Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

710. Tính nguy hại của sự đồn đại của nhân loại (Phần 2)

 

Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
Là mây, là gió, hay là tím
Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

Chắc là tôi không có nhiều thì giờ để viết…
Nói chung, như đã ‘hứa’ ở Phần 1, tôi xuất phát từ vụ 'đồn đại' về phim Lý Tiểu Long -> vụ Tống Giang, Võ Tòng, Lý Quỳ… -> rồi Kinh Kha -> vụ ‘quân tử Tàu’/‘thằng Chệt’, ‘anh hùng Đại Hán’ -> vụ ‘bản sắc văn hóa’, ‘hố rác tư tưởng của thế giới’, ‘thời ôn dịch’, …, trong đó có bàn ít nhiều đến nhà văn Kim Dung, các đạo diễn Lý An, Trương Nghệ Mưu, rồi các học giả Khổng Tử, Trương Duy Vi, Fukuyama, Stephan R. Covey…
Và cũng là một cách viết entry, tôi xin trích ra đây lời bình và trả lời (theo thứ tự thời gian).

*
Hương Trà (ngày 29/6/2015):
-‘Bài Tàu thì chỉ bài Tàu Đại Hán... Còn người Tàu cũng dễ sương...’ (LB), Trà thích cái phân minh của anh LB... Không có kiểu như ai đó... không đồng tình với chính sách của VN thì rủa cả 90 triệu đồng bào ruột thịt... Híc...
NGLB:
-Vâng, Hương Trà quả là tình-lý kết hợp, một nhóm người hoàn toàn khác với một dân tộc, chỉ có thể có nhóm người xấu hay tốt, chứ không có dân tộc xấu... 
*
Nguyễn Thế Duyên (ngày 1/7/2015):
-‘Minh triết của Phương Tây quả thực là chưa đủ và minh triết TQ sẽ có những đóng góp của mình’ (Trương Duy Vi). Ta thử bàn về vấn đề này một chút nhé. Tôi nhận thấy rằng các nước có thể thoát ra khỏi nghèo đói một cách nhanh chóng đều là những nước có một bản sắc văn hóa riêng của họ, ví dụ như Nhật Bản, Triều Tiên, Sin…, tuy rằng những nước này chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc rất nặng nề như cái bản sắc cái cốt cách văn hóa của dân tộc ấy vẫn rất rõ nét. Còn chúng ta không có bản sắc về văn hóa (chắc nhiều vị sẽ nhảy dựng lên khi nghe thấy điều này nhưng mà đó là sự thật) hãy thử so sánh Trung Quốc với VN. Chúng ta học cái đổi mới của Trung Quốc nhưng những thành quả mà Trung Quốc đạt được rất lớn còn chúng ta lẹt đẹt dù rằng cùng một hệ thống chính trị sao vậy? Chỉ có thể trả lời chính cái bản sắc về văn hóa đã dẫn đến điều đó. Văn hóa có tác động một cách âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ đến ý thức xã hội, và rồi đến lượt cái ý thức xã hội lại tác động một cách mạnh mẽ nhưng lại rất âm thầm đến kinh tế. Học thì tất nhiên là quan trọng nhưng thoát khỏi chính mình còn quan trọng hơn. Chỉ có thể thoát khỏi chính mình ta mới có thể bắt đầu học hỏi.
NGLB:
-‘Còn chúng ta không có bản sắc về văn hóa’ (Nguyễn Thế Duyên): Cái này thì bạn nói... đúng, tôi đã suy nghĩ mấy tháng nay, tối hôm qua, và cả ngày hôm nay, và đi đến kết luận rằng: điều này là chính xác, thêm nữa, ta hay bị 'lung lay' về tư tưởng, vì ta là một cái... hố rác tư tưởng của thế giới, híc... 
*
Vòm Trời Riêng (3g chiều, ngày 2/7/2015):
-Truyện kiếm hiệp của Kim Dung, các nhân vật có đi làm, có lao động gì đâu mà có nén vàng nén bạc xuống bàn mỗi khi tính tiền, theo LB có nguy hại gì không, có phải là nguyên nhân gây chây lười lao động không?
NGLB:
-Truyện kiếm hiệp thì có cấu trúc và mục tiêu riêng của truyện kiếm hiệp, chẳng hạn, người ta dẫn chuyện 'cách' làm sao mà một anh/chị X trở nên vô địch thiên hạ về kiếm pháp hay chưởng pháp, (thậm chí là thủ đoạn pháp, như Vi Tiểu Bảo), vậy nhà văn nào nói cái 'cách' ấy phong phú nhất/tế vi nhất/thăng-trầm nhất/có tình-lý nhất... là nhà văn hay nhất. Ngoài ra, nhưng cao thủ võ lâm, dĩ nhiên võ công là phải cao cường, mà vào thời đại đao kiếm, kẻ có võ công cao cường thì khó mà quá nghèo được (như Lã Bố, Quan Công, Trương Phi...), ngay cả ngày nay, kẻ giỏi võ cũng hiếm khi quá nghèo. Vì thế, các tác giả không chú tâm v/v chứng minh nguồn gốc kinh tế của mỗi cao thủ, ví dụ như Giáo chủ Trương Vô Kỵ và Quận chúa Triệu Minh mà... nghèo mới là lạ!, và họ cũng không lười đâu: Họ 'yêu' siêng lắm, hehe...
