Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

646. Bài thơ tốn hết 90.000đ! (Chuyện Tết - phần 10)

  
Chiều tàn hoang lạnh, ngắm Quất Lâm
Sương trắng trời đêm, phủ bóng mềm
Nhà ai nhu nhú tình đôi lứa!
Tỏa ánh đèn khuya, si tháng năm…

Đường trần giun rủi vào hư ảo
Lấp loáng đường xa, lãng khách sầu
Quanh quẩn lọt vào trong ma trận
Tự nhủ đời ta đi đến đâu?

Khói buồn len lỏi giọt cà nâu
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!

Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình
--------- 

Tôi xin giải thích bài thơ trên bằng các câu chuyện kể… đông tây nam bắc nghen, hihi…

1. Ghế đá, đồi lan và bài thơ tốn 90.000đ

Số là tôi có đi Sapa (thuộc tỉnh Lào Cai), ở đấy tôi có ghé thăm Vườn lan (Orchid garden), Sân ngắm Fansipan (Fansipan is the best view from this point), Vườn tượng 12 con giáp (The garden of 12 earthly branches), Vườn hoa đào (Cherry garden), Sân ngắm Hàm Rồng (Watch dragon pitch function), Rừng đá (Stone forest), Vườn hoa mộc lan (Magnolia garden)…
Tại Vườn lan, tôi kêu một ly cà phê đen nóng (ở đây gọi là cà phê phin), sau khi uống cà phê xong, thấy không có trà (như ở miền Nam), tôi bèn kêu một ấm trà, mượn một cây bút bi, rồi ngồi làm… thơ. Lưu ý rằng ở đây, hay mọi nơi mà tôi ghé qua, đều rất khó lòng để hỏi xin một tờ giấy trắng, vì thời nay hầu như mọi người dùng bút không phải để làm thơ, mà để… tính tiền!
Làm thơ xong, tôi kêu tính tiền, cô chủ quán tính… 90.000đ, tôi hơi giật mình một tí, và hỏi: ‘ủa, cái gì mà 90.000đ?’, cô ấy trả lời: ‘một ly cà phê: 50.000đ, và một ấm trà 40.000đ’, đại khái vậy. Tôi bèn móc tiền ra trả, và thấy hơi đau lòng một tí - chỉ vì lỡ miệng đòi uống trà mà mới nên nông nổi này! (giá cà phê ở các quán mặt tiền khá sang trọng ở SG hay Ban Mê dao động từ 10-20.000đ/ly, trà đá không tính tiền). Tuy nhiên, tôi cũng tự an ủi rằng ‘đây là khu du lịch mà!’, rồi an ủi thêm rằng có lẽ việc cô chủ quán cho tôi mượn cây bút cũng xứng đáng với số tiền ấy, và an ủi nhất là tại đây tôi được ‘tự do tự tại’, được ‘làm một con người đúng nghĩa’ mà không bị ai thúc hối hay đưa vào vòng luẩn quẩn của kiếp nhân sinh - hôm qua và hôm nay, tôi nhận được nhiều cú điện thoại: nào là đám giỗ ông cậu, đám giỗ ông bà nội, nào là dự họp ‘Hội cựu học sinh trước 1975’, nào là có bạn 'lớn' đến thăm nhà…, mà tôi tự hỏi là người ta điên hay tôi điên!, không lẽ ta chủ yếu sinh ra ở đời này là để làm những chuyện này! (cười).
…Nhưng cái mà tôi không được vui cho lắm là:
-Tôi luôn thần tượng hóa phụ nữ - một sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa, bằng chứng là trong bài thơ trên, tôi cũng có hình ảnh của… nàng, nhưng cái cô nàng mà tôi gặp đầu tiên ở Sapa lại có tính cách không như tôi mong đợi!

