Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

710. Cách đánh giá lịch sử! (Phần 1)

  
LTS: Tôi đã nhập hai bài viết trước thành một bài ('Tính nguy hại của sự đồn đại'), vì tôi đã nhận được một góp ý cũng có lý. Trân trọng.


Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
Là mây, là gió, hay là tím
Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

Chúng tôi đã thảo luận một cách trực tiếp hay gián tiếp trong 2-3 năm, không loại trừ với vài học giả 'top-ten' của VN (cười) về 'Cách đánh giá lịch sử'... Có 2 cách: 1) Đánh giá bằng 'những gì đã làm, có thể đúng hay sai' trong quá khứ, 2) Đánh giá bằng kết quả để lại cho hiện tại. Sau này, (chúng) tôi thấy rằng:
-Cách đánh giá bằng quá khứ dễ dẫn đến thông cảm/du di cái này cái nọ, rồi thỏa hiệp/ngụy biện/che lấp, 'theo thì kể công, chống thì kể tội', rồi 'lề phải', 'lề trái', rồi chín người mười ý, rồi cãi nhau cả trăm năm hay cả ngàn năm vẫn không đánh giá được 'công' hay 'tội' của ai đó.
-Kinh Phật có nói 'hãy buông dao đồ tể là sẽ về với cửa Phật', hay Kinh Chúa đánh giá cao nhất sự 'ăn năn', điều này còn có nghĩa là nếu ai đó muốn được bia miệng của hậu thế đánh giá như thế nào: khinh thường hay tôn trọng, thậm chí, tiếng xấu hay tiếng thơm trong lịch sử, thì hãy thay đổi cái 'hậu quả' vào thời hiện tại.
*
Về hai chữ 'ăn năn', hãy xem một tư liệu (kể theo entry 'Nước mắt' của bạn Pet Minh Chính) : 

