Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

1025. Sát thủ… không xác định (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Chết cười với 6 "Ninja" nổi tiếng ở Việt Nam, số 4 là hay gặp nhất

Ôi, mơ gì chuyện nước non
Thế nhân lộn xộn, ta đành mơ... hoa
Dù sao cũng cõi ta bà
Lóe lên một tí, cũng là cuộc chơi!
Song song theo dáng cả đời
Dáng đi đâu mất, ta ngồi mơ tiên
Ở đời, tuyệt nhất chữ Thiền
Thiền đâu không thấy, thấy tiên... nghẹn ngào

---------
Chuyện bắt đầu từ việc có blogger nào đó có câu ranh ngôn: ‘ra đường không bị xe tông bởi người tỉnh, mà bởi người điên’…, rồi bởi cụm từ ‘vật thể bay không xác định’ (UFO = unidentified flying object), bởi vì ở đời chúng ta rất dễ dàng đụng phải những ‘sát thủ không xác định’ như vậy!
Nhưng câu chuyện lại có nguồn gốc sâu xa từ các cụm từ như ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ hay ‘hiệp khách’ của Tàu, ‘hiệp sĩ’ của châu Âu, hay ‘cao bồi’ của Mỹ, Nam Mỹ, ‘samurai’ hay ‘ninja’ của Nhật, và nay là ‘Ninja Việt Nam’…

1
Các anh hùng Tàu, không rõ là kẻ anh hùng hay kiêu hùng*, bởi họ có thể ‘ngu trung’ với vua, với nước, có thể không hợp tác với triều đình, cũng có thể yêu tận đỉnh nhưng hận cũng khôn cùng, chưa kể đến ‘nổ’ hay ‘tụng’…, vì thế mà họ còn được nhiều blogger gọi là ‘quân tử Tàu’! Trung với vua như Nhạc Phi, với nước như Quách Tĩnh, ngu trung như Kinh Kha/Tống Giang, không hợp tác với triều đình như Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Lệnh Hồ Xung, Lục Tiểu Phụng, Sở Lưu Hương, cứu nhiều người nhưng giết người cũng không ít như Tiểu Lý phi đao Lý Tầm Hoan, ‘nổ’ như A Cu/Tôn Ngộ Không, được ‘tụng’ như Lôi Phong*…
Việc cho ‘quân tử Tàu’ là anh hùng hình như không đúng!, vì khi Khổng Tử đưa ra khái niệm ‘quân tử’ thì có vô số người đến ‘cửa Trình’ mới học được lõm bõm được dăm ba chữ, hay mới làm quan được chút đỉnh thì liền vỗ ngực bình bịch tự xưng mình là quân tử, và ở xứ nào đó nghe nói ‘nhao nhao cũng được cỡ 90 triệu quân tử’!; nó nhập nhoà nhập nhẹm không rõ thị phi, chính tà… như Khổng Tử ngồi ‘sưu tầm’ được mấy cuốn sách hơi dày dày một tí thì vỗ ngực tự cho mình là quân tử, còn đổ riệt cho vợ mình là tiểu nhân vì không tôn trọng cái tên chồng ‘lưng dài, tốn vải, ăn no, lại nằm’ này, ha..ha..ha…
Nên gọi các anh hùng Tàu là ‘HIỆP KHÁCH’ bởi nó chả đến mức ‘đỉnh thiên lập địa’ (đầu đội trời, chân đạp đất) như người ta nói, hay bởi như cô pé Vương Khả Nhi nói: ‘Người TQ cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan… Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách*, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận’… 
Cụ thể là trong truyện ‘Thủy hử’. Theo truyền thuyết… Số là trong 108 vị ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ thì chỉ có 106 vị chết thôi, và 3 trường hợp đặc biệt - đó là sau khi 108 vị này được dẫn đầu bởi Tống Giang vào quy hàng Tống chúa…, ‘Thiên triều’ bèn bày mưu phân bổ mỗi người đi một nơi để dễ giết, rồi lần lượt cho uống thuốc… ‘Polonium-210’; nói chung là ai cũng ‘hộc máu mồm’ mà chết, trong đó có Tống Giang biết trước, mà họ Tống lại chơi rất gần với Lý Quỳ và rất thân với Võ Tòng, nhưng vì rất ‘trung với vua’!, nên đành phải uống và dụ Lý Quỳ uống trước, Tống Giang uống sau; đồng thời mật báo cho Võ Tòng bỏ trốn, nhưng không kịp, họ Võ bị quân Tống vây dưới chân núi đen như kiến, hết lương thực, đành căm hận trợn mắt mà chết… tươi. Hai vị còn sống, một là Tôn Thắng, bởi ông là tín đồ của Đạo gia, chỉ đi vân du bốn bể mà tiện tay giúp Tiều Cái hay Tống Giang thôi (trường hợp sau là vâng lệnh sư phụ), rồi về núi tu tiên.
Và vị thứ 2 không chết là Lãng tử Yến Thanh, bởi chàng hay đi hầu và bảo vệ Tống Giang vào triều để bàn ký ‘Mật ước Thiên đô’ với Tống chúa. Trong quá trình đi lại, chàng có quen và yêu một cung nữ. Khi Tống Giang dẫn các anh hùng qua cửa thành để hàng phục Tống chúa, thì cô cung nữ đứng trên lầu cầm khăn tay ve vẫy làm dấu. Hiểu ý, chàng liền tìm cách tách hàng, bí mật đến gặp nàng và dẫn nàng cao bay xa chạy…, cuối cùng họ sống một cuộc đời ẩn danh và hạnh phúc.
…Người Mỹ ‘phái thực dụng’ có định nghĩa ‘Anh hùng là gì?’, ‘Anh hùng là kẻ còn sống sau khi những người khác đều chết’! Và trong ngữ cảnh này thì Lãng tử Yến Thanh quả là một ‘anh hùng’ thực thụ!

