Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

707. 'Minh triết’ không phải là đặc quyền của cái được gọi là vĩ nhân

 

Do số phận, tôi thường xuyên gặp nhiều chuyên gia, giảng viên, nhà bình luận chính trị…, và họ thường tỏ ra ngạc nhiên thú vị khi nghe tôi phát biểu một cách… kỳ lạ (cười), và giả sử có ai đó không thích tôi là do tính cách hơi khác người của tôi, chứ không phải do quan điểm của tôi, tại sao vậy? Đó là vì tôi bị ảnh hưởng bởi nhiều vị thầy kỳ lạ - có thể đã từng trải qua qua hai chế độ, trở về từ Nga, Ukraine, Đức hoặc Pháp…, hơn nữa, tôi còn được tham gia rất nhiều khóa đào tạo của tụi Tây - chủ yếu là đến từ Hà Lan, Anh hoặc Mỹ, trong đó, tôi không những được đào tạo, mà còn là người tổ chức các khóa đào tạo…
Tôi biết là ngoài đa số blogger, còn có một số học giả có đọc bài viết của tôi (cười, có gì đâu mà ‘học giả’ với ‘học thật’), nhưng xin các ‘tiền bối’ đừng bất mãn vì trọng tâm thổ lộ tự nhiên của tôi là ‘khi ai đó đã hiểu tận gốc rễ của (một) vấn đề ở hiện thực thì tự nhiên sẽ có tất tần tật Triết, Thiền, Phật, Chúa… ở trong đó’, và lưu ý rằng, nếu dưới đây, tôi có đề cập chút chút về Phật, Chúa, hay Marx, Engels, Lenin… thì chỉ nói đến những cái gì có liên quan đến hình ảnh ‘minh triết’ mà thôi.
Ngoài ra, tôi thường sống một mình, ngồi uống cà phê một mình, và viết… một mình, mà khi viết thì chỉ có mấy chú cá, chú rùa, chú mèo, chú chó, mấy cây hoa lan, bầu trời, dòng sông…, và đặc biệt là bóng đêm cô đơn luôn đồng hành với tôi, ôi, tôi chỉ là một ‘Độc Cô quái khách’, ai mà mất thì giờ để ghét tôi mà làm gì, phải hôn, hihi…