Có một hôm, Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thái Thượng Lão Quân xuống trần và đem về cho ngài 1 điều cao quý nhất của loài người.
Lần thứ nhất, Lão Quân thấy 1 người đã hy sinh vì tổ quốc, lão bèn đem điều này về tâu với Thượng Đế, ngài bảo:
-Dĩ nhiên hy sinh vì tổ quốc là 1 điều cao quý, nhưng không hẳn là cao quý nhất.
Lần thứ hai, Lão Quân mang về thượng giới ‘lòng biết ơn’ của con người, ngài bảo:
-Dĩ nhiên ‘lòng biết ơn’ là 1 điều cao quý, nhưng không hẳn là cao quý nhất, vì trên thế giới này có vô số điều cao quý.
Lần thứ ba, Lão Quân gặp 1 cụ già đang khóc, lão hỏi ‘tại sao cụ khóc?’, cụ trả lời:
-Ở đời tôi đã làm rất nhiều điều thương luân bại lý như: bất hiếu với cha mẹ, vô cảm với nỗi đau của người khác, tham nhũng của cải của xã hội, đặc biệt là đã làm tổn thương nghiêm trọng tới rất nhiều người cùng khổ…, bây giờ nghĩ lại, tôi vô cùng hối hận, nên tôi khóc.
Lão bèn mang ‘giọt nước mắt hối hận’ này về thiên giới, Thượng Đế vô cùng hài lòng và nói: ‘đây là điều cao quý nhất của loài người’.
*
Trước tiên, tôi hãy tự phê bình tôi vậy (cười).
Trong quá khứ, ngoài việc đã có rất nhiều sai lầm (vd, trong bài 'Tính nguy hại của sự đồn đại', mới vừa viết), tôi có... làm lớn. Làm lớn ở đây không có nghĩa là 'chức vụ cao' như quan niệm ở ta!, mà sự thành công nào đó của tôi là không ngờ, ví dụ tôi đã từng là giảng viên của một trường đại học lớn ở Hà Lan, có bạn bè ở trên 100 quốc gia..., thiệt (nay tôi đã thay số đt, xóa email, không quan hệ nữa, các bạn xem tiếp sẽ hiểu), và tôi tự hiểu được giá trị của nó (cười)...
Nay tôi đã trở về để chiều chiều đi ngắm dòng sông, nên dĩ nhiên chỉ là một phó thường dân, và dĩ nhiên là không có... 'chiền', và hậu quả là tôi chỉ biết khi buồn thì viết lai rai: đó dường như là tất cả những gì mà hiện nay tôi có, nhắc lại quá khứ làm gì, híc.. híc...
(Nhưng sau một năm... rèn luyện, tôi đã đạt được sự tự tin cao hơn và sức khỏe có tiến bộ hơn - tôi mới... sáng tạo ra một môn 'Dịch cân kinh' của VN, mà tôi gọi là 'Trao đổi chất kinh', tôi sẽ viết trong một entry sau nghen, cười).
Tôi cũng thường nhìn lên bầu trời và thấy một chữ KHÔNG to tướng!, tôi tin rằng mình đã không sai, khi... Phật cũng vậy (tứ đại giai không), Chúa cũng vậy ('ngươi là cát bụi'), Đấng tạo hóa cũng vậy ('hư không là bản chất của vũ trụ')..., tôi suy nghĩ vậy, đừng ném đá tôi nghen, hihi...
*
Tôi nghĩ về vua Gia Long, rồi vua Tự Đức, rồi sự tận thế của triều Nguyễn vào thời vua Bảo Đại.
Tôi không nghĩ là vua Gia Long là có trách nhiệm cho 'ngày tận thế' này, vì sau khi khôi phục triều Nguyễn (Chúa Nguyễn) và lên ngôi năm 1802, ông chỉ có thể tập trung cho việc củng cố chế độ và mở mang kinh tế/văn hóa... với khả năng ban đầu của triều đình thời đó.
Nhưng tôi nghĩ là vua Tự Đức phải chịu trách nhiệm cho sự 'bạc nhược' của triều Nguyễn từ thời ông trở đi. Không căn cứ vào việc vua là người có hiếu, hay có tài (về văn chương) nhất của triều Nguyễn, mà thời ông, Pháp đã vào VN - tức là đã đem đến một nền văn minh 'Tây phương' hiện đại, tiến bộ, phát triển..., thế mà ông cứ u mê tăm tối không chịu thay đổi, mà vẫn theo tư tưởng Tàu (cho dân học 'Tứ Thư Ngũ Kinh', không nghe lời tư vấn tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ...), để đến nổi mà bị quân Pháp lần lượt đánh vào Đà Nẵng (1858), vào Sài Gòn (1959), chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (1861), miền Tây Nam kỳ (1867), rồi chiếm Hà Nội hay toàn cõi Việt Nam (1873)...
Sự u mê tăm tối của ông, nói chung là 'tư tưởng quá chậm tiến' của ông đã gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng là làm cho triều đại, hay nói khác đi là làm cho dân Việt bị dưới ách 'một trăm năm đô hộ giặc Tây':  
-Vua phải chịu một phần trách nhiệm.
*
Quay lại chút chuyện ngày xửa ngày xưa.
Ông Khổng Tử (551-479TCN) quả thật là một nhà tư tưởng lớn, thứ nhất là ông đã ngồi trên ghế 'thầy Tàu' có khắc chữ... 'vạn thế' gì gì đó trên 2400 năm (cho đến 1949), thứ hai là rất nhiều người... Việt nay vẫn còn cứ mở miệng ra nói là 'Khổng Tử nói rằng'... Vậy ta sẽ đánh giá Khổng Tử là xét vào năm 500TCN (lúc ông 51 tuổi), hay năm 2015? Nếu đánh giá vào năm 500TCN thì cái gì ổng cũng nhất!, nhưng đánh giá vào năm 2015 thì cái nào ổng cũng... bét, nếu bây giờ mà ai đó nói cái gì ổng cũng nhất thì có mà... điên, vì thế, phải đánh giá ổng vào năm 2015.
Có một cái 'bật mí' là Khổng Tử sáng chế ra thứ học thuyết chính trị 'quân xử thần tử, thần bất tử bất trung' hay thuyết 'thiên tử' là nhằm chứng minh rằng 'chế độ phong kiến' là tồn tại vĩnh viễn!!! Điều này chứng minh rằng, nói một cách văn chương, ổng là một 'kẻ gác đền phong kiến', hay nói một cách bình dân, về phương diện chính trị, thì ổng còn kém môn 'Kinh Dịch' lắm, hihi...
Và đây là một trong những hậu quả mà ổng để lại (tôi xin miễn bình luận):
https://www.youtube.com/watch?v=BX1xRohp5WI
Sau này, ông Hegel (1770-1831) có dùng 'phép biện chứng' để chứng minh rằng nhà nước Phổ là tồn tại vĩnh viễn, nhưng cái 'vương quốc tất yếu' này đã bị lịch sử (Đức quốc xã) cho sang thế giới bên kia từ năm 1934! Tương tự như Khổng Tử, phép biện chứng của Hegel mà áp dụng vào chính trị thì vẫn còn kém, hihi...
Nói tóm lại, không có một nhà nước nào là tồn tại vĩnh viễn, mà ai nói bất cứ cái gì đó 'vĩnh viễn' - kể cả chế độ, vĩ nhân, sự vật - là không hiểu hoặc cố tình 'dìm hàng' phép biện chứng, bởi chỉ có sự 'biến đổi là không bao giờ biến đổi' hay nói như hiện nay, chỉ có 'vận động là vĩnh viễn'.

