Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

895. Tôi không quan tâm (Chuyện Tết)

CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ CÓ TÌNH YÊU... MỚI!

LTS: Bài này tôi viết theo yêu cầu của một blogger (tôi đã hứa thì tôi làm), và chỉ viết ngăn ngắn thôi. Ngoài ra, vì Tết nhứt, không có thì giờ, nên một số bài thơ mà tôi tặng cho các blogger từ ngày 25/11/2016 đến 25/1/2017, tôi sẽ dần dần đăng trong phần lời bình dưới bài này. Thân mến.
---------

Những câu thơ nhỏ, đêm ai... thở
Mơ đắng trần gian, đảo đảo hồn
Mặt trăng trắng lạ, ai thèm… muốn
Mưa xuống trần ai, ai ngất ngây

Tôi ngó vậy mà rất bận, hầu như không có thì giờ để mở máy vi tính (chơi blog, facebook), vì thế, tôi làm mấy xâu chìa khóa, giao cho mỗi bà hàng xóm một xâu, 
để mấy bả có việc gì thì mở cửa vào nhà tôi xử lý công chuyện hộ... Lưu ý rằng tôi không có... đụng chạm gì đến họ hết, mặc dù tôi cũng là người bằng da bằng thịt, và lại rất thích 'chìn', tại sao?, trả lời đơn giản, tại vì tôi không hề đụng chạm đến họ.
*
Đầu tối hôm nay, một bà góa qua nhậu món tiết canh lòng lợn với tôi... Lúc đó trên ti-vi đang chiếu một vị lãnh đạo nào đó đang chăm chú nhìn vào một tờ giấy đọc một bài diễn văn hùng hồn gì gì đó!, tôi không để ý... Nhưng để xem tình cảm của người dân điển hình này (giới 'im lặng') yêu, ghét lãnh đạo như thế nào, tôi mới hỏi:
-Chị có thích ông này không?
-'Tôi không quan tâm', chị không thèm nhìn lên cái ti-vi, và trả lời.
-Tại sao?
-Thì ổng không quan tâm đến tôi thì tôi không quan tâm đến ổng...
Câu 'ổng không quan tâm đến tôi thì tôi không quan tâm đến ổng' tối nay được tôi chấm là một trong những câu hay nhất của năm!

Dưới đây tôi sẽ lần lượt kể, từ gần đến xa...

