Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

350. ‘Nâng cần’ là gì? Hì.. hì…

Trước tiên, Lá Bàng xin vừa viết vừa đùa một tí.
Thường, khi có khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, người ta rất thích hài, chẳng hạn vua hề Charlie Chaplin xuất hiện sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929, đó cũng là quy luật bù trừ thôi.
Có một rapper (tạm gọi là người nhảy hip-hop) người Hàn Quốc, tên là Park Jae Sung, có nói rằng: ‘…kinh tế đã ảm đạm như vậy, tôi chỉ muốn viết một bài hát có thể khuấy động lòng người’. Y nổi tiếng khắp thế giới với điệu nhảy ngựa (clip ‘Jangnam Style’, youtube.com, đã có đến 1,6 tỉ lượt truy cập!) mà từ ông già 70t đến em bé cũng lắc lư muốn nhảy và rất rất nhiều trẻ con thuộc lòng bài hát 'Anh có phong cách sống kiểu Jangnam' (= kiểu quê mùa học làm sang).
*
Do mình sống và quan hệ với nhiều cộng đồng Bắc-Trung-Nam nên cũng ‘gom’ được nhiều thứ.
Lúc đầu nghe người miền Bắc nói đùa là ‘nâng cần’, mình ngớ người ra không hiểu, hỏi ra mới biết từ này nghĩa là ‘nịnh bợ’.
Khoảng năm 1987, mình có đi với một người Sài Gòn, qua khỏi ngã ba Cát Lái thì gặp mưa, chúng mình dừng lại làm 2 tô ‘phở béo’, lúc đó mình có nghe bạn ấy dùng từ ‘nâng bi’.
Thực ra, từ này không hề ‘tục’, mặc dù nó ám chỉ cái ấy của đàn ông, nhưng có nghĩa là khi xếp đang ‘tè’ thì có ai đó tiến đến nâng ‘cần’ để cho xếp tè thoải mái hơn! Ngoài ra trước đây còn có từ ‘điếu đóm’, hiểu nôm na là khi xếp hút thuốc lào thì có ai đó xun xoe lấy một que tre mỏng mồi lửa cho xếp.
*
Ở đời ta thấy không thiếu gì chuyện như vậy:
Khi xếp hút thuốc thì có ai đó bật hộp quẹt ga cho xếp.
Khi xếp bước lên xe ô-tô thì có kẻ lăng xăng xách va-li và mở cửa cho xếp (mặc dù xếp không hề bị cụt tay!).
Khi xếp đang đứng ngoài trời gọi điện thoại (mặc dù trời chỉ có vài hạt mưa bụi) thì có ai đó cầm dù che cho xếp.
Khi xếp nhậu hay hát Karaoke thì lính mang tiền ra trả cho xếp, thậm chí trả luôn 'tâng 3'.
Khi xếp cần thì 12g khuya có ‘bò’ hay ‘lết’ cũng ra gặp xếp cho kỳ được.
Khi xếp sĩ nhục thì khúm núm như kẻ nô tài và cụp tai im lặng như con ‘cẩu’ Tây Tạng.
Khi khai mạc hội nghị thì MC phải nói ‘xin trân trọng giới thiệu, tiến sĩ Trần văn Giấy, Trưởng cơ quan X…, lên phát biểu ý kiến’, nếu thiếu chữ tiến sĩ thì 'chít' với ổng...
*
Thiên hạ đệ nhất cao thủ về 'nâng cần'
Một trong những ‘tuyệt đại cao thủ về nâng cần’ trong lịch sử thế giới là người Tàu, được dân gian gọi là ‘Đệ nhất tham quan Hòa đại nhân’.
‘Hòa đại nhân’ hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’. Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’ (theo ttvnol.com). Và vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ tự tử giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi’ (entry 324).
*
Đó là chuyện ngày xưa, còn ngày nay có một chuyện như sau. Có một nhà thầu đến gặp riêng lãnh đạo X và nói:
-Xếp đã giúp em duyệt một công trình, em không có gì nhiều, chỉ xin tặng xếp một món quà nhỏ là một chiếc ô-tô thôi’.
-‘À, không được, ta là ‘thanh quan’, hơn nữa cơ quan đang phát động phong trào ‘không nhận quà’, nếu ta nhận, người ta xầm xì mang tiếng lắm!’, xếp nói.
-Vậy, để xếp khỏi mang tiếng là ‘tham quan’, em bán cho xếp một chiếc xe với giá cực mềm là 50.000 đồng nhé.
Suy nghĩ một hồi, xếp nói:
-À, nếu như vậy thì bán cho ta 2 chiếc.
Với cách sống ‘thanh bạch’ như vậy, xếp có vài lô đất mặt tiền, nhưng khi về hưu thì lương (bảo hiểm xã hội) của xếp chỉ có trên dưới 3 triệu đồng/tháng!
*
Trước đây, ông Dale Carnegie, trong cuốn ‘Đắc nhân tâm’, có nghiên cứu rất kỹ về tính ‘thị dục huyễn ngã’ của con người (tạm gọi là tính ‘nghiện đề cao cái tôi’) mà đã toát lên 80-90% của vấn đề (nội tại), nhưng theo ý của một cậu sinh viên thì 10-20% vấn đề còn lại (ngoại tại) là tuyệt đại đa số con người muốn được người khác ‘nâng cần’.
Cậu sinh viên nói: ‘Con không thích kẻ giỏi mà không biết nâng cần, chẳng thà dùng kẻ dở hơn một tí nhưng biết nâng cần, ai mà không muốn được người ta tôn trọng như là vua!’.
Với nguyên tắc ‘tặng cái mà người ta thích, chứ không tặng cái mà mình có’, kẻ nâng cần biết xếp thích cá thì tặng cá, thích hoa thì tặng hoa, thích mèo/chó thì tặng mèo/chó, thích chim thì tặng chim, thích rượu thì tặng rượu, thích bon-sai thì tặng bon-sai, thích phong bì thì tặng phong bì, thậm chí thích ‘cẳng dài’ thì tặng cẳng dài…
Ở các vùng mà càng tham nhũng thì nghệ thuật nâng cần càng phát triển, nhưng chưa có ai khái quát hóa nó thành ‘Khoa học về nâng cần’ hay ‘Nâng cần học’, vì nâng cần là một nghệ thuật vô cùng khó mà đòi hỏi các cao thủ 'nâng cần' phải có năng khiếu/thiên tư, bởi vậy, ta chưa hề có giải Nobel hay tiến sĩ nào về nâng cần…
----------------------------------
Một số tài liệu tham khảo:

