Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

937. Tiếng Háng-Vịt II (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho hư vôĐường xa vạn dặm anh mòn mỏi
Tây Thiên anh ước thỉnh... em về
Vó ngựa ruổi rong đường anh mỏi
Bỗng tiếng em cười, anh hết... đau


Tối hôm qua, Vô Kỵ có trao đổi với nhà văn Kim Dung, à quên, Dung Mac; kèm theo sự hỗ trợ của anh Chuck Le và các thiên thần bé nhỏ Riêng Em, Diễm Thuyên… Sáng nay trong khi uống cà phê, chàng mới ‘ngẫu hứng Lý Ngựa Ô’ viết tiếp bài ‘Tiếng Háng-Vịt II’… Lưu ý rằng chàng không phải là nhà ngôn ngữ học, mà là Nhà gom… lá bàng! (cười); chàng cũng không hề khẳng định là mình nói đúng, vì nếu có cái sai thì ta mới thấy cái đúng, đó là xu thế ‘tiến hóa’ của nhân loại, chứ nếu cái gì đã đúng rồi!, đã là chân lý rồi!, thì hãy đem vứt ngay vào… thùng rác, vì nó chỉ tổ khiến cho ta làm… nô lệ cho nó mà thôi!, đặc biệt là cái Háng… Vịt!

*
Đêm khuya, chàng vừa ‘chụt chụt chụt’, vừa truyền thụ bí quyết ‘Càn khôn đại na di’ lại cho Chu Chỉ Nhược, tóm tắt như sau (có bổ sung tí):

Trước tiên, tại sao ‘huynh’ lại khen thơ Đoàn Huyên, Nguyễn Duệ Mai, Trần Hạ Vi (hay Bình Địa Mộc, Nguyễn Đăng Thuyết, Võ Đan Thùy, Trịnh Thị Hương, Diễm Thuyên...) bởi nếu nhâm nhi kỹ thì ta sẽ thấy họ đã sử dụng 'tiếng Nôm' rất tốt!... Rộng hơn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử..., chưa kể Trịnh Công Sơn, là 3 trong số những cột trụ đưa ta về thế giới 'tiếng Nôm': Trăng nằm sóng soài trên cành liễu/Đợi gió đông về để lả lơi... (Hàn Mặc Tử); Sè sè nấm đất bên đường. Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh... (Nguyễn Du); Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm. Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm... (Hồ Xuân Hương); ngoài ra còn có: Người ngồi đó, nghe tiếng ru, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ (Trịnh Công Sơn)...

https://www.youtube.com/watch?v=mf--2Nij_vo

Ta có 'một, hai, ba, bốn, năm, sảu, bảy, tám, chín, mười' chứ không phải 'nhất, nhị, tam, tứ...', chả lẽ có tiếng Hán rồi mới có 'một, hai, ba, bốn...'? Ta có 'chay, chày, cháy, chảy, (chãy), chạy' (một vd của Phạm Công Thiện), chưa nói đến nói láy, nói lái, nói tục..., thì ông... nội của Tàu cũng kg có!... Đại khái là tiếng nào không phải là tiếng Hán thì đó là 'tiếng Nôm', như: trăng, nằm, sóng soãi, trên, (cành), đợi, gió, về, để, lả lơi, sè sè, nắm, đất, bên, đường, dàu dàu, (ngọn), cỏ, (nửa), vàng, xanh, bày, đặt, kìa, ai, nứt, ra, một, lỗ, khéo khéo, phòm, hỏm hòm hòm..., trong lúc đó tiếng cá Tràu là nguyệt, tọa, thượng/hạ, chi, phong, hồi, thổ, lộ, thảo, bán, hoàng, thanh/dương... gì gì đó... Ta sẽ đặt câu hỏi là trước Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương..., hay trước Ngô Quyền (938), ta không có thứ 'tiếng' đó à?, trước Triệu Đà?... Thử hỏi trước Hàn Thuyên hay trước Triệu Đà ta nói tiếng gì, chả lẽ 'ra dấu' à?

