Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

891. 'Vô úy thí' và trít họk (Truyện ngắn)

cái này không phải là… triết học thì cũng là ‘trít họk’, cần quái gì mà phải đi tụng ‘Tịch tà kiếm phổ’ của người ta, phải hôn chú?

Phước Hải sáng trời, sương biến đâu
Chàng du khách nhỏ, ngẩn ngơ trời
Rùa vô lượng kiếp, rùa vẫn thế
Ta nghĩ đau đời, ngươi nghĩ sao!

Gã cái bang lại ghé quán cà phê cũ… Ở đó, hắn gặp lại cái ông cư sĩ - mà cách đây 3 tháng - đã nhắc đến từ ‘pháp thí’, nay lại nhắc đến từ ‘vô thí’… Câu chuyện xảy ra từ đây.

1
Trước tiên, ‘cái bang’ là cái gì nhỉ?
Trong các truyện kiếm hiệp Tàu, ‘Cái Bang’ có nghĩa là phái ăn mày, nhưng ý nghĩa của nó đôi khi lại vượt xa hai chữ ‘ăn mày’. Ví dụ như Bang chủ sáng lập ra nó là lão ‘ăn mày’ Hồng Thất Công nhưng lại ‘ăn sướng’ hơn cả hoàng đế (ăn vụng!, trong truyện ‘Anh hùng xạ điêu’). Tuy ăn mặc rách rưới, tồi tàn, nhưng nhân cách ‘uy vũ bất năng khuất’ - ‘không để kẻ khác cao bởi vì ta quỳ xuống’, sẵn sàng trừ gian diệt bạo, và coi thường danh lợi… của lão lại gấp ngàn lần mấy tên cẩu hoàng đế thời… đó!, còn mấy cái thứ Đại Hán, đại đế, đại gia, đại bán nước, đại tham quan hay đại gian… gì gì đó thì cả đời lão không thèm liếc!
Ở bên ta, ăn mày vẫn là ăn mày, bên Tây beggar vẫn là beggar, khác với một tên beggar nào đó bên Dubai có thu nhập 1,6 tỉ/tháng*:
-Bằng lương của một tiến sĩ… thanh liêm ở ta làm mọt kiếp cả đời!
*
Nền văn học Tàu có cái hay là xây dựng hình tượng gì ra hình tượng đó, chả vì thế mà trên blog hay fb, ta thấy các nick name như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự, Tiêu Phong, Tiểu Long Nữ, Vương Trùng Dương… Ta cũng có các hình tượng như Châu Văn Quềnh!, Chí Phèo/Thị Nở, Thúy Kiều VN, Trạng Quỳnh*..., thế mà ta lại không xây dựng các tượng đài… ngàn tỉ đại diện cho văn hóa Việt, mà lại sơn cái Văn Miếu ở Hà Nội màu trắng bóc trông chẳng giống ai!, lấy hoa nhựa vàng cài vào con rồng dân gian bằng cây cảnh có sẵn ở Hải Phòng - trông giống con Pikachu hay con cá Tràu được bôi trét bằng vàng… dẻo!, thậm chí có ai đó đã từng đòi xây dựng tượng đài thờ ‘Khử Tổng’ ở Vĩnh Phúc, hay thờ Quan Công ở Sóc Trăng… (mà có mấy ông ‘sứ giao’ hay ‘tí suyễn’ được cậy để giải thích, nghe có vẻ có ný, nhưng chả nọt nỗ tai tí lào!), chả lẽ ta xấu hổ về các hình tượng Việt chăng!
Gã nghĩ rằng văn hóa ngàn đời vẫn là văn hóa, văn hóa Việt ngàn năm vẫn là văn hóa Việt, triết lý Việt ngàn năm vẫn là triết lý Việt, lịch sử Việt ngàn năm vẫn là lịch sử Việt! Thiết nghĩ nên xem văn hóa là số một, rồi mới đến chính trị-khoa học kỹ thuật-kinh tế, mà nếu lấy ‘chính trị làm thống soái’, không lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng, thì chỉ tổ sinh ra… trọc phú* mà thôi!… Văn hóa dân tộc thì phải kế thừa và phải bảo tồn tính đặc dị của nó, chứ không phải ‘bắt chước’ hay ‘nam mô’ là được, chả lẽ thay Lý Huỳnh, Trương Khả*, ‘ông Ba Gan’*… bằng Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt hay Thành Long!, chả lẽ thay Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân công chúa hay Nam Phương hoàng hậu bằng Tây Thi, Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa, Từ Hi thái hậu, Hoàn Châu cách cách! Chả lẽ phải nghiên cứu văn hóa Tàu, tiếng Tàu mới làm rõ văn hóa ta, tiếng ta!, phải nghiên cứu lịch sử Tàu mới làm rõ lịch sử ta!, còn văn hóa Tây hay tiếng Tây, chưa kể đến các nền văn hóa xa gần khác, thì lại… cho chó ăn chè! Và chả lẽ nghiên cứu lẹt xẹt vài cái sử vụn vặt mà có thể trở thành sử gia! - mà các blogger hay gọi là ‘giả sư’!… Tóm lại:
-Chả lẽ lấy cá tra thay bằng cá Tràu mà lại đòi ‘cao’ bằng người!