1
Ôi, chiều nay phải tham gia làm món 'dồi miền Bắc', vừa làm vừa thở dài, trước đó lại phải chạy đôn chạy đáo đi mua sắm một số đồ linh tinh để chuẩn bị bay qua ăn Tết bên... Mẽo (nghe nói bên đó 'nạnh nắm'), nên nhức mỏi hết cả người, tôi liền nằm úp xuống giường để... thở.
Số là trưa nay, ông giám đốc có mua một con heo mọi khoảng 11kg (móc hàm); có lẽ nhà ổng ăn không hết nên chạy xe ô-tô đến vứt cho nhà tôi nửa con:
-Nam mô a di thò phò, thiện tại!, thiện tại!, làm sao bần tăng ăn cho hết!
Lúc đó tôi đang chạy đến nghĩa trang để thắp hương mộ ông già, về nhà đã thấy một... bà góa khác đang ở sau vườn nhà tôi, thở hổn ha hổn hển, lấy hết sức dồn 'nhân' vào trong cái phèo dài cả mét!
Ôi, làm món dồi miền Bắc quả là rất phức tạp, tôi có tham gia làm vài lần rồi, nhưng quên... Không biết cái bà này vào bếp nhà tôi từ lúc nào mà cái chậu 'nhân' đã sẵn sàng! Dĩ nhiên là bả phải băm vụn tim, gan, phèo, phổi, sụn...,  băm hành tỏi, rang và giả đậu phụng, thêm tiêu, bột ngọt gì gì đó, rồi trộn đều với huyết heo... (Tôi) giúp bả lộn ngược cái phèo lại (bên trong ra bên ngoài), bả bỏ cái phễu lọt vào cái lỗ phèo bên trên, rồi bốc bỏ 'nhân' vào lòng cái phễu, rồi lấy chiếc đũa chọt chọt chọt, vừa chọt vừa nặn - cho nhân chạy đều khắp khúc dồi, rồi lấy dây chỉ buộc chặt hai đầu lại... Rồi bả bỏ mấy khúc dồi cong vòng vòng, tính ra cả 7-8m, vào một cái nồi to (có thể nấu 5 lon gạo)!, híc..híc... Rồi bả đun lửa liu riu cỡ 60 độ - để nó khỏi bị 'bục', thỉnh thoảng lấy cây kim chọt vào - để nước máu ra bớt, cho dồi nó chắc...
Nhìn thấy cái thau đỏ máu, máu chảy ròng ròng xuống cánh tay bả, hay rớt vào thau, rớt xuống sàn nhà..., tôi vừa làm vừa thở dài, trong lòng 'nam mô' liên tục, mặc dầu tôi không theo đạo Phật:
-Ôi, chỉ có một mình tôi ăn, giỏi lắm thì mời bả ở lại ăn chung, mà tôi chỉ ăn ngoại giao có tí xíu à, thế mà bả mần món 'heo mẹt'* làm đến 10 người ăn đến... 3 ngày cũng không hết!...
Đó là do tôi không thông minh lắm, chứ bả thì lanh lắm... Nhấc cái điện thoại Nokia lên, bả gọi í a í ới, tí nữa thì có hết ông giám đốc, ông làm rẫy, đến bà chủ quán cà phê, bà thợ may... qua nhà tôi để... nhận phần, cứ 30' phút là có người vào, mà cuối chiều nay tôi phải tiếp khách ná thở, chỉ riêng cái thao tác đi ra vào mở cổng thì cũng bằng khoảng cách của một vận động viên chạy bộ đường dài Olympic*, híc..híc...; nhưng cái đống thịt heo còn lại chất đầy tủ lạnh làm tôi thấy rất phiền!...


