Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

743. 'Triết gia là những thằng... điên'!


Nói với một cụ già bên bờ sông…
Số là tôi định viết tiếp bài ‘Chí Phèo thời nay’ (viết hoài về đề tài này chán quá!), nhưng mới đây lại vô tình lại đọc được một cuốn ‘Lịch sử triết học’ (của Dagobert D. Runes, NXB Văn hóa Thông tin, 2009), tôi mới chợt phát hiện ra ‘Triết gia là những thằng... điên!’, hehe… Và đây là câu mà tôi có nói với một cụ già bên bờ sông, thiệt, nếu các bạn không tin thì hãy hỏi cụ ấy nhé!
Khoảng năm 1983, tôi có đọc cuốn ‘Lịch sử triết học’ của Nguyễn Đăng Thục (chán quá!, vì ông viết khá rời rạc và không sâu). Năm 1984, do làm Luận văn tốt nghiệp mà tôi có đọc một cuốn sách của Phạm Công Thiện viết ‘tóm tắt tư tưởng của 18 triết gia’ (tôi không nhớ tên sách, và nay cũng không thấy trong danh mục sách của ông!), ngoài ra, với ‘Hố thẳm tư tưởng’ hay ‘Ý thức mới trong văn nghệ và triết học’…, thiết nghĩ tư liệu do ông xử lý là khá đáng tin cậy, trừ những câu/từ rất ‘chảnh’ và ‘nổ’ của ông (như ‘Socrat, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta’), mà ông hay không ít người biện hộ đó là ngôn ngữ ‘thiền’!...
Cũng vào năm 1984, tôi có đọc được cuốn ‘Từ điển triết học’ của Liên-Xô (NXB Sự Thật!), thấy có đến 70% là xuất thân từ Liên Xô!... Nó cũng giống như việc trước 1975, NXB Tam Kỳ có xuất bản cuốn ‘Từ điển danh nhân thế giới’, trong đó tự tiện đưa một số người Việt khá nổi tiếng trong nước vào hàng ngũ danh nhân thế giới… Lúc đó tôi đã nghi ngờ…
Vâng, nay tình hình vẫn vậy trong cuốn ‘Một số gợi ý đề tài tiểu luận triết học’ (đào tạo cao học) của TS Vũ Ngọc Lanh; cụ thể hơn là trong mấy năm gần đây, TQ có tài liệu về ‘100 thiên tài quân sự trên thế giới’, thì có đến khoảng 80-90% là người TQ, chắc họ uống hết phần ‘bia’ rồi cho thế giới còn lại hưởng xái phần ‘bọt’, hay họ măm măm hết phần thịt rồi cho thế giới còn lại gặm phần ‘xí quách’!...

Triết tức là không triết…
Sau khi ra trường, vì lo thủ tục ở lại trường làm giảng viên triết mà không được, tôi mới lang thang phiêu bạt và có giảng… triết (không liên tục).
Nói chung là vì coi ‘triết tức là không triết’ (do khái niệm ‘lý luận tự có từ việc khái quát hóa từ thực tế’ của nhiều chuyên gia nước ngoài), nên tôi… đốt hết sách, và bẵng đi một thời gian khoảng 20 năm (1994-2014), hầu như tôi không đọc sách nữa, cũng có nghĩa là không đọc sách ‘triết’ nữa.
Chỉ từ năm ngoái, vì vụ ‘chơi blog’, rồi vụ ‘chủ nghĩa hậu hiện đại’ hay ‘tư duy lại tương lai’ gì đó, tôi mới bắt đầu xem lại triết Nietzsche, Krishnamurti, Camus…, đọc khá kỹ cuốn ‘Minh triết Đông Phương’ của Michael Jordan, cuốn ‘Chuyển pháp luân’ của Lý Hồng Chí, tài liệu về ‘Lão Tử’ của Lâm Ngữ Đường, hay một số bài viết có liên quan đến việc ‘phê phán triết học Trung Hoa cổ đại’ của một số học giả đương đại TQ…
Và đặc biệt là, mới đây, có một số Thạc sĩ (đang học cao học) ghé nhà hỏi tôi về ‘Triết học siêu nghiệm’ hay ‘Phê phán lý trí thuần túy’ của Immanuel Kant, tôi buộc phải xem sơ qua vài giáo trình triết để ‘chém gió’ với thanh niên, hihi…

