
cổ, đòi xử ‘cẩu đầu đao’ cổ, bởi cổ đã không gọi Tết ÂL là TẾT TÀU!:
https://tuoitre.vn/sieu-mau-trung-quoc-bi-nem-da-toi-ta-vi-chuc-mung-tet-am-lich-20180220223154552.htm
- Siêu mẫu Trung Quốc bị ném đá tơi tả vì
chúc mừng Tết âm lịch: Siêu mẫu người TQ Lưu Văn (Liu Wen) vừa bị dân mạng đồng
hương mắng mỏ chỉ vì dùng cụm từ ‘Tết âm lịch’ thay vì ‘Tết Trung Hoa’ để nhắc
đến lễ hội đón năm mới... Ngày 19/2/2018, người đẹp họ Lưu đăng bức ảnh chụp
cùng nữ doanh nhân Wendi Deng Murdoch lên Instagram chính thức kèm dòng chữ ‘Happy
Lunar New Year!’ (Chúc mừng Tết âm lịch) và ngay lập tức nhận hàng loạt chỉ
trích từ cộng đồng mạng. ‘Đây là bước lùi trong sự nghiệp của cô rồi, liệu cô
có còn nhận thức mình vẫn là người Trung Quốc không chứ?’, một người dùng bình
luận gay gắt. Một người khác bày tỏ ‘vô cùng thất vọng’ vì trong hai năm trước
đó, cô siêu mẫu này vẫn dùng cụm từ ‘Chinese New Year’, tức ‘Tết Trung Hoa’, mà
đến năm nay thì bỗng dưng… đổi gu. Rất nhiều bình luận cho rằng cô siêu mẫu đã
‘quên nguồn cội’ và yêu cầu cô hãy ‘rời khỏi Trung Quốc mà đến Việt Nam’ để tha
hồ gọi ‘Lunar New Year’... Cô siêu mẫu cuối cùng phải sửa lại chú thích cho bức
ảnh là ‘Happy Chinese New Year’ = CHÚC MỪNG TẾT... TÀU! (Hình 4).
*
Rồi
ổng ca bài ‘Xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa, nhớ mẹ kể đêm mưa’, khi người Tàu
sang mần cái đgl ‘hữu nghị viễn vông’ ở VN thì ‘Tết Nguyên Tiêu’ cũng nhập theo
và còn được bên ta gọi là ‘Tết Thượng Nguyên’ gì gì đó, khó nhớ quá!... Nguyên
là gì?, tiêu là gì?, ổng ‘Háng’ không rộng nên cho rằng:
-
Tiêu có thể là cái thứ cay nhiều hay cay ít, đặc hay lỏng, là Tiêu Phong, Tiêu
ban lộ, tiêu điều, hay tiêu tán đường (!)...
Ha..ha..ha...,
trời ơi!, tiêu mà còn có cái vụ đặc hay lỏng nữa! Chạ hiệu, méc mệt với ổng!