*
Tại sao tôi lại đề cập đến vấn đề ‘minh triết’?
Nói thật với các bạn, đối với những nhà nghiên cứu, ví dụ, để ‘tạm hiểu’ về Karl Marx (và Engels), nếu phải tìm hiểu hết ‘Tư bản luận’, ‘Chống Đuy-rinh’, ‘Biện chứng của tự nhiên’, ‘Luận văn Triết học về Ê-pi-quya’… và các tác phẩm có liên quan thì có đến cả trăm cuốn sách đủ loại. Tương tự cho Khổng Tử, nếu phải tìm hiểu hết ‘Tứ Thư, Ngũ Kinh’, ‘Kinh Dịch’, ‘Cổ học tinh hoa’… và các tác phẩm có liên quan thì có đến cả trăm (hay cả ngàn) cuốn. Tương tự cho Lenin (ít nhất là 54 cuốn ‘Lenin toàn tập’), Goethe, hay Nietzsche… Thật vậy, chỉ riêng Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hoàng Phương…, thì mỗi ông cho ra đời khoảng vài chục cuốn sách, thậm chí ở VN, không thiếu gì người đã viết cả trăm cuốn sách!
Vậy, nếu tìm hiểu ai đó mà ta phải đọc và hiểu hết các sách (và các sách có liên quan) của người đó thì có đến hết đời, ta cũng không hiểu hết. Tại sao? Vì ta phải hiểu theo cách của họ, hay ‘tệ hơn’ là hiểu theo cách của người ‘nhai lại’ họ, nên cho dù đến năm… 3015, ta cũng không thể nào mà hiểu hết.
Và có một điều rất nguy hiểm, là khi quá sa vào thế giới của ‘trí’, thì ta lại bị lấp mất cái ‘tuệ’ - đó là cái ‘nguồn tự sáng’ trong mỗi nhà nghiên cứu, bởi vậy mà nước ta trong cả ngàn năm, đã không sản sinh ra được Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Shakespeare, Dostoevski, Tolstoi, Einstein, hay Krishnamurti… Thật vậy, các ông Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nhượng Tống… đã bỏ ra cả đời để nghiên cứu về cuốn ‘Nam hoa kinh’ của Trang Tử (hay ‘Đạo đức kinh’ của Lão Tử), mà chắc gì đã hiểu hết! Ông Phan Bội Châu, Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim… đã bỏ cả đời ra nghiên cứu ‘Kinh Dịch’ mà chắc gì đã hiểu hết! Nói thêm, mấy ai hiểu hết ý nghĩa trong Kinh Phật, Kinh Thánh, sách ‘Thiền’/Yoga, hay các cuốn ‘Tây du ký’ (của Ngô Thừa Ân), ‘Ỷ thiên đồ long ký’, ‘Thiên Long bát bộ’ (của Kim Dung), thậm chí là cuốn ‘Hàm cá mập’ (của Peter Benchley), ‘Ben Hur’ (của Lew Wallace), ‘Câu chuyện dòng sông’ (của Hermann Hesse), ‘Đối diện cuộc đời’ (của Krishnamurti), ‘Minh triết Đông phương’ (của Michael Jordon), ‘Chuyển pháp luân’ (của Lý Hồng Chí), ‘Người nhện’ (Spiderman), đó là chưa kể đến các phim ‘hại não’ như ‘Ma trận’ (Matrix), ‘Hố đen tử thần’ (Interstellar)…, nói cho cùng là… cãi nhau suốt đời, hihi...
Tôi không thể viết dài, nhưng tùy các bạn, hãy ‘tự’ suy nghĩ lại thì sẽ thấy rằng ‘việc mài đũng quần để nghiên cứu sách của cổ nhân’ thì không bao giờ có những thành tựu lớn, thiệt đó, xin thề, hehe…
Tôi nghĩ rằng có một phương cách khác, đó là, hãy hiểu theo cách của mình, hãy tự tin và tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên, mà khi ai đó đã hiểu tận gốc rễ của (một) vấn đề ở hiện thực thì tự nhiên sẽ có tất tần tật Triết, Thiền, Phật, Chúa… ở trong đó (đã nói ở trên). Và với suy nghĩ rằng ‘trí tuệ’ cũng chỉ là sự phản ánh ‘ngươi mù sờ voi’ của thế giới tự nhiên, nên tôi xin khẳng định rằng (cười):