Nói tóm lại, lỗi của tuyệt đại đa số nhà nghiên cứu của ta là đi ngược - dùng 'Cáp mô công' của Âu Dương Phong, bằng cách nghiên cứu Tàu trước, tức lấy Tàu làm gốc, rồi suy ra ta, một phương pháp tiếp cận rất phản khoa học. Tuy nhiên, đã có 'một số' bài viết, nghiên cứu... có giá trị, có tầm, có chứng cớ, khảo cổ, bia mộ, chữ viết..., chỉ rõ tiếng Nôm (tiếng Việt) CÓ TỪ TRÊN 4-5000 NĂM TRƯỚC, một số có trong blog của ‘huynh’, nhưng vì vội, vấn đề lớn, ‘huynh’ chưa thể lấy ra ngay được! Tạm vậy…

*
Trước khi truyền... nội công tiếp, các ‘tiểu sư muội’ nên lưu ý rằng TIẾNG NÔM mà ta đang nói, khác với CHỮ NÔM mà đa số ta không biết!
Tiếng Việt hay tiếng Nôm, nói nôm na, gồm: lời nói và chữ viết. Cái ta đang nói ‘ngay bây giờ’ là tiếng Việt, dù là tiếng Hán, tiếng Anh hay Pháp… đã được ‘Việt hóa’. Còn cách ‘biểu diễn’ của tiếng là chữ viết, hiện nay thì có đến hai phần là xuất phát từ ‘tiếng Việt gốc’ (tiếng Nôm) bao gồm nói láy, nói lái và nói tục, phần còn lại là Hán-Việt, tiếng Anh ‘bồi’, tiếng Pháp ‘bồi’ và ‘ngôn ngữ @’… Chữ viết này có thể gồm: chữ ‘Khoa Đẩu’* giống như con nòng nọc, rồi chữ Nôm xưa, hay chữ ‘Hàn-Thuyên’ giống như con tinh trùng - của dân Tàu (Hán), và chữ Quốc ngữ, hay chữ ‘Alexandre de Rhôdes’ được viết dưới dạng hình học - của dân ‘La-tinh’, mà nếu ta đã bị thế giới Ả Rập đô hộ thì nó sẽ giống cái con lăng quăng!
Cách đây mười ngàn năm, cụ thể là 4-5000 NĂM TRƯỚC, có dân tộc Chứt thích ‘nhuộm răng đen, ăn thịt gà nướng, canh cua đồng nấu măng…’ ở Quảng Bình, nói: alak = người Lạc (Việt), acho = chó, aka = cá, kuan gôi = con gái, mợ = mẹ…, còn người Mường (trong đó có người Rục) ở miệt quanh Thanh Hóa đổ về phía Đồng bằng sông Hồng, nói: bój = muối, bua = vua, chặc = giặc, chần = gần, chít/chết = giết, cơl = cây, chóng = nhanh chóng, gấy/kí = (con) gái, kang = gang, kành = cành, k’lơi = trời, kơl = cơn, mâl = mây, nak = nước, pa = ba, pôj = vôi, puj = vui, saj/ thaj = tai, say/thay = tay, súk/thúk = tóc, tải = dãi, tăng = (mặt) trăng, thâm = tâm, thò = (con) sò, ti = đi, tlu/tru = (con) trâu, tlù/trù = trầu, túl = tối, chí = (con) chấy, tứng = dựng (đứng)… (vtc.vn)…