*
Alaykum Salam (4g chiều, ngày 2/7/2015):
-Có một điều mà lâu nay Salam thắc mắc là tại sao một cốt chuyện mà quay tới quay lui, vài năm lại quay lại. Qua tìm hiểu thì mới biết ở Tàu bị kiểm duyệt cực kỳ khắt khe, vì thế các đạo diễn chọn đề tài lịch sử cho nó lành. Những đạo diễn của Tàu cũng rất giỏi, trong đó Salam thích nhất là ông Lý An và Trương Nghệ Mưu. Ông Lý An đã từng đoạt giải Oscar với danh hiệu "Đạo diễn xuất sắc nhất" cho bộ phim Mountain Breaks. Nếu như cho họ tự do sáng tạo thì họ sẽ không thua các đạo diễn Mỹ. Nhận xét của LB về phim võ thuật của Tàu rất đúng: "Chúng không có tính nhân bản, không có tư tưởng hay triết lý cao, cụ thể là không toát lên tình yêu chúng sinh, và không mở ra cánh cửa để "khai phóng cho nhân loại", kể cả dân tộc Tàu." 
P/s: Salam trả lời câu hỏi của LB hôm kia: Stephan R. Covey (1932-2012) là một thuyết khách và là một nhà tư vấn có rất nhiều ảnh hưởng tới nhân loại trong (đầu) thế kỷ 21. Là tác giả của rất nhiều cuốn sách giá trị mà trong đó nổi bật là cuốn "Bảy thói quen để thành đạt" nổi tiếng không chỉ trong nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Salam thích ổng là vì xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là tính trung thực, lòng vị tha và bao dung, niềm đam mê học hỏi và phấn đấu không ngừng.
NGLB:
-À, mình xem phim Tàu, cách đây 10 năm đổ lại, họ hay đóng phim 'trinh sát', 'kiếm hiệp', 'võ thuật', 'tình cảm bi tráng'... rất hay, nhất là phim trinh sát. Nhưng trong toàn bộ lịch sử phim Tàu, đặc biệt là hiện nay, họ hay đóng phim cổ điển như Võ Tắc Thiên, Võ Tòng - anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, Thủy Hử, Triều bái Võ Đang, Tiêu Thập Nhất Lang, Kinh Kha truyền kỳ, Ngô Hạp Lư, Tôn Tử..., điều đó chứng tỏ là 'tư tưởng' hay 'triết học' của Tàu đang bế tắc, nên họ không có lối thoát nào ngoài việc quay lại cái 'hoài cảm' về thời phong kiến, và theo đánh giá của một số học giả thì: Nước Tàu đang ở chế độ phong kiến hơn cả... phong kiến (!), mà có thể gọi là 'chế độ phong kiến thời @' hay 'chế độ phong kiến thời hiện đại'. Việc khoảng 70% số phim trên truyền hình VN là phim Tàu, chứng tỏ là ta cũng đang có bế tắc tương tự...
*
Ngoài ra, còn có các lời bình khác của NGLB (ngày 7/2/2015):
-Ui, LB học được từ mới là 'thời ôn dịch', cám ơn nhé, hihi... Với thời nói trên, trốn nắng là thuộc loại 'không khôn, cũng không dại, cũng không biết', nên có thể ra khỏi vùng sống chết, có thể thôi (vì người = giang hồ). TM. (Lưu comt cho HRG)
-Mình có suy nghĩ khá kỹ (cười), đó là người Việt không được giáo dục ‘tự’ nhận biết đúng sai khi mới biết nói hay mới vào mẫu giáo, ngược lại, chúng lại được giáo dục những gì vĩ đại mà quá xa xôi! Ví dụ: Chúng nên biết việc nho nhỏ và thực tế như nói tục/nói ác ý là sai, xả rác ra đường là sai, nói dối là sai, bắt chước/học vẹt... là sai, hơn là 'phải' biết việc 'đào núi và lấp biển' luôn luôn là... đúng! (Lưu comt cho Duy Bến). v..v...
*
Và dưới đây, ‘thằng Chệt’ là từ dùng trong một bài viết của anh Hai Rạch Giá để chỉ Khổng Tử (xem chú dẫn bên dưới), ngoài ra, còn chỉ các ‘quân tử Tàu’, ‘anh hùng Tàu’, ‘Tàu khựa’ và bọn sùng bái Khổng Tử (!); còn ‘Cụ Rùa’ hay ‘Lão Quy’ là một nhân vật hư cấu (của tôi), kẻ mà một phần là khá tiến bộ vì biết lắng nghe thế hệ trẻ (Tiểu Quy), một phần là hủ nho vì vô tình mà ngàn năm theo đuôi tư tưởng/văn hóa của Chú Chệt.