2
Tại sao bả làm và cho cả xóm hay kêu cả xóm đến ăn!, vấn đề là dưới đây...
Cách đây mấy hôm, 'hội miền Bắc' hàng xóm mời tôi qua ăn Tất Niên... Một anh nói người phụ nữ - mà làm món dồi heo cho tôi - đến từ một cái làng X, và anh rất rất rất khẳng định:
-Nói thật với anh chứ nó là một cái làng cổ, cổ nhất Việt Nam, làng cổ của cổ của cổ... Anh đến đó bao giờ chưa?
-Tôi đã đến đó mấy chục lần rồi.
-Anh nói... dóc. Tôi là dân gốc ở đó, sau khi đi bộ đội về, vào Nam sinh sống, về thăm quê mới có hơn chục lần à!
-Hì... Anh không tin chứ ở Việt Nam này có 63 tỉnh, 1500 huyện và 11000 xã (số liệu đến 2005), tôi đã đi gần hết rồi, nên việc ghé qua một địa phương nào đó mấy chục lần...
-'Anh Lá Bàng nói đúng đó, ảnh làm giám sát các công trình cấp bộ, nên ảnh đi khắp đại giang nam bắc là chuyện bình thường', anh thợ điện-cơ nói xen vào.
-Hì... Tôi có đến 'Bảo tàng Đồng quê'* của Thiếu tướng Hoàng Kiền và bà Ngô Thị Khiếu nhé, đúng không? (Đúng), có đến thăm chùa Đình Vuông*, đúng không? (Đúng), có đến thăm nhà thơ Văn Đuyến, đúng không? (Đúng), có đi uống cà phê/hát karaoke ở bãi tắm Quất Lâm, đúng không? (Đúng)..., có ghé thăm nhà bạn thân của ông... 'Tổng đệ nhị' gần gần đó, đúng không? (Đúng) - mà còn có vài món quà từ bên ổng nữa, ha..ha..ha...
*
Tại sao lại 'cổ của cổ của cổ'?
Hồi nhỏ, tôi học cuốn 'Quốc văn giáo khoa thư', hay đọc những mẩu chuyện (cở một trang) kể về bà Marie Curie, ông Edison, Faraday, Franklin*, anh em nhà Wright*..., rồi lớn lên đọc cuốn 'Cuộc sống và sự nghiệp' và học Toán-Lý..., mà làm tôi trở thành người có tính cách rất... khoa học (hay gọi là 'cái máy' cũng được!), chẳng hạn như 'con mèo'* viết: '(ông) nói điều gì cũng suy nghĩ đắn đo, làm việc gì cũng cẩn trọng', hi..hi...
*
Về làng X, nhất là dịp Tết, họ thường kêu con kêu cháu tới (hay thuê 'chuyên gia') xúm lại làm 'lợn' đâu từ 3-4g sáng 27 âm lịch...
Ôi, sáng tiết canh lòng lợn (thậm chí là tiết canh 'chay' - máu đặc sệt!), trưa lòng lợn tiết canh, chiều, tối tiết canh lòng lợn... với có thể cả lít rượu-45-độ/người/bữa ăn, ăn hoài 2,3,4,5,6 ngày mà không chán!...; và để tiết kiệm thời gian, tôi xin trích nhật ký viết vào dịp Tết 2013*:
-Ở Nam Định, thường nhà nào cũng có ao cá, ruộng nước, giếng khoan bơm tay, ụ rơm và trồng cây bòng (có trái giống trái bưởi nhưng to hơn, vị nhạt và dễ bị sâu phá hoại)... 'Việc giao lưu’ ở nông thôn được đặc trưng bởi thói quen ‘chào buổi sáng’ (khoảng 1 xị rượu/người, mỗi ngày người ta có thể uống rượu đến 3 bữa!), bởi món ‘tiết canh lòng lợn’ (thầu lầu) và rượu cuốc lũi/bia Nam Định, có điểm xuyết các món như ghẹ, sò, con ‘móng tay’ hay con ‘rươi’, rượu bào ngư, nhưng món ngon nhất vẫn là canh rau đay nấu với tép khô (thường treo trên bếp), hì.. hì… Vào dịp Tết, người ta chơi hoa đào hay cây quất…, cũng có mâm ‘ngũ quả’ như ở miền Nam nhưng trong đó có 1 trái bòng, nếu thích có thể làm vài bài Karaoke gia đình hay uống cà phê sáng ở bãi tắm Quất Lâm mà nghe đồn là các khách sạn ở đó có ‘ô-xin’ phục vụ, hì.. hì... Có cái khác với Tết miền Nam là ở đây, nhất là đêm giao thừa, có ‘đốt pháo lén’ (kể cả tiếng súng) ầm ầm cả xã, ánh sáng pháo bông Tàu bay đầy trời, vài nơi ăn thịt chó, và các cuộc nhậu ở đây phải rất rõ ràng ‘chiếu trên, chiếu dưới’ có nghĩa là cùng đẳng cấp (ví dụ bác, chú, cậu) mới được ngồi cùng một bàn, hay nam ngồi riêng, nữ ngồi riêng...