Nhân tiện xin nói thêm, chữ ‘Hùng’* trong ‘Hùng Vương’ có thể là viết… sai!, bởi ‘vua’ là tiếng Nôm, hay ‘Bua’* trong tiếng Mường, và ‘Hùng’ có thể xuất phát từ các từ Việt cổ như ‘Khun’, ‘Kun’, ‘Khunzt’... để chỉ ‘tù trưởng của một bộ lạc hay buôn trưởng’, hoặc giả là tên gọi thời có nhà nước để chỉ ‘những người đứng đầu các bộ lạc mạnh’ thôn tính các bộ lạc yếu hơn…; còn ‘Hùng’ trong tiếng Hán, có nghĩa là ‘mạnh’, ở Tê Cu thời Sở cũng có các ‘Hùng Vương’, thậm chí là có thể có đến… ‘18 vua Hùng’! (cười)…Ngoài ra, từ ‘Bụt’* trong tiếng Việt cổ, rất có khả năng là 'từ nguyên', không biết có từ bao giờ, nhưng chắc là có từ trước thời 'một ngàn năm đô hộ giặc Tàu', tức là trước năm 207 TCN - khi Triệu Đà thôn tính và cai trị nước ta... Có thể nói là 'Bụt' đã có ở VN!, thậm chí có trước Ấn Độ!, tức đạo Phật xuất phát ở... ta, từ Quảng Bình đến Bình Thuận, thuộc 'nền văn hóa Sa Huỳnh' có cách đây 3000-5000 năm!... 
- Vậy các muội sẽ thấy rằng TIẾNG VIỆT CỦA TA ĐÃ CÓ TỪ NGÀN XƯA RỒI!, đừng có nghĩ nà nó có từ tiếng Háng đó nghen!...

*
Rất hy vọng rằng ngoại ngữ và ‘dòng văn học blog’ hay ‘ngôn ngữ @’ trong thế giới phẳng... sẽ dần dần góp phần không nhỏ vào sự nghiệp ‘thoát Háng’, nhưng cho đến nay, phần đông giới ‘chém gió’ chúng ta vẫn bị chìm vào cái ‘quyền lực mềm’ hay cái 'niền Kim Cô’ ngàn năm mà chưa ‘thoát Háng’! , ví dụ:
- ‘Công huynh như núi Thái Sơn, nghĩa muội như nước sông Hồng Hà chảy ra’, tức nà công của huynh như ‘núi Thái núi’, còn công tiểu sư muội như nước ‘sông Hồng sông!’ (trong stt trước)..., chưa nói đến ‘vua Hùng Vương’ tức ‘vua Hùng vua’, hay vì vậy mà vua Bảo Đại, Thành Thái, Đồng Khánh lại trở thành Bảo Đại Vương, Thành Thái Vương, Đồng Khánh Vương! và nàm ‘An Nam Quốc Vương’ như Lê Chiêu Thống nuôn!, và theo cái đà Háng-Vịt này rồi ta lại có thể có những Obama Vương, Trump Vương, thậm chí mới đây là Macron Vương và Moon Vương, ha..ha..ha…
Các muội thử hình dung, 'chả lẽ thuốc Nôm ngày xưa khác thuốc Nôm ngày nay ư!, hay thuốc Nôm có nguồn gốc từ thuốc Bắc!', nếu nói 'yes' tức là các muội đang ‘Nam mô a di đà… cái con Kong-Hán ở đảo Tê Cu!’ đó, híc… Lần trước, Hân Ly hỏi:

- Nàm gì mà có cái ‘nước Trung nước’ (nước Trung quốc), nước ở chính giữa là nước gì?, huynh là Giáo chủ ma giáo, là tà đạo, huynh nghĩ gì trong đầu bộ muội hông pít sao? Hu..hu…

- Huynh đâu có nghĩ ấy ấy gì đâu!, mấy muội trả lời giùm đê!, hehe...

Tạ Tốn vốn là tay văn võ toàn tài, bèn xen vào:

- NƯỚC ở khu giữa là thứ Nước ‘rò rỉ’, cao không ra cao, thấp chả ra thấp… Ở vào vị trí ương dở, Nước rịn ra ‘nhỏ’ giọt, nên ý cứ mà rặng là TIỂU SÓN!!! Bản đồ cổ có chú thích là NƯỚC HÁNG... (Phản hồi từ: PHONG-SUONG [Blogger])