-Một chiếc lá có thể phản ánh các bí mật của vũ trụ, kể cả thượng đế!
*
Thế thì tại sao ta lại hay cho các nhà triết học như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Socrat, Platon, Aristote, rồi Spinoza, Hegel, Marx, Nietzsche, Heidegger, Krishnamurti, Sartre, Dalai Lama…, các nhà khoa học như Euclid, Archimède, rồi Newton, Lobachevski, Hilbert, Einstein, Schrodinger, các đại văn hào/đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, rồi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Shakepeare, Balzac, Hugo, Hemingway, Dostoevski, (Lev) Tolstoi, Tagore, thậm chí nhà tư tưởng như Obama hay Lý Hồng Chí (!), đó là chưa kể đến vô số các nhà chính trị, quân sự, khoa học khác… là vĩ đại!
Tôi không nghĩ vậy, tôi không cho ai là vĩ đại cả, mà nếu có thì tôi chỉ dùng chữ ‘lớn’, ví dụ: nhà tư tưởng lớn, nhà thơ/văn lớn, nhà khoa học lớn… Tại sao vậy? Tại vì, ‘vĩ đại’, nếu có, thì chỉ dành cho ‘đấng tạo hóa’ hoặc vũ trụ, tại vì trái đất chỉ là hạt bụi của vũ trụ, còn con người chỉ là hạt bụi của trái đất, quan trọng hơn, tại vì đa phần từ ‘vĩ đại’ đã bị nhân loại lợi dụng và đặt rất không đúng chỗ, nhưng rất quan trọng, tại vì tôi dùng đại lượng ‘minh triết’ để đo cái mà được người ta gọi là ‘vĩ nhân’, các bạn hãy xem thêm dưới đây nhé.
*
Thời sinh viên, khi thi tốt nghiệp (ra trường), tôi đã làm luận văn về ‘Triết học vật lý’ (‘Tác động tương hỗ trong thế giới vật lý’). Ông thầy ‘già hơn’ mà hướng dẫn luận văn của tôi là một người vô cùng khó tính, ví dụ như sinh viên nào đã thi ‘không đạt’ thì dù có bỏ phong bì đưa cho ông… 1000 tỉ đồng, thì ông cũng không cho đậu, híc..híc... Trước đó, để được học ông (vào năm thứ 4), thì tôi phải học từ một vị thầy ‘trẻ’ (vào năm thứ 3) - mà vị thầy trẻ này đã 3 năm liền bị ‘ông thầy già’ này cho có 4,5 điểm (thang điểm 10), mà không được qua Nga làm nghiên cứu sinh!
Hỏi các bạn: Thầy của tôi mà chỉ được cao nhất là 4,5 điểm, thì tôi sẽ được mấy điểm?, híc.. híc… (Thật ra, những ‘phương trình trường/ma trận Einstein’ thì tôi có sẵn trong… túi áo, vì thời đó, đa số các thầy là chấm thi là chấm ‘hiểu bài’ chứ không chấm ‘thuộc lòng’). Khi trình bày về ‘Lý thuyết trường hấp dẫn’, tôi chỉ hy vọng ‘ông thầy già’ cho tôi - một thằng ở tỉnh lẻ, nghèo đói không có một đồng xu trong túi, bệnh tật nay sống mai chết - ‘qua cầu’ đề về quê kiếm mấy đồng lương để có gạo mà ăn (lúc đó là năm 1985, tình hình kinh tế nước ta có thể nói là cực tiểu), nam mô a di đà Phật!
Khi thầy hạ bút sắp cho điểm (chắc 99% là… rớt!), tôi bỗng ‘hoát nhiên đại ngộ’ mà nói:
-Thưa thầy, em không nghĩ rằng những công thức của Einstein là trí tuệ, mà cái gì nằm đàng sau (các) công thức đó mới là trí tuệ.
