Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

460. ‘Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’

LTS: À, có một số entry liên quan đến nội dung ‘bất tử’, LB đã đóng lại, rất xin lỗi (Maika), vì hàng ngày xử lý chuyện của cuộc đời đã muốn ‘tử’ rồi, nên LB không quan tâm đến chuyện ‘bất tử’ nữa.
Khi ai nói là ‘tôi biết’,
thì chả có gì hay,
vì cũng như bao cái tôi tầm thường khác.
Nhưng, khi ai biết là ‘tôi không biết’,
thì thực sự đáng ngưỡng mộ,
vì người biết cái mà mình không biết,
là sắp tiếp cận được huyền vi của vũ trụ.
Trong đời, LB rất ngưỡng mộ các câu như sau: Đời là bể khổ; Ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi; Chỉ có một cái không biến đổi, đó là sự biến đổi; Vấn đề là tồn tại hay không tồn tại; Tôi tư duy, do đó tôi tồn tại; Ta yêu nàng hơn cả sinh mạng của mình..., và
'Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ'. Đây là một câu phát biểu được LB nhớ dai nhất. Khi LB đọc cuốn ‘Đoạn đầu đài’ (Vũ Việt, Lê Khánh Trường dịch) của Aitmatov - người đi một ngày dài hơn thế kỷ - thì ông ta mở đầu bằng câu này, rồi nói tràng giang đại hải khắp… vũ trụ!, để rồi kết thúc bằng chính câu này, ha.. ha.. ha…
Và câu phát biểu trên là chủ đề chính của entry này. (Ngoài ra, trang đầu còn có câu rất hay như: ‘số phận luôn đeo đuổi con người, còn con người luôn tìm đến số phận’). Lưu ý rằng, quan điểm của LB: ‘vấn đề là tư tưởng chứ không phải là tư liệu’, và bài này LB viết với những cảm nhận cá nhân mà thôi.
*
Trong một số entry trước, LB có xem Aitmatov (nhà văn Kyrgyzstan, 1928-2008) như là một triết gia: ‘Aitmatov sống mãi trong chúng ta với tư cách là một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức và nhà nhân đạo lớn’ (Putin, vanchuongviet.org).
Có 1-2 người cho rằng các blogger ‘không có đủ tư cách để nói bất cứ cái gì về ông Bùi Giáng hay Aitmatov’! LB thiết nghĩ rằng ông Aitmatov đúng là viết văn hay hơn chúng ta, Hàn Mặc Tử đúng là làm thơ hay hơn chúng ta (bởi vậy mới có nhiều người khen, hu.. hu…), nhưng nếu Aitmatov hay Hàn Mặc Tử mà ra quán cà phê ngồi nói chuyện với chúng ta, thì chưa chắc ‘mèo nào cắn mỉu nào’!, đặc biệt là ngồi nói chuyện ‘Kim Dung’ với LB, hì.. hì… Ở VN cũng có những bộ óc ‘lớn’ - chả kém gì các ‘vĩ nhân’ xưa nay trên thế giới - như Ngô Bảo Châu (giải Fields), Bùi Giáng, Đỗ Long Vân (người được Bùi Giáng rất ngưỡng mộ)… mà LB cũng cho rằng các ổng chỉ là những con người bình thường thôi, chứ không lẽ là thánh! Ngoài ra, có một số môn phái đã ‘giành’ Aitmatov (hay Newton, Einstein, Trịnh Công Sơn...) về phía mình, nhưng ổng chỉ có những suy nghĩ ngẫu nhiên về thế giới, có thể rất sâu sắc: ổng không thiên về môn phái nào... Và hãy giảm bớt từ ‘vĩ đại’ khi gắn cho một con người, ví dụ thay vì nói C. Ronaldo là cầu thủ vĩ đại (great player) thì hãy gọi anh ta là ‘cầu thủ lớn’, đơn giản vậy thôi.
