Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

643. Lý tưởng của người Việt! (Những câu chuyện Tết ở VN - phần 7)


LTS: ‘Tôi đang trên đường ăn Tết từ Nam tới Bắc (cười), mỗi ngày 1 tỉnh, nên lâu lâu mới mở máy 1 lần’ (trả lời bạn Phan Hạ Duyên), nên
CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ AN BÌNH.
--------
Khuya, 2g sáng, 28 ÂL, không ngủ được, tôi bèn ngồi dậy, mở máy và viết ra bài này.
Tôi biết đánh đàn Mandoline khoảng năm 1967, tức là năm lớp đệ thất (lớp 6 ngày nay). Các thế hệ tiền chiến đã dạy tôi đánh nhiều bản nhạc - bản đầu tiên là ‘Cánh hồng Trung Quốc’! (Rose of China), trong số đó có bản ‘Tiếng gọi Thanh Niên’ (của Lưu Hữu Phước, xem lời nhạc bên dưới) hay nền tảng của bản ‘Quốc ca’ của miền Nam…. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (tức là Huỳnh Minh Siêng) sinh năm 1921 và mất năm 1989, ông được chôn ở Nghĩa trang TP HCM (Thủ Đức), mà năm 1997, tôi có đứng trước mộ của ông và suy ngẫm một hồi…
Ngay sau tháng 4/1975, dĩ nhiên là tôi hát thuộc lòng bài Quốc ca hiện nay là bài ‘Tiến quân ca’ (của Văn Cao), đồng thời, vì là một Chi hội trưởng thanh niên thời đó, tôi cũng cùng các thanh niên đêm đêm hát vang lừng bài ‘Tiếng gọi thanh niên’ nói trên - mà được in thành tập nhỏ (vài chục bài hát cách mạng, quay ronéo, in đen trắng, thường bán ở các hiệu sách hay sạp báo ở các tỉnh/thành phố)…

*
Cũng khuya này, tôi chợt nhớ lại vài lời của các bài hát trên, như sau:
-Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống! Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng! (‘Tiếng gọi thanh niên’)
-Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… Đường vinh quang xây xác quân thù… Tiến mau ra sa trường, tiến lên. Cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền. (‘Tiến quân ca’)
Tôi ngẫm nghĩ lại và biết rằng các nhạc sĩ thời đó không thể tránh khỏi hạn chế, vì đó là vào thời kháng chiến chống Pháp (bài ‘Tiếng gọi thanh niên’ ra đời năm 1939, còn bài ‘Tiến quân ca’ ra đời năm 1944), mà lúc đó, khát vọng chủ yếu của dân ta là thoát khỏi ‘gông cùm nô lệ’ của Pháp, nên mới xây dựng lý tưởng của một nước Việt Nam ‘vẻ vang’ hay ‘vững bền’, nhưng liệu rằng một nước Việt Nam ‘vẻ vang’ hay ‘vững bền’ đã đủ chưa?, thiết nghĩ rằng chưa đủ, thậm chí dưới một góc độ nào đó (xem dưới) là thiếu, thậm chí rất thiếu.
Nói chung là sau khi đánh đuổi được thực dân, phát xít, hay đế quốc gì đó (những từ này cũng được dùng trong các sách/tài liệu trước 1975) thì dường như dân ta mất một thứ lý tưởng ‘cao đẹp’ nào đó, rồi dần dần thời nay chuyển sang quá đề cao ‘đồng tiền’ (!) mà nếu người ta không làm được nhiều tỉ thì cũng ca tụng người-có-nhiều-tỉ, thậm chí đang có rất nhiều người đang sống trong cơn-mê-ngàn-tỉ!!! (lúc đầu tôi cũng không luôn nghĩ vậy, nhưng khi tổng hợp tư liệu để viết bài ‘Tính xấu của người Việt’ hay ‘Những câu chuyện Tết ở Việt Nam’ (năm 2013, 2014 và 2015, đường dẫn bên dưới), tôi mới thấy nó bộc lộ ra rất rõ ràng, chắc các blogger đã đọc ít nhiều!
Thiệt, hiện nay ta thấy các tên đường, pho tượng… hầu như toàn là tên của các anh hùng thuộc dạng ‘Tiến mau ra sa trường, tiến lên’, tôi tự hỏi: anh hùng chống tham nhũng là ai?, anh hùng văn học/xây dựng kinh tế/phát triển khoa học kỹ thuật… là ai?, anh hùng bảo vệ biên giới phía Bắc hay Biển Đông là ai?, anh hùng đạt giải Nobel là ai?, anh hùng mà làm cho nước ta sánh vai với các cường quốc 5 châu là ai?..., hầu như không có!, vì đơn giản: ‘có lý tưởng vĩ đại mới làm nên sự nghiệp vĩ đại’, mà thiết nghĩ, ta đã không xây dựng một lý tưởng như vậy!
*
Cách đây hơn một tháng, tôi có đi… nhậu đêm ở Thủ Đức, chính tôi đã đi trên con đường Tagore và Einstein: Không phản đối! Tôi đồng ý với cách đặt tên đường này của quận Thủ Đức. Nhưng, khi đặt chân trên con đường này, tôi bỗng tự hỏi:
-Tại sao ta lại lấy tên của nhà thơ Tagore hay nhà bác học Einstein để đặt tên đường ở Việt Nam?
Đơn giản là vì ta không có những ‘anh hùng’ đó, và rộng hơn là vì ta đã không xây dựng những lý tưởng đó!