Thầy nạt:
-Cậu nói cái gì? Các công thức của Einstein mà cậu cho không phải là trí tuệ à???
Tôi có trả lời rất ngắn, đại khái như sau:
-Có người hỏi Einstein về ‘thuyết tương đối nghĩa là gì?’. Suy nghĩ một hồi, ông nói ‘Nói dễ hiểu, nếu tôi ngồi gần một cái lò lửa thì tôi thấy thời gian trôi qua rất lâu, còn nếu tôi ngồi gần một người đẹp thì tôi thấy thời gian trôi qua rất nhanh’. Như vậy, ý Einstein là muốn nói về hệ quy chiếu, tức là ứng với mỗi hệ quy chiếu khác nhau, sẽ có không-thời gian khác nhau. Thứ nhất, có lần, em đi trên chiếc máy bay Airbus, em thấy vận tốc của nó là bằng 0, nhưng em thấy chiếc máy bay Airbus khác bay ngược chiều (với em) thì bay cực nhanh, và chỉ chớp mắt thì nó chỉ còn là một cái chấm (em thấy vận tốc của nó là 1800km/h), tuy nhiên, với một quan sát viên ở mặt đất, thì anh ta thấy chiếc nào cũng bay đều với vận tốc là 900km/h cả... Thứ hai, em nghĩ rằng chiếc đồng hồ ở quả đất sẽ ‘quay’ khác ở mặt trăng, sao Hỏa hay ở lỗ đen… (ý nói là mật độ vật chất/trường hấp dẫn sẽ quyết định tính nhanh chậm của thời gian, hay tính ‘cong’ của không gian)… Thứ ba, nếu em bay với vận tốc rất lớn (gần bằng vận tốc ánh sáng), thì em sẽ còn mãi tuổi thanh xuân (ý nói là ta ‘bay’ càng nhanh thì thời gian sẽ trôi qua càng chậm), v..v… 
Đại khái thế, tôi thấy thầy hơi chần chừ một tí, rồi hạ bút xuống và cho ngay… 8 điểm! Dĩ nhiên là sau khi rời khỏi phòng thi, tôi sẽ lập tức quên hết mọi công thức toán-lý, mà chỉ còn nhớ tư tưởng của các lý thuyết đó mà thôi.
*
Tương tự như vậy, môn Anh văn (thi vấn đáp) thì đến phút cuối tôi bỗng bung ra cả… tràng. Còn môn Chủ nghĩa Mác-Lênin thì tôi tự… chế ra! Thật vậy, lúc thi, tôi hoàn toàn không còn nhớ bất cứ nội dung hay câu chữ gì trong cuốn ‘Kinh tế - chính trị học’, do đó, môn Chủ nghĩa Mác-Lênin thì tôi phải tự… nghĩ ra (nếu không thì nộp giấy trắng!) bằng cách tổng hợp nhưng tư liệu từ ‘Thần thoại Hy Lạp’, ‘Tây du ký’, ‘Tam quốc chí’…, và đặc biệt là (các) kiến thức trong thực tế. Khi về nhà, tôi tưởng là ‘rớt’ rồi, nào ngờ được lại điểm cao (chứng tỏ là các thầy thời đó chấm bài rất tiến bộ, thiệt).
Nhưng ‘điểm cao’ ở đây không quan trọng bằng việc tôi rút ra một bài học trong cuộc sống là:
-Điều mà ta tự nghĩ ra không hẳn là luôn luôn thua ở trong sách vở. 
Và giống… tôi, Einstein cũng đã chứng minh rằng:
-Những tư tưởng xưa không hẳn đã là thiêng liêng bất di bất dịch’ (Banesh Hoffman), hehe…
***
Tóm lại, sở dĩ người ta gọi ai đó trước đây là triết gia hay vĩ nhân, mặc dù trình độ của ông ta/bà ta nhiều khi thua cả một đứa bé học lớp 1 hay lớp 12 ngày nay (!), đó là vì tính ‘minh triết’ trong các phát biểu của họ… Nói chung, không phụ thuộc vào công thức toán-lý cao cấp, không phụ thuộc vào các vĩ nhân:
-Ta lại há không thể đưa ra các phát biểu có tính ‘minh triết’ như họ hay mới hơn họ sao?

