-Bài viết nào của bạn cũng thấy nụ cười, nhưng sau đó là những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá vậy (Đoàn Huyên)
MỞ ĐẦU
Các độc giả trong và ngoài nước thân mến,
Các độc giả trong và ngoài nước thân mến,
Trước tiên, từ ‘bắt chước’ nên được nhìn dưới một cặp mắt thư giãn hơn, nhưng tôi sẽ cố gắng dẫn các bạn đến gần bản chất của vấn đề: ‘bắt chước’ là bắt chước như thế nào, và ra làm sao? Các bạn cũng không nên đưa ra khái niệm ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ ở đây, bởi vì, đơn giản, tôi là người thuộc về ‘lề thật’… Nói chung là mọi diễn biến ở VN từ 1955 đến 2015, hy vọng rằng tôi đã ghi chép khá…. đầy đủ trong blog này rồi (cười), từ ‘chuyện đời thường’ cho đến ‘chuyện kiến trúc thượng tầng’, với 700 entry = gần 3000 trang!
Là một người được sinh ra, mà lọt thỏm vào thời kỳ VN-Mỹ 1955-1975, tôi đã bị… ‘tổng hòa’ bởi 6 loại văn hóa sau đây: 1) văn hóa VNCH trước 75, 2) văn hóa XHCN sau 75, 3) văn hóa Mỹ, 4) văn hóa Pháp, 5) văn hóa Nga, và 6) văn hóa Tàu, mà dưới đây, tôi sẽ kể hết, nhưng cô đọng, là các 'nền' văn hóa nói trên đã ảnh hưởng đến tôi/nhóm chúng tôi như thế nào, chủ yếu là văn hóa trước 75, văn hóa sau 75, văn hóa Mỹ, và văn hóa xô-viết, nhưng tôi sẽ dành chủ lực để phân tích về tác động của văn hóa Tàu ở phần cuối. Tôi không nghĩ rằng các bạn sẽ thỏa mãn khi đọc phần tôn giáo trong blog này, nếu có, vì Phật, Chúa và Thượng đế - mà tôi gọi là ‘các thứ có ánh hào quang’ - dường như không có ảnh hưởng lớn đối với tôi, mặc dù tôi có hiểu ‘Thượng đế’ theo một cách khác (= Đấng tạo hóa), và điều này cũng không có nghĩa tôi là người vô thần. Lưu ý rằng, các Phần dưới đây, mỗi minh họa, tôi chỉ nêu ra 3-10 chi tiết, như tên thầy, tên blogger, tên sách…, vì tôi không nhớ hết, và quan trọng hơn, tôi không thể liệt kê nhiều mà làm kéo dài bài viết.
Và theo tôi, nền giáo dục như thế nào thì sẽ tạo ra con người như thế đấy, nên dưới đây, bằng các minh họa từ ‘trường đại học bôn ba’, tôi cũng không ngần ngại chỉ ra điều này.
PHẦN I
PHẦN I
Tất nhiên, đã nói ‘văn hóa VNCH trước 75’ thì nó cũng bao hàm văn hóa Pháp, Mỹ/phương Tây và văn hóa Tàu…, tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng đưa các vấn đề này ra thành các Phần riêng.
Trước năm 1975, rất khó để mà chúng tôi được tiếp xúc với các học giả/nhà văn nổi tiếng, tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, thời đó, học sinh rất tôn trọng thầy, chứ không phải như ngày nay. Cũng thời đó, ngoài việc học văn hóa, chúng tôi còn có học thêm tiếng Anh (thậm chí tiếng Tàu, em tôi), âm nhạc, võ thuật, thể dục thể thao, chơi tem, sưu tầm truyện tranh trong và ngoài nước, nuôi cá cảnh, câu cá…, nên nhờ đó mà các bài viết của tôi khá đa dạng. Còn chuyện lính tráng, chính trị hay ‘chủ nghĩa hiện sinh’…, thì trước 75, không gây cho (chúng) tôi nhiều ấn tượng lắm, vì lúc đó chúng tôi còn lo miệt mài học tập.
Thật là khó nói, nhưng cũng xin nói rằng kiến thức về ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Tây du ký’, Kim Dung, người nước ngoài và âm nhạc… quả thật là một lợi thế cho tôi khi viết các entry.