(còn nữa)
---------
Ghi chú:
  1. Ăn Tết ở Việt Nam và triết lý trên đường đi, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/02/514-tet-o-viet-nam-va-triet-ly-tren.html
  2. Tết Tây ở Việt Nam 1 (và các bài 2, 3, 4…), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/01/lts-ang-le-ra-toi-viet-bai-nay-vao-ngay.html
  3. Tết xưa và nay, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/311-chuc-mung-nam-moi-tet-thoi-xua-va.html
  4. Tính xấu của người Việt 1 (và các bài 2, 3, 4…), http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/11/613-tinh-xau-cua-nguoi-viet-phan-1.html
  5. Lời bài hát ‘Tiến quân ca’ (Lời 1): Đoàn quân Việt Nam đi/Chung lòng cứu quốc/Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa/Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước/Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca/Đường vinh quang xây xác quân thù/Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu/Vì nhân dân chiến đấu không ngừng/Tiến mau ra sa trường, tiến lên/Cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền.
  1. ‘Tiếng gọi Thanh niên’: Nguyên thủy bài này là bài “La Marche des Étudiants” ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước (sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi “Thanh niên hành khúc”, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi “Tiếng gọi thanh niên” hay “Thanh niên hành khúc”. Tương truyền, có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản. Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làmquốc ca với tên mới là “Tiếng gọi công dân” hay “Công dân hành khúc”. Năm 1956, sau khi VNCH thành lập, Đài Phát thanh Sài Gòn đã sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của VNCH… Lời: Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!/Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối/Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên/Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!/Hồn thanh xuân như gương trong sáng/Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!/Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta/Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá/Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương/Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường… Điệp khúc: Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!/Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!/Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!/Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng! (theo Wikipedia) 

8 nhận xét:

  1. Cuối năm đọc những entry như thế nầy rất thú vị, cám ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Phi Hùng, chúc năm mới vui, khỏe, sáng tác dồi dào nhé,

      Xóa
  2. Muội thương Ca Ca quá à,tết ko về nhà sum họp cùng gia đình,Muội mong Ca Ca khỏe mạnh và may mắn nhiều trên đường đi nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn tiểu sư muội,
      chúc năm mới có tình iu thật ngọt ngào nghen.

      Xóa
  3. Những bài viết của anh rất tuyệt.
    Em chúc anh cùng gia đình đón một năm mới thật nhiều sức khoẻ, nhiều niềm vui và tài lộc nhé!
    https://lh4.googleusercontent.com/-EFoD_70NAYs/VFnUGAJV9dI/AAAAAAAAAIU/jMyNlwHVMaM/w600-h345-no/xuan.png

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Nguyễn Thu. mình suốt ngày chạy xe trên... đường đi, nên trả lời có chậm trễ, thông cảm nghen, chúc năm mới vui, khỏe, bút lực dồi dào.

      Xóa
  4. Đọc bài viết của LB quả là không có thần tượng nào qua nổi bộ nhớ của anh .Tâm khâm khẩu phục.Chúc mừng Đại gia đình một năm mới an khang thịnh vượng ,gặt hái nhiều thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mãi giờ mới thấy lời bình này, chắc LB mãi bận viết bài, à, nhớ rồi, đó là ngày mồng 2 Tết, LB đang trên đường ra Bắc, chúc bạn NTL và gia đình một năm mới mạnh khỏe và an bình.

      Xóa