Nói dễ hiểu hơn, các muội có thể xem mấy dòng rất là… văn chương dưới đây, đùa về chữ ‘vô’ xài trong tiếng Vịt nhen:
- Dáng muội cong rất vô thường, cùng với cái mông rất... ngon và vĩ đại* như cái bờ 'vực xoáy' H. Rivêra dẫn vào cái 'lỗ đen' Einstein trong cái vũ trụ mênh mông vô cùng vô tận, nên huynh bị mơ hồ chìm vào hư ảo, rồi vì mơ tiên, huynh đi lang thang vô định mơ màng trong cõi đời hư vô, dẫn đến mơ hoang, sinh ra hư hỏng và rơi vào hư đốn, làm cho tinh thần hư tổn, tinh lực hư hao, kết quả là mắt huynh bị mơ huyền và bước đi vô… nổi, à quên, không nổi!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
*À, cái đoạn cuối... Câu cuối nói về 'Thái Bình Thiên Quốc', thời đó có quy định tất cả sở hữu của 'bên thua cuộc' đều là sản phẩm cống nộp cho 'bên thắng cuộc', nhất là cho cấp trên, trong đó có vô số mỹ nữ..., đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho 'triều đại' này mặc dù chiếm được nửa Trung Hoa phải bại vong trong một thời gian ngắn, chỉ có 13 năm, từ 1851 đến 1864!... Câu trên có liên quan đến 'Vực xoáy' là một tác phẩm nổi tiếng trước 75, rất hay và triết lý...; còn 'Lỗ đen' ('Big Bang'...) là môt trong những hệ quả của thuyết tương đối...
*Khác:
1.       Bua: là ‘vua’ trong tiếng Mường ‘Bua K’lơi (vua Trời).
2.       Bụt: là tiếng Việt cổ của người Việt, rất có khả năng là 'từ nguyên', không biết có từ bao giờ, nhưng chắc là có từ trước thời 'một ngàn năm đô hộ giặc Tàu'…, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/04/922-but-va-bon-tai-to-mat-bu-truyen.html
3.       Cái mông vĩ đại: Từ dùng trong bài báo ‘Cặp mông quá vĩ đại của Kim Kardashian được cho rằng có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng’. Cô năm nay 36t, là sao Hollywood. (kenh14.vn)
4.       Chữ Khoa Đẩu: Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mã, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đã đạt đến một đỉnh cao nhất định… Chữ Việt cổ hay còn gọi là chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh… Tuy nhiên, chưa có ai giải mã được chữ Việt cổ, thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại… Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền giải đáp mọi thắc mắc của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, những người yêu cổ sử, yêu văn hóa Việt… Xem thêm: https://tiengvietmenyeu.wordpress.com/chu-viet-co/
5.       ‘Hùng’, ’18 vua Hùng của nước Sở!’: Các vua Sở đều có tên mang chữ ‘Hùng’ như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương)... Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch..., xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/04/924-son-tinh-thuy-tinh-e-ra-tum-lum-tac_16.html
6.       Tiếng Việt cổ (dân tộc Chứt), xem: http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/chu-viet-co---chu-cua-nen-van-minh-ruc-ro-d35579.html
7.       Tiếng Việt cổ (dân tộc Mường), xem: http://ngonngu.net/index.php?p=298
8.       Tiếng Việt cổ có từ 4000 năm trước: Đây là giai đoạn tiếng Việt đang nằm trong khối các ngôn ngữ Mon-Khmer ước chừng quãng 4000 năm trở về trước, xem thêm: http://ngonngu.net/index.php?p=290

9.       ‘Tiếng Việt cổ’ có từ hàng ngàn năm trước, xem thêm hàng loạt bài viết của O Ví: http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=1538

17 nhận xét:

  1. Má Boon (FB)
    TIẾNG VIỆT CỦA TA CÓ TỪ NGÀN XƯA. Huynh dạy chí phải...
    Nhưng giáo chủ ma giáo ơi..., ngàn lẽ một chữ H. của huynh hư hỏng, hư hao, hư tổn, hư đốn, hư thúi... Cuối cùng hư hại, hủy hoại...
    15 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Má Boon Mà này quan anh, đừng để mắt mờ, tay run, gối mỏi, xương cốt lỏng lẻo... Giữ khoẻ khoẻ một chút để viết bài, thiên hạ có cái để ngẫm nghĩ nha quan anh...