--------- 
Chú dẫn:
-Vua Tự Đức (1829-1883): …Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhân Tuât, 1862. Trong bản hoà ước gồm 12 khoản có những khoản như sau: Việt Nam phải để cho giáo sĩ Công giáo người Pháp và người Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo. Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp các tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Kông… Vua Tự Đức bèn nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp. Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương… (wikipedia)
-Vương quốc tất yếu: từ dùng của Engels, tạm hiểu, để chỉ thời 'phong kiến'/thời mà còn người còn tính bầy đàn, mông muội, nông nổi, nhận thức còn ở 'đẳng cấp thấp'..., hay nói tổng quát là thời mà 'tất yếu' sẽ trói buộc con người trong cõi nô lệ (đối lập với tự do).

22 nhận xét:

  1. Bài viết thật sâu sắc, chủ nhật an lành anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Úi dà, bạn Phi Hùng, ngoài thơ, còn 'phái' triết lý nữa ta, cái đề tài này mình đã suy nghĩ cách đây vài năm rồi, nói chung là có một số 'cụ' tán đồng, nay mới viết ra...
      Cám ơn nhé, CN vui.

      Xóa
    2. Hung Phi (blogspot) Ngày 03 tháng 07 năm 2015
      (Lưu)
      Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
      Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
      Là mây, là gió, hay là tím
      Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

      Hay nè anh, em đọc fb rồi hihihi!

      Xóa
    3. Trùi ui, mình làm thơ mà tặng cho... đàn ông, may mà nhờ có cái hình của tiên nữ tim tím ở đó, nếu không thì bị mang tiếng, hihi...