*
Các câu phát biểu như ‘Đời là bể khổ’, ‘Ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi’: khi còn ở Ký túc xá, vì ‘đi 2 ngày trên đường từ SG về thăm quê mà mình chỉ ăn được có nửa củ khoai lang’ (hay đại loại là như vậy), mình mới nói với một người bạn là:
-Sắp ra trường rồi, sắp hết gian khổ rồi!
-'Hết gian khổ rồi sẽ vào bể khổ’, anh ta lập tức xuất khẩu.
Anh ta là người theo đạo Tin Lành, điều này cho thấy là những phát biểu như trên là ‘không biên giới’.
Và 'người phương Tây đã thừa biết ‘chỉ sự thay đổi là mãi mãi không thay đổi’. Ta cũng thừa biết: ‘thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức và là cơ sở của chân lý’. Ta cũng thừa biết trong tổ chức hay quản lý, cái gì có hiệu quả thì cái đó là đúng. Ngoài ra, triết học A nói chân lý là thế này, triết học B nói chân lý là thế kia, triết học C nói chân lý là thế nọ, nếu đúng thì các chân lý đó phải giống nhau, vì chân lý của loài người chỉ là một'...
*Câu phát biểu ‘Vấn đề là tồn tại hay không tồn tại’ là của Shakespeare trong tác phẩm ‘Hamlet’, mà ông Lê Bá Kông có đưa vào một ví dụ của động từ ‘to be’ trong cuốn từ điển Anh-Việt (xuất bản trước 1975): ‘to be, or not to be, that is a question’.
Nếu các blogger không có thì giờ để tìm hiểu hết những dằn vặt/vò xé vô cùng phức tạp trong đầu óc của anh chàng Hamlet, thì các bạn có thể tìm thấy ở nhân vật Tạ Tốn (trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’), Tiêu Phong (trong truyện ‘Thiên long bát bộ’), Santiago (trong truyện ‘Ngư ông và biển cả’), Hứa Văn Cường (trong phim ‘Bến Thượng Hải’), Lỗ Thị hay Ngọc Nữ (trong truyện ‘Phong nhũ phì đồn’, Mạc Ngôn), hay Socrates, Lev Tolstoi, Nietzsche, Kapka, Jack London hay Marquez (trong nhiều bài viết về những ‘chuyện thâm cung bí sử’ trong cuộc đời của họ)…
Vấn đề của họ không ở chỗ ‘hoài nghi’ hay không có lòng ‘tự tin’ như một số nhà phê bình văn học đã nói, mà quan trọng hơn là ‘tôi tồn tại có ý nghĩa gì?’.
*Về câu phát biểu ‘tôi tư duy, do đó tôi tồn tại’, để tiết kiệm thì giờ, các bạn hãy đọc đoạn sau: "Trước đây, Pascal đã nói ‘Con người là một cây sậy biết tư duy’. Gần đây, có người nói ‘Con người là một con vật mà không bao giờ chịu nhận mình là con vật’, hay cũng mới đây, có người nói ‘Con người là một con vật biết suy nghĩ'… Thiển nghĩ, khái niệm ‘tư duy’ của Pascal cao quá, vì tư duy chắc không phải là những suy nghĩ bình thường như ăn cái gì, ngủ ở đâu, biết cãi nhau bằng ngôn ngữ…, mà là những suy nghĩ sâu, có cân nhắc lựa chọn phương án…, mà con người có bao nhiêu phần trăm là thật sự suy nghĩ sâu, đề ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án (tối ưu)!... Con người là con vật biết suy nghĩ, nhưng cũng đau lòng thay, kể từ khi con người biết suy nghĩ, thì mặt xấu ngày càng phát sinh bên cạnh những thói tốt hầu như cố hữu… Cũng khó mà không