2
Lần trước gặp ông cư sĩ, gã nhớ lại hồi ký:

Vậy các cầu thủ bóng chuyền nữ Thái Lan và Việt Nam tại nhà thi đấu tỉnh Hà Nam (VTV Cup 2016) đã cống hiến cho hơn 10.000 khác giả tại nhà thi đấu và cả triệu khán giả trước màn ảnh nhỏ - những niềm vui hấp dẫn và hồi hộp khó tả; bình thường hơn là bên Mỹ nay có những người vô danh đang đóng vai Spider-man để mua vui cho các bệnh nhi (xaluan.com); bình thường hơn nữa là những người nông dân Mỹ vừa mới ‘mang những trái bí ngô đến thành phố để dự lễ hội Halloween’…; bình thường hơn nữa nữa là nếu blogger nào viết bài mà có một số người đọc thấy vui/thư giãn hay học hỏi được chút gì mới… thì đó là họ đã ‘có làm gì cho đất nước’ rồi vậy!
Phải chăng chỉ có người làm lớn/giàu có/có địa vị trong xã hội ở trên… Sao Hỏa thì mới ‘có làm gì cho đất nước’? Tôi nghi ngờ, vì ít nhất là ông cư sĩ dưới đây đã chấm điểm ‘có làm gì cho đất nước’ này dựa vào tiêu chí quan trọng nhất là:
-Các ông nói trên có làm cho người dân hân hoan hay không?
Thật vậy, cách đây 4 hôm (vào giữa tháng 10/2016), đi uống cà phê, tình cờ tôi gặp một cư sĩ, nói nhiều chuyện lắm… Về câu hỏi của ai đó là ‘ta đã làm gì cho đất nước?’, mà không nói như ai đó quá trừu tượng, ông có giới thiệu chữ ‘pháp thí’*…, tức là cố gắng sống làm sao để đem lại niềm hân hoan cho người khác…

*
Lần này gặp lại ông, gã thầm nghĩ: ‘Cũng giống như mấy ông/bà Việt khác, thích kết bạn, nói chuyện, tâm sự và chém gió… với người ta, ông theo Chúa thì chảy nước dãi ra nói... Chúa, ông theo Phật thì long sòng sọc mắt ra nói… Phật, ông theo Thượng đế (Ala) thì lòi trái khế ra nói… Thượng đế, ông theo Các thì toát hoác mồm ra nói Các, ông theo Lão Đại thì ào ào nước t...iểu ra nói Lão Đại, ông theo chế độ thì rầm rộ cả răng lưỡi ra nói chế độ (có thế nói tốt hay xấu)…, nên nhiều người nước ngoài mới cho là người Việt rất ‘friendly’ (thân thiện)!, và:
-Chắc là ông này sẽ nói Phật đây!
Quả nhiên, ông cư sĩ nói:
-Ngoài ‘pháp thí’ là cố gắng sống làm sao để đem lại niềm hân hoan cho người khác*, còn có ‘vô thí’ là không sợ hãi, ví dụ như… (ông cho cả loạt ví dụ)…
Gã lẩm bẩm: ‘Ở đời này thiếu gì những tay tà mị, nói ‘chính nghĩa’ quá có nhiều khi là tay Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần*, chẳng thà cứ ‘tự nhiên’, biết gì nói nấy, miễn sao là đừng có áp đặt hay đụng chạm đến quyền tự do cá nhân của người khác, phải chăng người ta nói ‘dân chủ’ một phần cũng là nằm trong ý này!, nên gã hỏi:
-‘Vô thí’ là gì? Tại sao lại là ‘không sợ’? Vì ‘thí’ là cho mà!... Nói ở quán cà phê thì được, chứ nói ở trên mạng thì phải nói cho rõ ràng, có ngọn có nguồn, và phải nói cho dễ hiểu…
Giải thích luần quần một lát sau, ông quay lại nói với con gái:
-Để chú này về tra lại đã…
*
Về nhà vào Google gõ từ khóa ‘ vô thí’ thì gã mới biết là ‘VÔ ÚY THÍ’ - là giúp cho người khác vượt qua nỗi sợ hãi, chứ không phải ‘không sợ’!; ngoài ra gã còn biết là có 3 loại thí: ‘Bố thí có 3 loại là: Tài Thí tức là bố thí tài vật, Pháp Thí tức là bố thí ‘pháp’, nghĩa đen là dạy giáo lý cho người ta biết đường tu hành để giác ngộ giải thoát, Vô Úy Thí tức là giúp cho người ta qua khỏi sự sợ hãi’ (Tuệ Đăng, wordpress.com)… Còn ‘pháp’ là lời nói (nằm trong chữ ‘thuyết pháp’), mà phải nói ‘chánh pháp’ (chánh trong ‘chánh nghĩa’, chánh-tà), tức là nói những điều hợp lý, những lẽ phải, không chấp nhất quan điểm/thói quen của người khác…
…Gã gặp ông - chỉ là một ví dụ, chứ còn vô số ông khác…. Có ông nói mà cái miệng… khin khít nghiến răng, có ông nói nghe có vẻ rất thoáng (đóng kịch theo quán tính), nhưng cuối cùng là cũng ép buộc và đưa người nghe vào ‘hệ’ - cứng nhắc và không dành cho đối tác lối thoát nào: ‘người Việt là vậy’, gã nghĩ thầm.
*
Rất buồn cười là, một hôm ghé thăm ‘chùa Ngọc Hoàng’*, gã có ghi nhật ký:

À, cái vụ ông Obama sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng (đường Mai Thị Lựu, quận I, SG) thì không ngờ rất nhiều người, từ thành thị đến nông thôn, đều biết!, quả là ‘năng lượng’ của ông lan truyền đi nhanh rộng thật! Và nhân cơ hội này, tôi phải đến thăm nó trước khi ông Obama đến, để kịp chém gió, hơn nữa, dân SG mà không biết chùa Phước Hải là cái gì thì quả là quê thật!
Tại sao tôi gọi là ‘tồng chí’ Obama nhỉ? Số là trước kia, tôi có biết từ đồng chí là ‘comrade’ trong tiếng Anh (có nghĩa là bạn chiến đấu, tratu.soha.vn), mà nếu không nhầm, nó khá chính thức xuất hiện từ bên Nga! (thời đoạn 1905-1917). Nhưng nay, ý nghĩa của nó ngày càng mờ nhạt, vì nó không còn nghĩa ‘bạn chiến đấu’, mà xưa người ta thường gọi là ‘tình bằng hữu’ (vd, tình bằng hữu giữa Sở Lưu Hương và Tả nhị gia, giữa Lục Tiểu Phụng và Tây Môn Xuy Tuyết, giữa Trương Vô Kỵ và Dương Bất Hối…), còn nay thường gọi đơn giản hơn là ‘tình bạn’ (vd, tình bạn giữa Einstein và Charlie Chaplin, giữa Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng…) - do tính ‘chiến đấu’ (trong chiến tranh, nghe hoài nản quá!) ngày càng trở nên lạc hậu và xa lạ với tính khoa học và tính nghệ thuật mà ngày càng phát triển và chiếm lĩnh trong mọi mặt của đời sống xã hội thời-@...


Nhớ lại, trước cổng chùa có treo cái bảng là ‘Phước Hải Tự’, ủa, chùa thì nói là chùa, núi thì nói là núi, biển thì nói biển, sông thì nói là sông, nước thì nói nước, cầu thì nói là cầu, cứ bắt chước hoài quen… thói, làm cho dân ta hiểu lầm mà gọi ‘đúp’ là chùa Thiếu Lâm Tự, chùa Lôi Âm Tự, núi Thái Sơn, núi Ngũ Hành Sơn, núi Hoàng Liên Sơn, núi Thất Sơn, biển Nam Hải, biển Hắc Hải, biển Địa Trung Hải, sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, nước Hàn Quốc, nước Trung Quốc, cầu Kiều…; bên Tàu có cái ‘Thiếu Lâm Tự’ được xây dựng từ năm 497*, thế mà 1250 năm sau vẫn có ai đó không chịu gọi là ‘chùa’ mà cứ ‘tự’, ‘tự’, ‘tự’ hoài!, chán wá!