      Xóa
  2. Salam đúng là ghét của nào trời trao của nấy ( ! )
    Cũng vì cái Văn Miếu ở Vĩnh Phúc xây hết mấy trăm tỉ giờ vẫn chưa biết thờ ai , thêm cái Viện Khổng Tử khánh thành ở Hà Nội mà dư luận râm ran . Nhiều bài viết về thảo luận về nhân vật Khổng Tử này
    Ngược về lịch sử xa xưa của người Trung Hoa cổ , là người Hoa Hạ ( người Hán ) . Thì quan niệm của họ là đất nước Trung Hoa là trung tâm của vũ trụ . Từ nhà Tần cho tới nhà Thanh các vương triều cầm quyền đều cho mình có Thiên Mệnh . Hoàng đế được gọi là Thiên Tử ( Con Trời ) . Mọi đồ vật trong thiên hạ kể cả con người đều là tài sản của nhà Vua . Đó cũng là học theo học thuyết của Khổng Tử mà ra . Ở nước Việt Nam mình cũng vậy . Gần 1000 rồi mà cũng chưa thoát ra được học thuyết đó , hơn 2500 năm trước , thời loài người còn mông muội thì học thuyết này có thể đúng . Bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi khi xem xét lại học thuyết này Salam thấy rât nhiều điều vô lý .
    Theo Salam từ " Vĩnh Viễn " chưa mất đi đâu LB ơi , nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác mà thôi . Trung Hoa và Việt Nam đều giống nhau " Con vua thì lại làm Vua , con Sãi ở chùa lại quét lá đa " cứ nhìn vào thực trạng chung thì biết . Bây giờ là triều đại phong kiến của thời đại @ . Vì thế việc áp đặt học thuyết Khổng Tử bây giờ cũng là điều dễ hiểu
    P/s : Hơ hơ ! Salam không ưa KT mà lúc nào cũng gặp Ổng là răng hè ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em chào hai anh(Nhà Gom Lá Bàng và Salam).
      Theo em nghĩ :Ông khổng tử có nói về quá trình phấn đấu và học hỏi của một người(tu thân,tề gia,trị quốc,bình thiên hạ).Câu này vẫn có giá trị nguyên vẹn chứ ạ(vỗ về mọi người bằng tài năng và đức độ của bản thân mình,không phải bằng sức mạnh áp chế)?

      Xóa
    2. @Salam, khoa vuminh
      Ông Khổng Tử thì không có vấn đề gì, mà sự phản kháng 'âm thầm' của người Việt đối với Khổng Tử là bởi vì:
      -ca tụng, bắt người ta ‘tung hê’ và phóng đại/dùng từ ‘vĩ đại’ một cách không đúng lúc, đúng chỗ, ví dụ, có thể một nói thành 10 (thành 100), khoe cái tốt, nhốt cái xấu…,
      -rất nhiều người (Việt) gần như 'nam mô a di đà... Khổng Tử' (ý nói nhai lại) suốt ngày, suốt năm, suốt chục năm, suốt đời, suốt đời này qua đời nọ,
      -thế hệ trẻ (hậu thế) đã bị 'dìm hàng' , bằng cách cho rằng chúng ta - là các blogger - vĩnh viễn vả vĩnh viễn, đến năm… 3000, hay… một ngàn năm sau, cũng không bao giờ bằng 'cái gót chân' của Khổng Tử!!!,
      -vụ cái 'Viện Khổng Tử' và 'Văn Miếu tại Vĩnh Phúc' vốn hoàn toàn không phải là do ý nguyện của người dân, nên gây phản cảm mạnh, đặc biệt là
      -cái được gọi là hình tượng Khổng Tử đã được 'độ chế' và 'Đại Hán hóa', và do đó 'biến thái', đã và đang có dấu hiệu mạnh là bị lợi dụng ở TQ, nhất là ở VN.
      v..v...
      Tóm lại, đáng lẽ ta được học ở Khổng Tử những lời lẽ minh triết, thì ngược lại, ta đang được học cách đưa 'hình tượng Khổng Tử + giàn khoan 981 nháy nháy' vào hải phận nước ta (rồi trong nước ta!) càng nhiều càng tốt, vì vậy mà tôi đã nói: 'vĩnh biệt Khổng Tử', hihi...
      TM.

      Xóa
    3. Vâng,vậy là cách làm và cách học đã đi ngược với mục đích ban đầu bác nhỉ?

      Xóa
    4. Cám ơn bạn VMK đã theo dõi và đọc rất kỹ, chúc chiều vui.