3
May
thay, nếu ổng không đọc những dòng thơ sau đây thì tôi điên với cái vụ Tết Tàu mất
(đầu câu theo thứ tự A, B, C):
-
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển/Có gọi
thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya (Lưu Quang Vũ)
- Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/Đất Việt
muôn năm vững trị bình (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Chân nhang lấm láp tro than/Xăm xăm bóng
mẹ trần gian thuở nào (Nguyễn Duy)
- Chiếc bòng con đựng những gì/Mà đi cuối
đất mà đi cùng trời (Thanh Thảo)
- Chim hót mừng xuân ngang trước cửa/Lộc
vườn òa nở khắp cành non (Ngô Văn Phú)
- Chỉ muốn làm mây trắng/Bay cho chiều
bình yên (Trần Đăng Khoa)
- Con đường ta đã dạo chơi/Xin đừng đi với
một người khác em (Phan Thị Thanh Nhàn)
- Có thể mười năm không dạo hồ Hoàn Kiếm/Lòng
ta mềm liễu từng ngày (Lê Xuân Đố)
- Cõi trần thanh sạch như trời biếc/Bãi
sông cát mới cánh chim bay (Nguyễn Kiều)
- Cuốc gọi báo tin xuân đã muộn/Một vườn
xoan nở thoảng hơi mưa (Nguyễn Trãi)
- Cưỡi gió ta mong lên chót núi/Nhìn mây
cao vợi nước mênh mông (Lê Thánh Tông)
- Em tiễn cái nhìn đau cả gió/Chiều chớp
đầy anh... mắt lá răm (Trương Nam Hương)
- Em về trắng đầy cong khung nhớ/Mưa mấy
mùa mây mấy độ thu (Lê Đạt)
- Gió Lào thổi rạc bờ tre/Chỉ qua giọng
nói đã nghe nhọc nhằn (Nguyễn Bùi Vợi)
- Gió lùa ánh sáng vô trong bãi/Trăng ngậm
đầy sông chảy láng lai (Hàn Mặc Tử)
-
Gốc bền linh khí cha ông/Mang hồn con Lạc
cháu Hồng mà xanh (Lâm Xuân Vy)
-
Gươm báu trả thần, súng thiêng trăng đậu/Vượt
nỗi bể dâu thanh lịch vẫn đầy (Nguyễn Hữu Quý)
- Hồng sắc pháo dưới gót chân/Quay về nhan
sắc có gần không em (Mai Linh)
- Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa/Rút
ruột mình thành dải lụa sông Lam (Hoàng Trần Cương)
- Muốn cắt trời xanh may áo em/Khoác đám
mây kia lên mái tóc ngoan lành (Vũ Từ Trang)
- Mùa thu xa nhau, mùa thu rất rộng/Rót bao
nhiêu thương nhớ cũng không đầy (Trần Quang Quý)
- Năm đơm đã chín trái ngày/Cầm thu chói
rực bàn tay cội cành (Đỗ Trọng Khơi)
- Nghiêng chén lên môi, trăng vụt biến/Chỉ
còn bóng người đang dọc ngang (Cao Bá Quát)
- Ngoài phố mưa bay xuân bốc rượu/Tấc lòng mong mỏi
cháy tê tê (Thâm Tâm)
-
Nhà nghèo biết giữ giêng hai/Khoai lang xát
mỏng phơi dài nắng trưa (Mai Hồng Niên)
- Những con người không ai gặp nữa/Đã đặt
trên vai anh gánh nặng cuối cùng (Nguyễn Khoa Điềm)
- Núi nghĩ mà xanh cây/Sông buồn mà bạc
sóng (Trần Nhuận Minh)
- Rừng như thể bước ra từ nguyên khối/Chiếc
lá rơi vàng cả mùa thu (Trần Anh Thái)
- Sắc không rơi thủng mạn thuyền/Lần trong
gấu áo giọt thiền đang khô (Khuất Bình Nguyên)
- Sông Hồng chảy qua nghìn năm ấy/Sắc phù
sa chưa nguôi đỏ bao giờ (Đặng Huy Giang)
- Sông Mã ơi, tạc giữa trời xanh/Em xuống
tắm thế mà lau trổ trắng (Lê Quang Sinh)
- Thành phố đứng như ngóng về phía biển/Đường
chân trời trước mặt mở dần ra (Thi Hoàng)
- Thân buông theo gió hồn theo mộng/Sóng
biển vào anh với sóng em (Tế Hanh)
-
Thơ thành không dám ngâm cao giọng/Những sợ
quanh nhà động gió sương (Nguyễn Dữ)
-
Thời gian trút xuống dần dà/Một bình êm
dịu bao la đất trời (Xuân Diệu)
- Tóc em buông như hoàng hôn buông xuống/Anh
làm sao có thể chạy qua chiều (Nguyễn Quang Thiều)
- Tôi mong sống rất lâu trong tương lai/Để
thấy hết cái đẹp của thời quá khứ (Đặng Hấn)
- Trách ai chẳng hiểu lòng nhau/Dựng trăm
con sóng cho đau nỗi bờ (Trần Nhương)
- Trái tim đã đập chân thành/Xin yêu ngày
tháng chưa dành cho nhau (Đinh Thị Thu Vân)
- Trên tàu chuối gửi vần thơ lại/Để bạn
về xem dưới ánh trăng (Đào Công Soạn)
- Trong mưa có một ngôi đền/Và mưa từng
ngón buông mềm mái tây (Dương Kiều Minh)
- Trời còn có bữa sao quên mọc/Anh chẳng
đêm nào chẳng nhớ em (Nguyễn Bính)
- Ước gì những lá thư đừng thất lạc/Nối
quãng đời này với quãng đời xưa (Vũ Đình Văn)
- Vén mây muốn bước lên tột đỉnh/Đoái lại
dì trăng lẽo đẽo theo (Trịnh Hoài Đức)
- Vườn hẹp cây gò thân gốc lại/Xuân một
đêm về hương sổ tung (Vũ Quần Phương)...