*
Thời kỳ 1955-1965, tôi sinh ra và lớn lên ở một nơi mà:
-Làng tôi bên sông, nước trôi triền miên
Làng tôi bên sông, thuyền lên bến mỗi chiều
Những đêm mờ trăng, thuyền đỗ cạnh bờ đá
Mái chèo nhặt khoan, nhịp khúc hát mơ hồ (Khuyết danh),
Làng tôi bên sông, thuyền lên bến mỗi chiều
Những đêm mờ trăng, thuyền đỗ cạnh bờ đá
Mái chèo nhặt khoan, nhịp khúc hát mơ hồ (Khuyết danh),
nên tôi yêu sự thanh bình, và cũng vì thế mà cả đời, tôi không đố kỵ Bắc, Nam, lề phải, lề trái, VN hay Cali, ta hay Tây; chỉ trừ anh… Tàu mà từ nhỏ tôi đã rất ngưỡng mộ nền văn hóa của họ, nhưng càng lớn lên, cực kỳ đặc biệt là qua vụ Biển Đông, vụ ‘thương lái Tàu’, và thái độ trịch thượng của ai đó…, nó đã gây nên trong lòng tôi một thứ ‘phản cảm’ càng lúc càng dữ dội, đến nổi mà, nếu đánh nhau bằng quân sự thì tôi không có ý kiến, chứ nếu ‘đánh nhau’ với Tàu về... triết học, thì dẫu có… 10 ông Tàu, tôi cũng chả ngại (cười), mặc dù tôi chỉ là một con kiến nhỏ hơn cả con kiến...
*
Năm 1965 là một năm đầy biến động đối với người Việt: ‘Nửa triệu quân ‘đồng minh’ đổ bộ vào VN, … thế là có những cuộc sống đang thanh bình bỗng dưng trở nên không thanh bình. Cuộc chiến đã đuổi gia đình cậu bé đến một nơi, mà trớ trêu thay, tên nơi đó là ‘biển Thanh Bình’. Ở đấy, cậu bé đã được tận mắt thấy những người lính Mỹ và những ‘bạn tình’ bất đắc dĩ của họ, đã thấy nhiều người lao động còng lưng trên những chiếc xe xích lô hay xe ba-gác, những bà mà sáng sáng rao ‘ai mua… bún không?’, tối tối rao ‘ai… hột vịt lộn không?’, đã mê mãi xem những ngư dân kéo những tấm lưới khi chiều về với đầy những con cá ngừ đang giãy đành đạch, những con mực, cua, ..., còn tươi rói, đã chơi trò 'khi xưa ta bé' với những chiếc ná bằng dây cao su bắn qua bắn lại bằng những trái dương liễu, đã nghe ngày ngày vang dậy những bài hát ‘nối vòng tay lớn’, ‘dậy mà đi’ và đêm đêm âm ỉ những bài ‘chiều tà (serenata)’, ‘dạ khúc (serenade)’, ‘gửi gió cho mây ngàn bay’, ‘ai về sông Tương’, đã thấy những chàng sĩ quan/hạ sĩ quan lâu lâu về thăm vợ con, và cậu bé cũng đã vô tình gặp những chàng trai trẻ hoạt động ‘bí mật’ mà đôi khi thầm thì vào tai cậu những lời kêu gọi ‘yêu nước’...
*
Từ năm 1965, ra chốn ‘hội chợ phù hoa’, tôi bị ảnh hưởng khá mạnh, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trực tiếp bởi các thầy như Dương Ngọc Tạo, chú tôi, ba tôi và bác tôi (đều là thầy), gián tiếp bởi Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Trang Tử, Aristote, Johann Strauss, Alexandre Dumas, Dale Carnegie…, ngoài ra, còn có ông ‘Tây du ký’, ông ‘Đông Chu’, ông ‘Lý Tiểu Long’, các thầy ‘Tự lực văn đoàn’, ‘Hướng đạo’, ‘Du ca’, bà ‘Thủy hử’, cô ‘Thi nhân tiền chiến’…, và đặc biệt là ông ‘kiếm hiệp Kim Dung’, ngoài ra nữa, cùng với các ‘thầy/cô’ trên, thì kể cả các nội dung trong cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’ hay các cuốn Sử ‘tiểu học’ (của Trần Trọng Kim!)… cũng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng về khoa học, ‘triết’, ‘thoát’ và tinh thần chống xâm lược…
Thầy Tạo làm tôi nhớ nhất là ‘chuyện Tú Uyên và Giáng Kiều’:
-Thành Tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao!