      Xóa
  3. Nói tóm lại, không có một nhà nước nào là tồn tại vĩnh viễn, mà ai nói bất cứ cái gì đó 'vĩnh viễn' - kể cả chế độ, vĩ nhân, sự vật - là không hiểu hoặc cố tình 'dìm hàng' phép biện chứng, bởi chỉ có sự 'biến đổi là không bao giờ biến đổi' hay nói như hiện nay, chỉ có 'vận động là vĩnh viễn'.
    ANH CÒN NHỚ ĐỊNH LUẬT II NIU TƠN .... ( nó biến đổi từ dạng này sang dạng khác )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình hiểu ý bạn...
      À, không phải từ Newton, mà nó chủ yếu xuất phát từ định luật bảo toàn năng lượng (khối lượng) của Lomonosov (1711-1765), tư tưởng 'vật chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác' vốn đã bàng bạc đây đó trong các ý niệm từ thời Hy-La, Trung Hoa cổ đại cách đây 2500 năm, thậm chí trước đó.
      TM.

      Xóa
  4. Muội phát hiện Ca Ca đang mạnh lên và bài viết hùng hồn ,muội thấy thích Ca Ca nói về lịch sữ VN nhưng có cái muội cũng biết mà Ca Ca không biết VUA GIA LONG còn một chỗ ngồi gần nhà muội ,vẫn giữ y chang vì ông trời cứ khư khư nên tới giờ vẫn còn đễ người qua lại nhìn mà nhớ tới VUA,thôi muội về đây chiều rồi ,Ca Ca vui nhiều há!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra, vua Gia Long cũng không có gì... tốt lành lắm (vd, trả thù cá nhân đối với Nguyễn Huệ...), nhưng ông có công mở mang đất nước (vd, mở Quốc lộ số 1...), nói chung, theo ý LB, ông không phải là một 'minh quân', hay dễ hiểu hơn, ông, đặc biệt là 'hậu duệ' của ông:
      -Thay vì dùng 'vương đạo', thì đã dùng (khá) bá đạo...
      TM.

      Xóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 05.07.15@13:43
    Do nhập 2 bài viết' nên ghi com cũng chẳng thể 1 phần mà phải tách ra...
    -Theo bài viết thì đánh giá lịch sử có 2 cách, nhưng nếu đánh giá lịch sử dựa vào quan điểm chính trị thì có được tính là cách thứ 3? Hay cách này chỉ là "biến thể' của 1 trong 2 cách trên, LB hở?
    Như lịch sử trước 75 tôn vinh vua Gia Long, Lê Văn Duyệt, sau 75 thì ngược lại?
    -Còn cao quý nhất là những giọt nước mắt ăn năn, theo VTR thì ko phải đâu, những giọt nước mắt ấy nói lên sự tiếc nuối đã mất đi điều cao quý nhất
    -Còn điều gì cao quý nhất ư? Cũng tùy quan điểm mỗi cá nhân và quan điểm chính trị, với VTR, đã thuộc nằm lòng câu này - ko thuộc thì các biểu ngữ, bandron treo đập vào mắt cho khỏi quên:
    "Không có gì quý hơn độc lập -tự do"
    he he, chiều... ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để đánh giá lịch sử thì cơ bản chỉ có 2 cách: đánh giá ở quá khứ, hay 'kết quả ở hiện tại', ví dụ, không ai đánh giá là ngày xưa cô ấy đẹp, mà:
      -Ngày nay cô ấy... già.
      Ông Lê Văn Duyệt (Tả quân, 1763-1832) (nay ‘Lăng Ông’ ở gần nhà LB, chợ Bà Chiểu) vì can ngăn việc lên ngôi của Minh Mạng (‘là một ông vua chuyên chế, nghiêm khắc, một người có uy quyền mà ít độ lượng...’, theo vnmilitaryhistory.net), sau đó có lẽ vì việc ông không đồng ý với chính sách ‘bế quan tỏa cảng’, ‘trọng Nho’, ‘chống truyền đạo Công giáo’…, vua nhân cơ hội này mà ‘bỏ tù cái mộ của ông’ (sau khi ông chết), và sau vụ con nuôi của ông là Lê Văn Khôi vì bất mãn mà nổi loạn, cái mộ của ông càng bị ‘đì’ hơn…
      Ông Phan Thanh Giản (1796-1867) vì phải làm theo lệnh vua (vụ ‘3 tỉnh miền Đông, miền Tây, Sài Gòn - Gia Định’…) nên hậu thế không thể 'chấp', nhưng điều quan trọng là 'tự' ông cảm thấy xấu hổ trước bản thân và trước lịch sử mà tự tử - điều mà hậu thế hiếm có ai biết phân biệt ‘đúng’, ‘sai’, nên hầu như nay ta chưa hề thấy ai nhận trách nhiệm hay nhận ‘sai’ là lỗi của mình! Và chính cái điều ‘nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn này’ của ông - mà nay được hậu thế đánh giá cao.
      …Tóm lại, sau 75, các học giả ‘lề phải’ phủ nhận các danh nhân triều Nguyễn vì cho đó là triều đại ‘cõng rắn cắn gà nhà’, nhưng nay họ nhìn ‘khách quan’ hơn, và các blogger ‘tự do’ lại càng khách quan hơn.
      Trên đây, LB ‘tạm’ trả lời theo… nguyên lý cơ bản, chứ LB không phải là một ‘giả sư’.
      TM, chúc tuần mới… ngọt ngào.

