Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

1192. Ôn tí triết cho vui! (Thư giãn)

Ai muốn ‘triết gia’ hay ‘triết học’ gì gì đó thì kệ cái... cmn họ!, ta không quan tâm!, hehe... Chiều nay trời nắng đẹp, nên ta mần tí ‘chiết’ cho vui...
*
Chắc ai cũng biết khái niệm ‘không-thời gian’*, trong đó, mỗi sự việc hay tư tưởng gì gì đó chỉ tương đối đúng trong một không-thời gian nhất định, như trên... ti-vi hay ‘4T’ là ‘đúng quy trình và trong giới hạn cho phép’ (hahaha), có nghĩa là nếu ngoài ‘quy trình và giới hạn’ thì ‘nó’ không còn đúng nữa!...
'Bộ phim lấy đi rất nhiều nước mắt của công chúng😂'Vì thế, ‘Hệ Khử Tổng’ chỉ đúng vào thời và trong ‘khu Lỗ’ hay ‘Lỗ khu’ gì gì đó (ý nói nước Lỗ), khoảng 2500 năm trước...; thời đó, Khử Tổng đi xin việc thấy mẹ và bị đuổi như chóa vì không ‘hợp’ thời...; mãi 400 năm sau*, ‘nó’ mới đươc trở thành một thứ ‘Độc tôn Nho học’ vì phù hợp với ‘tư tưởng Đại Hán’...; và đến thời Bỗng Điên (hiện nay) thì nó lại ‘đại phù hợp’ với tư tưởng ‘Đại Hán mới-Chinazi’ của... ‘Tạp Dại Dại’, vì thế, thay vì phim 'Mắt biếc' (Nguyễn Nhật Ánh) hay 'Mắt đời' gì gì đó thì người ta gọi là... 'Đời nát'!, hehe (H.1)...
Thực ra, ba định luật đầu của Newton đã có rải rác trong các tác phẩm nghiên cứu về ‘Thiên văn học’ của Galileo, đặc biệt là ‘Định luật 2’ (Nguyên lý quán tính), trong đó, Newton chỉ là người kế thừa và tổng hợp, mà chỉ có ‘Định luật 4’ (ĐL vạn vật hấp dẫn) mới là phát kiến độc lập của Newton!...; khi đó, Newton gọi các Định luật của ông là ‘Các nguyên lý của Triết học’* (thời đó người ta coi Vật lý (tức ‘các nguyên lý của sự vật’) là triết học, làm gì được nhau!, hehe); và nói Newton, ta quên Lebniz, vì hai ông cùng phát kiến ra ‘Phép tính tích phân’ (còn gọi là ‘Tích phân Newton-Lebniz’), trong đó Lebniz là một trong những nhà bác học tuyên bố thẳng là ‘Trung Quốc không có triết học’! (xem bài trước)...  
‘Ngoài quy trình và giới hạn thì ‘nó’ không còn đúng nữa’, đến lượt nó, Einstein đã hạ bút đánh sập ‘Tòa lâu đài Vật lý cổ điển’..., nhưng muốn vậy, ông phải bỏ ra khoảng 3 năm để học ‘Hình học Phi-Euclid’ (hay Hình học Lobachevski) mới ra được cái thuyết ‘Trường hấp dẫn’ rồi ‘Tương đối rộng’ mà nay vẫn còn trong cơn thất bại!...

*
Các triết gia - déll cần có ‘Lão Trang Khổng Mạnh và các loại Tử-Tàu’ khác, ngay cả trong lý thuyết và khi đùa giỡn, như dưới đây...
Trong hình ảnh có thể có: văn bảnTÓM TẮT LỊCH SỬ TRIẾT HỌC... (H.2, fb Nhã Hoàng)
1.       Socrates xóa tài khoản Facebook.
2.       Platon đăng ảnh của Socrates.
3.       Aristotle bỏ theo dõi Platon.
4.       Aquinas share bài của Jesus.
5.       Descartes đưa Aquinas vào danh sách hạn chế.
6.       Locke đưa Descartes vào danh sách hạn chế.
7.       Kant bỏ theo dõi Locke và Descartes.
8.       Hegel thả phẫn nộ cho Kant.
9.       Schopenhauer chặn Hegel.
10.    Marx thả tim cho Hegel.
11.    Tài khoản của Nietzsche bị hack.
12.    Heidegger nhắn tin Messenger cho Arendt.
13.    Tài khoản Facebook của Adorno được xác thực.
14.    Derrida báo cáo bài viết gây phản cảm của Heidegger.
15.    Heidegger bị cấm chơi Facebook.
16.    Wittgenstein chỉ chơi Instagram.
...Đúng như... hiện thực!, hahaha...