…Tôi đang bị suy nhược cơ thể, nên không thể viết dài, mà viết dài để làm gì, điều gì cần nói thì tôi đã cơ bản viết in nghiêng ở trên. Và tôi còn nghĩ xa hơn:

Thượng đế quá vĩ đại và quá xa xôi, nên thiết nghĩ,
quan tâm hay không quan tậm đến ngài, thì cũng bằng không.
Cái chết là sáng tạo vĩ đại nhất của tạo hóa,
và nếu không nhầm, trong cái cõi ta bà này, thì chết mới là hạnh phúc!
Không có cái gì tệ hại hơn là nô lệ hay bắt chước, 

và theo nghĩa này, kẻ sáng tạo mới là con 'người' đúng nghĩa của nó,
trong đó, không phải là người Tàu đã dạy triết cho chúng ta,
mà ngược lại, chúng ta có thể 'dạy' tư tưởng cho người Tàu…
Rồi, cuộc đời này sẽ trôi qua nhanh chóng thôi,
trước sau gì ta cũng sẽ trở về với cát bụi…


(HẾT)
--------
Chú giải:
  1. Đuy-rinh (Dühring): 1833-1921, nhà triết học và kinh tế học người Đức, thời Marx-Engels.
  2. Ê-pi-quya (Epicurus): 341-270TCN, nhà triết học ‘duy vật’ cổ Hy Lạp, Karl Marx đã làm luận văn tiến sĩ về triết học của ông này.
  3. Hilbert: 1862, 1943, là nhà Toán học người Đức, và được thế giới xem như là nhà toán học ‘vĩ đại’ nhất thế kỷ 20.
  4. Lobachevski: 1792-1856, là nhà toán học người Nga, người đã xây dựng nên môn Hình học phi-Euclide hay Hình học Lobachevski.
  5. ‘Minh triết Đông phương’ (của Michael Jordon), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/12/bat-kha-tri.html
  6. Schrodinder: 1887-1961, là nhà vật lý lượng tử, trong đó, Phương trình Schrodinger của ông (hay Nguyên lý bất định của Heisenberg…) đã đưa ông vào thế giới bất tử của cơ học lượng tử.
  7. Spinoza: 1632-1677, là nhà triết học người Hà Lan, người đã đề ra ‘Thuyết phiếm thần’ hay ‘Phiếm thần luận’ (tạm hiểu là mọi vật đều có ‘thần’), và nếu không nhầm, Einstein là người theo thuyết này.
  8. Thuyết tương đối hẹp (Einstein, 1905, tiếng Anh: Special Relativity): Chỉ áp dụng riêng đối với sự chuyển động… Toàn bộ thuyết này dựa vào hai giả thuyết cốt yếu. Giả thuyết thứ nhất là: mọi sự chuyển động đều có tính chất tương đối. .. Giả thuyết trụ cột thứ hai của Einstein là: Tốc độ của ánh sáng không bị lệ thuộc vào sự chuyển động của nguồn sáng… (vietsciences.free.fr)
  9. Thuyết tương đối rộng (Einstein, 1915): còn gọi là Thuyết tương đối tổng quát/Thuyết trường hấp dẫn, tiếng Anh: General Relativity): Với sự hỗ trợ của Hình học phi-Euclid (hay Hình học Lobachevski): ‘Không gian hình cong… Hiển nhiên là đường gần nhất giữa hai điểm không phải đường thẳng mà là đường cong…’, Einstein đề ra một quan niệm mới về sức hút, đảo lộn hẳn những quan điểm về trọng lực và ánh sáng đã được người ta chấp nhận từ thời Isaac Newton. Newton cho trọng lực là một lực, nhưng khác với Newton, Einstein chứng minh rằng khoảng không gian chung quanh một hành tinh hay một thiên thể, là một trường hấp dẫn tương tự như từ trường chung quanh đá nam châm. Những vật thể lớn như mặt trời, các vì tinh tú đều tỏa ra chung quanh một trường hấp dẫn rất rộng... Theo thuyết tương đối của Einstein thì người ta có thể đuổi kịp quá khứ và sinh ra ở tương lai nếu người ta có tốc độ vượt tốc độ ánh sáng... Thời gian và không gian không thể tách rời nhau. Mọi vật luôn luôn chuyển động, cho nên theo quan niệm của Einstein, chúng ta sống trong một vũ trụ bốn chiều mà thời gian là chiều thứ tư... (vietsciences.free.fr)  
  10. Thuyết trường thống nhất (Einstein, 1950, tiếng Anh: Unfided Field Theory): Trong những năm cuối đời, Einstein vẫn không ngừng nỗ lực xây dựng lý thuyết về Trường thống nhất nhằm chứng minh tính chất hòa hợp và đồng nhất của tạo vật. Theo Einstein, các định luật vật lý học chi phối nguyên tử nhỏ bé cũng có thể áp dụng đối với những vật thể lớn lao trong không gian. Do đó lý thuyết về Trường thống nhất của Einstein giải thích được mọi hiện tượng vật lý theo một khuôn mẫu cố định. Lực hút, điện lực, từ lực và nguyên tử lực tất cả đều là những lực có thể giải thích được bằng một lý thuyết duy nhất. Năm 1950, sau gần nửa đời nghiên cứu, Einstein lần đầu tiên trình bày lý thuyết Trường thống nhất của ông trước thế giới. Ông ngỏ ý tin rằng thuyết này nắm giữ được chìa khóa của vũ trụ, thống nhất trong một quan niệm, từ thế giới cực nhỏ và quay cuồng của nguyên tử đến không gian mênh mông của các thiên thể. Vì những khó khăn về toán học nên thuyết của Einstein vẫn chưa được những sự kiện vật lý học kiểm chứng toàn bộ… Xem thêm: http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/vatly/einstein_vathuyettuongdoi.htm

21 nhận xét:

  1. Bút Chì (Facebook)
    Đại ý bài viết này là không nên đi theo lối mòn tư duy của các bậc tiền bối phải không chú?
    5 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cầu thủ nhí nói chính xác quá, ta là ta, hãy tự nghĩ ra, rồi xem lại thử 'họ' nói có đúng không, nếu ta đúng thì quá tốt, còn nếu ta sai (chút chút), thì hãy tự điều chỉnh. Nói tóm lại, 'ta là chính' và 'ta là trước', như vậy thì mới có sáng tạo được, LB nói ngăn ngắn vậy nghen cô pé, hihi...