Tôi nghĩ rằng, ngày nay, chỗ nào có ‘money’ thì Chú Sam sẽ hiện diện, chỗ nào có ‘âm mưu làm bá chủ thế giới’ thì Chú Chệt sẽ hiện diện, và chỗ nào có ‘tung hê vạn tuế’ thì Cụ Rùa sẽ hiện diện. 

Cụ thể, Chú Sam sản xuất ra vũ khí để kiếm tiền từ các dân tộc khác, Chú Chệt sản xuất ra những ‘anh hùng Đại Hán’ để được sùng bái từ Xứ Rùa nào đó ở trên… sao Hỏa, và Xứ Rùa này nhập khẩu những ‘anh hùng Đại Hán’ này về xứ để ‘chém gió’ khi nhậu nhẹt, để ‘nhai lại’ khi viết, để sùng bái khi… mơ, và để bị phụ thuộc khi... tỉnh.
*
PHẦN KẾT
Tôi cũng xin kết thúc bài viết bằng một lời bình và một trả lời dưới đây.

Ngvanan:
-Qua đọc anh, chỉ hiểu ‘đại khái’ thôi.
Nghĩ Tầu thì ngán, nghĩ mình thì chán?
NGLB:
-À, anh bình 'chỉ hiểu đại khái' là chính xác đó (anh nên xem thêm Phần 1), LB thấy sự nguy hiểm của những lời đồn đại bong bóng xưa nay (làm lung lạc tư tưởng của nhân loại) của Tàu/Tây về các vĩ nhân/anh hùng hay ông 'muôn năm'...
Tuy nhiên, bài viết không mở rộng hết cho Đông Tây được (dài khoảng 2-300 trang!), vì LB không có thì giờ (phải tồn tại trước cái đã!) nên chỉ khá tập trung vào cái được gọi là ‘anh hùng Đại Hán’.


Tóm lại, kết luận là ở đây:
Hồ điệp ở bên Tàu
Thà làm bướm bên ta
Mỹ nhân Tàu: ta xỉn
Bóng hồng Việt: ta say!

(HẾT)
--------
Chú giải:

  1. Chú SAM là gì? Nó từ chữ Uncle Sam, viết tắt là US. Chú Sam là một người Mỹ làm nghề đóng thịt hộp ở New York, rồi được cử làm chuyên gia kiểm tra đồ hộp cho quân đội Mỹ ở New Jersey vào năm 1812. Khi một quan chức của Mỹ ghé thăm xưởng của ông, một công nhân trả lời ‘Chú Sam’ là ‘US’. Từ đó, tên của Chú Sam được lan truyền trong quân đội Mỹ, đến năm 1852, qua một tờ báo ở New York, chân dung của Chú Sam đã trở thành huyền thoại, và trong Thế chiến thứ nhất, chân dung của Chú Sam được sử dụng như là một biểu tượng của tinh thần phục vụ vệ tổ quốc…, nay được dùng để chỉ nước Mỹ hay Chính phủ Mỹ. (lược từ baodatviet.vn)
  2. Fukuyama, Trương Duy Vi: là các học giả hiện đại (!) của TQ, Nhật, xem thêm ‘Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi’ (Phạm Gia Minh dịch): http://www.viet-studies.info/kinhte/MoHinhTrungQuoc_Fukuyama_Zhang.htm
  3. Khổng Tử, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html
  4. Kim Dung, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
  5. Kinh Kha, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/685-su-ngu-muoi-cua-kinh-kha-chuyen.html
  6. Lão Quy và Tiểu Quy, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/06/699-tieu-quy-tu-thai-lan-tro-ve-nen-van.html
  7. ‘Thằng Chệt’, từ dùng của anh hairachgia trong entry ‘Nóng quá’, xem: http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/06/11/nong_qua_3
  8. 'Thời ôn dịch', từ dùng của anh hairachgia trong entry ‘Như lời tạ lỗi’, xem: http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/07/02/nh_l_i_t_l_i