      Xóa
    2. Để đánh giá lịch sử thì cơ bản chỉ có 2 cách: đánh giá ở quá khứ, hay 'kết quả ở hiện tại', ví dụ, không ai đánh giá là ngày xưa cô ấy đẹp, mà:
      -Ngày nay cô ấy... già.
      Ông Lê Văn Duyệt (Tả quân, 1763-1832) (nay ‘Lăng Ông’ ở gần nhà LB, chợ Bà Chiểu) vì can ngăn việc lên ngôi của Minh Mạng (‘là một ông vua chuyên chế, nghiêm khắc, một người có uy quyền mà ít độ lượng...’, theo vnmilitaryhistory.net), sau đó có lẽ vì việc ông không đồng ý với chính sách ‘bế quan tỏa cảng’, ‘trọng Nho’, ‘chống truyền đạo Công giáo’…, vua nhân cơ hội này mà ‘bỏ tù cái mộ của ông’ (sau khi ông chết), và sau vụ con nuôi của ông là Lê Văn Khôi vì bất mãn mà nổi loạn, cái mộ của ông càng bị ‘đì’ hơn…
      Ông Phan Thanh Giản (1796-1867) vì phải làm theo lệnh vua (vụ ‘3 tỉnh miền Đông, miền Tây, Sài Gòn - Gia Định’…) nên hậu thế không thể 'chấp', nhưng điều quan trọng là 'tự' ông cảm thấy xấu hổ trước bản thân và trước lịch sử mà tự tử - điều mà hậu thế hiếm có ai biết phân biệt ‘đúng’, ‘sai’, nên hầu như nay ta chưa hề thấy ai nhận trách nhiệm hay nhận ‘sai’ là lỗi của mình! Và chính cái điều ‘nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn này’ của ông - mà nay được hậu thế đánh giá cao.
      …Tóm lại, sau 75, các học giả ‘lề phải’ phủ nhận các danh nhân triều Nguyễn vì cho đó là triều đại ‘cõng rắn cắn gà nhà’, nhưng nay họ nhìn ‘khách quan’ hơn, và các blogger ‘tự do’ lại càng khách quan hơn.
      Trên đây, LB ‘tạm’ trả lời theo… nguyên lý cơ bản, chứ LB không phải là một ‘giả sư’.
      TM, chúc tuần mới… ngọt ngào.

