Vận tốc ánh sáng là 299.792km/s. Con tàu vũ trụ đang phóng véo véo véo với vận tốc ánh sáng: Ngọc Đế đang cùng đoàn tùy tùng đang đi ‘phượt’ trong đa vũ trụ... Ngài bỗng ra lệnh cho lái tàu:
-Không được bay quá vận tốc ánh sáng.
-Dạ, muôn tâu, sao thế ạ?
-Nếu ngươi bay bằng vận tốc ánh sáng, thì khối lượng sẽ tăng đến vô tận, mà ta không muốn bị biến thành hạt quark. Còn thời gian sẽ chậm đến vô cùng, nói nôm na cho ngươi dễ hiểu, nếu trái đất trải qua 100 năm, thì có thể ta mới trải qua có 1 năm, nói dễ hiểu hơn, là khi ta trở về nhà thăm Thiên hậu, thì ta vẫn còn ở 20 tuổi thanh xuân, trong khi đó mụ vợ ta đã thành một bà cụ sống lâu nhất thế giới và được ghi vào sách kỷ lục Guinness rồi, híc.. híc…
*
Rồi đột nhiên, ngài quay lại trách Tôn Ngộ Không:
-Ngươi vẫn còn có cái tật nói dối.
-Dạ, thần có nói dối gì đâu ạ!
-Ngươi chém gió là ngươi nhảy một cái là được 10.800 dặm (phép ‘Cân đẩu vân’), thế mà ngươi nhảy 4000 năm rồi mà vẫn chưa ra khỏi nước Tàu?
-Muôn tâu, nô tài đáng chết, nhưng… nhưng… đó là tại tư tưởng của Tập Lão Đại chưa ra khỏi nước Tàu ạ. Lão muốn làm bá chủ Biển Đông, rồi làm bá chủ thế giới, cái tư tưởng đó lạc hậu hơn tư tưởng thời vua Nghiêu, vua Thuấn, sức thần có hạn, biết làm sao ạ.
Nghe Ngộ Không nói vậy, Ngọc Đế thở dài sườn sượt…
*
Và để đi công du được nhiều nơi, Ngài bảo lái tàu phải đi qua ‘cổng du hành’ (xem chú dẫn bên dưới)… Bỗng Thuần Phong Nhĩ tâu:
-Khải bẩm, thần nghe ở một xứ nào đó có rất nhiều tiếng tụng niệm: Nam mô Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử…, Nam mô Socrat, Platon, Aristote…, Nam mô Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…, Nam mô Nietzsche, Sartre, Camus…, Nam mô Tagore, Khalil Gibran, Goethe…, Nam mô Shakepeare, Dostoievski, Hemingway…, , Nam mô Newton, Darwin, Einstein…, Nam mô Krishnamurti, Osho, Dalai Lama…, Nam mô L, M, N…, thậm chí còn Nam mô cả Hugo và Tôn Dật Tiên luôn ạ...
-Ủa, ngươi kiểm tra xem thế giới này có bao nhiêu nước?
-Khải bẩm, có khoảng 222 nước ạ.
-Thế còn 221 nước còn lại thì sao?
-Dạ, 221 nước còn lại thì không vậy, chỉ trừ có một 'nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con' (Tản Đà), không hiểu vì sao lại chuyện ‘Nam mô’ các vĩ nhân của nước ngoài ạ.
Nghe đến đây, Ngọc Đế giật mình lẩm bẩm:
-Không ngờ sự sáng tạo của ta lại kỳ diệu đến thế!
*
Thuần Phong Nhĩ tâu tiếp với Ngọc Đế:
-Khải bẩm, thần còn nghe thấy họ đang thảo luận về việc xây dựng một ‘idol’ hơi bị… cổ đại, đại khái là xuất thân vào thế kỷ trước, mà hồi đó, người dân thường học cao lắm là đến lớp 5 thôi ạ.
-Ủa, họ có 4000 năm văn hiến, sao mà chỉ mới tiến hóa ngang lớp 5, nếu ta cho họ thêm 4000 năm nữa, thì họ mới tiến hóa đến lớp 10 à?... Họ không có anh hùng mới à?
-Dạ, cái đó là thần không hiểu lắm, chắc là do cái tệ ‘bắt chước’ và ‘tôn thờ quá khứ’, nói chung, 'cơ sở tiền chiến' thì làm sao mà xây dựng nên nhạc hiện đại được ạ!