thừa nhận rằng, từ khi Chúa, Phật… giáo dục con người hành thiện, thì tội ác lại sinh ra nhiều hơn, người vô tội chết nhiều hơn, bệnh tật nhiều hơn thậm chí nảy sinh ra những bệnh tật mới lạ không chữa nổi, thiên tai nhiều hơn (động đất, sóng thần…), thiên nhiên bị tàn phá nhiều hơn, động vật bị diệt chủng nhiều hơn, vũ khí hủy diệt hiện đại hơn và nhiều hơn, chiến tranh nhiều hơn, thậm chí xảy ra trên quy mô lớn hơn...” (Entry 51)
*
Tương tự cho câu ‘Ta yêu nàng hơn cả sinh mạng của mình’: “Khó có thể nói chuyện nào trong ‘Khang Hi vi hành’ là hay nhất, nhưng triết lý nhất là chuyện Khang Hi hàng đêm tâm sự với ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi (diễn viên Dương Mẫn Na!, ‘Trà diệp ký’). Nàng là hậu duệ của Tát Gia (dòng họ Tát, chuyên sản xuất trà) và là một nữ sát thủ. Nhân dịp triều đình tuyển người đẹp, nàng trà trộn vào đó, rồi ngay tại ‘Tử cấm thành’, nàng đã bỏ trốn, và nhờ một người vợ xinh đẹp (nhưng xấu nết) của Khang Hi che giấu, nàng đã đột nhập được vào Nam Thư Phòng của vua. Tại đấy, nàng không nỡ giết vua vì thấy ông tối nào cũng chăm chỉ ‘học’ đến 1-2 giờ sáng nên chắc không phải là hôn quân, và nhờ sự cư xử rất khoáng đạt, tình nghĩa và tế nhị của ông, tình cảm của 2 người đã nảy sinh... Trong những đêm tâm sự, Khang Hi tự thú mình là người cô đơn trong suốt 40 năm làm vua, hình như người ta nói toàn những lời không thật mà có muốn nói thật cũng không được vì chung quanh vua toàn là hào quang của sự nịnh bợ giả dối. Nàng là người duy nhất yêu cầu vua bỏ chữ ‘trẫm’ ra khỏi miệng, và đấu khẩu không khoan nhượng với chàng bằng tất cả những điều ‘trái tính trái nết’ của một sát thủ mà được sản sinh ra ngay trong cái nôi thực tế của cuộc sống… Cuối cùng, cũng vì cái ‘hào quang’ của triều đình mà nàng phải chết, nàng bị một đại thần phụ trách nội vụ đầu độc (qua trái lê)… Khang Hi đã khóc thê thảm và nói: ‘Ta yêu nàng hơn cả sinh mạng của mình’… (entry 272)
*
LB đã đọc khoảng 100 tư liệu trên Google, chỉ thấy toàn ‘quảng cáo’ in đậm cụm từ ‘Đoạn đầu đài… Aitmatov’, nhưng không có ai nói chi tiết về tác phẩm này, mà chỉ có viết khoảng vài dòng chung chung như sau:
-‘Đoạn đầu đài’, một cuốn tiểu thuyết được đọc nhiều nhất thời cải tổ, trong đó Aitmatov tìm cách phanh phui bản chất của cái ác đang có nguy cơ hủy diệt nhân tính (thethaovanhoa.vn).
-‘Đoạn đầu đài - tác phẩm được sánh ngang với tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của nhà văn bậc thầy M.Bulgakov’ (vanchuongviet.org).
-‘Đoạn đầu đài’ của Chinghiz Aitmatov mang một nội dung đa diện, trong đó đề cập đến nhiều những vấn đề khác nhau. Đó là vấn đề tín ngưỡng và không tín ngưỡng, liêm sỉ và vô liêm sỉ. Đó cũng là sự nhận thức được mối hiểm họa tự tiêu diệt lẫn nhau của loài người, là mối quan hệ tương hỗ giữa con người và thiên nhiên (sachxua.net).