      Xóa
  6. Bàn luận tiếp đê
    Khi một vương triều này lật đổ một vương triều khác . Để bảo đảm ngai vàng họ sẽ tiêu diệt hết hậu duệ của vương triều đó . Để bảo đảm tính chính danh họ sẽ tìm mọi cách nói xấu vương triều bị lật đổ để thu phục lòng dân .
    Lịch sử và viết sử là hai việc hoàn toàn khác nhau . Lịch sử là những sự việc dù muốn dù không thì nó đã từng xảy ra . Còn viết sử thì là ghi chép lại , quan trọng là người viết sử có khách quan không ? Hay là lại uốn cong ngòi bút theo ý nguyện của kẻ cầm quyền đó . Lịch sử cũng như một bức tranh ghép , tìm được những mảnh ghép chân thạt để ghép vào là một điều cực kỳ khó . Trong quá khứ biết bao người đã rơi đầu vì sự trung thực này . Ví dụ như thời Đông Chu Chiến Quốc vì chép việc " Thôi Trữ giết Vua Tề Hoàn Công " mà ba anh em nhà Thái Sử Bá phải rơi đầu . Việt Nam mình Ngài Chu Vân An cũng vì dâng " Thất Trảm Sớ " mà cũng chịu bao điều hệ luỵ
    Theo Salam những cái gì đúng của lịch sử nên trả về đúng vị trí của nó . Giống như bây giờ các nhà nghiên cứu còn tranh luận về công , tội của Vương Triều nhà Mạc vậy . Muốn nhìn nhận lịch sử một Vương Triều nào đó , phải đặt mình vào tình hình , không gian sống của triều đại đó thì mới khách quan được . Nhà nghiên cứu phải hoàn toàn độc lập , không phải chịu bất cứ một áp lực nào .
    Khi nhìn nhận lịch sử cũng phải có cách nhìn đa chiều , nếu không con cháu chúng ta sau này sẽ phán xét ngay thời đại mà chúng ta đang sống
    P/s : Salam đồng suy nghĩ với VTR là " Không có gì quý hơn Độc lập , Tự do"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, may thay là LB vừa mới đi ăn 'cháo lòng', vừa ăn và vừa nghĩ ra là:

      'Người dân sẽ đánh giá lịch sử, vì nay đa số ‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia):
      -Các ngài ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi’, các ngài chuyên nói giống nhau và nói về một hướng trong cái thế giới đa hướng này!', v..v...

      Câu 'các ngài (sử gia) chuyên nói giống nhau và nói về một hướng trong cái thế giới đa hướng này!',
      vô tình... hợp ý của Salam, hehe...

      Xóa
    2. Anh Salam ơi.
      Mình cần gì phải đi cho tới hết câu chuyện,bởi cuộc đời vốn dĩ nó đã không được trọn vẹn rồi.Theo ý em,chỉ cần hiểu rằng:Không có lỗi thì cũng chẳng được khen,công càng nhiều thì tội cũng càng lắm.Chỉ cần thế thôi,chúng ta cũng đánh giá được tương đối chính xác rồi anh ạ.

      Xóa
    3. Hu.....hu.....h....u......
      Anh Salam giận em rồi,không thèm trò chuyện với em nữa rồi.Hu........hu.....h......u........

      Xóa
    4. Khoa vu minh ơi !
      Sao em lại nghĩ về anh như vậy ? Vì LB viết thêm bài mới nên chưa trả lời em được . Ai giận mình thì chớ , chứ Salam chưa bao giờ giận một ai . Suy nghĩ của Salam rất đơn giản : Đời người sống được bao lăm , không cho nhau tình thương thì chớ , ai lại nỡ làm buồn lòng nhau bao giờ . Cũng bởi vì thế Salam thích những bài viết về Thiền , Phật để học hỏi lòng vị tha , lòng bao dung trong đó , đừng buồn nữa nghe KVM .... Thân !

      Xóa
    5. Vâng, được anh trả lời là em vui ngay.Em có ý này:Anh tìm hiểu cái gì cũng tốt thôi,nhưng hãy cẩn thận anh ạ.Thời buổi bây giờ,vàng thau lẫn lộn lắm(như vụ THÍCH CHÚC MINH ý,chẳng rõ là như thế nào?đúng,sai,thực,hư ra sao nữa?).Anh thử tham khảo bài PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN - THÔNG THIÊN HỌC ở trang TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ xem nó thế nào?

      Xóa