Cái gì của mình cũng nhất!
Nhớ lại, năm 1981, có một ông thầy đi học triết ở Liên Xô về (tóc bạc, dạy ở ĐH Tổng hợp TP HCM)…, đại khái là khi phủ định về triết lý Phật giáo, ông hùng hồn dẫn chứng ‘Phật có kiếp trước là một con voi, chui ra từ hông của Hoàng hậu, chuyện tầm bậy!’, rồi ông cười hề..hề..hề… có vẻ thỏa mãn lắm! Tình hình cũng tương tự cho triết lý Thiên Chúa giáo!, ha..ha..ha…
...Nhớ lại cách đây 2 năm, sau 30 năm xa cách, khi tôi gặp lại một người bạn (nhỏ hơn tôi gần 10 tuổi, tôi học trễ vì đi TNXP), thì bạn ấy liền tiến lại bắt tay tôi và nói: ‘Triết của anh xưa rồi, triết của em giờ này hơn anh xa’ (!), nghe anh ta nói là tôi có… triết!, cũng lý thú đấy chứ, ha..ha..ha…
Cũng thời gian này, đọc cuốn ‘Minh triết Đông Phương’ của Michael Jordan, nếu tôi có thì giờ thì cũng có thể liệt kê ra vài trăm triết gia vĩ đại, và có rất nhiều vị có từ thời trước Phật (Kỳ Na giáo), mà tôi (hay nhiều người) chả biết họ là các ông nào cả!, ha..ha..ha…
Năm ngoái, tôi có một ông bạn nói liên tiếp 3 ngày về Chúa, trong đó có câu: ‘Tôi đã chinh phục được một số đại đức cao tăng bỏ đạo Phật theo về với đạo Chúa rồi’ (!), ha..ha..ha…
Cũng năm ngoái, 'nhà triết học số một châu Á’ có ghé thăm nhà tôi, anh ta lảm nhảm gì đó về Socrat, Platon, Aristote với ‘Tam đoạn luận’ gì đó…, rồi kết luận rằng ‘Phương Đông không có triết học’ (!), thậm chí anh còn nói ‘Phương Đông không có (nền) văn hóa’ (!), ha.. ha..ha…
Còn năm nay, cụ (nói trên) lúc nào cũng nói với tôi - có vẻ thừa nhận đời là hư ảo, con người nhìn đời thông qua ngũ uẩn (*), con người chỉ quanh quẩn trước chân lý chứ không bao giờ tiếp cận được chân lý, mọi chúng sinh đều bình đẳng…, và kết luận rằng trên đời này ‘chỉ có Phật là đúng nhất’, ha..ha..ha…
Rồi đang đọc cuốn ‘Lịch sử triết học’ (nói trên), thấy có tóm tắt đến cả 1000 triết gia (có nhiều vị lạ hoắc từ thời ‘Cựu ước’ (Do Thái giáo), thời Chúa và thời Mohammed), mà ông này thì phê phán ông nọ, nói chung là ông nào cũng tự cho triết của mình là ‘đúng’, là ‘nhất’, ha..ha..ha…
Ngoài ra, ông Bùi Giáng cho Đỗ Long Vân là nhất! (xem dưới); ông Phạm Công Thiện cho Henry Miller hay Hölderlin là nhất! (xem dưới); ông Dagobert D. Runes (trong cuốn ‘Lịch sử triết học’ nói trên) lại cho rằng xưa nay có ‘tam-vĩ-đại’ là Quân vương Salomon, Socrat và Spinoza (*), một ông thầy đang dạy cao học (ở SG) có nói là xưa nay có ‘tứ-vĩ-đại’ là Socrat, Platon, Aristote và Kant, trong đó Kant là vĩ đại nhất (!), một ông thầy khác (TS Vũ Ngọc Lanh, ‘Một số gợi ý đề tài tiểu luận triết học’) cũng có nhắc đến cả trăm triết gia nhưng lại cho rằng ‘Tư tưởng của VN’ là… nhất, ha..ha..ha…