      Xóa
    2. Bút Chì
      Chắc vì thế mà chú giỏi như vậy nhỉ. Cháu ngưỡng mộ chú lắm đó nha, cái gì chú cũng thông thạo cả!
      1 giờ trước

      Xóa
    3. Hihi..., chú không... giỏi đâu, nhưng chẳng thà không giỏi mà tự nghĩ ra thì mới thấy không bị 'khòm' lưng, hihi..., chúc ngủ ngon.

      Xóa
  2. Con người - Thực thể quan trọng vào hàng bậc nhất trong trần đời
    Rất nhều các kỳ quan vật chất và tinh thần trên thế giới do Con người tạo ra
    Hãy sống trân trọng và xúc động từng ngày với những gì quý giá nhất, tươi đẹp mà Tạo hóa đã trao tặng và đừng bao giờ nghĩ đến cái chết vì không hẹn cũng đến
    Hãy từ biệt thế giới này, hãy để thế giới nãy tiễn ta đi trong tiếng nhạc ân tình và trọn vẹn và mãi mãi và không có gì hơn nữa ... ... ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Hãy từ biệt thế giới này, hãy để thế giới nãy tiễn ta đi trong tiếng nhạc ân tình và trọn vẹn và mãi mãi và không có gì hơn nữa ... ... ...": người đâu mà bình hay thế,
      hãy tự ra đi và vũ trụ sẽ tiễn đưa,
      cám ơn bạn, ngày mới an lạc.

      Xóa
    2. KN gửi lại Lời bình:
      Con người - Thực thể quan trọng vào hàng bậc nhất trong trần đời
      Rất nhều các kỳ quan vật chất và tinh thần trên thế giới do Con người tạo ra
      Hãy sống trân trọng và xúc động từng ngày với những gì quý giá nhất, tươi đẹp mà Tạo hóa đã trao tặng và đừng bao giờ nghĩ đến cái chết vì không hẹn cũng đến. ...Và cho đến lúc giã từ, hãy từ biệt thế giới này trong nhẹ nhàng, nếu chưa nói đến sự viên mãn hay trong niềm triền miên thương nhớ.., như những chuyến hành trình từng có trong đời dù chưa hẹn ngày trở lại từ cuộc tái sinh, hãy để thế giới này tiễn ta đi trong tiếng nhạc ân tình và trọn vẹn và mãi mãi và không có gì hơn nữa ... ... ...

      Xóa
    3. Ôi, lời bình 2 này giống như của một bạn của mình ở Quảng Nam cách đây vài năm! ('ông tiến sĩ kỳ lạ'), hihi...
      Tuy nhiên, mình vẫn thích lời bình 1, vì nó cô đọng và (khá) đầy đủ ý nghĩa.
      Cám ơn nhé, TM.

      Xóa
  3. NN sang thăm Anh GLBVN
    bài viết của anh chia sẻ đầy triết lý với lối tư duy hay khá hóm hỉnh khiến lối cuối người đọc . rất hay cám ơn anh.
    Mấy hôm rày NN bận quá hôm nay mới vào trả lời lời thơ anh chia sẻ bên nhà NN rất ngắn gọn nhưng lời thơ lại mênh mông đến thế NN gửi tặng anh lời trả lời cho anh nhé.
    "Biển gì giống biển quê tôi
    Trong sương quyền quyện, mắt người... dễ sương"
    thơ họa của GLBVN
    Khi đọc xong NN họa với anh nè:
    ====
    BIỂN LÀ QUÊ HƯƠNG
    .
    Ôi quê hương
    Nơi sinh ta khôn lớn
    Nơi hiện hình
    Cho ta những lời thơ
    Lời chia xẻ
    Lời ân tình thương mến
    Quê hương ơi
    Nỗi liên tưởng tuyệt vời.
    .
    Nên vì thế
    Biển rộng dài cảm xúc
    Nên cứ nhìn
    Sao lại giống quê hương
    Bởi trong biển
    Có tâm hồn anh nhớ
    Có tâm hồn
    Anh mãi mãi yêu thương.
    .
    Biển thế đấy
    Biển sẽ hoài lấp lánh
    Cứ nhìn vào
    Như đôi mắt thương thương
    Cứ nhìn vào
    Có tâm hồn biển cả
    Đi chẳng đành …
    Bởi biển …là quê hương
    ===
    NN cám ơn anh
    NN chúc anh ngày cn thật HP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, không hiều ví sao, mà có biển hay không, ta vẫn đôi khi nhớ về biển!
      ...LB là nam giới, nên nhìn thấy nữ giới là tuyệt vời: 'đàn bà là một kỳ quan của vũ trụ', cái này thì LB tâm phục khẩu phục nhất trong những cái gì mà được LB ngưỡng mộ, hihi...
      Cám ơn NT, CN tươi hồng,
      thân ái, NGLB.