-‘Lần đầu tiên, tôi biết C. Aitmatov qua tập Giamilia, Truyện núi đồi và thảo nguyên… Cây phong non trùm khăn đỏ… Rồi Con tàu trắng... Nhưng tôi thích nhất là tác phẩm Đoạn đầu đài của ông. Ở tác phẩm này, Aitmatov nhìn thấy con người đang đến với đoạn đầu đài của mình bằng sự suy thoái nhân phẩm, sự đầu độc bản thân mình bằng ma túy, sự tàn phá thiên nhiên, săn đuổi động vật... Với tôi, đây là tác phẩm lớn trong cuộc đời cầm bút của Aitmatov, bởi nó sâu sắc về tư tưởng, khốc liệt trong diễn tiến, sinh động trong hình tượng, rung động mãnh liệt trước số phận con người. Nó còn đặt ra những vấn đề bức xúc của nhân loại trong thời đại hiện nay (Vu Gia, nld.com.vn).
-Trong "Đoạn đầu đài", những con sói lại được đề cao hơn con người, vượt lên trên cả cái thói bất lương của con người (Irina Risina, tapchisonghuong.com.vn).
-Khi dịch ‘Đoạn đầu đài’ của Aitmatov, đến đoạn con sói mẹ mất con nhìn vầng trăng rồi tru lên phẫn uất, tôi đã thả hồn mình trong hoàn cảnh đó để làm sao cho độc giả thấy được sự uất hận, đau buồn của một con vật khi nó mất đi đứa con thân yêu mà mình chỉ có cách đứng nhìn chứ không giúp gì được (Lê Khánh Trường, sggp.org.vn)…
*"Trong tiểu thuyết ‘Đoạn đầu đài’ của tôi có hình ảnh con sói cái Akbara. Một lần ở Moskva có một người phụ nữ lại gần tôi chào và khi tôi hỏi tên của chị thì chị nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: ‘Tôi tên là Akbara!’ rồi bỏ đi ngay. Trong cái nhìn ấy của chị ẩn chứa bao nhiêu trải nghiệm đớn đau khổ ải. Tôi kinh hãi nghĩ, chị ấy đã phải trải qua biết bao nhiêu đoạn trường mới tự cho rằng, trong bản thân mình không còn chút gì nhân tính nữa”
“Tôi đọc thấy có một nữ văn sĩ viết truyện trinh thám nào đấy đã nhận tiền ứng trước cho cuốn sách viết về kẻ sát nhân Jack những 9 triệu USD: hóa ra đấy là thứ ta cần trong thời buổi hiện nay! Giờ thì ngay cả các tôn giáo hiện đại cũng bay cao quá và hành xử một cách kiêu căng thái quá. Cuộc khủng hoảng nhận thức tôn giáo (tôi không nhấn mạnh tới một tôn giáo cụ thể nào) đã tới. Tôi hiểu ra điều này mới đây thôi, khi tại một làng ở Kyrgizia chết đi một người vốn theo đạo Hồi nhưng đã cải sang một tín ngưỡng khác. Ngăn chặn những bà con của người quá cố đang khiêng quan tài là cả một đám đông những tín đồ Hồi giáo địa phương tràn đầy giận dữ.
"Tôi cho rằng nền văn hóa hòa bình chắc chắn sẽ tới thay thế cho nền văn hoá chiến tranh. Từ nghìn xưa tới giờ luôn tụng ca các anh hùng chiến đấu, lòng dũng cảm và quyết liệt của họ - tất cả những cái đó được tiếp nhận như những phẩm giá hiển hách. Hãy nhìn xem, ở thủ đô nước nào cũng có những bức tượng các tướng quân cưỡi ngựa. Trong lúc đó những nhân vật không song hành cùng chiến tranh, mà với tư tưởng hòa bình thì lại không được đưa lên đài vinh quang (Aitmatov, cand.com.vn).