Ông nói gà, bà nói vịt...
Tóm lại, ông thì nói gà, bà thì nói vịt:
-người thì cho TQ là có rất nhiều triết gia, kẻ thì cho là TQ không có nhà tư tưởng mà chỉ có nhà mưu lược (vd: Khổng Minh) (*);
-người thì cho là ‘vạn thế sư biểu’, kẻ thì cho là ‘chó nhà tang’ (vd: Khổng Tử) (*);
-người thì cho là ‘vĩ nhân’, kẻ thì cho là ‘bạo chúa’ (vd: Tần Thủy Hoàng);
-người thì cho là vua yoga, kẻ thì ‘dè bỉu’ nó (vd: Raja Yoga, một trong 12 phái Thiền của Ấn Độ);
-người thì cho ‘vị thánh duy nhất xứng đáng để Thiên Chúa mặc khải’ (*), kẻ thì chỉ nhắc đến ông khi nói về Kinh Koran (vd: Mohammed);
-người thì cho là VN có triết gia, kẻ thì cho là VN chỉ có lẻ tẻ vài nhà tư tưởng mà thôi (vd: Nguyễn Bỉnh Khiêm);
-người thì cho là ‘anh hùng’ (hay tráng sĩ), kẻ thì cho là ‘tội phạm hình sự’ (vd: Võ Tòng) hay là ‘ngu trung’ (vd: Kinh Kha);
-người thì cho là ‘nhà sáng lập ra thuyết hiện sinh’, kẻ thì cho là 'ca ngợi phát-xít' (vd: Heidegger);
-người thì cho là ‘có bản chất lương thiện’, kẻ thì cho là ‘du côn’ (vd: Chí Phèo) hay là dùng ‘phép thắng lợi tinh thần’ (vd: AQ);
-người thì cho là ‘tiến bộ’ (góp phần soi rọi lịch sử), kẻ thì cho là ‘phản bội’ (vd: 'Trần Đĩnh');
-người thì thông cảm với dân Mỹ, kẻ thì cho là đáng đời (vd: vụ 11/9, TQ);
-người thì cho là ‘hữu nghị’, kẻ thì cho là 'bành trướng, xâm lược' (vd: TQ);
-người thì cho là 'có mới tin', kẻ thì cho là 'tin mới có';
-người thì cho là 'sống cô đơn thì mới sáng tạo', kẻ thì cho 'tụ tập bầy đàn mới là sống'; 
v..v…
Rồi đọc lại cuốn ‘Một số gợi ý đề tài tiểu luận triết học’ nói trên, tôi chộp được một câu (trang cuối):
-‘…Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại.’
Bỗng nhớ lại tối hôm qua (1/10/2015), chúng tôi có xem Chương trình ‘Không giới hạn - Sasuke Việt Nam’, có 10 thí sinh dự thi mà chỉ có một người ở Gia Lai vượt qua vòng 2 ('thang cá hồi'), mà một số người xem nói là ‘Nhật Bản, Hàn Quốc… nó vượt qua cái trò thử thách ghê gớm này như chơi à!’, tôi mới hỏi ‘Vậy VN đấu với Nhật Bản, Hàn Quốc… thì có ai thắng không?’, một thanh niên trả lời ‘Làm sao mà thắng được, họ đã đi trước mình mấy chục năm rồi!’; hay ví dụ như bóng đá: ‘VN trước thềm tham dự vòng loại World Cup đội tuyển của chúng ta xếp 152 thế giới, xếp 25 châu Á và vẫn đứng thứ 3 Đông Nam Á (us.24h.com.vn)…: vâng, tôi hiểu đó là ‘đẳng cấp quốc tế’.
Tôi mới băn khoăn không biết chữ ‘hiện đại’ nói trên có phải là ‘đẳng cấp quốc tế’ không, hay là có ai đó tự phong!
*
Cuối cùng...
Có 1000 triết gia thì họ nói đến 1001 ‘phách’!, nói tệ hơn kiểu ‘người mù sờ voi’, hay nói kiểu win-win như người… Việt, nói hoài mà chả có ai nói… đúng cả!, lý do đơn giản là: ai đó - chỉ là kẻ phàm tục - nói ra, rồi chính người đó hay được ai đó cho đó là chân lý… vĩnh cửu!
…Rồi trên ti-vi (Chương trình ‘Gương mặt thân quen nhí’, tối 2/10/2015), có một anh chàng MC khoét 2 cái lỗ tai và đeo 2 chiếc bông tai… to tổ bố, một phụ nữ mới cười to lên và nói rằng: ‘nó là thằng bê-đê’ (!), tôi mới nói là:
-Người bình thường mà còn ‘mát’, huống gì là triết gia! 
Ha..ha..ha…