3
Thế là tôi, kẻ 'nói điều gì cũng suy nghĩ đắn đo, làm việc gì cũng cẩn trọng', lại hàng trăm lần, nếu không muốn nói là hàng ngàn lần, phải tiếp xúc với các 'anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc' miền Bắc, kể cả miền ĐBSCL hay Tây Nguyên, và các... em iu... Tôi.. tôi... chấp nhận tất cả, họ đối xử tốt với tôi, rất nhiều khi, đến mức không thể nào tả nổi, còn có một số nàng trẻ... iu tôi mà không ngại bất cứ điều gì!
Nhưng các bạn thân mến biết không, tôi nói sáng, trưa, chiều, tối 'tiết canh lòng lợn... với rượu mạnh 1 lít/người/bữa là chuyện nhỏ như con thỏ', 'truyền thống chiếu trên-chiếu dưới bốn ngàn năm không bỏ được', 'khá có ưu thế về khoản chúc tụng, 'chủ nghĩa quà cáp' và... sĩ diện' (cười), 'râm rang, xì xầm truyền miệng nhau chuyện riêng của từng gia đình, thậm chí từng người, từ đầu xã tới cuối xã', 'thường kêu con kêu cháu tới xúm lại để... chém gió từ ông Trump đến cái ông trong xóm 'chùi đít bằng que kem'...; lại thấy hình Minh Béo mới ra tù (bên Mỹ) đứng chụp hình bên chiếc siêu xe, lại nghe lình xình vụ Ngọc Trinh mới vừa chia tay tỉ phú Hoàng Kiều mà ổng nói là Ngọc Trinh 'không xứng đáng' (!), lại nghe nói Hoài Linh đang xây nhà thờ họ một trăm tỉ (!), lại nghe ca sĩ Mỹ Tâm mới xây nhà một trăm tỉ (!), lại nghe chắc chắn là ca sĩ Mỹ Linh mới xây nhà-vườn một triệu đô (trên 22 tỉ)..., tôi không phản đối, vì họ có quyền;
không biết đây có phải là sự kết nối ‘có lý’ của những dấu chấm giữa các hình thái ‘văn hóa cộng đồng’ và cái được gọi là ‘văn hóa @’ hay không!, nhưng tôi nói 'sáng, trưa, chiều, tối' là ý nói 'cả đời' đó, đến khi 90 tuổi đó, mà có thể như nhà thơ Chế Lan Viên nói là 'làm con rối cho cuộc đời giật dây', như anh chàng nhảy ngựa 'Gangnam Style' nói là 'trưởng giả học làm sang', hay như kiểu nhân gian nói là 'không có khoa học gia, chỉ có tiệm sửa xe Honda, mà lại đòi phát triển bằng người ta' (!) - bởi vì 'không có con đường khoa học nào dành riêng cho vua chúa cả' (Euclide),

​nhất là cô đến ăn lòng lợn tiết canh ở xóm tôi, gò lưng may áo quần cả ngày để đủ tiền chạy gạo, thường không dám đi chợ mà chỉ hái rau rác trong vườn để ăn sống qua ngày, và vừa mới chạy vạy gần chết mới vay được 300k để mua vé cho con là sinh viên về quê ăn Tết đoàn tụ với gia đình; trong lúc đó cổ phải nghe liên tục ai đó có cả trăm tỉ, ngàn tỉ, cổ lại phải thấy 'mấy vị lãnh đạo nào đó trên ti-vi đang chăm chú nhìn vào một tờ giấy đọc một bài diễn văn hùng hồn gì gì đó' và thường xuyên nói cái gì của... họ cũng đều 'trên cả tuyệt vời'!, nên cổ chỉ biết liền buột miệng nói:
-Tôi không quan tâm.

(HẾT)

---------
Chú dẫn: 