Chắc trong số các ‘triết gia-phi Lão Trang Khổng Mạnh’ như Descartes, Newton, Lebniz, Locke hay Lobachevski..., chắc có ai đó khá... tự cao mà cho rằng ‘ta biết rồi!’, xin nỗi!... Tổng kết bên trên, tạm có tên các ‘triết gia’ sau đây: Socrates, Platon, Aristotle, Aquinas, Jesus, Decartes, Locke, Kant, Hegel, Schopenhauer, Marx, Nietzsche, Heidegger, Arendt, Adorno, Derrida, Wittgenstein... (chưa kể Galileo, Newton/Lebniz... như đã nói)... Nghe quen quen!, nhưng ta tạm tìm hiểu tí về mấy cái tên hơi bị lạ, như Aquinas, Locke, Arendt, Adorno, Derrida hay Wittgenstein... theo thứ tự thời gian... Nười quá, thôi, hỏi từ ‘nhiều nguồn’ vậy!...
Thomas Aquinas (1225-1274) là ‘khuôn mặt vĩ đại nhất của TRIẾT HỌC KINH VIỆN và nhà thần học người Ý. Cũng được gọi là Tiến sĩ Thiên thần (Doctor Angelicus)’ (kilopad-com)... John Locke (1632-1704) ‘là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỷ thứ 17, ông... ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng ở Mỹ, Pháp và Haiti. Nhiều bản hiến pháp trên thế giới phản ánh các lý thuyết của ông về CHÍNH PHỦ TỰ DO và trách nhiệm bảo vệ những QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI đối với cuộc sống, tự do và tài sản’ (nghiencuuquocte-org)... Ludwig Wittgenstein (1889-1951) ‘theo công luận là một trong ba triết gia quan trọng nhất của thế kỉ 20. Hai triết gia kia là: Martin Heidegger và Jacques Derrida. Tác phẩm của ba triết gia này rất độc đáo và có ảnh hưởng cực lớn trong mọi địa hạt cho tới nay. Wittgenstein là triết gia chuyên về LUẬN LÝ TOÁN HỌC và TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ’ (chiecnon-wordpress-com)... Theodor Adorno (1903-1960): ‘LÝ THUYẾT MỸ HỌC là một cuốn sách của ông... mang tính liên ngành và kết hợp các yếu tố của triết học chính trị, xã hội học, siêu hình học’ (wikipeida-org)... Hannah Arendt (1906-1975) ‘được biết đến như một trong những triết gia về CHÍNH TRỊ HỌC quan trọng nhất của thế kỷ XX...Kiệt tác đầu tiên của bà là cuốnNhững nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị’ và kiệt tác thứ hai chính là cuốn ‘The human condition’... Nếu cuốn thứ nhất khiến cho Arendt ngay lập tức trở thành nhà tư tưởng chính trị hàng đầu, thì cuốn thứ hai là một tác phẩm triết học thuộc loại nền tảng dù vẫn giữ mối liên hệ với lý thuyết chính trị’ (vanhoanghean-com)... Jacques Derrida (1930-2004): ‘Một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất và cũng khó hiểu nhất của thế kỷ 20... Derrida được mệnh danh là người sáng lập ra 'THUYẾT PHÁ CƠ CẤU' tức Deconstruction theory trong triết học’ (hanoimoi-com)...
Tóm lại, ở đây ý nói là cái mà ta tưởng-là-đã-biết thì thực ra vẫn còn rất nhiều bí ẩn và mênh mông không bờ bến!... Nhưng, học ‘chiết’, chắc người ta nhớ câu: ‘Tham nhũng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển từ dạng tham nhũng này sang dạng tham nhũng khác!’, hehe...

***
...Ôi, toàn là bậc Nhất đẳng tôn sư của các phái ‘Chính phủ tự do’, ‘Chính trị học’, ‘Luận lý toán học’, ‘Lý thuyết mỹ học’, ‘Quyền tự nhiên’ (của con người), 'Thuyết phá cơ cấu' hay ‘Triết học ngôn ngữ’... đỉnh đỉnh đại danh trên thế giới!
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người...Ôi, méo có anh ‘chết da’ cá Tràu hay Vịt... ‘vãi đị’ hay ‘muốn nằm 3 lần’ nào!, híc..híc..., mà nếu có thì chỉ có mần món... ‘TRIẾT HỌC LON-LU’ như dưới đây (vụ có ai đó ủng hộ các ‘nhà máy nhiệt điện than - Made in Tê Cu’!, H.3, fb HC Mạc Sầu):
'...Anh phóng viên này thông minh như mình nhể.
-Sự thông minh có thừa là khi... Lợn à, tao chả tin sự đời, có gì mày cứ nói thẳng đi...'
...Đầu đề của stt này là... NOI NHU LON.
...Lời bình: ‘Lon lên ngôi’!

Hay (fb Huyền Lê):
-'Người phụ nữ toàn diện là sáng diện, trưa diện, chiều diện và tối cũng diện. Trừ đêm không cần... diện!' 

...Mấy thứ... triết ní này quạ không dệ hiệu!

H...ết.


---------
Chú dẫn:
1.       Các nguyên lý của Triết học: Luận thuyết của Newton về 'Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên' đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển... (wiki)
2.       Khái niệm ‘không-thời gian’: Có lẽ thịnh hành nhất là từ thời Einstein, (tạm hiểu là) để nói về hệ không gian 4 chiều: Ox, Oy, Oz và Ot, trong đó, Ot là trục thời gian.
3.       Mãi 400 năm sau: Tức là vào thời Hán Vũ Đế, ‘Nho giáo’ được coi trọng nhờ ‘thầy’ Đổng Trọng Thư (179-104 TCN)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét