Khi quá khứ gọi, hãy đưa nó vào hộp thư thoại. Nó không có gì mới để nói. Kính thưa Quá khứ, cám ơn về tất cả các bài học. Kính thưa Tương lai, tôi đã sẵn sàng.
Sớm mai mở cửa đã thấy chùa
Rừng chiều lay động, nắng say sưa
Đường vô xóm nhỏ, nàng không đến
Hoa hờn, cỏ giận, lá không ưa
Tường xưa chim chóc nô đùa gió
Róc rách hồ reo, cá lượn lờ
Rùa mơ không động, ai ngờ động
Một tiếng chuông ngân, nắng đã mờ
Không nhớ là từ thời nào, thời nhỏ, thời trẻ, hay thời trung niên, tôi đã biết câu:
-Let the past be the past,
có nghĩa là ‘Hãy để quá khứ thuộc về quá khứ’.
Và tôi đã thường suy nghĩ về câu này.
*
Vào giữa một buổi chiều hôm nọ, ở nhà hàng xóm, trời sắp nổi mưa to, khi tôi đang ngồi uống trà Bắc, thì có một cụ già bước vào, và nói:
-Bác vừa làm vườn, vừa suy nghĩ, bỗng rất ngạc nhiên khi thấy Bà Huyện Thanh Quan nói là ‘Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường’, tại sao người ta lại phải lấy cái ‘gương cũ’, và rồi soi được cả cái kim cổ ngàn năm chứ!
Tôi bỗng chợt lóe lên một tia sáng kỳ lạ, và lập tức chớp lấy cơ hội này:
-Vâng, tại sao bà ta không lấy cái ‘gương mới’ ra mà soi?, hay rộng hơn, tại sao người ta không lấy cái ‘kính thiên văn’ ra mà soi, mà lại dùng cái ‘gương cũ’, hèn chi mà bà ta phải đứt ruột, ha..ha..ha…
Tôi nghĩ là bà ta chỉ sống quanh mấy cái lũy tre làng, may ra nhờ có tài thơ văn kiệt xuất, mà được vua Minh Mạng triệu vào Nam để giảng dạy cho các công chúa/cung phi, mà nhà Lê đã mất đi tự thuở nào rồi, nhưng bà ta lại quay về quá khứ để mà thương tiếc, mà không nghĩ về cái mới, về tương lai cho thế hệ con cháu mai sau…
-Ấy chết, Bà Huyện Thanh Quan hay lắm đó, là một người phụ nữ Việt Nam mẫu mực…
-Không, nếu bà ta chỉ hoài cảm về quá khứ, rồi truyền cái cảm hoài đó cho con cháu, thế thì chẳng thà bà ta chết ngay trên Đèo Ngang còn hơn...
*
Chúng tôi còn trao đổi vài ba câu nữa… Trời tạnh mưa, cụ tiễn tôi ra cổng, tôi chào cụ câu cuối:
-Tại sao lại dùng ‘gương cũ’, mà không dùng ‘gương mới’?, ha..ha..ha…
Tại sao người ta chỉ có ‘ôn cố, rồi mới tri tân’, mà lại không ‘tri tân, rồi mới ôn cố’ chứ!
*Ôn cố tri tân: Trong đó, ôn cố là suy nghĩ, tìm hiểu về cái quá khứ, cái đã chết, cái mà lẽ ra phải được đưa vào nằm ngoan ngoãn ở trong ‘viện bảo tàng’ hay ở trong ‘Cổ Mộ’, thì lại người ta lại lôi ra, làm ‘sống’ lại (như con quỷ nhập tràng) và tung hê lên, mà làm cho hoa mắt thế hệ trẻ, làm cho vô số người trở thành những ‘ngu trung’ như, ví dụ, Kinh Kha đi phục vụ cho Thái tử Đan bạo tàn (kẻ giết chết ‘cái đẹp cứu thế giới’) mà lại tự xưng là đi diệt chế độ bạo tàn để cứu ‘cái đẹp’!
Nói chung là làm cho ai đó mê muội chúi đầu vào cái cũ, chả biết là có tìm hiểu được cái gì mới (tri tân) có giá trị hay không (nghi lắm!), mà có nhiều khi chưa kịp nghĩ ra cái mới, thì đã chết ngủm rồi!
*Tri tân ôn cố: Trong đó, tri tân là tiếp thu cái mới, nghĩ về cái mới, làm cái mới, có tầm nhìn mới, mà khi nào thực sự cần ‘cái cũ’ thì mới vào ‘viện bảo tàng’ hay ‘Cổ Mộ’ để tham khảo lại những cái gì cần thiết để phục vụ cho cái mới đó. Người có đầu óc mới thì dễ phát hiện ra, ví dụ, Kinh Kha chả là tráng sĩ hay dũng sĩ cái quái gì đáng để hậu thế ‘soi gương’ cả, mà chỉ là một tay ‘theo đuôi’, Võ Tòng chả phải là ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ gì cả, mà chỉ là một tay có đầu óc nông nổi và là một ‘đối tượng hình sự’, Lê Liêm (xem bài trước) chả phải là ‘tráng sĩ’ gì mà chỉ là tay bắt chước Kinh Kha, Nguyễn Bính hay Hoàng Công Khanh... chả phải là sáng tạo gì cả, mà chỉ là những nhà thơ ca tụng… Kinh Kha, Bà Huyện Thanh Quan không phải là nhà thơ ‘cách mạng’ như Hồ Xuân Hương gì cả, mà chỉ là một bóng hồng ‘hoài cổ’…
...Nghe tôi nói đến đây, cụ than rằng:
-Ôi, nay có vô số người đang vùi đầu vào việc ‘ôn cố’, mà nếu ta có la làng lên thì ai đó cũng không tỉnh ngộ đâu!
*
Tối nay bỗng dưng tôi buồn, mà không hiểu vì sao tôi buồn.
Tôi mới mở bản nhạc ‘More than I can say’, với lời như sau:
-Wow wow wow, yea yea yea yea yea. I love you more than I can say. I'll love you twice as much tomorrow. Wow wow, love you more than I can say...
https://www.youtube.com/watch?v=dGKnSdikqjw
Tôi thấy cảm thông với cái khát vọng thăng trầm ‘rực lúc bình minh, tàn lúc hoàng hôn, cô đơn lạnh lẽo lúc đêm hôm khuya khắc’ của người Mỹ.
Rồi tôi nghe bản ‘Mộng uyên ương hồ điệp’, với lời như sau:
-Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế. Trong thế giới phù hoa đó. Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ. Sao còn muốn lên tận trời xanh? Chi bằng ngủ yên trong sự dịu êm...
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mong-Uyen-Uong-Ho-Diep-3/IW66Z0FB.html
Tôi cảm thấy tội nghiệp cho mối tình của ‘anh chàng đại tướng Tang Phó và cô nàng thôn nữ’ - vì những tham vọng đế vương của ai đó mà làm cho cái ‘cánh hồng Trung Quốc’ - đại diện điển hình cho lão bá tánh vô tội Trung Quốc và ‘Biển Đông’ - phải rơi vào cảnh nhớ thương, điên loạn.
Rồi tôi nghe bản ‘Hoa tím ngoài sân’, với lời như sau:
-Em đừng đi! Xin em đừng đi! Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì. Ngày ngày mặt trời hôn lên bước chân. Và hoa tím vẫn rơi đầy sân... Con đường chưa quên bàn chân. Bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ. Ai vội đi để ai còn đứng đó. Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi...
https://www.youtube.com/watch?v=xyh5rzZ3mAQ
Ôi, ‘thiện tai, thiện tai’ cho người Việt nào đó, phải chăng trong ngươi đang ẩn tàng cái khát vọng tìm về một cái quá khứ hư không êm dịu = một cái tương lai màu tím ‘ảo’, trong một cái hiện tại đầy đa đoan và đầy nhiễu loạn này!...
*
Rồi tôi mới nghe... suốt đêm bài hát ‘Đã không yêu thì thôi’ này:
-Anh… anh… rung động, giá như mà anh có… Minh Tuyết nhỉ!
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Da-Khong-Yeu-Thi-Thoi-Minh-Tuyet/ZWZABE0Z.html
Lời nói đầu môi, anh ơi trót lưỡi đầu môi. Phải xa đành thôi sao anh gian dối người ơi? Vì sao tình tôi chân thành bên anh đã lâu. Vì sao anh? Tôi không hiểu vì sao.
Dù biết tình yêu xưa nay vẫn có hợp tan. Phải đâu đành quên bao nhiêu yêu dấu thời gian. Nhìn mưa rơi ngoài hiên nghe tình tôi lao xao triền miên. Một ngày kia anh có quay về.
ĐK:
Đã không yêu thì thôi ta gặp nhau làm chi. Thêm bao xót xa mình tôi anh ơi tình si. Anh như áng mây trên trời và hoài xa xôi. Cho dù tôi đã cố níu giữ tình anh.
Đã không yêu thì anh cần chi gian dối. Thêm bao trái ngang cuộc tình nụ cười đầu môi. Mưa giăng mắt trên môi sầu tìm nhạn đơn côi. Dù xa nhưng trong tim tôi mình anh thôi.
*
Rồi tôi đã… cảm tác ra bài thơ này:
Về đây trong khúc nhạc tình
Biển xa gợn sóng dập dình dáng ai
Về đây mắt ngóng xa xa
Rưng rưng khóe mắt ngọt ngào nhớ em
Về đây chiều xuống êm đềm
Lá lung lay lá, hồn mông mênh hồn
Về đây nắng rụng đau buồn
Hoa rung rung khóc, tim rung rung sầu
Về đây khói thuốc bay mau
Bóng ai quyền quyện, dáng ai nhập nhòa
Về đây thương nhớ diết da
Bước đi dưới nắng chiều tà ngẩn ngơ
Về đây biết đến bao giờ
Đời nơi biển cả, tình nơi mây ngàn
Tôi… tôi… sẵn sàng nghe nhạc và chết trong âm nhạc, mà cảm thấy mình được sống trong một đại dương mênh mông… êm đềm.
Tôi không muốn các bậc tiền bối cứ ôm mãi cái quá khứ ‘lịch sử’ nặng nề đó của ta:
-Các cụ hãy mở đường cho nước Việt của chúng cháu vươn lên làm con rồng thế giới nghen.
*
P/s và cũng là kết luận (trả lời cho VTR):
Uh, người phương Tây (Anh, Mỹ...) có định nghĩa không mơ hồ
như ta. Đối với họ, quá khứ (the past) là hết rồi, còn hiện tại là hiện tại
tiếp diễn (the present continuous). Nhưng nói cho cùng thì họ đều là những 'nhà
viễn phóng', mà có thể được gọi là 'the pacesetter' (người đi tiên phong), mà,
khi chưa có tàu ngầm thì họ đã nghĩ đến chuyện tàu ngầm, và đã làm ra được tàu
ngầm, khi chưa lên mặt trăng thì họ đã nghĩ đến chuyện lên mặt trăng, và đã lên
mặt trăng, khi chưa lên sao Hỏa thì họ đã nghĩ đến chuyện lên sao Hỏa, và đã
lên thám hiểm sao Hỏa..., ngược lại, trong quãng thời gian đó:
-Ta ngồi nhậu và làm thơ về chị Hằng Nga 'sống' vào thời quá
khứ xa lắc xa lơ... ở bên Tàu!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
A. Bài thơ ‘Thăng Long thành hoài cổ’
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
B. Khác
- Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848): tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người Nghi Tàm, Hà Nội, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam… Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích, từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan… Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời... Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây, nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích. (wikipedia).
- Đại tướng Tang Phó: Trong tất cả các chuyện tình, có lẽ chuyện tình của Tang Phó là được phổ nhạc cảm động nhất (phim 'Bao Thanh Thiên'). Tăng Phó là một đại tướng dưới thời Tống Nhân Tông, đã mấy mươi năm trên lưng ngựa nhưng không chết. Trên đường từ chiến trường về, chàng gặp Thẩm Nhu - người bị dòng họ Thạch nghi là thông dâm và đem thả sông - mà đem lòng yêu và lấy nàng. Bảy năm sau, do con trai của nàng là Thạch Thanh bỏ nhà ra đi tìm mẹ, sự việc vô cùng phức tạp mới xảy ra: có 3 người đàn ông giành giật nàng, người đầu tiên đại phu Thạch Vĩnh Tĩnh - chồng nàng và cũng là người vô sinh, người thứ hai là Liễu Thanh Bình - người đã ‘gieo giống’ vào người nàng do chồng nàng sắp đặt, người thứ ba là Tang Phó - đại tướng của nhà Tống. Vì Liễu Thanh Bình có hành động sàm sỡ và sĩ nhục nàng, vì Thạch đại phu bắt cóc và đầu độc nàng, vì quá nóng giận, (và vì coi thường sinh mệnh của thảo dân), Tang Phó lần lượt giết cả hai người, mà sau này, một viên đại tướng lập nên bao chiến công hiển hách đã bị Bao Thanh Thiên xử tội chết. Nhưng, trước khi chết, chàng không ân hận vì đã yêu nàng, mà ước mơ được cùng với nàng biến thành một đôi bướm uyên ương bay dạo trong vườn hoa… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/485-su-van-ong-cua-vu-tru-va-chu-tinh.html
- I love you more than I can say. I'll love you twice as much tomorrow. Oh, love you more than I can say: Anh yêu em nhiều hơn những gì anh có thể nói. Ngày mai anh sẽ yêu em gấp hai lần hôm nay. Ôi, yêu em hơn rất nhiều những lời anh nói…
Mietvuon Sau (Facebook)
Trả lờiXóaGHÉ THĂM ANH ĐÂY, VẪN BÚT LỰC DỒI DÀO NHÁ.
2 giờ trước
Uh, mình đang uống cà phê, cám ơn bạn Sáu nhé, tuần mới tốt lành
XóaUống cà, hát bản 'Sông Tương'
Trả lờiXóaNàng, năm xưa ấy, đã sương khói buồn
Chích chòe, gợi nhớ mông lung
Nàng in in dáng, mắt tuôn giọt... sầu!
(Lưu comt theduyen)
Lá Bàng ơi! Đừng có trách cổ nhân. Ngọc nghĩ rằng "Ôn cổ tri tân" thời Bà huyện Thanh Quan là hợp lý. Thưở ấy, và cả bây giờ, lời khuyên nên ôn lại cái cũ để hiểu biết hơn cái mới, Ôn lại quá khứ để tiên đoán tương lai vẫn là lời khuyên hữu ích chứ, phải không Lá Bàng?
Trả lờiXóaLB thì dùng 'phép nghịch đảo', tức là khi nào nhớ Cherry, thì mới ôn lại quá khứ: cô nường đã gọi điện an ủi tôi nhân ngày SN cách đây 3 năm... gì gì đó, hihi... Ngày mới ngọt ngào nghen.
Xóanguyentheduyen [Blogger] Email 01.06.15@10:48
Trả lờiXóaAnh bạn đi quá đà rồi. nên nhớ câu "Ôn cố tri tân " là một mệnh đề liền nhau không thể tách nhau ra đâu.
Vâng, đây là tiêu đề của một câu chuyện trong cuốn 'Cổ học tinh hoa'!, tiếc thay mình quên rồi. TM.
Xóavomtroirieng [Blogger] Email 01.06.15@11:05
Trả lờiXóaChuẩn ko chi bằng câu này, quá khứ hãy thuộc về quá khứ, hãy ngủ yên nào quá khứ, cho dù ta có cố gắng nuôi dưỡng, giục quá khứ trỗi dậy để thành "thì hiện tại tiếp diễn', thì cũng sứt mẻ, ko thể như nguyên bản.
Ngoài những bài hát mộng mơ mà đại hiệp nêu trên, còn có bài chia tay quá khứ gây sốc ko kém, đó là bài "OKE, mình chia tay", nghe ca sĩ hát, nhìn ca sĩ giựt giựt trong khi hát bài chia tay quá khứ mà muốn khóc nức nở thần sầu.
Ngày mới ngọt ngào... (hi...)
Uh, người phương Tây (Anh, Mỹ...) có định nghĩa không mơ hồ như ta. Đối với họ, quá khứ (the past) là hết rồi, còn hiện tại là hiện tại tiếp diễn (the present continuous). Nhưng nói cho cùng thì họ đều là những 'nhà viễn phóng', mà có thể được gọi là 'the pacesetter' (người đi tiên phong), mà, khi chưa có tàu ngầm thì họ đã nghĩ đến chuyện tàu ngầm, và đã làm ra được tàu ngầm, khi chưa lên mặt trăng thì họ đã nghĩ đến chuyện lên mặt trăng, và đã lên mặt trăng, khi chưa lên sao Hỏa thì họ đã nghĩ đến chuyện lên sao Hỏa, và đã lên thám hiểm sao Hỏa..., ngược lại, trong quãng thời gian đó, ta ngồi nhậu và làm thơ về chị Hằng Nga 'sống' vào thời quá khứ xa lắc xa lơ... ở bên Tàu!
XóaNgày mới nồng nàn, hihi...
Muội tung tăn tủn tỉn qua thăm Ca Ca nè
Trả lờiXóaChiều về ngọt ngào Ca Ca hén
Ui,
Xóathiên thần bé nhỏ ghé nhà
một luồng sinh lực bỗng òa trong tôi
hihi..., cám ơn tiểu sư muội nghen, tối ngọt ngào.
Thăm anh những điều thật thú vị, chúc anh khỏe!
Trả lờiXóaUi, cám ơn bạn hiền, chúc tối An Giang! vui nhìu nhé,
XóaUi da ! Ui da ! Ngồi " Măm " quá khứ mà lãng mạn ghê ta ! Một đề tài hay
Trả lờiXóaTheo Salam thì quá khứ là những gì ta đã trải qua . Mọi việc xảy ra trong một khoảng thời gian rất nhanh , theo từng giai đoạn và nhận thức của từng thế hệ trong không gian đó
Nhắc đến quá khứ thì phải khách quan , phải phơi bày đủ hai mặt tốt , xấu , cái được và cái không được . Không phải cứ lôi mặt tốt ra rồi ca ngợi , để bao biện cho sự trì trệ của tư duy làm kìm hãm sự phát triển . Nhiều người cũng hay lấy kinh nghiệm trong quá khứ để áp đặt cho tương lai , đó là một điều rats buồn cười . Bỏi vì đơn giản là thời nào , con người nào thuộc về thời đó . Cuộc sống vận động không ngừng , nên không thể suốt ngày ngồi gặm nhấm quá khứ , lấy quá khứ để răn đời
Ngạn ngữ Nga có một câu rất hay ( Quên đi quá khứ thì mù một mắt , sống trong quá khứ thì mù hai mắt ) . Đành rằng con người ta cũng không thể quên quá khứ , theo Salam thì mọi việc đã xảy ra rồi thì cứ để cho nó ngủ yên . Còn nếu cứ sống mòn mỏi trong quá khứ thì tương lai cũng giống như quá khứ mà thôi
Một thời nông nổi , một thời tuổi trẻ , những việc làm ngốc nghếch , khờ dại trong quá khứ , nếu cho Salam quay lại quá khứ , thì Salam sẽ không làm như vậy nữa . Đơn giản là Salam đã trưởng thành rồi
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ
Hoa cúc tiến trong bài hát cũ
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Quá khứ đáng yêu , quá khứ đáng tôn thờ
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc
( Cố nữ sĩ : Xuân Quỳnh )
Bạn Salam à, mình có một suy nghĩ là:
Xóa-Hễ cái gì đã lạc hậu thì nó sẽ kìm hãm sự tiến bộ (của xã hội), nếu ta càng cố 'vá cái áo rách, thì rách lại càng thêm rách', nói chung là 'cái áo đã cũ mềm' rồi thì không đóng góp gì cho xã hội cả, chỉ trừ việc làm... 'giẻ lau' cho viện bảo tàng được một thời gian ngắn nào đó mà thôi...