1.       Anh em nhà Wright: là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright (1781-1948) và Wilbur Wright (1867-1912), là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được. Chuyến bay đấu tiên trong lijhc sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ… (wikipedia)
2.       Ăn Tết ở Nam Định, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/311-chuc-mung-nam-moi-tet-thoi-xua-va.html  
3.       Bảo tàng Đồng quê: Bà Ngô Thị Khiếu (57 tuổi), giáo viên nghỉ hưu đã dành hết tâm huyết cho ước mơ lưu giữ hồn quê Bắc bộ khi mượn 5.000m2 đất của xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định) trong 30 năm để xây dựng ‘Bảo tàng Đồng quê’… Bà kể: ‘Từ gần 20 năm trước, nhân chuyến về quê, thấy mọi người bán như cho những chiếc thau đồng, chậu đồng, nồi ba, nồi bảy, mâm đồng,… tôi xót ruột lắm. Họ mua phế liệu để bán sang Trung Quốc với giá đồng nát’. Từ đó, …bà nhờ cô em dâu Nguyễn Thị Đồng sưu tầm, mua lại những thứ mà theo bà ‘nó in hằn cả tuổi thơ tôi trong đó’… Kỳ công sau nhiều năm, bà đã gom được số lượng lớn những hiện vật gắn liền với đời sống người nông dân qua các thời kỳ… (danviet.vn) 
4.       Chùa Đình Vuông: Di tích lịch sử văn hóa Đình Vuông, chùa Bảo Hoa thuộc xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây là quần thể di tích rất có giá trị về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc… Nghi môn Đình Vuông: Nội dung minh văn trên chiếc chuông đồng cổ có niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ nhất (1705), khánh đồng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29 (1768)… Mặt bên chùa Bảo Hoa: Nằm về phía trái chùa Bảo Hoa là Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo… Công trình kiến trúc của đền được xây dựng kiểu chữ ‘Đinh’… Hiện nay trên ban thờ tại cung cấm của đền thờ khám và tượng của Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn… Chuông đồng: treo trên Tam Bảo đúc thời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705)… Khánh đồng được đúc vào thời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29 (1768)...  (dulichgiaothuy.namdinh.gov.vn)
5.       Con mèo: một blogger nữ bên Blog Tiếng Việt mà tôi hay gọi đùa.
6.       Franklin (1706-1790): chính trị gia, triết gia, nhà bác học, nhà sáng chế người Mỹ, nổi tiếng nhất là việc phát minh ra cột thu lôi.
7.       Heo mẹt: là một kiểu ăn của người dân tộc (ở Tây Nguyên), bỏ hết thịt, mỡ, xương, xí quách, tim, gan, lòng, dồi... vào một cái mẹt (rổ tre) bưng lên, ăn chung; nay đã biến thành một món ăn khá quý tộc tại các nhà hàng sang trọng.
8.       Quốc văn giáo khoa thư: sách dùng cho học sinh tiểu học trước 1975, từ lớp năm đến lớp nhất, tương tự như sách 'Tiếng Việt'  cho lớp 1-5 ngày nay.

16 nhận xét:

  1. Mynhan Ha (FB)
    Nói vòng vo thì cũng là có thâm ý cả.
    6 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thâm ý là ý... sâu thôi nhen, hi... Cám ơn Mynhan Ha, happy new year to you!

      Xóa
  2. Cỏ May (FB) Hình như lần đầu tiên huynh viết ngắn... hì. Tết nhứt chuẩn bị xong chưa huynh, có tính về quê ăn tết không vậy?
    1 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như... có, về biển Thanh Khê ăn Tết với... Cỏ May, hi..., mùa Tết ngọt ngào nhé!

      Xóa
  3. Khoa Vuminh (FB)
    Em nhớ trong tác phẩm chuyện tử tế của Trần Văn Thủy, có đoạn lời thoại: Tôi giúp anh, anh giúp người khác, người khác giúp tôi, chúng ta giúp đỡ nhau, quan tâm đến nhau để tâm hồn chúng được nhẹ nhàng và thanh thản.
    2 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Tôi giúp anh, anh giúp người khác, người khác giúp tôi...': câu này rất đúng!, mình đã kiểm chứng, hi...
      Lâu ngày quá, cám ơn bạn Khoa Vuminh, chúc bạn hưởng môt mùa Tết đầm ấm nhé!

      Xóa
  4. Lưu comt MTV:

    Đôi khi ta thấy mùa thu ghé
    Vàng xuống nghiêng nghiêng phố núi chiều
    Nhìn cây, nhớ về quê năm đó
    Ai mất ai còn!, cơn... gió... lay...

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn lời Chúc mừng năm mới, từ đầu năm đến nay, của Anh Tran (Ngoc Anh Tran), Ái Nữ, Can Do, Cỏ May, Đội ngũ Facebook, Ha Trang, Hoài Phố, Hồ Lan Anh, Hồng Tâm, Hoàng Anh, Huong Tra, Huỳnh Gia, Kim Cuc, lan rung, Lê Uyển Vy, Maitrang Huynh, Má Boon, Mietvuon Sau, Miền Tím (Lê Phạm), Minh Mẫn, mua thu vang, Thi Ngoc Diep Le, Mynhan Ha, NAD, Nang Ly Sao, Ngoc Chu, Nguyễn Hữu Nghiệp, Nguyễn Lân Dũng, Nhật Thành Hồ (Nhật Thành), Nhiên Phạm Châu An, Phan Thị Lê, Phong Nguyễn, Phú Đoàn (lathuy), Quang Nguyen, Thu-Yến Vũ, Trần Đắc Khiết, Trần Minh Châu, Trời Có Nắng, Tuyết Lanh, vomtroirieng, Uyên Nhi, Viet Yen Le, Vi Muadong, Khoa Vuminh, Vương Quang Trung…
    Vì không thể đăng quá nhiều bài, nên tôi đăng ở đây - một số bài thơ mà tôi đã tặng cho các blogger từ ngày 25/11/2016 đến 25/1/2017, TM.