2
‘Hiệp sĩ châu Âu’ thì đã có người nói hộ:
- Từ thời Trung Cổ, hình tượng chàng HIỆP SĨ trong bộ giáp sáng chói vừa dũng cảm trên chiến trường vừa hào hoa thanh lịch với phụ nữ đã trở thành đề tài của thi ca và là mẫu người trong mộng của rất nhiều cô gái. Mặc dù ngày nay những chàng hiệp sĩ trên lưng ngựa chỉ còn là hình ảnh trong quá khứ nhưng phong cách cư xử lịch thiệp và cao thượng vẫn còn được xem là chuẩn mực và thước đo về đạo đức của đàn ông châu Âu hiện đại. Những quy tắc ứng xử này vốn được quy định rất rõ trong bộ Code of Chivalry (Quy tắc kỵ sĩ) mà các hiệp sĩ thời Trung Cổ phải tuân theo.
Khởi thủy, những hiệp sĩ Trung Cổ, vốn xuất thân từ những võ tướng của các bộ lạc Germanic, chỉ là những tay võ biền thô lỗ với lối hành xử hết sức tùy tiện lỗ mãng. Cậy có binh lính trong tay và công với vua hoặc lãnh chúa, các hiệp sĩ ở giai đoạn đầu khá kiêu căng và ngạo mạn. Họ ăn tục nói phét say sưa bí tỉ, gây chiến với nhau và thậm chí ra oai đánh giết những người nông dân, hãm hiếp phụ nữ, đối tượng đáng ra phải được họ bảo vệ. Trong hai cuộc Thập Tự Chinh đầu, rất nhiều hiệp sĩ thay vì đánh nhau với quân Hồi giáo thì quay ra tàn sát cướp bóc người Do Thái vô tội ở Jerusalem. Trở về quê hương, họ được đón tiếp như những anh hùng và vì thế lại càng kiêu căng phóng túng. Sự quá đáng của các hiệp sĩ Thập Tự Chinh trở thành một điều đáng xấu hổ với vương triều họ bảo vệ và trên nữa, giáo hội Công giáo La Mã...
Trở thành một hiệp sĩ là một vinh dự to lớn của một người đàn ông Trung Cổ. Chàng trai được quyền có bộ giáp, cờ xí và khiên riêng có mang huy hiệu của bản thân bên cạnh huy hiệu của gia tộc mình (coat of arms). Mỗi hiệp sĩ sẽ được chọn một câu cách ngôn (motto) bằng tiếng Latin riêng cho mình. Tên của chàng sẽ được thêm chữ ‘SIR’ phía trước (cho đến này nay), vợ và con gái sẽ được gọi là ‘Lady’. Chàng được đứng vào hàng ngũ hiệp sĩ chính thống bên cạnh cha chú và thầy mình trước kia, được các tiểu thư con nhà quyền quý khao khát. Quan trọng hơn hết, chàng chính thức được trở thành người bảo vệ cho đức vua và cho giáo hội... (Huỳnh Chí Viễn*).
…Tuy nhiên, những lý luận lòng vòng, có vẻ thiên về ‘giáo hội’ (!) và thiếu minh họa ‘sống-thực’ này thường làm cho người đọc khó hiểu… Dễ hình dung, như đa số đều biết, trong truyện ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’, ‘Don Quixote’…, hay phim ‘Hiệp sĩ Thượng Hải’ (Shanghai Knights) mới đây - nói về Thành Long, kết hợp với  Owen Wilson (và người đẹp Fann Wong) đã đến London, hoàn thành sứ mệnh đem ‘Ngọc tỉ truyền quốc’ về nước, đồng thời cứu được nữ hoàng Anh Victoria, sau đó cả hai đều được Nữ hoàng phong tước ‘Hiệp sĩ’:
http://hdonline.vn/phim-hiep-si-thuong-hai-1159.html#vIsqAgzIEL89MPjh.97