10 nhận xét:

  1. Gái Già (Facebook)
    Trên phây bài viết dài chia ra nhiều lần để đăng..., dài quá đăng một lần đọc hoa cả mắt anh ơi..., lâu quá mới ghé thăm anh, chúc anh chiều làm việc cuối tuần thật vui!
    2 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời, cô giáo đọc cả cuốn 'Lũ người quỷ ám' của Dostoevski mà không mỏi mắt, thế mà LB rút 300 trang xuống còn có... 3 trang thì cô giáo lại mỏi mắt, híc.. híc...

      Xóa
  2. Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
    Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
    Là mây, là gió, hay là tím
    Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em

    Hay nè anh, em đọc fb rồi hihihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, mình làm thơ mà tặng cho... đàn ông, may mà nhờ có cái hình của tiên nữ tim tím ở đó, nếu không thì bị mang tiếng, hihi...

      Xóa
    2. Hồ điệp ở bên Tàu
      Thà làm bướm bên ta
      Mỹ nhân Tàu: ta xỉn
      Bóng hồng Việt: ta say!

      Xóa
  3. vomtroirieng [Blogger] Email 03.07.15@22:47
    Chẳng biết Tàu hay Mỹ, nhưng phim nào có Lý Liên Kiệt, có Tom Cruise, có Tom Hank, cả Tom... and jerry là có VTR xem, nghệ thuật ko biên giới, nhất là có giai đẹp làm diễn viên. Đêm... ngọt ngào...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB định viết bài này bằng cách viết một lá thư cho diễn viên điện ảnh Thư Kỳ đó, hehe..., nhưng với các nội dung khá phức tạp (mặc dầu ngắn) thì khó mà diễn đạt qua cách viết thư được, híc...
      LB chấm Thư Kỳ (và Lý Liên Kiệt... do tên của họ dễ nhớ, LB không nhớ tên diễn viên Tây!), mặc dầu nàng không đẹp lắm, nhưng đóng có điệu bộ rất đạt theo từng hoàn cảnh và có lực hấp dẫn nam giới rất mạnh!, hihi...
      Chúc ngày mới... ngọt ngào.

      Xóa
  4. ngvanan [Blogger] 04.07.15@11:18
    Qua đọc anh, chỉ hiểu "đại khái" thôi.
    Nghĩ Tầu thì ngán, nghĩ mình thì chán ?
    Chúc một cuối tuần vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, anh bình 'chỉ hiểu đại khái' là chính xác đó (anh nên xem thêm Phần 1), LB thấy sự nguy hiểm của những lời đồn đại bong bóng xưa nay (làm lung lạc tư tưởng của nhân loại) của Tàu/Tây về các vĩ nhân/anh hùng hay ông 'muôn năm'...
      Tuy nhiên, bài viết không mở rộng hết cho Đông Tây được (dài khoảng 2-300 trang!), vì LB không có thì giờ (phải tồn tại trước cái đã!) nên chỉ khá tập trung vào cái được gọi là ‘anh hùng Đại Hán’.
      Cám ơn anh, ngày mới tốt lành.

      Xóa
    2. Anh An à, tôi có 'adjust' ở đầu bài này như sau:
      -Nói chung, như đã ‘hứa’ ở Phần 1, tôi xuất phát từ vụ 'đồn đại' về phim Lý Tiểu Long -> vụ Tống Giang, Võ Tòng, Lý Quỳ… -> rồi Kinh Kha -> vụ ‘quân tử Tàu’/‘thằng Chệt’, ‘anh hùng Đại Hán’ -> vụ ‘bản sắc văn hóa’, ‘hố rác tư tưởng của thế giới’, ‘thời ôn dịch’…, trong đó có bàn ít nhiều đến nhà văn Kim Dung, các đạo diễn Lý An, Trương Nghệ Mưu, rồi các học giả Khổng Tử, Trương Duy Vi, Fukuyama, Stephan R. Covey…
      TM.

      Xóa