36 nhận xét:

  1. Tem cho "nâng cần" này anh! Hihi.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết vẫn mang đúng phong cách của một triết gia. Hiểu biết, sâu sắc. Hóm hỉnh, dẫn dụ từ những ví dụ thực tế nên rất dễ hiểu, dù là triết lý.
    Đến nay, chưa hề có giải Nobel hay tiến sĩ nào về nâng cần, anh biết vì sao không?
    Vì,như anh nói đó, đây là một nghệ thuật phải có "năng khiếu/thiên tư". Em nghĩ, năng khiếu/thiên tư này còn mang tính "bản ngã" nữa nên chẳng ai dại gì mà phổ biến cho thiên hạ biết (để họ giỏi nâng cần hơn mình à). Hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc thay không có trường đại học nâng cần nhỉ, nếu có, ta cũng đăng ký làm một cái bằng tiến sĩ nâng cần, nếu không giàu mới là lạ, hì.. hì..., thank Lộc Vừng nghen, chiều CN vui.

      Xóa
  3. Lưu comt cho Đom đóm:
    Có 2 kiếm khách lừng danh thiên hạ, ngồi cùng bàn, mà chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Nếu 2 mảnh hổ đấu nhau thì thế nào cũng có 1 chết, 1 bị thương nặng. Vì thế họ thi vung kiếm để phân định tài cao thấp.
    Kiếm khách thứ nhất thấy một con ruồi, bèn vung kiếm, con ruồi đứt làm 2 khúc.
    Kiếm khách thứ hai thấy một con muỗi, bèn vung kiếm, con muỗi bay đi mất.
    Người thứ nhất hỏi: Anh chém cái gì kỳ vậy?
    Người thứ hai trả lời: Từ nay con muỗi không sinh sản được nữa, vì tôi đã chém đứt chim của nó rồi.
    Hết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiến Sĩ ơi ! bài này hó bình lựng quá , thôi Lá Bàng cứ tự nhiêng nâng gì , của ai , ở đâu lúc nào tùy thích , em phi chủi dzìa !

      Xóa
    2. Cám ơn Hạt mít, tiếc thay blogspot không báo trả lời, chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
    3. Lá Bàng có đi đâu hông ? Em vừa lượn 1 dzòng thành phố dzìa y như Tết , sạch sẽ , bình yên thích thật !

      Xóa
  4. Thời buổi này "thiến sót" - TS nhiều lắm lắm, nên chi loại ts nâng cần, nâng bi vô thiên lũng, không đủ phôi bằng để cấp mà thôi...
    Bài viết của anh NGLB mang tính thời sự nóng hổi, vừa thổi vừa đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tính thời sự nóng hổi, vừa thổi vừa đọc:
      hì.. hì..., Lb gom được thành ngữ mới rồi nhé, cám ơn anh Sóng, tối ngủ ngon.

      Xóa
    2. tính thời sự nóng hổi, vừa thổi vừa đọc.
      Hì..hì..., LB vừa mới gom được thành ngữ mới, cám ơn anh Sóng, tối ngủ ngon.