      Xóa
    2. À, cái đoạn cuối... Câu cuối nói về 'Thái Bình Thiên Quốc', thời đó có quy định tất cả sở hữu của 'bên thua cuộc' đều là sản phẩm cống nộp cho 'bên thắng cuộc', nhất là cho cấp trên, trong đó có vô số mỹ nữ..., đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho 'triều đại' này mặc dù chiếm được nửa Trung Hoa phải bại vong trong một thời gian ngắn, chỉ có 13 năm, từ 1851 đến 1864!... Câu trên có liên quan đến 'Vực xoáy' là một tác phẩm nổi tiếng trước 75, rất hay và triết lý...; còn 'Lỗ đen' ('Big Bang'...) là môt trong những hệ quả của thuyết tương đối...
      Mình sẽ bổ sung vào bài viết, tks!

      Xóa
  2. Chuck Le (FB)
    Trong lúc người vùng Lâm Ấp [những bộ tộc từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân] sống độc lập từ thế kỷ thứ 3 cho đến đầu thế kỷ thứ 13 thì người Giao Chỉ [gốc Lạc Việt, Việt Mường?] còn bị Tàu đô hộ cho đến thế kỷ thứ 10. Điều này cho thấy gốc tích người Việt cổ không cùng dòng giống, ngôn ngữ, văn hoá suốt 10 thế kỷ và đôi khi chống lại nhau nữa. Bạn Nhà Gom Lá Bàng nghiên cứu thêm sẽ thú vị lắm lắm!
    6 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có... may mắn được làm việc ở... 63 tình và có tình cảm, nên kg theo 'lề' gì cả!, và thấy một trong những cái của dân tộc ta là 'lịch sử là lịch sử'...

      Về nghiên cứu, tụi Tây rất thường 'tri tân ôn cố' (viết tiếng Hán sẽ làm nhòa nghĩa!) tức là 'từ cái mới mới đi tìm ra cái cũ', vd từ 1 hòn đá 'nay' đang ở sa mạc, họ có thể suy ra chuyện 545 triệu năm cách đây! (hay anh đến động Sơn Đoòng... sẽ thấy), còn ta!

      Cách đây 15 năm, tôi có đi công tác cùng với 1 thằng Tây ở 1 xã ở vùng Đông Bắc, gặp 1 anh cán bộ xã. Anh ta đang say, vứt xe máy trên đường và nằm khò khò ngay giữa đường... Thấy bóng thằng Tây, anh ta lập tức chồm dậy, khom người tận... đất, bắt tay rối rít, dính như... keo 502!... Ấn tượng mạnh nhưng khá 'điển hình' này cứ đọng mãi trong tâm trí tôi: ôi, suy ra 4 ngàn năm vẫn chuyện ta-'Tàu'!...

      Thank anh!

      Xóa
    2. À quên...
      Nôm na, dân Lâm Ấp ‘tại chỗ’ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, ‘nước’ này tồn tại từ 221 TCN đến ‘năm 605’:
      1) ‘Năm 605, nhà Tùy chinh phục Lâm Ấp; thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong;
      2) Sau đó, 'triều đại hậu Lâm Ấp' (Chăm Pa) bị nhà Đường tiêu diệt năm 808;
      3) Chiêm Thành nhân cơ hội đó vượt qua đèo Hải Vân chiếm Tượng Lâm..., vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh (Quảng Bình và Quảng Trị) năm 1069, và lâu sau mới dâng châu Ô, châu Rí đổi lấy công chúa Trần Huyền Trân năm 1306…, rồi bị chúa Nguyễn Phúc Chu xóa sổ năm 1697…’ (wikipedia)

      Xóa
    3. Chuck Le Nhà Gom Lá Bàng Cám ơn bạn về những chi tiết nhà Tùy và nhà Đường. Tôi vẫn thắc mắc tại sao đa số người gốc Huế đều thích nói " noái, hoải, coai..".thay vì "nói, hỏi, coi..." mặc dù họ vẫn viết " nói, hỏi, coi..."