      Xóa
  4. hãy hiểu theo cách của mình, hãy tự tin và tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên, mà khi ai đó đã hiểu tận gốc rễ của (một) vấn đề ở hiện thực thì tự nhiên sẽ có tất tần tật Triết, Thiền, Phật, Chúa… ở trong đó.
    Câu hay nhất trong bài nhưng để hiểu "tận gốc rễ" của một vấn đề hiện thực thì ai dám bảo mình đã hiểu chứ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, được 'học giả' Phạm Đình Trúc Thu ghé nhà quả thật là vui và... tự hào, hihi... Mình có đọc các bài phân tích của bạn nói về Khổng thuyết, v..v..., quả thật là sâu sắc!
      "hãy hiểu theo cách của mình, hãy tự tin và tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên, mà khi ai đó đã hiểu tận gốc rễ của (một) vấn đề ở hiện thực thì tự nhiên sẽ có tất tần tật Triết, Thiền, Phật, Chúa… ở trong đó': Câu hay nhất trong bài nhưng để hiểu "tận gốc rễ" của một vấn đề hiện thực thì ai dám bảo mình đã hiểu chứ?
      Mình có nói với con mình là 'cái gì cũng có thể nghĩ ra, Phật đã nghĩ ra bản chất của cuộc đời (từ một cái xác chết đã bị phân hủy), Trương Tam Phong đã nghĩ ra Thái cực quyền (từ một tấm vải), Newton đã nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn (từ một quả táo), Einstein đã nghĩ ra thuyết tương đối (từ một cái lò sưởi và một người đẹp!)..., tại sao ta lại không nghĩ ra! (cười).
      Cám ơn bạn, chúc chiều vui.

      Xóa
    2. Hi hi... đó là con đường sáng tạo nhưng nghĩ ra và hiểu ra lại khác nhau. Thế giới phương tây họ nghĩ ra nhiều nhưng hiểu ra thì ít bởi thế nên hỗn loạn. Cần hiểu tự nhiên chứ không phải nghĩ ra tự nhiên bạn à. Hiểu được tự nhiên ( bao gồm bên ngoài và bên trong con người) chính là sự giác ngộ đắc đạo thành Phật rồi. Trương Tam Phong nghĩ ra Thái cực quyền nhưng nhờ hiểu được vạn vật nhu cương biến hóa(cái này vốn có sẳn trong tự nhiên).
      Vũ khí hạt nhân vốn không có trong tự nhiên nhưng năng lương hạt nhân thì vốn tồn tại trong tự nhiên rồi.