*
Xin nhắc lại, Aitmatov mở đầu câu chuyện bằng câu ‘Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’, rồi nói tràng giang đại hải khắp… vũ trụ!, để rồi kết thúc bằng chính câu ‘Trái đất vẫn qay cuồng trong vũ trụ’, ha.. ha.. ha…
LB đã mua và đọc tác phẩm ‘Đoạn đầu đài’ của Aitmatov cách đây khoảng 30 năm rồi nên không nhớ được nhiều lắm, nếu các bạn nào muốn biết chi tiết thì tìm đọc cuốn sách đó nhé (nó không có trên mạng!, tương tự như truyện ‘Lũ người quỷ ám’ hay ‘Anh em nhà Karamazov’ của Dostoevski vậy):
Có anh chàng A làm công nhân ở nông trường, suốt đời bị một ông giám đốc ‘cấp trên’ ăn hiếp và áp chế đủ điều. Anh ta rất là bị stress nhưng vẫn nhịn nhục chịu đựng rất nhiều lần.
Nhưng, số phận luôn đeo đuổi con người, và ngược lại, con người luôn bị ám ảnh kinh hoàng bởi số phận. Ông giám đốc đi săn thú, vô tình bắt được 4 con sói con và đem về nuôi, thế là số phận bắt đầu đeo đuổi anh A: con sói mẹ vì nhớ con 'đau khổ' nên đêm nào cũng đến gần nông trường và tru lên những tiếng rất là thảm thiết.
Anh A rất khó kiếm được tình yêu, nhưng cuối cùng rồi ‘thượng đế’ đã ban cho anh một tình yêu - nàng sinh ra cho anh một bé trai kháu khỉnh mà chàng yêu nó hơn ‘thượng đế’.
Một hôm nọ, con sói mẹ thấy rất tức ở ‘bầu vú’ vì không có ai bú, còn còn cậu bé ngây thơ thì chập chững đi chơi ở ngoài đồng, hai bên cà cạ nhau rất là thân thiết, rồi bỗng nhiên, con sói mẹ xốc cậu bé lên lưng và cõng cậu bé chạy vào rừng.
Anh A nhìn thấy, vội vớ tay lấy khẩu súng săn, ngắm nghía vô cùng kỹ, anh ta bắn một cái 'đoàng’, bóng con sói đỗ xuống, rồi anh vội vã chạy đến: viên đạn đã xuyên thủng lồng ngực ‘thượng đế’ tí hon của anh!
Quay lại chuyện ông giám đốc. Hôm nay, anh A đến nhà ông, tay cầm 1 khẩu súng, từ từ bước đến và lầm lì không nói bất cứ cái gì, nhưng mọi hôm, anh ta đến nhà thì nói ‘chào xếp’ và khúm núm vâng dạ đủ thứ: ông xếp biết rằng mình sắp ‘tử’ rồi, đúng vậy, ‘đoàng, đoàng, đoàng’, linh hồn của xếp lập tức du… địa phủ.
Sau đó, anh A bồng xác ‘thượng đế’ của mình và nhảy xuống vực thẳm.
*
"Con thú - người đó quả là đáng sợ. Trong tiểu thuyết, dường như gia đình sói đứng ở giữa hai thế giới người. Một phía là hành tinh con người thể hiện ở Avđi, với thái độ nhân văn của ông ta đối với mọi sinh vật. Phía kia là hành tinh của lũ người không thuộc giống người." 
(tapchisonghuong.com.vn).
“Kẻ phản Kitô” ở đây không phải là tên gọi một nhân vật, một ngôi vị, mà đúng hơn là kẻ phê phán một thứ luân lý đã bị định chế hoá đến xơ cứng, “đã biến giá trị thành cái vô giá trị, biến chân lý thành dối trá, biến sự cương trực thành sự đớn hèn”. Sự sống dồi dào, mạnh khoẻ đã bị làm cho yếu đuối, bạc nhược, vì thế nền luân lý ấy, 'Thượng đế' ấy cũng phải chết theo "
(Bùi Văn Nam Sơn, vanhoahoc.vn).