*
Chả
biết ổng sưu tầm ở đâu!, nhưng do có chơi phây nên tôi biết tỏng là ổng lấy mấy
bài trong Lễ hội ‘Thả thơ về trời’ ở Hà Nội sáng ngày 2/3/2018 (Hình 5)...; chưa chắc thơ
chọn đã đại diện... nhất!, nhưng chắc là do Hội nhà văng và ông Hỉnh Thữu chọn!...;
mà ổng đọc thì tôi cứ nghe, biết thêm cái mới cũng... tốt!, hehe... Đồng thời với
vụ này, tôi cũng ghi nhận stt sau, trích nguyên xi:
-
Bữa qua qua quốc tử dám thấy hình như người ta
đang lục tục chuẩn bị để thả thơ lên giời... gái hỏi thả thơ lên giời cho chim
nó đọc ah...?! mình nghĩ chắc là cho bướm đọc thui... chớ chim nó ít đọc thơ thả
kiểu đó lắm... nhưng bướm thường bay là là... thả thơ lên giời thì bướm bay sao
tới đó mà đọc... may có quả bóng bay đề thơ nào vượt qua được tầng bình lưu khí
quyển bay lên tới chỗ chị hằng... chắc chị có ngó qua chút xíu rùi lại quay về
việc chính là mân mê chú cuội thui... còn mình thì tranh thủ tiết nguyên tiêu để
lôi hết đồ tết gái làm ra ăn cho nó tiêu hết tết dzậy... (fb Vu Le
Hoang)
Ha..ha..ha...
4
Quay
lại chuyện ông giáo sư Cần Lù...
Cần
Lù là tên của bạn ông chủ quán thịt chó, thời đi học. Bạn ổng là một người ăn mặc
lùi xùi, trông không biết là cán bộ lớn về hưu!, hay ‘sứ giao’!, 'tra giết'!, hay chỉ là một
kẻ tầm thường hơn cả tầm thường!, nên, trong 3 năm liền, tôi rất cẩn thận khi
giao tiếp với ổng, chỉ nói ngắn - những gì cần nói, bởi...
Tôi
thường ‘sợ’ nhất người ăn mặc ‘lùi xùi’ với dáng hơi bị ‘ngơ ngác’, vì những người
có trí tuệ siêu phàm, thấu hiểu lẽ huyền vi của vũ trụ thì thường không quan
tâm lắm đến ăn mặc, tiền bạc, biệt thự, làm lớn, học hàm, học vị, đến đời người xô bồ,
người đời cún cớn hay lễ hội lăng xăng, chẳng hạn như Trương Vô Kỵ, Lev Tolstoi
hay Einstein! (Hình 6)...