***
Nghe kể vậy, cô bé chủ quán liền xen vào nói cả tràng bằng ngôn ngữ @:
-Uh, hết ‘fáp thí’ đến ‘dzô úy thí’, hết ‘ngũ uẩn’, ‘nục ken’ đến ‘pát chín đạo’, hết ‘nít pàn’, ‘thin đàg’ đến ‘kõi Tây phươg kực nạc’, pọn cháu chạ hỉu jì kạ... Họk ngọi ngữ dzà hội nhập dzăn hóa wốc tế jì mừ jỏi thật!
Ôi, mấy ngàn năm văn hiến mà không có ‘trít họk’ sao?, nay Tàu, mai Pháp, mốt Nhật, bữa kia Đức, bữa kỉa Nga, bữa kìa Mỹ, bữa kía quay lại cá Tràu, thế thì bữa kịa sẽ theo triết gì? ‘Trít họk’ à?
Vừa nói cô bé facebooker vừa lắc đầu quầy quậy.

‘Khi lòng đã bình an thì đã có Phật hay có Chúa trong đó rồi’ (Violet!), hay ‘'Vậy thiên đường ở đâu? Nơi ngực trái vẫn tràn đầy nhựa sống' (Trời Có Nắng)…, cái này không phải là… triết học thì cũng là ‘trít họk’, cần quái gì mà phải đi tụng ‘Tịch tà kiếm phổ’* của người ta, phải hôn chú?

(HẾT)
---------

Chú dẫn:
  1. Câu chuyện ‘pháp thí’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/10/867-viec-cho-iem-9-iem-10-o-vn-thu-gian.html
  2. Chùa Ngọc Hoàng, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/826-tong-chi-o-ba-ma-se-ghe-tham-chua.html
  3. Một người ăn xin ở Dubai kiếm được khoảng 1,6 tỉ đồng/tháng (‘Professional’  beggar in Dubai caught earning over $ 73,500 per month): Chuyện ăn xin ở Dubai giàu hơn người có công việc đàng hoàng ở nhiều nước không phải giờ mới có. Hồi năm ngoái, cảnh sát Kuwait bắt một ăn mày và phát hiện trên người anh ta giữ khoảng 10 triệu rupees (3,3 tỉ đồng)… (ihay.thanhnien.vn)
  4. Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần: một nhân vật trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’ của Kim Dung, rất thâm hiểm, tàn ác, hay chơi trò ném đá giấu tay, đặc biệt là rất háo danh và ham quyền lực; vì thế, y hay mị dân bằng nhiều bài phát biểu nói về ‘đại cục’, ‘hợp tác’, hữu nghị’ (trong Chương 181), rồi cũng vì ham quyền lực mà y đã tự thiến… dái để luyện ‘Tịch tà kiếm phổ’; và vì gây quá nhiều tội ác, cuối cùng y đã bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm chết - để trả thù cho sư phụ của nàng. Xem thêm: http://webtruyen.com/tieu-ngao-giang-ho/ao-coc-luc-tien-de-nghi-tum-lum_186699.html
  5. Ông Ba Gan, Trương Khả: là các võ sư nổi tiếng ở Quảng Nam thời Ngô Đình Diệm!, trong đó Ông Ba Gan (không rõ năm sinh, mất) đã từng là đại ca một thời ở Chợ Lớn, rồi chạy trốn sang Campuchia và bị dân địa phương ám sát bằng tên độc, còn Trương Khả nghe nói đã từng là võ sĩ chuyên nghiệp thi đấu võ đài ở Pháp trên 10 năm, về già mất ở Hòa Vang sau 75.
  6. Thiếu Lâm Tự: Theo ‘Tục cao tăng truyện’ (năm 645) của Đạo Tuyên, chùa Thiếu Lâm ban đầu được Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một trong các ngọn núi linh thiêng của TQ… Quyển ‘Gia Khánh trùng tu nhất thống chí’ (năm 1843) viết rằng ngôi chùa... được xây dựng vào năm Thái Hòa thứ 20 nhà Bắc Ngụy (tức năm 497)… (wikipedia)
  7. Trạng Quỳnh có thể là một trong các nhân vật sau: 1) một ông Trạng giàu thông minh và trào phúng trong dân gian VN, có nhiều giai thoại liên quan đến việc đả kích chế độ thời chúa Trịnh, 2) Nguyễn Quỳnh (1677-1748), một người có tính cách trào phúng nên được nhiều người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh. (wikipedia)
  8. Trọc phú: thường hiện lên với hình ảnh những người do gặp thời nên phất lên như diều gặp gió chứ về chữ nghĩa thì chẳng là bao nhiêu, luôn học cách sang trọng, học cách quý phái, tiêu xài tiền vào những trò xa xỉ, làm xấu cho xã hội… (dapnhanh.com)

12 nhận xét:

  1. Má Boon (FB)
    Cảm ơn huynh... đã cho em biết thêm nhiều điều... Vô Uý Thí... Truyện hay... Rất hay... Thật lòng ngưỡng mộ huynh......
    2 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh phải lo chỉnh sửa cho nó (khá) ngọt trước đã, nên giờ mới trả lời được... Thường, mỗi ngày ra đường có (rất) nhiều chuyện, nhưng 2-3 ngày sau huynh mới chọn 1 chủ đề chính và xoay quanh bởi các tình tiết đời thường khác... Thank Má Boon, chiều vui nhen!