2. Quất Lâm về đêm
Chiều ngày 20/2/2015, tức mùng 2 ÂL, tôi đổ bộ vào Quất Lâm - một bãi tắm ăn chơi khá nổi tiếng ở miền Bắc, thuộc tỉnh Nam Định. Lúc đó, trời đã tối, trên đường dày đặc sương mù, tôi vào khách sạn rồi đi nhậu với một số viên chức cao cấp (đại khái là như vậy), mà tại các cuộc nhậu, tôi biết thêm vài món mới như: mắm cáy, 'cua kỳ' (hay 'cua kì', một loại của nhỏ sống ở nơi bãi biển, vùng đồng bằng sông Hồng), mức hột bàng (làm từ trái bàng), thuốc lá Song Hỉ hay Song Long của TQ (mà nghe nói là dành cho các bộ trưởng TQ!, giá có thể đến 1 triệu đồng/gói, lúc đó tôi có đùa rằng ‘thuốc lá này dành cho Tập Đại Đại’)...
Về khách sạn từ 10g tối đến 4g khuya, mở cửa sổ nhìn ra ngoài, tôi thấy những căn biệt thự mini (của Công ty Bắc Hà!, giá khoảng trên 1 tỉ đồng/căn), trong đó, có một căn màu hồng, với trước sân có 4 cái bóng đèn sáng chóa về đêm… Nhớ lại, có một cháu sinh viên nói:
-Chú làm một bài thơ về căn nhà của cháu đi nhé!
Tôi đồng ý, nhưng một căn nhà đẹp với những bóng đèn điện sáng vào đêm thì có gì nhiều để làm thơ!, mà để làm một bài thơ thì phải… vượt thời gian, nhưng tôi đã hứa thì phải làm, rồi việc nhìn qua cánh cửa sổ (của khách sạn) với trời tỏa đặc sương mù, và một ít mơ tưởng hảo huyền về tình khúc âm dương ấm cúng để mong xóa đi cái lạnh lẽo vào đêm… đã giúp tôi làm được một phần của bài thơ trên:
Chiều tàn hoang lạnh, ngắm Quất Lâm
Sương trắng trời đêm, phủ bóng mềm
Nhà ai nhu nhú tình đôi lứa!
Tỏa ánh đèn khuya, si tháng năm...

3. Hà Nội trời khuya
Khoảng 5g sáng (ngày 22/2/2015), chúng tôi tiến về Hà Nội, qua những nơi mà đường sá hiện đại đã phát triển rất nhiều: tôi chạy một cái vèo và đến Sân bay Nội Bài vào lúc 7g30 sáng…
Ôi, lúc đến Pháp Vân, vào trung tâm Hà Nội, nơi mà tôi đã từng sống cả chục năm về trước bỗng trở nên rất lạ: đoạn đường bờ đê (từ khu Mai Động đến đường Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân!) - tôi cảm thấy dài như… vô tận!, rồi đoạn đường rẽ qua khu Bồ Đề để vào đường 5 - tôi mới thấy lần đầu tiên!, rồi đoạn đường cao tốc dẫn qua cầu Đông Trù (mà có vài anh lái xe gọi là ‘cầu ông Trọng’!) rồi vào đoạn cầu vượt Bắc Thăng Long nối với Nội Bài - tôi thấy hoàn toàn mới lạ!
Và trong khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, vừa chạy xe, vừa hỏi đường, lúc đó trời còn tối, thấy cảnh vật trên các đường vành đai Hà Nội cộng với sương mù mờ ảo và ánh đèn đường phản chiếu mà đôi khi làm lóa mắt người qua, thấy cảnh ‘thương hải biến vi tang điền’ (biển xanh biến thành ruộng dâu) nhanh chóng sau khi tôi rời HN mới có mấy năm, nhớ lại thời quá khứ khá oanh liệt của mình vào những năm 2000, tiếp cận với nỗi thờ ơ của thế nhân sau khi tôi rời khỏi chính trường hay thất nghiệp, và nghĩ đến… cái chết, tôi bỗng dấy lên trong lòng những nỗi sầu đau khôn tả:
Đường trần giun rủi vào hư ảo
Lấp loáng đường xa, lãng khách sầu
Quanh quẩn lọt vào trong ma trận
Tự nhủ đời ta đi đến đâu?

4. Đỉnh Fansipan và món ‘khoai lang nướng’
Chuyện ghế đá và đồi lan… ở Sapa, tôi đã kể ở trên rồi:
Khói buồn len lỏi giọt cà nâu
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!