      Xóa
    4. Tôi cũng nói vậy mà: 'Coái thèn noày, en không en tau độp cho một độp', hi..., tiếng Nôm xịn đó!, hehe...

      Xóa
    5. Chuck Le Phải chăng tiếng Nôm này được dân bản địa giao lưu với nhau và ảnh hưởng đến những người di cư từ Bắc vào chẳng khác chi nhạc Vàng miền Nam đã lấn lướt nhạc Đỏ miền Bắc??

      Xóa
  3. Dung Mac ôi xả stress cho anh chút nè:
    Trích đoạn: Lão già khoát tay.
    - Ở đời phải nói đến cái “dụng”. Dù ngươi tài giỏi cỡ nào mà không có chỗ dụng cũng bằng không. Thiên triều các đời thường nói đến câu “trọng dụng nhân tài”, nhưng thực chất phải ban thưởng ngàn vàng người ta mới tiến cử tài năng...
    Cao Phong cắt ngang lời của lão:
    - Có tài thì tiến cử, sao phải đợi ban thưởng mới thực thi?
    - Ngươi đúng là trẻ người non dạ! Con người bất cứ làm việc gì đều muốn bảo quản chén cơm của mình. Không ai vô duyên đem bếp lò để cạnh nơi mình ngồi. Ngươi thấy việc ấy có ngu không?
    Cao Phong gật đầu lia lịa:
    - Chỗ ngồi mà đem lửa lại gần thì ngu thật.
    - Đấy mới ra cái đạo lý: Người càng có tài thì càng không có đất dụng võ. Lão già ta vì thế mà đi ăn xin đến... bạc đầu.
    Cao Phong gãi đầu.
    - Nhưng lão nói đến chuyện ban thưởng là sao?
    - Ngươi đúng là ngốc tử! Người bất tài thường vô lộc. Vì vậy nếu tiến cử nhân tài được thưởng ngàn lượng vàng họ mới làm cho. Bằng không... ai dại mà đem lửa đến gần...
    Cao Phong nghe lão già lý sự mà dở khóc dở cười. Hắn nghĩ từ đây về sau không chừng phải quý trọng kẻ ăn xin hơn là kẻ sĩ. Vì kẻ sĩ “đắc dụng”, còn người ăn xin lại “thất dụng”. Nếu đem hai cái ra so thì “thất dụng” phải nhiều hơn kẻ sĩ, và chẳng ai thèm để ý làm gì. Như vậy có phải là hoang phí...!?
    - Ta và lão nói chuyện nãy giờ mà không biết danh tánh như thế nào?
    Lão già nói tỉnh bơ:
    - Ta là Vô Thư Tú Sĩ, tên gọi Tàn Khất.
    Cao Phong vụt cười ha hả. Hắn cười chảy cả nước mắt, nước mũi.
    - Tú sĩ ư?
    - Đó là tên hiệu của ta thời trẻ cơ! Bây giờ ta không còn đẹp mã như ngày xưa nữa...
    - Vậy ra, ngày xưa lão là học trò nuôi chí khoa cử?
    Tàn Khất gật đầu.
    - Họ nhà ta ba đời đều nuôi chí lớn, nhưng bất thành danh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tt
      Cao Phong thắc mắc:
      - Tại sao thế?
      Tàn Khất thở dài.
      - Nội tổ của ta thi hội kỳ triều đình phương bắc. Lúc giám khảo chấm thi, phát hiện ra một câu trong bài phú: Ngưu sùng quan (bò đội nón). Ý nội tổ muốn nói đến câu “Ngu như con bò đội nón”. Nhưng tên giám khảo nói trong văn chương thi phú không có câu nào như thế. Rồi bài viết bị sổ toẹt...