 Có nhà phê bình văn học bình rằng ‘nếu luật pháp không xử thì ta… xử’, có đúng, và chỉ đúng trong phạm vi hẹp, vì có rất nhiều bế tắc của con người không nằm trong phạm vi đó, ví dụ như A Tử ôm xác của Tiêu Phong và nhảy xuống vực thẳm ở Nhạn Môn Quan để bất tử với tình yêu, nàng vú to mông nở Ngọc Nữ (của Mạc Ngôn) bị bế tắc mà phải nhảy xuống sông tự tử, hay Hemingway bị ám ảnh đến nỗi phải cầm súng bắn vào đầu một cái ‘đoàng’ rồi về với hư vô...
Vấn đề rộng hơn là ở chỗ:
-Có thể nào con người sống mà không có bất công không? 
+Không.
-Sinh mạng ‘thượng đế’ của ta, ví dụ như người yêu hay con cái, có luôn được an toàn không?
+Không.
-Ai đã cướp đi niềm tin của ta? Ai đã cướp đi tình yêu của ta?
+Số phận. 
-Mà số phận là do ai sinh ra?
+Không-thể-biết.
-Ai đã sinh ra con sói? Nếu có nhiều người là con sói thì ai sinh ra con người?
+Không-thể-biết.
-Ai đã sinh ra con quỷ trong mỗi con người (mà họ đâu có muốn)?
+Không-thể-biết.
Và thế là câu hỏi ‘vấn đề là tồn tại hay không tồn tại?’ được đặt ra.
Nếu trả lời là ‘có’ thì nghịch lý, ‘có’ để mà phải đau khổ đến chết như thế à!
Nếu trả lời là ‘không’ thì cũng nghịch lý vì ta đang tồn tại trong đau khổ.
Nếu ta không tin thượng đế thì cũng nghịch lý, vì sẽ có người phê bình là: ta không thể biết về cái-không-thể-biết.
Nếu ta tin rằng ta chỉ tồn tại đích thực do có sự-không-thể-biết thì lại càng nghịch lý: chính ‘nó’ đã cướp đi niềm hy vọng cuối cùng của ta.
Vì vậy, nói đi, nói lại, nói hoài, nói đúng, nói sai, nói bất tử, nói không bất tử, nói mãi suốt 2500 năm, thì: 
“Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ”.
HẾT.
---------------
Các entry có liên quan:
Và nhiều tư liệu khác...

9 nhận xét:

  1. Vấn đề rộng hơn là ở chỗ:
    -Có thể nào con người sống mà không có bất công không?
    +Không.
    -Sinh mạng ‘thượng đế’ của ta, như người yêu hay con cái, có luôn được an toàn không?
    +Không.
    -Ai đã cướp đi niềm tin của ta? Ai đã cướp đi tình yêu của ta?
    +Số phận.
    -Mà số phận là do ai sinh ra?
    +Không-thể-biết.
    -Ai đã sinh ra con sói? Nếu có nhiều người là con sói thì ai sinh ra con người?
    +Không-thể-biết.
    -Ai đã sinh ra con quỷ trong mỗi con người (mà họ đâu có muốn)?
    +Không-thể-biết.
    Và thế là câu hỏi ‘vấn đề là tồn tại hay không tồn tại?’ được đặt ra.
    Nếu trả lời là ‘có’ thì nghịch lý, ‘có’ để mà phải đau khổ đến chết như thế à!
    Nếu trả lời là ‘không’ thì cũng nghịch lý vì ta đang tồn tại trong đau khổ.
    Nếu ta không tin thượng đế thì cũng nghịch lý, vì sẽ có người phê bình là: ta không thể biết về cái-không-thể-biết.
    Nếu ta tin rằng ta chỉ tồn tại đích thực do có sự-không-thể-biết thì lại càng nghịch lý: chính ‘nó’ đã cướp đi niềm hy vọng cuối cùng của ta.