-Người nên nhớ rằng, trình độ văn hóa và trình độ học vấn là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, ta hỏi ngươi, nếu thế kỷ 21 này có ai sáng tạo ra một chủ thuyết nào đó… vĩ đại (!), thì họ có mang về học thuộc lòng không, hay là họ tự sáng tạo ra chủ thuyết khác?
-Dạ, họ bê cái... vĩ đại đó về học chứ ạ.
-Trời ơi là trời, ta hỏi tiếp nè. Theo ngươi, nếu một người có 10 cái bằng tiến sĩ, nhưng vẫn nhai lại những Khổng Tử, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Socrate, Platon, Aristote… thì trình độ văn hóa tư tưởng của họ là lớp mấy?
-Dạ, thần cho là lớp… một, cao lắm là lớp ba ạ.
Ngọc Đế bỗng trổ một tràng tiếng Anh:
-I have no objection (= Ta không phản đối).
Nghe ngài… bật đèn xanh như thế, Thuần Phong Nhĩ chỉ biết vò đầu bức tai, rồi tâu nho nhỏ:
-Và nếu họ cứ bắt chước và tôn thờ quá khứ mãi như thế, thì đến một lúc nào đó, họ sẽ quay lại thời đại… khủng long ạ.
*
Rồi Ngọc Đế bèn triệu tập Tôn Ngộ Không, Thiên Lý Nhãn, Thuần Phong Nhĩ… lại. Ngài kể một câu chuyện ngụ ngôn ‘Titanic thời @’ như sau:
Chiếc tàu Titanic đang di chuyển êm đềm trên đại dương mênh mông xanh ngắt… Bỗng viên Hoa tiêu phát hiện có một tảng băng khổng lồ cách đó 100m, y bèn ba chân bốn cẳng chạy đến báo cáo với thuyền trưởng. Thuyền trưởng chỉ đạo:
-Ngươi hãy làm một tờ trình, trình lên UBND phường.
Một thời gian lâu sau khi nhận được tờ trình - kèm theo một thùng bia Ken từ Thuyền trưởng, UBND bèn nhiệt tình gọi điện báo tin cho Thuyền trưởng:
-Chúng tôi đang tiến hành hội thảo về ‘hiện tượng băng trôi’. Hội thảo thành công tốt đẹp với hàng chục tham luận có giá trị của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tuy nhiên, họ chỉ nói về lý thuyết này, lý thuyết nọ, rất lờ mờ, mà chưa đưa ra được bất cứ một giải pháp thực tế nào. Vì thế, UB phường quyết định là sang năm sẽ tổ chức hội thảo tiếp… A-lô… a-lô… a-lô, thuyền trưởng có nghe thấy không?
-Có, tôi đang nghe ngài nói... từ âm phủ.
*
Sau khi kể chuyện xong, Ngọc Đế bèn hỏi Tôn Ngộ Không:
-Ngộ Không, ngươi đã nằm suy nghiệm 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ta cho ngươi phát biểu trước. À, cái tật ngươi là hay nói dài, thôi, ngươi hãy nói về ‘cứu cánh’ nào đó cho cái xứ đó đi.
-Dạ, đại khái, thần nghe là dân xứ ấy chỉ cần một trái xoài và một một xị rượu đế, là ra gốc cây ngồi chém gió mọi chuyện trên thế gian, mà tư tưởng cao lắm là ‘rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, nhìn xem phú quý tựa chiêm bao’, và họ cho đó là hạnh phúc.
-Họ cứ sống ‘làng nhàng’ như thế, ngộ nhỡ họ bị nước ngoài xâm lược thì sao?
-Thì họ im lặng chịu đựng, cho đến khi ‘ngồi nhậu dưới gốc cây’ cũng không được, thì họ nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm, xong rồi thì họ… họ… họ…
-Họ sao?
-Dạ, họ ra gốc cây nhậu tiếp, gáy tiếp và... nam mô tiếp ạ.
-Trời ơi là trời, thế còn ‘phép tính tích phân và vi phân’, ‘chuyện lên vũ trụ’, hay ‘lý thuyết trường thống nhất’… thì sao?
-Dạ, thần có đi khảo sát ở nhiều nước phát triển, dở mấy cuốn toán, lý, hóa, sinh, công nghệ thông tin, từ điển triết học, tư tưởng nhân loại… của họ ra xem, thì chả có tên người sáng tạo của nước này ạ.
-Chết ta rồi, thế là họ chỉ có tư duy bắt chước, nhưng làm sao lại đến nỗi này, ngươi hãy có giải pháp gì đi chứ?
-Dạ. Thần tuy mang tiếng là ‘Đại thánh’, nhưng chỉ đi ‘hàng yêu phục ma’ lẻ tẻ, chứ đâu có biết làm chuyện lớn. Chuyện vũ trụ đại ngàn thì hãy để cho vũ trụ đại ngàn giải quyết, không phải ở đời muôn sự hư vô đó sao!, ai đó... khôn thì đến gốc cây bồ đề mà ngồi xếp bằng, hay là chờ kiếp sau mà lên thiên đường...
Thế còn ngài, với tư cách là ‘đấng tạo hóa’, ngài giải quyết như thế nào?
-Ta đó hả! Ngươi nghĩ không ra thì ta làm sao mà nghĩ ra... Ngươi thừa biết rồi, mấy tỉ năm nay, ta có nhúng tay vào giải quyết chuyện của nhân loại đâu, chiếc máy bay MH370 như thế nào, chuyện khủng bố Hồi giáo IS như thế nào, chiến tranh Ucraine như thế nào, động đất ở Nepal như thế nào, thuyền nhân Rohingya hoặc Bangladesh đang trôi dạt trên đại dương như thế nào, TPP như thế nào, Biển Đông dậy sóng như thế nào: ta không… giải quyết.
(HẾT)
--------
Chú dẫn:
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng? …Một vật di chuyển càng nhanh thì khối lượng của nó sẽ càng tăng, và sự gia tăng này chỉ có thể được nhận ra nếu nó di chuyển với một vận tốc cực nhanh. Cụ thể hơn, nếu vật thể có khả năng di chuyển với vận tốc khoảng 10% vận tốc ánh sáng, khối lượng của nó sẽ tăng 0,5% so với bình thường. Nếu nó di chuyển với vận tốc đạt 90% vận tốc ánh sáng, khối lượng của nó sẽ tăng gấp đôi… (Và thời gian) sẽ trôi chậm lại với những vật thể di chuyển cực nhanh. Nếu bạn là một hành khách trên chuyến tàu có khả năng di chuyển bằng 90% vận tốc ánh sáng, chiếc đồng hồ của bạn sẽ chỉ trôi qua 10 phút, trong khi thật ra thời gian đã trôi qua 20 phút dưới mặt đất... Xem thêm: http://genk.vn/kham-pha/chuyen-gi-se-xay-ra-neu-chung-ta-co-the-di-chuyen-voi-toc-do-anh-sang-20140205000440649.chn
- Cổng du hành: Lỗ sâu chính là một nếp gấp trong không - thời gian, kết nối hai vùng rất xa nhau trong không gian, cho phép các nhà thám hiểm vũ trụ vượt qua một quãng đường rất dài trong khoảng thời gian ngắn (gọi là ‘cổng du hành’). Thuật ngữ chính thức của lỗ sâu là ‘cầu Einstein-Rosen’, do Einstein và đồng nghiệp của ông là Rosen xây dựng nên vào năm 1935. (news.zing.vn)
- Thuần Phong Nhĩ, Thiên Lý Nhãn: là hai vị thần (trong ‘Tây du ký’) mà có thể nghe hay thấy được ở khoảng cách xa cả ngàn dặm.
- TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương): Theo tin từ Reuters, kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 18/6 đã duy trì “sự sống” cho mục tiêu của ông Obama về thắt chặt mối quan hệ của Mỹ với châu Á thông qua TPP, hiệp định với sự tham gia của 12 quốc gia. TPP được coi là thành tố kinh tế trong sự dịch chuyển chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Các hạ nghị sỹ Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống để thông qua gói dự luật trao cho người đứng đầu Nhà Trắng thẩm quyền sớm hoàn tất tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có TPP, mà không chịu nhiều sự can thiệp từ Quốc hội như trước. Tuy vậy, triển vọng của gói dự luật về đàm phán nhanh vẫn còn chưa rõ ràng ở Thượng viện Mỹ. Trong tháng 5, Thượng viện đã mất gần 2 tuần mới thông qua gói dự luật này, bao gồm hai dự luật là quyền đàm phán nhanh (TPA) và hỗ trợ người lao động (TAA). Trái với Tổng thống Obama, nhiều nghị sỹ cùng đảng Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Trong khi đó, đa số các nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ hiệp định này. Dù sao, kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 18/6 ở Hạ viện Mỹ là một tín hiệu tích cực cho TPP… (vneconomy.vn)
vomtroirieng [Blogger] Email 20.06.15@14:23
Trả lờiXóaThích nhất là đoạn nói với Tôn Ngộ Không, hay thiệt.