*
Cũng
tại chỗ lễ hội đỏ-vàng đó, hôm nay, bỗng trên ti-vi, tôi thấy MC Anh Tuấn* đang
ngồi với bạn X nào đó, hát bài gì đó:
-
Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau/Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương
đau/Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi/Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không
nguôi... Hết rồi còn chi đâu em ơi... (‘Tình lỡ’, TB Lệ Quyên, Nhạc: Thanh Bình)
https://www.youtube.com/watch?v=SvSmGVuWYkw
Rõ
ràng Anh Tuấn đang cầm micro và há mồm hát, rồi chuyển míc cho bạn X hát, rồi
Tuấn lại hát, tôi mới khen:
-
Anh Tuấn hát cũng hay ghê, vì anh ấy là người dẫn chương trình ‘Bài hát Việt’
mà!
Nào
ngờ, Anh Tuấn đã bỏ micro xuống lâu rồi, mà bài hát ‘Tình lỡ’ vẫn còn! Té ra
ông ta bật ti vi nhưng tắt tiếng, rồi mở nhạc đám cưới to bự chát điếc lỗ tai
luôn!... Rồi ổng vặn volume to vang cả... xã, rồi tỉnh queo chắp tay sau đít bỏ
đi không thèm ngoái lại! Khách thấy ồn bỏ đi, tôi chịu không nổi cũng bỏ đi...
Từ
đó, tôi rút ra một bài học là: Cái mà ngay cả ta thấy đúng 100% thì sự thật
chưa chắc đã đúng. Có người mà ta tưởng là giáo sư thì thật ra có thể là giáo
sư Cần Lù!, hehe...
***
Đối
với lễ hội, ông Vĩ dùng cụm từ ‘buôn thần bán thánh’*, có người nói là 'kinh doanh nỗi
sợ hãi’*, có người nói là ‘núp dưới cái vỏ tâm linh’ (Hình 7)... Nhìn lễ hội, tôi bỗng nhớ lại câu của một chiết gia nào
đó:
-
Cái gì thái quá cũng hóa ra... khùng!
...Tôi
dắt xe ra về , đang tự trả lời chưa xong câu hỏi ‘tại sao xã hội ngày càng... xxx?’,
thì ông chủ quán gọi với theo:
- Tết tức là Tết Tàu đó nhé, nhớ nhé! (!!!!!)
Và nhìn lên trời, tôi thấy cả một bầu trời u
ám, đầy LỖI HỆ.
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. ‘Buôn
thần bán thánh nay cũng là một nghề. Họ cạnh tranh khốc liệt dưới vỏ tín
ngưỡng.Điều này đang đẩy văn hóa và nhân cách người Việt xuống dốc’ - nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ thẳng thắn nói. Theo thống kê
chưa đầy đủ của ngành văn hóa, hiện cả nước có gần 8.000 lễ hội lớn, nhỏ trải
rộng khắp đất nước trong bốn mùa. Trung bình mỗi ngày người Việt có 22 lễ hội,
mỗi giờ có một lễ hội... Nhưng phải thừa nhận, lễ hội bây giờ ngày càng xô bồ,
biến tướng, bởi yếu tố tâm linh đang bị thổi phồng để đánh vào lòng tham của
con người. Người ta tin tranh cướp được lộc trong lễ hội sẽ mang lại may mắn,
xin được ấn tín sẽ thăng quan tiến chức, thần thánh hóa từ cục đá đến con
cá…
http://dantri.com.vn/dien-dan/nan-buon-than-ban-thanh-dang-day-van-hoa-xuong-doc-20180226134336753.htm
2. Hùm
bà lằng hay hầm bà lằng, là tùm lum (thứ), túa xùa
xua, ngoài Bắc gọi là tá lả...
3. Lễ
hội Dâng sao giải hạn - Kinh doanh ‘Nỗi sợ hãi’: Đêm 14 tháng Giêng âm lịch.