    Bơ vơ chiều
    Tôi về tìm lại quán xưa
    Người đâu không thấy, tách trà khói bay
    'Ráng chiều nghiêng nhạt đôi vai'
    Tháng năm chìm nổi có ai ngóng chờ
    Biển đời đâu phải là thơ
    Mơ hoa, mơ dáng, cũng bơ vơ chiều

    Chiều đau nhân thế
    Thân em đơn lạnh trên nền tối
    Cong dáng thần tiên đã đã thèm
    Đâu ngờ Bỗng Điên đà dậy bão
    Say sóng triền miên, đau đớn em!
    *
    Tàn một mùa hoa, bóng em tôi
    Chiều trôi qua cổng, dáng nghiêng sầu
    Cuộc đời rong ruổi, anh chưa ghé
    Đã thấy mộ phần, trong mắt ai
    *
    Chiều, đau nhân thế đầu như nứt
    Quờ quạng quanh đêm kiếm chút… tình
    Người xinh cõi ấy, mùi thơm phức
    Ta gục trong sầu, nắng đã lên!

    Đêm khát khao
    Chiều về gợi nhớ mùa thu… gọi
    Lá thoảng rơi rơi xuống cát đời
    Anh đi đây đó, lục bình sóng
    Rảo khắp nhân gian, vẫn chốn nào!
    *
    Bình yên giữa phố, một vòm trời
    Riêng xanh thăm thẳm, mắt xa khơi
    Chiều trôi quán nhỏ, sầu đang giấu
    Em dáng thiên thần..., đêm khát khao

    Hoài miền tím
    Như giấc mơ trôi, hoài miền tím
    Nhạc khúc Ro-mance khổ khổ chiều
    Đường xa vạn sóng, sao tìm đến!
    Trời đất muôn cong, hận chút đời!
    *
    Khuya bừng mắt dậy, người vắng bóng
    Dạo bước loanh quanh hết mấy vòng
    Thiên thần cong dáng đâu không thấy
    Chỉ thấy cà phê, thuốc… khói bay

    Lạnh!
    Đêm, khuya rồi thao thức mãi chi em
    Người, nếu đến, chỉ đôi giờ quên khổ
    Ngắm tà chiều, gọi đắng ở trên cao
    Ta than thở: sao lòng mình vẫn lạnh!

    Mong đắng ngẩn ngơ
    Qua ‘nhà’ em gái xem bài mới
    Lại thấy rơi rơi mấy giọt chờ
    Chiều về, mong đắng ngẩn ngơ
    Xa xa thơm dáng, anh lơ mơ... chiều

    Mơ màng
    Gởi cho đôi mắt long lanh
    Đôi môi xinh ấy, nắng lành sáng nay
    Gởi cho cô ấy tách cà
    Mới pha nóng hổi, khói phà cô đơn
    *
    Tôi về bến gợn phù vân
    Mơ hoang lúc trước đã gần xa bay
    Ráng trời lại đến chiều nay
    Tưởng đâu mơ khúc, nào hay mơ màng!

    Thèm…
    Những câu thơ nhỏ, đêm ai... thở
    Mơ đắng trần gian, đảo đảo hồn
    Mặt trăng trắng lạ, ai thèm… muốn
    Mưa xuống trần ai, ai ngất ngây
    *
    Phải chi anh - ánh hào quang ấm
    Rơi lụa ngọc ngà xuống vóc em
    Cái 'con' anh bỗng bùng trỗi dậy
    Cái 'người' than thở: thoáng mơ hoang

    Tiếc!
    Có phố Sài Gòn vui
    Cho em qua nhiều ngày
    Và nhiều nhiều ngày nữa
    So-co-la có đầy
    Cà phê bờ sông... tím
    Tiếc là chả có... em!