      Lần này thì Cao Phong cười bò ra. Hắn vô cùng thích thú với những mẩu chuyện của Vô Thư Tú Sĩ.
      - Ha, ha... Tên giám khảo nói không có câu “ngưu sùng quan” thì đúng là... là...
      - Là sao?
      Tàn Khất nhìn hắn một cách lo lắng như nóng lòng muốn biết kết quả cuộc thi.
      Cao Phong lau dòng nước mắt trào ra trên mặt.
      - Thì đúng là... ngu như con bò đội nón... Ha, ha, ha...
      Vô Thư Tú Sĩ nhìn Cao Phong với ánh mắt chứa chan thiện cảm. Lão thấy hôm nay mới thật sự có người biết lắng nghe lời nói của mình.
      Cao Phong cười một lúc lại hỏi Tàn Khất:
      - Thế còn thân phụ của lão thì thế nào?
      Vô Thư Tú Sĩ nói như thở than:
      - Thân phụ của ta dự thi với bài bình về ký hiệu ngắt đoạn trong văn tự. Trong đó người dẫn chứng ra một câu nói trong luận ngữ: “Cứu phần Tử thoái triều viết thương nhân hồ bất vấn mã”. Câu này vì không có dấu hiệu ngắt ý nên rất nhiều người tranh cãi với nhau. Có người nói: Chuồng ngựa cháy, Khổng Tử sau buổi hội triều hỏi người bị thương, không hỏi đến ngựa. Lại có ý kiến cho rằng Khổng Tử hỏi người bị thương và hỏi luôn cả ngựa. Từ chuyện này đã dẫn đến một thảm án ít ai được rõ: Số là có người hầu nữ của một thi nhân danh tiếng, vì bất bình chủ của mình trong lúc chén rượu vui say đã đổi người hầu lấy ngựa, nên uất ức mà tự sát. Nàng ta cho rằng những kẻ sĩ vốn trọng người mà khinh vật. Nay đem mình đổi lấy ngựa chẳng phải nhục nhã lắm ư?
      Vậy, nếu dịch theo ý trước, từ câu nói đó chẳng phải đã tạo ra một thảm án thương tâm? Còn hiểu theo ý sau, hóa ra người và con vật đúng là không có sự phân biệt...
      Lần này Cao Phong thật sự nóng lòng muốn biết kết quả của câu chuyện.
      - Kết quả cuộc thi của thân phụ lão như thế nào?
      - Lại bị đánh rớt vì dám bình phẩm đến… đại danh nhân...
      Cao Phong nhìn lão mà không cười nữa.
      - Còn số phận lão thì sao?
      - Ta chán ngán chuyện thi cử. Vì cho rằng văn chương thi phú không có gì để phân định tốt xấu, muốn nói tốt cũng được mà không cũng chẳng chết ai. Nếu so với võ học thì kém xa về tính công bằng. Luyện võ muốn thắng người phải có thực lực và tài năng. Còn văn chương ai cũng cho mình là giỏi. Và lâu ngày “đắc dụng” thì... giỏi thật! Từ đó ta bỏ văn sang võ, mới có ngoại hiệu là Vô Thư Tú Sĩ để ngươi nghe...
      Kết thúc câu chuyện của lão ăn mày Tàn Khất, Cao Phong không biết nên vui hay buồn cho thế sự. Theo như lời của lão ở đời thật nhiêu khê, chỉ có người thành danh mới là trang tuấn kiệt. Còn những người như hắn không chừng lại trở thành... ăn xin!