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
  1. 'Bá Dương' (1920-2008): học giả Đài Loan, tác giả cuốn ‘Người Trung Quốc xấu xí’.
  2. Bùi Giáng nói về Đỗ Long Vân: ‘Điều cốt yếu, ông (Đỗ Long Vân) đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương…’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/232-khi-bui-giang-ien.html
  3. ‘Chó nhà tang’: hay 'chó vô chủ', là 'từ dùng của Lưu Hiểu Ba' để ám chỉ Khổng Tử: ‘Nếu như nói rằng vận mệnh của Khổng Tử trong thời Xuân Thu, giống như một con chó nhà có tang… Do Nho giáo có lợi cho sự thống trị của giới cầm quyền, do nên địa vị của con chó giữ cửa cũng được tính là vững chắc, ngồi một mạch hơn 2000 năm. Được giới đọc sách tôn làm thần tượng, tung hô lên tận mây xanh, thậm chí làm bức tượng dát vàng trong tổ miếu hoàng gia. Đó cũng là lúc mà những trí thức và tư tưởng gia TQ khác rơi xuống địa ngục, biến thành nô tỳ của quyền lực’, xem thêm: https://www.facebook.com/notes/hôm-qua-làm-chó-không-nhà-hôm-nay-làm-chó-gác-cửa-cái-nhìn-đúng-về-cơn-sốt-khổng/10151246022725256
  4. Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là một nhà văn/học giả nổi tiếng của Đài Loan và thế giới (!), tác giả của bài viết ‘Triết học giảo hoạt’ (nói về Lão Tử).
  5. 'Lưu Á Châu', sinh 1952, Tướng TQ: 'Hegel từng nói: "TQ không có triết học." Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay TQ chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào… Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người TQ một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực... TQ không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược.', xem thêm: http://tuanvietnam.net/2010-08-15-niem-tin-va-dao-duc
  6. Mohammed: là ‘vị thánh duy nhất xứng đáng để Thiên Chúa mặc khải’ (Lịch sử triết học, Dagobert D. Runes, NXB VHTT 2009, tr. 239)
  7. Nguyễn Đăng Thục (1909-1999): học giả, tác giả bộ ‘Lịch sử triết học Đông phương’.
  8. Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt’, nói nôm na là 5 giác quan (five senses): thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, xem thêm http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/11/617-thuong-e-van-con-song.html
  9. Phạm Công Thiện (1941-2011): ‘Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller’, hay, ‘Hölderlin là tiêu chuẩn để viết lại toàn thể lịch sử văn học Đức và toàn thể lịch sử văn học Tây phương…’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html
  10. Salomon, Socrat và Spinoza: xưa nay có ‘tam-vĩ-đại’ là Quân vương Salomon, Socrat và Spinoza (Lịch sử triết học, Dagobert D. Runes, NXB VHTT 2009, tr. 10)

21 nhận xét:

  1. tran-sinh [Blogger] Email 03.10.15@08:18

    Đọc chuyện của bạn, tôi sực nhớ đến NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ NHÀ VỆ SINH .
    Chuyện kể rằng :
    Ngôi nhà gồm 3 tầng
    Tầng 1: dùng làm nhà trẻ, các cháu ỉa đái đã có bô
    Các tâng còn lại dành cho các nhà văn, nhà thơ...
    Và các triết gia ở và hội họp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui là trùi, thế thì các nhà văn/nhà thơ và các triết gia đi ị ở chỗ nào!, chả lẽ xuống tầng 1 ị chung bô với các cháu à! Tôi lo quá!, hihi...
      Cám ơn anh, chúc cuối tuần vui.

      Xóa
    2. hairachgia [Blogger] Email 03.10.15@10:43
      Tầng 2 dành cho các nhà văn nhà thơ và các triết gia vì các nhà này hay ị vào mồm nhau.
      Tầng 3 dành cho các nhà chính trị, vì các vị này ị ra cứt thì đem giấu kìn như mèo.

      Xóa
    3. @ HRG
      Trùi ui trùi..., câu này thì khôi hài nè:
      -Tầng 2 dành cho các nhà văn nhà thơ và các triết gia vì các nhà này hay ị vào mồm nhau.
      Ha..ha..., cám ơn anh Hai, chúc tối t7 vui.

      Xóa
  2. vomtroirieng [Blogger] Email 03.10.15@06:10
    VTR nhớ có ai đó cứ bâng khuâng tự hỏi "tồn tại hay không tồn tại?", câu này cũng triết dù xem ra chẳng tỉnh táo tẹo nào.
    Suy ra cho cùng, mọi người xung quanh ta đều là triết gia, cho dù là 1 thạc sĩ, GS hay chỉ là 1 người lao động vì mỗi quan điểm sống, tư duy, hành động đều ẩn giấu tính "triết", hi ..
    Sáng bình an!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, 100 năm may lắm nhân loại mới sản sinh ra được vài triết gia, thế mà người làm như triết gia là... cát trong sông Hằng, nên rủ nhau phong hay tự phong là triết gia, nên nay số lượng triết gia nhiều hơn quân Nguyên, híc.. híc...
      Đùa tí, cám ơn VTR, ngày mới... ngọt ngào.

      Xóa
  3. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn khép kín mà con người khó thoát ra được , khi được sinh ra biết cảm nhận được vạn vật xung quanh mình thì phải đến trường học tập . Khi trưởng thành thì lấy vợ / chồng rồi nuôi dạy con cái . Con cái lớn lên dựng vợ gả chồng rồi quay sang chăm cháu . Quay đi quẩn lại khi đã chiêm nghiệm đủ mọi Hỷ , Nộ , Ái , Ố trong cuộc đời thì tuổi già đã xồng xộc tới . Một khi con người biết trân quý những giá trị trong cuộc đời , sống cho mình , sống cho mọi người và biết tôn trọng tự nhiên , đó có phải là triết lý sống hay nâng lên thành triết học không LB ?
    Theo Salam các trường phái triết học hay những bài giảng , những lời răn dạy minh triết của các bậc hiền nhân chỉ có tính chất quy chiếu và tham khảo mà thôi . Thời nào có cách sống và trải nghiệm của thời đó , không nên đưa những tư tưởng của hàng ngàn năm trước áp đặt vào cuộc sống hôm nay . Hơn nữa con người là một cá thể độc lập có linh hồn giống như cỏ cáy muông thú , có suy nghĩ và đời sống riêng vì thế đưa một tư tưởng và suy nghĩ của một người khác cho dù là vĩ nhân đi chăng nữa bắt phải theo , thì điều ấy rất là khập khiễng không muốn nói là không thể . Cũng như mọi người hay nói " Những tư tưởng lớn thì thường gặp nhau " theo Salam cũng chẳng đúng , chẳng qua là họ đồng cảm với nhau trong một số vấn đề nào đó mà thôi , không thể 100% được , không muốn nói là " Đồng sàng dị mộng "
    Các triết gia và các học giả ai cũng cho mình tài giỏi nên không ai chịu ai đâu vì thế các cuộc tranh luận sẽ không bao giờ có hồi kết . Sẽ đến một lúc nào đó hậu thế sẽ " Giải độc " từng phần từng phần một , đúng sai lúc ấy sẽ rõ ... chỉ cần chờ thời gian thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. ‘sống cho mọi người và biết tôn trọng tự nhiên, đó có phải là triết lý sống hay nâng lên thành triết học không LB?’, thiết nghĩ:
      -'sống cho mọi người' thì siêu hình quá, SL à, không đạt được đâu, mà biết sống 'đúng' cho mình thì sẽ có khả năng cao để đem lại hữu ích cho người khác,
      -không chỉ 'biết tôn trọng tự nhiên', mà phải xem việc sống hòa hợp tự nhiên chính là sinh mạng của mình,
      2. ‘đúng sai lúc ấy sẽ rõ... chỉ cần chờ thời gian thôi’, thiết nghĩ:
      -theo nghĩa rộng thì không có cái gì tuyệt đối đúng, cũng như không có cái gì tuyệt đối sai, nó có tính tương đối (và thời gian cũng sẽ không trả lời): đúng hay sai tùy vào mỗi hoàn cảnh cụ thể (hay nói văn vẻ hơn là tùy hệ trục tọa độ vào mỗi không thời gian nhất định),
      -riêng về mặt lịch sử thì: đúng vào thời này, nhưng sai vào thời khác..., điều này có thể dễ dàng kiểm chứng… SL nhỉ!
      Thank bạn, tối vui nhé.