Ðua chen thu cúc, xuân đào
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông…
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao!
Ðua chen thu cúc, xuân đào
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông…
Cô Đoàn Thị Điểm (!) đã truyền lửa thơ cho tôi để… ghẹo các bóng hồng, bằng các dòng thơ:
-Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…
Thầy ‘Thủy hử’ thì quả nhiên là có tai hại:
-‘Thế rồi mưa xuân tơi tả, vũ trụ quay cuồng’ (nói về Kim Liên với Tây Môn Khánh), hay ‘nàng trút bỏ xiêm y, nằm xuống giường, đôi mắt mơ màng nhìn vào một cõi trời xa lạ’ (nói về Xảo Vân với sư Bùi Như Hải), mà đã làm tôi… chảy ra những dòng thơ:
Chiều tà rơi xuống êm đềm
Bóng ai rơi đọng bên thềm xót xa
Tiếng ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi ngự trong ta suốt đời!
Bóng ai rơi đọng bên thềm xót xa
Tiếng ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi ngự trong ta suốt đời!
Thầy Kim Dung làm cho tôi đôi lúc có nét ‘tà’, đôi lúc có nét lãng mạn, ngạo, nghĩa khí hay ‘ma giáo’ kiểu Hoàng Dược Sư, Lệnh Hồ Xung hay Trương Vô Kỵ…, cụ thể là làm tôi đặc biệt cảm thông với người đời hơn (so với nhiều người bạn khác):
Đốt tàn xác của ta, ngọn lửa thánh bốc cháy hồng hồng.
Sống đã chi làm sướng, chết không lấy chi làm khổ.
Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên.
Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi.
Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều.
Sống đã chi làm sướng, chết không lấy chi làm khổ.
Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên.
Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi.
Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều.
Thầy Trang Tử (Khổng Tử đã không để lại trong tôi ấn tượng gì mạnh lắm) đặc biệt làm tôi sống khá ‘lập dị’ và có đôi lúc vô vi hay bất cần đời:
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong.
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!
(Đến như nước chảy, đi như gió
Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!)
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!
(Đến như nước chảy, đi như gió
Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!)
Đặc biệt là thầy Aristote, người đã truyền cho (chúng tôi) môn ‘Luận lý học’, mà làm cho Chế độ kinh tế thị trường ở Miền Nam ‘năng động’ hơn miền Bắc (theo đánh giá của các nhà nghiên cứu cách đây khoảng 20 năm), trong đó, (chúng) tôi có vẻ thiên về ‘trí tuệ’ hơn, và có ít hơn - cái tính cộng đồng làng xã (kiểu miền Bắc) mà tỏ ra là sự kìm hãm cho sự phát triển theo chiều hướng ‘hiện đại hóa’ ngày nay. Cũng xin nói thêm, các thầy như Nguyễn Hiến Lê/Nguyễn Duy Cần/Dale Carnegie… làm tôi sống khá bài bản, tỉnh táo, nguyên tắc và mô phạm, nhưng thầy Johann Strauss cùng với các thầy ‘17 bản tình ca bất tử’ làm tôi có nhiều lúc lãng mạn, sướt mướt…
*
…Trước 75, trong ‘Kim văn’ hay ‘Cổ văn’, việc sử dụng khá nhiều từ cổ (từ Hán-Việt) hình như không có lợi lắm cho kẻ hậu học vào thời đại ‘Biển Đông’ này..., tôi cũng không đánh giá cao lắm các thầy ‘Tự lực văn đoàn’, cũng như thơ/văn của Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bình Khiêm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Bính…, vì đối với tôi, các nhân vật của họ là có ít nhiều ‘bắt chước’, và rất ‘trồi sụt’: yêu không ra yêu (Tự lực văn đoàn), thoát không ra thoát, tư tưởng không ra tư tưởng (cũng như các nhà văn/thơ sau 1975). Ngoài ra, phong trào ‘hippy’ - mặc quần ống loe, để tóc dài… vốn không phải là chuyện hay đối với xã hội VN. Quên nữa, những người lính trước 1975, đã để lại cho tôi ấn tượng, có thể nói là khá ‘tốt’ - vì đa số họ là hiền lành, đôi khi lãng mạn, trừ một số rất ít là ăn nói có tục tĩu (mấy ông thầy dạy quân sự học đường cho tôi, hay kể chuyện tục lắm), thiệt đó.