      Xóa
    2. Má Boon 4:43 14/1/2017
      Huynh viết hay quá.... Muội xin ngã mũ... bái phục huynh... Từ hình tượng Hồng Thất Công... đến triết học Việt.... đến văn hoá Việt... Lịch sử Việt Nam muôn đời là của người Việt Nam.... đến vô thí..., kg hiểu sao muội thích lối viết của huynh... Kiến thức quả là sâu rộng...

      Xóa
    3. huynh mới về, đang ăn cơm, tí nữa (trả lời) nhé
      (tks)

      Xóa
  2. vomtroirieng [Blogger] Email 14.01.17@03:08
    Huynh à, Nam Phương hoàng hậu nói gi, hỏng ai nhớ, chứ Võ Tắc Thiên thì ai cũng nhớ "slogan" này nè huynh "thái bình hơn sự thật".
    Nên trit họk có sao đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, nếu viết về Võ Tắc Thiên 'Tàu' thì thà huynh viết về... Dưong Vân Nga hay Vòm Trời Riêng 'VN', thấy 'phái' hơn, hi... Cám ơn... muội, chiều... ngọt ngào!

      Xóa
  3. Ha Thi Thanh Vi (FB) 16:05 14/1/2017
    Kẹt xe quá nên đứng trên vỉa hè đọc. Anh quá ám ảnh chuyện của người ta hay của mình rồi. Của ai cũng ok miễn là mình xài được. Hồng Thất Công xơi cao lương mỹ vị vào bụng lão rồi thì là của lão chứ có phải là của Hoàng đế nữa đâu. Quan trọng là lão phải ăn vụng thì mới nhất quán cho hình ảnh ăn mày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...(Tết) em chuồn về đâu ạ?
      Nghe nói mới bị đứt cáp em à!

      Xóa
  4. Lưu tư liệu: Bu Lu Khin (FB)

    ...Giáo sư Khánh buộc phải chấp nhận hiếu thảo cũng là hiếu thuận (孝順). Xin nói thêm, người Tàu có ba chữ thảo: (草 thảo): cỏ, thảo mộc. (討 thảo): đánh, trừng trị kẻ có tội. (懆懆 thảo thảo): lo buồn không yên. Rõ ràng Tàu không có chữ thảo nào như định nghĩa của từ điển tiếng Việt và giáo sư Đinh Gia Khánh bó tay là phải.
    ***
    Từ điển tiếng Việt định nghĩa hiếu thảo: Có lòng kính yêu cha mẹ. Có hiếu. Và định nghĩa chữ thảo: Có lòng tốt, hay chia sẻ, nhường nhịn cho người khác. Từ lập luận trên bu tui thấy hiếu thảo không phải là từ Hán Việt thuần túy. Mà trong đó hiếu là từ Hán Việt nói bổn phận người dưới đối với người trên. Thảo là từ "nôm" nói trách nhiệm của người trên đối với người dưới.

    Thích đoạn này, mang về nhà, tks (à, bạn Bu kg viết bai bên blogspot nữa à!)

    Trả lờiXóa
  5. Trời Có Nắng (FB)
    "Ta nghĩ đau đời, ngươi nghĩ sao??
    Thế thời, nhân thế người với người
    Sống cõi ta bà ta cưú ta
    Trần gian, nhân thế nơi ở tạm
    Cần chi cái "đòi cao bằng người''
    Hạnh phúc đơn thuần ta là ta
    2 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là có hơi hướm 'nữ Quan Âm'!, hi...,
      hạnh phúc nếu có thì chỉ có ở chốn... địa ngục trần gian này,
      thank muội, tối ngọt ngào!

      Xóa
  6. Lưu comt Trần Đắc Khiết (fb)

    Ui, lâu lâu mới qua thăm nhà anh Trần Đắc Khiết, thấy bức hình 'thao thức' này; người ta thường nói là cõi đời 'ô trọc', nên ta nằm trằn... trọc là... đúng rồi!, hi...

    Trả lờiXóa