Chùa Phúc Khánh (phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) đông nghịt người dâng sao
giải hạn. Một biển người nơm nớp sợ hãi về một tương lai bấp bênh khi các nhà
sư rao giảng về vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao
chiếu mệnh tùy theo mỗi năm (dường như các đệ tử của Phật quên mất luật nhân
quả và vòng quay luân hồi?). Người dân đâu biết rằng, ‘dâng sao giải hạn’ xuất
phát TỪ TRUNG QUỐC, được các pháp sư phái Mật Tông thu nạp và soạn ra ‘Nhương
tinh’ để đưa dẫn người vào đạo. Giáo phái này cho rằng, trong vũ trụ có tất cả
24 vì sao quy tụ thành 9 chòm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái
Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Trong 9 ngôi sao này, có sao tốt, có
sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may,
ốm đau, bệnh tật..., gọi là vận hạn. Nặng nhất là ‘nam La hầu, nữ Kế đô’. Còn
nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghinh đón... (fb
Trương Văn Khoa)
4. MC
Anh Tuấn, tên thật là Vũ Anh Tuấn , sinh năm 1974, tại Hà Nội..., là một trong
những biên tập viên kiêm MC Đài truyền hình VN, là cặp MC được yêu mến nhiều
năm liền với Diễm Quỳnh. Anh Tuấn được nhớ tới là một MC, biên tập viên âm
nhạc điển trai, đa tài với lối dẫn trẻ trung, hóm hỉnh được rất nhiều người yêu
thích... (nguoi-noi-tieng.com)
5. Somerset
Maugham (1874-1965) là nhà văn Anh nổi tiếng, được ưa chuộng
nhất trong thời đại của mình, và là tác giả được trả tiền nhuận bút cao nhất
trong thập niên 1930... Những câu nói hay của ông: 1) Tất cả những từ ngữ
tôi sử dụng trong câu chuyện của mình có thể tìm thấy trong cuốn từ điển - vấn
đề chỉ là sắp xếp nó vào câu thích hợp; 2) Tuổi trẻ mới có được hạnh phúc là ảo
ảnh, thứ ảo ảnh của những người đã đánh mất nó; nhưng những người trẻ biết rằng
họ khốn khổ vì trong họ thấm nhuần toàn những lí tưởng không thực, và mỗi khi
họ tìm sự kết nối với thực tế, họ bị bầm dập và tổn thương; 3) Một lối viết hay
thường không phơi bày dấu hiệu của sự nỗ lực. Những gì được viết ra dường như
có vẻ là sự ngẫu nhiên trong hạnh phúc; 4) Điều đáng tiếc trong thế giới này là
thói quen tốt thường dễ từ bỏ hơn thói quen xấu; 5) Anh không quan tâm việc cô
vô tình, đồi bại và khiếm nhã, ngu ngốc và tham lam, anh yêu cô. Anh thà đau
khổ bên cô còn hơn hạnh phúc bên người khác... (blog-komo-vn)
Lưu cho vui (fb Kim Chi):
Trả lờiXóaNGÂY THƠ VÀ CẢ TIN
Tự sự của tác giả Nguyễn Kỳ Nam
Tôi lớn lên ở miền Nam và sống ở nước ngoài một thời gian dài cho đến khi về nước thì định cư luôn ở Hà Nội cách đây 10 năm. Tiếp xúc với một số đông người miền Bắc tôi thấy tôi thấy có thể dùng cụm từ "ngây thơ và cả tin" của GS Nguyễn H. V. Hưng (khi nói về một trí thức lớn của ta) để mô tả họ...
Ảnh đám đông 'ngây thơ và cả tin' ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất - họ đang ngồi ngoài đường bái vọng lễ cầu sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội).
---------
Nguyễn Thế Phương: Ngây thơ và cả tin? Đây là ngôn ngữ của người có đầu óc ngoại giao. Có lẽ chính vì thế nên tác giả không muốn đưa ra một vài kết luận:
1. Ở Vn người hiểu biết nếu không muốn bị hiểu lầm là ngu dốt thì nên tránh tất cả các đám đông.
2. Người Việt hoàn toàn xứng đáng với những gì mình đang có. Hoàn toàn không phải do chiến tranh, thù trong giặc ngoài hay chế độ. Tất cả đều là lựa chọn của đa số dân Vn.