      Xóa
  4. hairachgia [Blogger] Email 03.10.15@10:40
    Mình đã từng đâm đầu vào triết, mà thú thật đếch hiểu Triết là cái giống gì? Lật tung đủ loại từ điển cũng không hiểu nốt. Nhưng cầm những cuốn sách gọi là triết từ Đông sang Tây, rồi về với Ta thì gặp toàn là những từ ngữ lạ hoắc lạ huơ, may mà cái đầu chưa thành trái dưa gang. Thế rồi cái tin ngang bướng mình lại đưa ra hai định nghĩa (của riêng mình thôi)
    - Một là: Triết là một thứ mà khi người nói về nó, thường sử dụng một thứ ngôn ngữ chẳng ra cái “đầu cua tai nheo” gì cả. Người nghe, người càng hoa mắt ù tai càng tốt. Triết là như vậy. Kết luận Triết = bá láp
    - Hai là: Triết là cái quy luật chung để người thực hiện việc “ăn uống, ngủ nghỉ, làm tin, bài tiết” cho thật thoải mái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...Bởi vậy mà LB nói:
      -Triết gia là nhà 'gia triết', tức là những kẻ thêm hành, tỏi, mắm, muối... vào một món ăn chung của nhân loại là triết.
      -Triết gia là 'tra giết', tức là những kẻ mà hành hạ/tra tấn đầu óc người ta cho đến... chết, hihi...
      Từ đó, đúng, triết trở thành... bá láp.
      Ha..ha... Cám ơn anh Hai nhé.

      Xóa
  5. Hay lắm anh, chủ nhật thật an vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, hôm nay mình bận... xây nhà, mệt quá!, cám ơn bạn PH, chúc tối vui.