Có lần, vào năm lớp 6-7, tôi và em họ tôi có hỏi nhau: ‘anh/em mơ ước trở thành gì?’, tôi thì ‘mơ ước trở thành Triệu Tử Long’, em tôi thì ‘mơ ước trở thành Khổng Minh': các ‘thầy Tàu’ đã làm cho chúng tôi bị ‘Tàu hóa’ ngay từ nhỏ.
Khi đến lớp ‘đệ tam’ (tức là lớp 10 sau 75), tôi lại mơ ước trở thành một nhân viên nhà nước bình thường (government staff) với ‘sáng vác ô đi, chiều vác ô về’, và phải chăng nền giáo dục trước 75 đã tạo cho (chúng) tôi trở thành những con người như vậy!
Nói chung là trước 75, (chúng) tôi sống cũng có chút chút nét của anh chàng ‘bạch diện thư sinh phi-chính-trị’:
-Không ham chuyện ‘làm tiền’ hay ‘làm lớn’ lắm, làm việc đôi khi hết mình - nhưng đôi khi cũng do dự giữa chơi và làm, ham nghiên cứu/viết lách, ham hát hò một tí, lãng mạn một tí, ngạo một tí, lập dị/xa lánh đời/‘makeno’ một tí, có máu giang hồ một tí và có hư hỏng một tí (cười)…
À, nghe nói rằng, miền Nam (trước 75) hơn cả Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines…, thiết nghĩ là có phần nào đúng, nhất là về lý luận/giáo dục, tuy nhiên, lưu ý rằng tôi cũng đã từng ăn gạo Mỹ, bơ Mỹ, bánh mì Mỹ, xài tôn Mỹ, gỗ Mỹ… Tóm lại, tôi ghi nhận là văn hóa/giáo dục trước 1975 là có ‘hay’, nhưng vốn không phải là rất ‘tự chủ’ như nhiều người tưởng!, mà các bạn sẽ có dịp so sánh với các Phần sau nhé.
--------
Chú giải:- Alexandre Dumas (cha): tác giả của cuốn ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’, ‘Bá tước Monster Cristo’…
- 'Chinh phụ ngâm khúc' (và 'Bích câu kỳ ngộ'): đã và đang có các cuộc 'tranh chấp' là của Đoàn Thị Điểm hay Đặng Trần Côn, nhưng tôi thiên về... Đoàn Thị Điểm.
- ‘Chuyện Tú Uyên và Giáng Kiều’: tức tác phẩm ‘Bích câu kỳ ngộ’, thơ lục bát của Đoàn Thị Điểm/Đặng Trần Côn.
- Johann Strauss: nhạc sĩ nhạc valse lừng danh thế giới, tác giả của bản Dòng sông xanh, Chiều tà….
- Makeno = mặc kệ nó
- ‘Mười bảy bản tình ca bất tử’: một tuyển tập nhạc tình quốc tế chọn lọc của Phạm Duy.
- Năm 1965 và ‘dạ khúc’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/da-khuc-noi-niem-cua-cau-be.html
- ‘Phong trào Hippy’: là một phong trào từ bên Mỹ (nam thì để tóc dài, mặc quần ống loe, nữ thì mặc quần ‘xì-gà’!), đã du nhập vào đa số thanh niên VN vào, nhất là vào thời đoạn 1970-1975.
- Triệu Tử Long: tức Triệu Vân, một trong những hổ tướng của Lưu Bị, gồm Quan Công, Trương Phi, Hoàng Trung…, trong truyện ‘Tam quốc chí’.