Hat Cat Diệu Sinh (FB)
XóaHình như còn một THAM VỌNG LỚN
5 ngày
Uh, hình như... để đó, hehe, nhưng tôi thấy NTP bình đúng là tại dân mình thôi, có ai bắt phải đi giải hạn đâu, tương tự cho những thứ khác!... Thank... sư thái!
XóaChôm bên fb Bui Oanh:
Xóa(from fb Hoang Hoa)
ĐẾN MỚI BIẾT...
Đến châu Âu mới biết đi shopping không sợ hàng giả
Đến Bắc Âu mới biết mặt trời cũng thích ngủ nướng
Đến Hong Kong mới biết minh tinh nào cũng đeo khẩu trang
Đến Hà Lan mới biết mực nước biển cao hơn mặt đất
Đến Thái Lan mới biết thì ra con cú cũng có gai
Đến Pháp quốc mới biết trêu hoa ghẹo nguyệt cũng cực kỳ có phong cách
Đến Nga mới biết Vodka chỉ là một loại nước giải khát
Đến Hawaii mới biết phụ nữ không cần phải mua áo dzú nga mi
Đến Hàn Quốc mới biết phụ nữ đẹp không phải do bẩm sinh
Đến Brazil mới biết mặc đồ thiếu vải cũng chẳng có gì phải thẹn thùng
Đến Anh quốc mới biết kết cục hạnh phúc mãi mãi về sau trong truyện cổ tích đều là hư cấu
Đến Nhật Bản mới biết ngay cả tội phạm cũng vô cùng lịch sự lễ độ
Đến Mexico mới biết có thể đi Mỹ bằng đường hầm
Đến Canada mới biết diện tích lãnh thổ lớn hơn Trung Quốc nhưng dân số còn kém Bắc Kinh
Đến Trung Quốc mới biết mười người hết chín người lừa đảo, người còn lại đang luyện tập ngày đêm
Đến Mỹ mới biết bất kể là ai, bạn đều có thể kiện họ ra toà
Đến Úc mới biết chuột túi và các loại động vật khác nhiều như quân Nguyên Mông dễ khiến con người phát điên
Đến Thuỵ Sĩ mới biết mở tài khoản ngân hàng, nếu có ít hơn 1 triệu USD sẽ bị cười thúi mũi
Đến Ý mới biết Gucci & Prada còn ít hơn Trung Quốc
Đến Áo mới biết người ăn xin nào cũng có thể đàn ít nhất một bản nhạc
Đến Vatican mới biết dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trong nước cũng có thể bắn chết chim ở tận nước Ý.
Còn đến VIỆT NAM thì mới biết giữa nói và làm cách nhau chỉ có một trời một vực thôi! 🤣🤣🤣
Hanh Hong (FB)
Trả lờiXóaHay quá huynh ơi hi..hi..hi. Chúc huynh ngày mới vui vẻ và hạnh phúc huynh nhé Hi..hi..hi..hi..hi Em chẳng lễ hội gì gáo chỉ thích thì đi chơi o có tâm trạng thì ở nhà ngắm hoa lên fb
4 ngày
Biết nữ hiệp dzồi, lỗi hệ nà thik... lương hệ số... 10 chứ gì, hehe
XóaHanh Hong Ha..ha..ha..ha. ha..ha Anh em cùng 1 guộc biết nhau quá mà huynh hé ha..ha..ha..ha..ha
XóaMá Boon (FB)
Trả lờiXóaLỖI HỆ.
TS: THỢ SƠN + TIẾN SĨ SƠN NIPPON SƠN MÔNG CŨNG ĐẸP...
GS: Gió sư, giả sư... Ha Ha... Ha... SỨ GIAO...
Đúng là nglb.
LỖI HỆ... Ha Ha Ha... hay và vui...
Hôm nào mời nglb nhậu một bữa...
3 ngày
Uh, tks...
XóaHuynh đang đăng bài mới, nhiều tư liệu quá, tổng hợp mệt quá!, híc...