      Xóa
  5. Đời có những kẻ khúm na khúm núm thế mà được việc ra phết NGLB ạ! Còn những người cứ thắng ruột ngựa thì thua thiệt dữ lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, thật thà, thẳng thắn thường thiệt thòi. Nhưng nâng cần khó lắm bạn TT à, xin chào thua. Cám ơn bạn, chúc bên 'í' vui.

      Xóa
  6. Tỉnh ca ui....Dung nhi ghé thăm Tỉnh ca nè...cuối tuần và những ngày nghị lễ thật dzui thật thoải mái nha anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Dung nhi, Tĩnh ca ca vẫn khỏe, chúc một mùa hè Đà Lạt vui nhìu nghen.

      Xóa
  7. dạo này em chơi bên blog HK đó anh,blog bên đó cũng giống như blog cũ thoy àh....tối ngủ ngon nha anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trông Dung nhi cũng dễ sương đấy chứ, hì...
      Cô giáo nghỉ hè chưa? Ngủ ngon nghen.

      Xóa
  8. Chào NGLB , cuối tuần vào thăm bạn đây .Chúc bạn vui khỏe , viết nhiều bài hay nha. Thân .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, cám ơn anh HT nhiều, hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn, g9.

      Xóa
  9. " nâng cần" là cả một nghệ thuật mà chẳng sách vở nào dám viết LB à, bởi vì nó đòi hỏi sự tinh tế và hiểu biết "gãi đúng chỗ ngứa" nhiều người muốn mà không sao học được đó. MTV thì nghĩ cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu có một mà gột thành hai thì được chứ không có mà " nâng cần" thành có thì không bao giờ ủng hộ cả đúng không LB
    Chúc huynh kỳ nghỉ vui vẻ nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, kg ngờ MTV là nhà thơ kiêm... chiết gia, triết lý cũng vững vàng lắm, hì..., cám ơn sư muội, ngủ ngon nghen.

      Xóa
  10. nâng cần là một nghệ thuật vô cùng khó mà đòi hỏi các cao thủ 'nâng cần' phải có năng khiếu/thiên tư... vì vậy nên các cao thủ "nâng cần" rất đáng được nêu danh LB nhỉ.
    Chúc kỳ nghỉ dài ngày này LB sẽ có nhiều câu chuyện hấp dẫn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì..., LB viết cho vui đấy mà, hôm nào sẽ nói về đề tài khác, cuộc sống vô cùng đa dạng, ta đâu có thể gom hết được, cám ơn bạn NXK, tuần mới tốt lành.

      Xóa
  11. Anh LB ơi, hôm nay nghỉ "xả hơi" vui lễ anh nhé!...hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, hôm nay nghỉ lễ thì ngủ một giấc tính sau, hì..., cám ơn NKB nghen, chiều vui.

      Xóa
  12. Chúc LB ngày nghỉ lễ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, ngày hôm nay LB loay hoay trong nhà, chưa đi đâu hết, hì..., chiều vui nhé.

      Xóa
  13. Ngày nghỉ vui vẻ an lành nhé LB!

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sr, Lb xóa nhầm (mạng hôm nay rất yếu), cám ơn anh VL đã ghé nhà, chúc bên 'í' vui nhé.

      Xóa
  15. Đọc một loạt, nào ngừoi tình Bắc Trung Nam, hên xui, nâng cần nâng gạt... Ái chà Lá Bàng đa tình phết, nghiên cứu xã hội thâm thúy. Nhưng riêng việc chưa có trường lớp thời đúng rồi, bởi trường ấy, lớp ấy chỉ tổ tạo ra con người chăm lo cho túi riêng mừ, xã hội ta không đành để tiếng thế đâu. Nhưng tôi có quyển Nghệ Thuật Tham Nhũng và Hối Lộ của Toan Ánh. Nhà xuất bản Hoa Đăng in năm 1970. Tôi chẳng bít ông này là ổng nào, theo lời tựa thời ông ta ghi "Sài Gòn, mùa thu năm 1969"
    Qua giới thiệu của nhà xuất bản, ông có nhiều tác phẩm mà rất tiếc tôi chưa được đọc như: Bước Đầu(kịch vui)Phong lưu đồng ruộng,Trong lũy tre xanh, Tiết tháo một thời và hơn 17 tác phẩm khác từ sưu khảo, tiểu thuyết đến nghiên cứu...
    Nhưng với những gì bạn viết thật là sâu sắc, là công phu và được tích lũy qua sự trãi nghiệm cuộc sống này. Khâm Phục, khâm phục!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, bạn nhắc lại làm mình nhớ mang máng tới Toan Ánh (mình cũng có nghe nói ít ít đến Võ Phiến, Bà Tùng Lâm... gì đó), nhưng văn học trước 1975 thì mình ít đọc lắm vì thời đó mình còn nhỏ, ở trường lại tập trung vào 'Tự lực văn đoàn'...
      Cám ơn lời bình rất chu đáo của bạn MTH, mong được trao đổi nhiều, trân trọng.

      Xóa