      Xóa
  6. Nói cho cùng triết học cũng từ cuộc sống mà xuất hiện . Từ thủa hồng hoang mông muội con người còn ăn lông ở lỗ săn bắt hái lượm thì làm gì có triết học . Kể từ khi con người định hình được xã hội thì triết học mới xuất hiện . Các nhà hiền triết cũng quan sát mối tương quan giữa con người với con người , giữa con người với tự nhiên , giữa hành tinh của chúng ta đối với vũ trụ bao la thì mới hình thành nên các học thuyết
    Có cảm giác triết học chỉ dành cho một tầng lớp ở trên cao chứ không dành cho số đông ở bên dưới , bởi vì câu chữ trừu tượng nhiều lúc rất khó hiểu , văn phong thì khô khan , cách diễn đạt thì dài lê thê nghe một hồi thì buồn ngủ .... he he he
    Một ví dụ vui về triết học :
    - Bạn có biết triết học là gì không ? Học triết rất là dễ , tôi xin giải thích . ". Triết học là một hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên ta mới gọi hiện tượng luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận "
    P / s : Ai đọc đoạn trích dẫn về triết học mà không hiểu hay bị " Tẩu hoả nhập ma " thì gặp Salam lấy thuốc giải nghen .... hì hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Triết học là một hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên ta mới gọi hiện tượng luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận ": quả là ông 'triết da' này không điên thì cũng mát, mà nếu không mát thì ít nhất cũng bị... té giếng, hehe...
      Ai 'chế' câu này hay đó!, cám ơn SL nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  7. Salam chứ ai ! Không té giếng , không bị " MentalIllness " hay " Neropathy " mô LB ơi .
    Cách đây hơn 10 năm về trước có một lần tranh luận với Chị Hai học ở " Học viện quan hệ quốc tế " có nói về những vấn đề triết học hay những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ . Con gái Salam giỏi lắm , không tranh cãi với nó được đâu , kể cả 3 đứa sau này ... cứ mỗi lần tranh luận thì Salam toàn thua không hà .. vì thế mới cùn .. he he he
    Salam vì tôn quý LB nên một thời gian không Comemnt thấy rất nhớ .... nỏ quên được .. chắc là iu roài .. Tình cảm của Salam đối với LB cũng giống như Salam - Hòn Sỏi dzậy đó .. không quên được Người ơi .. he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, nhắc đến 'Học viện quan hệ quốc tế' thì:
      -Năm 2001, mình có tham gia giảng bài tại đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mấy ngày trước đó, mình có thấy xe máy qua lại trước cổng cơ quan, có một cô gái tóc dài với thân hình rất 'mẩy và cong' như tượng thần Vệ nữ, hỏi ra thì mới biết nàng tên Quỳnh. 8g sáng thứ Hai tuần sau, có một trợ lý nữ bước vào, đó là Quỳnh (mới tốt nghiệp Master ở Nhật về), ôi mừng quá, mình cùng cô ấy giảng bài trong 1 tuần, mình nói cái gì cô ấy cũng làm rất tốt, thậm chí mình chưa nói cô ấy đã hiểu ý mình!, và mình đã... yêu cô ấy vì tài sắc vẹn toàn. Sau đó nàng lấy chồng, tuy nhiên, đây là một trong những cô gái mà mình ái mộ nhất và lâu lâu mình cảm thấy... rất nhớ nàng.
      http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/351-tinh-yeu-mien-bac-sac-ep-mien-nam.html
      Và bây giờ thì: 'Yêu lắm, thương lắm, xa lắm, mà đau lắm', hihi...

      Xóa
  8. Lưu comt Trần Sinh

    Yêu lắm làm chi, tít tận trời
    Thương lắm đường cong, chỉ thế thôi
    Xa lắm, em còn nơi xứ lạnh
    Đau lắm, ngồi đây, giọt đắng rơi

    Trả lờiXóa
  9. Muội sẻ thong thả đọc cho hết bài nầy muội thấy thích ,Ca Ca luôn vui nghen!
    Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội, muội đi... tu thật đó à! Ngủ ngoan nghen.

      Xóa
  10. nguyenlandung [Blogger] Email 06.10.15@08:23
    Thưa anh.
    Bài viết thú vị và sâu sắc. Tôi đã qua hai lớp- Lý luận trung cấp và Lý luận cao cấp. Ngẫm ra thấy có thứ triết học làm dân ta bó tay, không thoát ra được để hội nhập với thế giới. Cực lắm thay !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn thầy, mấy lần thầy vào Nam, em lại đi tỉnh khác (em có số 'con ngựa', hi...), rất mong được gặp thầy.
      Chúc thầy vui, khỏe.

      Xóa