Đã là tuổi trẻ ở bất cứ nơi đâu thì cũng đều giống nhau . Đó là ham tìm tòi , khám phá và mơ ước . Ai cũng có một thời nông nổi và lãng mạn , Salam cũng vậy . Hồi nhỏ nhà có rất nhiều sách mà Ba Mẹ cất giữ được . Tuổi thơ của Salam được đắm chìm và sống cùng các nhân vật trong các cuốn sách . Có những cuốn bằng tiếng Pháp không hiểu thì đã có Ba Mẹ giải thích dùm . Salam cũng rất thích đọc cả hai cha con Alexandre Dumas , nhưng sau này lớn lên thì không thích nữa , tại sao vậy ? Bởi vì những chuyện của hai ông viết luôn kết thúc có hậu , mà thực tế cuộc sống thì không như vậy những cuốn sách SL thích nhất là Hội chợ phù hoa của William Makepeace Thackeray " Anh " Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London "Mỹ " và sau này là cuốn Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunichi " Nhât " . Vì ở đó các tác giả viết thật hơn
Trả lờiXóaCòn riêng về văn hoá Tàu thì thôi rồi. Từ Đông chu chiến quốc , Xuân thu chiến quốc , Thuỷ Hử , Tam quốc chí , Khổng Tử , Trang Tử , Lão Tử vvv Ám SL đến giờ vẫn chưa dứt bỏ được . Còn về điện ảnh vì SL thích Củng Lợi nên xem tất cả phim Bà đóng , Cao lương đỏ , Thu Cúc đi kiện , Đèn lồng đỏ vvv. Cho nên khi một nền văn hoá này xâm nhập vào một nền văn hoá khác , thì muốn chối bỏ hay thoát ra là một điều cực kỳ khó , không muốn nói là không thể . Ngay con của SL ngoài tiếng Anh chúng còn học thêm tiếng Trung vì bản chất của công việc . Nhưng biết đâu từ từ nhiễm vào cũng chưa biết chừng . Chỉ hy vọng chúng sẽ miễn nhiễm được
Ui, mình đọc sách Tàu, coi phim Tàu, hay học tiếng Tàu không có gì đâu bạn à, thú vị lắm chứ, nhỉ!, hihi... Tuy nhiên, đọc và bắt chước là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau, ví dụ mình thấy người ta mua... cọp Tàu về nhà nuôi, trông cũng hay hay, nhưng mình không điên gì mà lại đi nuôi... cọp Tàu, hihi...
XóaCòn dân mình thì tuyệt đa số, ai cũng là 1000 năm bắt chước, bị đè dưới Ngũ Hành Sơn (bị xâm lược) mấy chục lần mà vẫn... không chịu tỉnh ngộ, đến nổi mà Tôn Ngộ Không phải kêu dân ta bằng... cụ.
Nghĩ nản lòng ghê gớm, chắc không thể thay đổi gì được đâu bạn à, 100 năm thì nữa nước ta cũng y như vậy thôi, thậm chí là thụt lùi, mà lần nào cũng thấy trên mạng phân tích là ta chậm tiến hơn so với nhiều nước trong khu vực đến vài chục năm/cả trăm năm, và chậm tiến hơn so với Tây đến vài trăm năm, huhu...
TM.
Muội ghé thăm Ca Ca và cũng để học bài...
Trả lờiXóaChúc Ca Ca thật nhiều niềm vui nhất là sưc khỏe viết nhiều bài hay
GT muội nhất quyết học
Ui, tiểu sư muội ngoan quá, sư huynh đang luyện 'Độc cô cửu kiếm', khi nào muội lên núi thì huynh chỉ môn... 'Tịch tà kiếm phổ' cho, dám... luyện hôn?, hihi...
XóaTối ngọt ngào nghen.
Nắng sao lại có hạ vàng
XóaXinh sao lại có cô nàng đứng bên
Mắt sao lại sáng mông mênh
Cong sao lại khiến tôi bềnh bồng đêm, hihi...
Lâu quá không gặp Anh NGLB, vẫn còn nhớ nợ Anh một chầu càphe phố.chắc chắn sẽ tìm cách trả nợ thôi.
Trả lờiXóaChúc Anh vui và hạnh phúc Anh nhé!
Ui, lâu ngày mới thấy Quyên Xưa, khỏe kg?, chắc là đang làm thơ ghê lắm, thế thì thế nào cũng sẽ đạt giải... Nobel cho mà xem, hihi...
XóaCám ơn đã ghé nhà, chúc ở An Giang vui nhìu nhé.
Anh ở Sài Gòn, mây trắng trôi
XóaCầu qua, trắng xóa sông, gợi sầu
Lục bình trôi nổi, dập dềnh, nhớ!
Một người, hôm ấy, đã nơi nao...
haduyenp [Blogger] Email 03.06.15@13:29
Trả lờiXóaMuội qua thăm Ca Ca nè muội hỏng có luyện kiếm nữa đâu, muội vô chùa tu sàm hối nè.
Ui, cám ơn tiểu sư muội, huynh cũng đang ở trong... chùa nè, đến uống trà Bắc, cà phê Ban Mê và có cả... pún pò giò heo nữa, hihi... Chiều ngọt ngào nghen.
XóaFacebook) Văn Khánh, Tuyết Lanh, Dung Tran, Hoài Phố, To Thanh Binh... thích (bài) này.
Trả lờiXóa