Nam mô... LB, hi...
Saigon mưa rồi... âm u trời đất!
Ui, LB đang đi... phượt. Ở các tỉnh khác, trời cũng mưa cả tuần rồi.
XóaLB mới đi uống cà phê về, mở máy và sửa bài tí. Cám ơn VTR, Chủ nhật tươi hồng.
Tạc chữ tình đêm lặng
Trả lờiXóaTưởng đã biến hư không
Nào ngờ em biển động
Tim ta bỗng cuộn vòng
(Lưu comt Tran-Sinh)
Lưu tư liệu:
Trả lờiXóaHiện nay Trung Quốc khởi xướng cơn sốt đọc lại Luận ngữ và mở hàng loạt Viện Khổng Tử nhằm lan tỏa quyền lực mềm, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, ngay tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến phản đối.
Giáo sư Lý Linh, Đại học Bắc Kinh, xuất bản cuốn sách có tên “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ”, NXB Nhân dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007, trong đó kết luận: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
Ông viết: “Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” gì cả… Khổng Tử chỉ là người không có chức, cũng không có quyền – chỉ có học vấn về đạo đức – nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về.”
Ví Khổng Tử như con chó vô chủ là câu chuyện ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên viết rằng, vào năm 40 tuổi, khi không đạt được gì, Khổng Tử đã than rằng “Ta cùng đường rồi!” và rằng “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!” Cũng theo Sử ký, dân chúng thời Khổng Tử đã tả rằng nhìn ông “băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang”. Khi đệ tử kể lại cho Khổng Tử nghe lời nhận xét này về mình, ông đã bảo rằng “nói như thế là đúng làm sao, đúng làm sao!”
Chính người Trung Quốc cũng nhận xét “Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường, chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn… Những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lí thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức”.
Lúc sống không được trọng dụng nhưng các triều đại sau lại ra sức lợi dụng Khổng Tử để củng cố quyền lực của họ, khiến cho hình ảnh thật sự của người trí thức cổ đại Khổng Khâu khác hẳn với “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” sau này.
Vì thế, chính người Trung Quốc nhận xét, đại bi kịch của lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải là việc Tần Thủy Hoàng (259-210 trước CN) “đốt sách chôn nho”, mà chính là việc Hán Vũ Đế “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”. Từ chủ trương này, Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của triều đại, rằng sự trường tồn của các triều đại phong kiến là việc đã được vũ trụ an bài.
http://nguyenhuuhop.blogspot.com/2015/06/cong-trinh-van-mieu-tinh-vinh-phuc-nen_11.html
Kỳ diệu giấc mơ
Trả lờiXóađưa thực tại bay bỗng vào không trung rộn vang tiếng cười
... ... giấc mơ chứa niềm mơ ước ... ... ...
Trùi ui, lại thơ... mới, híc...
XóaMình đang bị ốm nên lâu lâu mới mở máy tí.
Cám ơn bạn, chúc tối vui.
(Facebook) Chiều Tím, Tuyết Hương Đặng, Minh Tâm Lý, Hoàng Anh, To Thanh Binh, Hoài Phố... thích (bài) này.
Trả lờiXóanhagomlabang [Blogger] Email 21.06.15@23:40
Trả lờiXóaNhân tiện qua thăm VTR, theo nghĩa bóng, thấy 'bay' là tốt, có lẽ nhiều trong chúng ta chưa bay, vì thế mà dân tộc ta chưa... 'bay lên nào'!
TM.
vomtroirieng [Blogger] Email 23.06.15@16:28
XóaVTR lại nghĩ dân Việt mình chẳng thua kém gì các dân tộc khác, nhất là về tính thích nghi, chịu đựng, hoc hỏi, tinh thần dân tộc, lẽ ra VTR, LB và bao người khác bay được, bay cao, bay xa nếu không có bao lực cản...
Đau là mỗi khi ta muốn "bay" thì những lực ấy như vòng kim cô siết lại...
Cám ơn LB đã chia sẻ, chiều... ngọt ngào, hi...
Lưu tư liệu:
Trả lờiXóaSử ký Tư Mã Thiên cho biết tướng Tần là Bạch Khởi, theo lệnh của Tần Doanh Chính (tức tần Thủy Hoàng sau này) chôn sống một lúc 40 vạn hàng binh nước Triệu năm 228 tr.CN!...
http://duyben.blogtiengviet.net/2015/06/22/trung_qu_c_dam_lam_nh_ng_i_u_loai_ng_i_k