    Vì vậy, nói đi, nói lại, nói hoài, nói đúng, nói sai, nói bất tử, nói không bất tử, nói mãi suốt 2500 năm, thì:
    “Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ”.

    Trả lờiXóa
  2. Maika sang thăm anh ! Xí cái TEM rồi về thoai, chẳng biết bàn gì hết...hehe
    Chúc anhh tối vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Maika ơi,
      LB viết bài này hết buổi sáng,
      đăng tải xong thì thấy... dài qúa,
      LB phải cắt bỏ đi khá nhiều,
      cám ơn thiên thần nhìu nhìu nghen.

      Xóa
  3. Qua thăm anh đây.
    ‘Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ’ còn mình thì quay cuồng trong cuộc đời. Nhưng nếu " lỡ mai mình xa nhau" thì cũng buồn anh nhỉ.
    Vẫn cứ thích qua coi anh triết. Hihi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì.. hì...,
      nhưng cũng dành thời giờ để quay cuồng quanh... thiên thần bé nhỏ tí nhé,
      nếu không thì thé giới này sẽ biến thành cái... sa mạc đóa.
      Cám ơn bạn NT, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  4. Vấn đề rộng hơn là ở chỗ:
    -Có thể nào con người sống mà không có bất công không?
    +Không.
    -Sinh mạng ‘thượng đế’ của ta, như người yêu hay con cái, có luôn được an toàn không?
    +Không.
    -Ai đã cướp đi niềm tin của ta? Ai đã cướp đi tình yêu của ta?
    +Số phận.
    -Mà số phận là do ai sinh ra?
    +Không-thể-biết.
    -Ai đã sinh ra con sói? Nếu có nhiều người là con sói thì ai sinh ra con người?
    +Không-thể-biết.
    -Ai đã sinh ra con quỷ trong mỗi con người (mà họ đâu có muốn)?
    +Không-thể-biết.
    Và thế là câu hỏi ‘vấn đề là tồn tại hay không tồn tại?’ được đặt ra.
    Nếu trả lời là ‘có’ thì nghịch lý, ‘có’ để mà phải đau khổ đến chết như thế à!
    Nếu trả lời là ‘không’ thì cũng nghịch lý vì ta đang tồn tại trong đau khổ.
    Nếu ta không tin thượng đế thì cũng nghịch lý, vì sẽ có người phê bình là: ta không thể biết về cái-không-thể-biết.
    Nếu ta tin rằng ta chỉ tồn tại đích thực do có sự-không-thể-biết thì lại càng nghịch lý: chính ‘nó’ đã cướp đi niềm hy vọng cuối cùng của ta.
    Vì vậy, nói đi, nói lại, nói hoài, nói đúng, nói sai, nói bất tử, nói không bất tử, nói mãi suốt 2500 năm, thì:
    “Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ”.

    Chính xác....... chuẩn không cần chỉnh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì..hì...
      "Trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ,
      nhưng nhiều lúc ta thấy nó đẹp lung linh
      vì có 'em' đi ngang qua,
      và xin cám ơn tình yêu (của anh),
      mặc dù cũng có lúc
      nó có khả năng dìu ta đến mộ phần".
      Cám ơn bạn TMC nhé, chúc ngày mới an bình.

      Xóa
  5. Em đã đọc bài này, bữa nay đọc lại kỹ hơn. Anh phân tích rất hay. Trên mạng co cuốn:
    Tô tem sói củng rất đặc biệt, em nghí thế. Cũng nói chuyện câc bầy sói đã tự phân công, đá tổ chức đấu tranh quyết liệt và cúng rất tàn nhẫn để sinh tồn...
    Hihi, em cũng thử chém gió tý nha Anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB nghĩ là BM rất... thông minh, thế mà sống trên đời chả gặp được giây nào, híc.. híc...
      Và... trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ...
      Tối ngọt ngào nghen BM.

      Xóa