…Ngày hôm nay (22/2/2015), đổ bộ vào Sapa, không biết trúng cái đại lễ gì mà tôi thấy người dân (H’Mông, Thái, Dao…) - xen kẻ với một số khách du lịch (Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây ba lô..., chủ yếu là người châu Á) - đến tụ tập dày đặc bên Bờ Hồ ở trung tâm thị trấn Sapa… Ở đây, có một dịch vụ đặc biệt là trèo lên đỉnh núi Fansipan - 'nóc nhà của Đông Dương' - mà tôi nghe nói là ở độ cao 3.142m so với mặt biển (theo tài liệu địa lý trước 1975, còn nay thì nói cao 3.143m, không vấn đề), trong đó người tham gia đi ‘phượt’ chỉ tốn tiền mua giày, găng tay… sau khi đóng cho dịch vụ là 1.150.000đ/người và đi leo núi (và về) trong 2 ngày. Tất nhiên là tôi đã từng chạy xe ô-tô lên đỉnh núi này (vào năm 2001) và đi chơi casino ở đỉnh Genting Highlands (Malaysia, vào năm 1997) nên không có gì phải háo hức cho lắm…
Ôi, giá khách sạn ở đây là 400.000đ, 800.000đ, hay 1.200.000đ/phòng/ngày (hay hơn), mà người ta rất thường chọn loại phòng đắt tiền để thể hiện đẳng cấp: tôi thấy buồn!
Ôi, mỗi bữa ăn ở đây tốn hết cả triệu đồng cho 3 người ăn, như vậy cả ngày có thể tốn cả 3 triệu tiền ăn và uống lặt vặt: tôi thấy tiếc!
Ôi, với giá 3 triệu đồng một lạng trứng cá tầm! (hay hai lạng yến sào nhỏ xíu) mà người ta có thể chi ra một cái rẹt, tôi có thể nuôi con tôi ăn cả tháng để đậu thủ khoa khi vào hay ra đại học, thậm chí có thể nuôi nó trở thành một thạc sĩ hay tiến sĩ giỏi: tôi thấy xót!
Cũng tại đây chiều nay, tôi đã ghé qua cổng Khu du lịch Hàm Rồng (rồi khu Bờ Hồ) để ăn món thịt nướng, khoai lang nướng… mà nếu ăn khá no thì tốn khoảng 50-100.000đ/người; trong lúc ăn, tôi thấy nhiều người H’Mông (hay Thái…) đứng bán mấy cái đồ lưu niệm nhỏ và rất nhiều cháu (đi bộ từ bản làng đến, cách đó từ 3-15km) đứng chờ được cho tiền để kiếm miếng ăn qua ngày, thậm chí có cháu ở lại qua đêm và ngủ ở ngoài chợ, mà có những ngày, cán bộ đã chở trả chúng về bản làng, nhưng hôm sau, chúng lại quay trở lại trung tâm Sapa, vì ở bản làng, chúng chẳng có gì để ăn! (theo mấy bà bán hàng)…
…Rồi lang thang bên Bờ Hồ, nhớ lại hình ảnh vua Khang Hi hay Càn Long không thèm đụng đũa đến hàng trăm món sơn hào hải vị dành cho các bậc hoàng đế, tôi bỗng thấy thực sự chán các bữa ăn tốn hàng triệu đồng với các món cá hồi, cá tầm, cá vược, thịt bò hay thịt heo rừng… quá đắt tiền, trong khi đó, ở Sapa cũng có các món ăn bình dân với chất lượng không kém, đó là các món bún chả Hà Nội, bánh cuốn, rồi bún ốc, thịt nướng, trứng gà nướng, khoai lang nướng - mà có lần vua Càn Long đã nói: ‘Khoai lang nướng là món ăn ngon nhất thế gian!’, tôi lại liên tưởng đến chuyện nếu có em nào đó… cưng tôi, mà hàng ngày cho tôi ăn với giá 1 triệu đồng/bữa ăn, thì mối tình giữa tôi với nàng chắc chỉ tồn tại có… 3 ngày, hihi…
Rồi ôn lại chuyện vua Khang Hi chỉ yêu dân nữ trồng trà là ‘Tát Dung Nhi’, vua Lý Thánh Tôn yêu dân nữ trồng dâu là 'Yến cô nương' (Ỷ Lan phu nhân), vua Ung Chính yêu nữ hiệp khách giang hồ là ‘Lã Tứ Nương’…, còn tôi không phải là hoàng đế, nên suốt ngày chỉ mơ tưởng đến dáng hình của em yêu, và nàng… sắp… sắp… đến:
Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình

Tôi đúng hay sai nhỉ?

(HẾT)
--------- 
Chú thích:

Trong bài này, tôi có viết 2 đoạn là:
-‘Ngày 22/2/2015, đổ bộ vào Sapa, không biết trúng cái đại lễ gì...’: đó là ngày ‘Lễ hội xuống đồng’ của người đồng bào DTTS ở Sapa.
-‘Ở đây, có một dịch vụ đặc biệt là trèo lên đỉnh núi Fansipan...': mỗi ‘phượt’ viên sẽ tham gia một đoạn đường dài khoảng 35km, tính từ chân núi đến đỉnh (chóp là một tảng đá chỉ to hơn một cái giường, với tấm biển ghi là ‘Đỉnh FanSiPan 3.143m’, và với gió lộng vù vù như… bão táp), cả đi và về… Người đến đỉnh sẽ được cấp một giấy Chứng nhận “đã chinh phục thành công đỉnh FanSiPan 3.143m “Nóc nhà Đông Dương”, do Ban giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cấp… Nghe nói, đến tháng 5/2015, sẽ có cáp treo lên đỉnh FanSiPan, nên các ‘phượt’ gia hãy tranh thủ trèo lên đỉnh núi này nhé!