      Xóa
    2. 'Văn chương ai cũng cho mình là giỏi'
      Nên ta về xe máy uống cà phê
      Thấy em đi trên chốn phố đông người
      Miền mệt mỏi bỗng hòa theo cơn gió!, hi...

      Xóa
  4. Lưu comt Tùy Phan:

    Ôi cô nàng đứng bên hoa đỏ
    Ghế không người sao nỡ thế... em!

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Mai Hạ:

    Chiều hạ mơ màng tím tím rơi
    Nàng hoa nhu nhú ghẹo anh rồi
    Xa xa anh ngóng chân trời sáng
    Mơ dáng em vào, thơm... xót xa

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Thuyen Diem:
    Cố há = cá hố
    Cú có gai = cái gì?

    hả Thuyễn Diêm?, hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thuyen Diem (FB)
      Cái có gu
      9 giờ

      Xóa
    2. Muội làm thơ 'lạ', huynh chỉ cung cấp một số để... xài khi cần nhé (cười):
      - Ai bàn (an bài), bai cha (ba chai), bái chôn (bốn chai), bào đít (Bích Đào), bánh đa/ba đánh (đá banh), bả đó (bỏ đá), bật mí/bị mất (bí mật), bậu đến (bến đậu), Bỗng Điên (Biển Đông), bung dao (bao dung), cá đối (cối đá), cá nước đục (cục nước đá), cả đống (cổng đá), cạo da đầu (cầu gia đạo), căng bồng (công bằng), cầu Ông Đen (kèn ông đâu), cất đuốc (cuốc đất), chanh Bà Đùa (chùa Bà Đanh), chày đứng (đừng cháy), chỉ có già (chả có gì), chị chờ (chợ Chì), chở về (trễ giờ), chợ Cần Giuộc (chuột Cần Giờ), chú khiêng (chiến khu), chú phỉnh (chính phủ), chưa gí cò (chưa có gì), có không (công khó), có vài (cái vò), cố lãi (cái lỗ), cú có gai (gái có cu), cưa ngọn (con ngựa), cứ sợ (cớ sự), cứng chỗ đó (có chỗ đứng), dâm cường (dương cầm), dìm tiệt (tìm diệt), đang giỡn (đơn giản), đang nghèo (Đèo Ngang), đau cẳng (cao đẳng), đái bành (đánh bài), đầu tiên (tiền đâu), đá đẻo (đẽo đá), đì, chống (đồng chí), đĩ mẹ cha (để mà chi), đĩ người tiên (tiễn người đi), đổ phức (Đức Phổ), đời chua (đùa chơi), đò chơi (đời cho), giả sư (sử gia), giứt cháo (giáo chức), gồng, co (Gò Công), hang lỗ (hổ lang), hao mỡ (mơ hảo), họa dưới mông (mộng dưới hoa), học đại (đại học), hôn, móc (Hóc Môn), khiến chán (kháng chiến), không đái (khai đống), Khử Tổng (Khổng Tử), kia mấy (cây mía), kỹ sư (cư sĩ), lanh mưu (lưu manh), lưu hương (lương hưu), mai chột (một chai), mai than (mang thai), mang sơ (mơ sang), màng quỷ (mì Quảng), mặt cò/ măt cóc/mặc cua (mò, móc và mua vitamin C…), mặt đít (mít đặc), mèo đuôi cụt (mút đuôi kèo), mọi giảnh (mạnh giỏi), mông khua (mua không), mống chuồng (muốn chồng), mộng chè (mẹ chồng), mức độ (Mộ Đức), mười cắc (mắc cười), nhai chị (nhị chai/hai chai), nhờ tha (nhà thơ), nhường cấp tá (nhà cấp tướng), nhường trà (nhà trường), phỏng dái (giải phóng), sạch trơn (Sơn Trạch), sai cháu (sáu chai), sứ giao (giáo sư), táng mạnh (tánh mạng), tao kéo (huyện Keo Táo), tắp lự (tự lắp), thái dúi (thúi dái), tháo giày (thày giáo), thôi đành (thành đôi), thôi đẩy (thay đổi), thua đi (thi đua), thù Tây (thầy tu), Thứ Lễ (Thế Lữ), thưởng chao (thảo chương), Thứ tư nghỉnh cu (Tứ thư ngũ kinh), tình tứ (tính từ), tí suyễn (tiến sĩ), to dự (tự do), tra giết (triết gia), trai khiển (triển khai), tránh đâu/trâu đánh (đấu tranh), Trần Dư (trừ dân), tró dái (trái gió), trời đong (trong đời), trụt lời (trời lụt), tủ lạnh (lãnh tụ), từ đâu (đầu tư), ủ tờ (ở tù), vàng lông (vồng lang), váy lại (vái lạy), Vi Ngượng (Vương Nghị), xiết vô (Xô-Viết)…

      Xóa