      Xóa
    3. Uh, mình hiểu, mình đang mệt tí, bài sau mình sẽ viết về... 'tự sáng tạo ra Thái cực quyền' (cười), bạn ghé thăm nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  5. Có hẳn một Học Thuyết " Bắt Chước " đó LB ơi !
    Người đề ra học thuyết này là Aristore ( 384 - 322 T CN ) . ( Trong tác phẩm Thi Pháp , Aristote cho rằng nghệ thuật là một hành vi " Bắt chước ". Bản chất của con người là hay " Bắt chước " , " Bắt chước " khéo léo tạo ra sự thích thú , tạo ra tài năng và do đó tạo ra nghệ thuật . Tuy nhiên , Aristote không coi sự bắt chước của nghệ thuật là sự " Sao chép " . Nghệ sĩ luôn thêm vào hay bớt đi để làm cho tác phẩm cao hơn tự nhiên . Sự thêm vào hay bớt đi phải được kết hợp hay cách điệu , tiết tấu theo quy luật hài hoà ) . Đúng hay sai thì tuỳ mọi người suy ngẫm
    Theo Salam thì mỗi người đều có một đam mê về công việc của mình . Các nhà nghiên cứu cũng vậy , thử hỏi không có họ thì làm sao ta biết được những chuyện, hay những học thuyết đã xảy ra trong quá khứ ? Cần ghi nhận công lao của họ
    Điều quan trọng là mỗi người chúng ta khi tiếp nhận những tư tưởng đó , không phải cứ rập khuôn theo mà phải biết sàng lọc những điều tốt đẹp của tiền nhân rồi phát triển thêm cái mạch đã có đó .
    Thời đại nào có con người của thời đại đó , vì thế suy nghĩ và cảm nhận tự nhiên , cuộc sống cũng khác nhau . Mọi đồ vật vô tri như đất , đá , cây cối , muông thú , kể cả giọt nước đều có linh hồn và đời sống riêng của nó . Con người cũng vậy , mỗi con người là một cá thể riêng , có đời sống độc lập riêng . Cũng vì thế không nên duy ý chí mà áp đặt tư tưởng của minh ( dù rất hay ) lên một ai đó .
    Còn " Minh triết " ư , " Vĩ đại " ư , theo Salam thì không ai là vĩ đại cả , kể cả Thượng Đế , bởi vì Thượng Đế cũng do trí tưởng tượng của con người mà ra . Chỉ có " Mẹ Thiên Nhiên " là vĩ đại nhất , bởi đơn giản là con người cứ tự xưng mình là vĩ đại thì thử hỏi đã điều khiển được thiên nhiên chưa ? Ví dụ sóng thần ở Nhật Bản hay mấy cơn bão ở Mỹ là một ví dụ
    Còn những người mà LB nêu ở trên , theo Salam cứ ghi nhận công của họ đã đề ra được một học thuyết . Không có họ thì cũng có những người khác , thế thôi . Có biét bao người tài giỏi và uyên bác đã bị các Vương Triều đương thời vùi dập . Có biết bao những con người ưu tú phải bước lên dàn hoả thiêu của toà án Dị Giáo ?
    Tìm hiểu về vấn đề của Tự Nhiên hay cuộc sống trong quá khứ hay hiện tại là cả một vấn đề nan giải .
    Salam xin mượn câu văn của LB để kết thúc Entry này
    ( Một chiếc lá có thể. Phản ánh các bí mật của vũ trụ , kể cả Thượng Đế )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da, Salam bình cái này quả là... mình triết, nói nhỏ nè, nếu bạn cứ giữ ý tưởng này và mở rộng (mà không để bị ảnh hưởng Tây/Tàu) thì sẽ thành 'triết học' đó!
      "Một chiếc lá có thể phản ánh các bí mật của vũ trụ , kể cả Thượng Đế": Bạn quả thật là hiểu bài viết thật tốt - mà có lần mình có nói với một bạn đọc ở Tây Nguyên là:
      -Bạn Salam rất/khá thông tuệ.
      Xin cám ơn, chúc chiều vui.

      Xóa
  6. huongtra [Blogger] Email 29.06.15@01:17
    Trà thăm anh ạ
    Khíp anh như cuốn từ điển sống á... gì cũng thông nà... cơ, mà thích nhất là "bài Tầu" vì em đang ghét... ghét lắm mờ
    Anh khỏe hẳn chưa nà... lại trước đèn đọc sách rùi đó đa .. ngon giấc đêm an lành nhé anh LB.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì người VN ai cũng ghét 'Tàu Đại Hán', còn người Tàu thì cũng... dễ sương như dân ta thôi, cám ơn HT nghen, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  7. huongtra [Blogger] Email 29.06.15@23:37
    "bài Tầu" thì chỉ bài Tàu Đại Hán... Còn người Tầu cũng dễ sương...(LB)
    Trà thích cái phân minh của anh LB... Không có kiểu như ai đó... không đồng tình với chính sách của VN thì rủa cả 90 triệu đồng bào ruột thịt... Hjc... Đừng ném đá em nha nha.
    Điểm A tặng anh LB ạ (rose).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, huongtra quả là tình-lý kết hợp, một nhóm người hoàn toàn khác với một dân tộc, chỉ có thể có nhóm người xấu (hay tốt), chứ không có dân tộc xấu, TM.

      Xóa
  8. (Facebook) Viet Yen Le, Giao Lang, Điền Trương, Lý Hồng Tâm, Hoàng Anh, Chiều Tím, Mietvuon Sau, Dung Tran, To Thanh Binh, Bút Chì... thích (bài) này.

    Trả lờiXóa