12 nhận xét:

  1. Muội ghé thăm chúc caca sang năm mới dồi dào sức khoẻ và viết nhìu nhìu bài hay cho mọi người đọc nè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội ngoan quá, huynh sẽ có đi ngang qua Huế mà không biết làm sao để liên hệ với muội!, híc... Chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. Hoàng Anh (facebook)
    hihi anh thì đúng rồi
    1 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Lung Linh (blog Tiếng Việt) bình rằng:
      -Chỉ cần bạn thấy đúng là đúng còn sai là có pháp luật khều rồi, khỏi phải thắc mắc.
      Đừng dằn vặt mình thêm, đời đơn giản lắm chỉ là tồn tại và phát triển.
      LL nghĩ đi chơi và tiêu tiền ở những nơi cao cấp có lẽ dành cho người giàu. Không kiếm ra nhiều tiền như họ ta sao khỏi "xót ruột" khi bước chân vào chốn ấy.
      Tôi trả lời rằng:
      -Không kiếm ra nhiều tiền như họ ta sao khỏi "xót ruột" khi bước chân vào chốn ấy.
      Đúng vậy, mà khi ta có nhiều tiền, ta sẽ làm như họ ư!, có thể, nhưng LB đề nghị... người Việt nên nghĩ khác đi, thiệt, hihi...
      Thank LL (và bạn PH) nhé, tuần mới vui nhé.

      Xóa
  3. Chúc anh xuân yêu thương hạnh phúc ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình đang ở Sapa, chả biết vì sao sáng nay thấy lạnh run người, híc..híc... Cám ơn, chiều vui nhé.

      Xóa
  4. À.... Anh bị mắc bẫy rùi ! Đi chơi càng xa càng tốn tiền . Em dzìa và dzọt lẹ hổng thôi caca oánh em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bây giờ mới thấy lời bình này, mắc bẫy bởi... em gái thì càng vui chứ sao, hihi..., ngủ ngon nhé.

      Xóa
  5. Hanh Hong (TCKBG)
    Chúc huynh ngủ ngon huynh nhé hi..hi..hi..hi... thơ hay quá hi..hi..hi
    14 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn HH nhen, ôn lại kỷ niệm xưa tí í mừ...,
      ngày mới an bình!

      Xóa
  6. Phạm Thế Thuý (TCKBG)
    Mới cách hai tuần chẳng phải lâu (14/6/2017), tôi đã ghé qua vùng biển của "Quất Lâm". Có đâu "một bãi tắm ăn chơi"? mà sao tin đồn thổi "khá nổi tiếng”...
    Đúng là CHIỀU TÀN trên đoạn đường dài gần chục km ven bờ biển... NGLB ạ!
    12 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, cái đó mới là nói sơ về một... mối chìn ở Quất Lâm... quê tôi thôi (cười), còn nữa:
      *Hà Nội trời khuya
      Khoảng 5g sáng, chúng tôi tiến về Hà Nội, qua những nơi mà đường sá hiện đại đã phát triển rất nhiều: tôi chạy một cái vèo và đến Sân bay Nội Bài vào lúc 7g30 sáng…
      Ôi, lúc đến Pháp Vân, vào trung tâm Hà Nội, nơi mà tôi đã từng sống cả chục năm về trước bỗng trở nên rất lạ: đoạn đường bờ đê (từ khu Mai Động đến đường Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân!) - tôi cảm thấy dài như… vô tận!, rồi đoạn đường rẽ qua khu Bồ Đề để vào đường 5 - tôi mới thấy lần đầu tiên!, rồi đoạn đường cao tốc dẫn qua cầu Đông Trù (mà có vài anh lái xe gọi là ‘cầu ông Trọng’!) rồi vào đoạn cầu vượt Bắc Thăng Long nối với Nội Bài - tôi thấy hoàn toàn mới lạ!
      Và trong khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, vừa chạy xe, vừa hỏi đường, lúc đó trời còn tối, thấy cảnh vật trên các đường vành đai Hà Nội cộng với sương mù mờ ảo và ánh đèn đường phản chiếu mà đôi khi làm lóa mắt người qua, thấy cảnh ‘thương hải biến vi tang điền’ (biển xanh biến thành ruộng dâu) nhanh chóng sau khi tôi rời HN mới có mấy năm, nhớ lại thời quá khứ khá oanh liệt của mình vào những năm 2000, tiếp cận với nỗi thờ ơ của thế nhân sau khi tôi rời khỏi chính trường hay thất nghiệp, và nghĩ đến… cái chết, tôi bỗng dấy lên trong lòng những nỗi sầu đau khôn tả:
      Đường trần giun rủi vào hư ảo
      Lấp loáng đường xa, lãng khách sầu
      Quanh quẩn lọt vào trong ma trận
      Tự nhủ đời ta đi đến đâu?
      (trích hồi ký 2/15)

      Hehe...

      Xóa