Cho nên muốn phát triển xã hội, phải nhìn lại triệt để tận gốc cái xã hội đó - cả ngàn năm trước, mà trong đó, nhận thức của người dân phải được triệt để thay đổi, chứ nếu nhận thức 'làng nhàng' kiểu cù cưa cú cứa như hiện nay thì sẽ không có gì thay đổi cả, chỉ trừ số lượng... điện thoại di động là tăng lên mà thôi.
TM.
Úi da ! Úi da ! Đừng giận hờn Salam vậy chứ !
XóaLB là người Salam rất ngưỡng mộ ( Về triết học ) . May mắn của Salam là được gặp LB . Trong lòng vẫn tin tưởng những ý kiến của LB đưa ra là quyết định . Nhưng Salam vẫn buồn vì hai câu trả lời của LB chưa thoả đáng với những nhận định của Salam
1-- Tại sao ông Thái doãn Hiếu bị ném đá như dzậy ?
2-- Vấn đề " Quá khú " Salam đưa ra như dzậy , LB trả lời trớt quớt như zầy , thì làm sao Salam tin tưởng vào ai đây ?
3 -- Con người vốn dĩ sống vào niềm tin , mà ở đây là Salam muốn học hỏi LB về những vấn đề về triết học ( Đó là điều mà Salam đang thiếu )
LB có thể vào : http : // hon soi blogspot . Com . Sẽ có câu trả lời cho LB . Mà cũng để LB hiểu thêm về Salam . Hiện tại Salam đang ở bên nhà Hòn Sỏi .... Thân
Trời ơi là trời, LB có phải là mở blog ra để trả lời thắc mắc của các độc giả đâu, hihi... LB không phải là... triết gia, nhưng các độc giả vào đây (kể cả qua phần nhắn tin của Yahoo, Facebook, Blogspot...) lại hỏi đa số câu hỏi là về... triết, híc... Nhưng thôi, bạn hãy đọc bài mới thì hy vọng sẽ có phần nào câu trả lời trong đó, vì blog của mình - hy vọng vậy - là bao quát gần hết mọi lĩnh vực, trừ chuyên môn và kỹ thuật (vi tính, sửa xe honda, chữa bệnh, uống rượu, hay tìm hiểu thơ thời... nhà Tần). Thân.
XóaĐang Nhã Kỳ (Facebook) Hãy để quá khứ thuôc về quá khứ.... chuẩn....
Trả lờiXóa2 giờ trước
Ui, cám ơn Nhã Kỳ nhé, có phải Dung muội đấy kg?, Tĩnh ca ca đây nè.
XóaNgười Hà Nội [Bạn đọc] 01.06.15@19:08
Trả lờiXóaBài viết hay.
Nhưng đố ai sống được cùng với hiện tại, chưa nói đến tương lai. Nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó... nó cần thời gian. Không có gì nhanh tức thì, không gian & thời gian bị hạn chế bởi tốc độ ánh sáng. Khi các bác nhận ra, nó đã là quá khứ. Thế nên hãy từ từ mà sống cùng quá khứ.
Vâng, ai cũng phải sống trong hiện tại, càng thực càng tốt. Nhưng, ngược lại với quá khứ, tương lai sẽ giúp cho con người muốn sống hơn, ít nhất là làm thơ về.... bóng hồng nhiều hơn, và do đó, họ sống hạnh phúc hơn - trong cái khát vọng về tương lai, dù có thể là... ảo, nhưng lại có màu... tím, bạn nhỉ!
XóaThank bạn, chúc bên ấy vui.