    Tiếng khuya
    Chiều tan trên vai em tôi
    Áo cong cũng mở chút bồi hồi... yêu
    Chân... dài mở lối phiêu diêu
    Tiếng đêm rạo rực, tiếng khuya hao mòn

    Trắng sương mù
    Cái bang khoác áo chằng chịt vá
    Đủ mác nam mô, xúm xít màu
    Tấm thân tầm gửi, em cong cớn
    Trong cõi vô thường, anh đớn đau
    *
    Đường trắng, sương mù, em tôi... trắng
    Anh trắng hoang mờ đã mấy trăng
    Mấy cái mười năm?, mang yêu dấu
    Nhân thế buồn đau, hối muộn màng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời Có Nắng (FB)
      Chiều, đau nhan thế đầu như nứt
      Quờ quạng quanh đêm kiếm chút... tình
      Người xinh cõi ấy, mùi thơm phức
      Ta gục trong sầu, nắng đã lên
      ***********
      Đêm, khuya rồi thao thức mãi chi em
      Người, nếu đến, chỉ đôi giờ thêm khổ
      Ngắm tà chiều, gọi đắng ở trên cao
      Ta than thở: sao lòng mình vẫn lạnh! (LB)

      Trong mờ ảo... Ta nhận ra nhau
      Trong xa lạ... Ta thấy mình gần gũi
      Chuyện thế sự, nhân, thời để sang bên
      Phút huy hoàng, hạnh phúc ở đâu xa (TCN)
      55 phút trước

      Xóa
    2. Ui, lại có người đổi chữ 'bớt' của mỗ thành 'thêm' nhé, híc..., tối vui nhen!

      Xóa
  6. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở nước tahttps://www.facebook.com/profile.php?id=100003099535225
    (Bài này hay, em xin 1 đoạn về nhà làm tư liệu, tks.)

    Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng n¬ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư¬ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư¬ơng Vư¬ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư¬ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nư¬ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư¬ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư¬ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con ngư¬ời, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ¬ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư¬ớc Tàu sang n¬ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Tr¬ước khi ngư¬ời Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.
    Thứ nhất:Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như¬ng Hùng Vương thứ 6 của n¬ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư¬ời kế vị trị vì đất nước thay mình là người hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.
    Thứ hai:Lang Liêu là một hoàng tử, đư¬ơng nhiên phải là ngư¬ời đư¬ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư¬ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư¬ời Hoa. Bánh chư¬ng vuông tư¬ợng trư¬ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nư¬ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư¬ời Hoa th¬ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t¬ượng, đôi khi như¬ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.
    Như¬ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư¬ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư¬ời Hoa khai hoá hay đồng hoá.Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư¬ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư¬ớc ta nhiều năm liền những ảnh h¬ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư¬ng, bánh giày là đặc tr¬ưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh ch¬ưng xanh để cúng tế tổ tiên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.
      Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.
      Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết".Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
      Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.
      Các giai đoạn chính
      Ngày nay, người Việt Nam ta quan niệm rằng trong ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới.[17] Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

      Xóa
    2. Cuối năm
      Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên.[18] Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở.[19] Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.[20] Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.
      Tất niên
      Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.
      Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.
      Giao thừa
      Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.
      Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến...

      Xóa
  7. Chúc anh năm mới an khang hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn PH, chúc năm mới thơ văn nội lực dồi dào nhé!

      Xóa
  8. Nhận xét về Táo Quân 2017:

    Bài này viết hơi quá B.O. à. Chương trình TQ mấy năm gần đây phần nào có 'cái thật' - nó... dám phanh phui ra không ít vụ việc nghiêm trọng ở thiên triều như cá, nước, lộng hành, vô cảm, 'phán' quan..., tuy nhiên, việc sd một số ngôn ngữ quá nặng về chính trị đã làm giảm giá trị nghệ thuật của nó, nhất là vào phần cuối... Tóm lại, mình vẫn thích xem!
    Ăn Tết vui nhen!

    Trả lờiXóa