3
Anh hùng Mỹ thì dễ thấy…
Trước đây có từ ‘cao bồi’ (cowboy) thường dùng để chỉ những tay ‘súng' miền Viễn Tây, có thể là ANH HÙNG, sống lang thang phiêu bạt, hay giúp người/cứu người, nhưng không màng danh lợi, nổi danh nhất là Lucky Luke…; rồi các hình tượng khác như ‘Kỵ sĩ cô độc’ (The Lone Ranger) một mình một ngựa giúp dân Da Đỏ chống lại một nhóm lợi ích - tập hợp bọn ‘bự thiệt’ tàn ác vô nhân đạo chuyên cướp ‘đá quý’ của dân:
http://www.phimmoi.net/phim/ky-si-co-doc-73/xem-phim.html
Sau này còn có những Batman, Superman và Spiderman…, những ‘siêu anh hùng’ mà không cần phải tự ‘nổ’ hay bị ‘tụng’. Các hình tượng này khá tràn ngập trên showbiz, sân khấu, quảng cáo, và len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam, kể cả các vùng sâu, vùng xa, ví dụ như anh chàng ‘Hiệp sĩ bóng đêm’ Batman (The Dark Knight) đã giúp và cứu người dân thành phố Gotham thoát khỏi nạn ‘ô nhiễm môi trường hóa học kịch độc’ bởi con quỷ dữ Chim Cánh cụt Penguin…
Tuy nhiên, chưa kể ‘Anh hùng - Thị trấn Banshee’, ‘Điệp viên 007’, ‘Người vận chuyển’…, tôi vẫn thích nhất vị ‘Hiệp sĩ bóng đêm’ Denzel Washington được mệnh danh là ‘Người thực thi công lý’ (The Equalizer), một kẻ về vườn ẩn danh, do hết lòng cứu một ‘cô bé làm bán hoa’ vô danh, mà đụng phải một tổ chức quốc tế buôn bán phụ nữ (làm nô lệ tình dục)…; cuối cùng chàng bí mật đánh vào trung tâm của bọn chúng, diệt tên đầu sỏ quốc tế…, mà nàng đã được cứu thoát trước đó, và do đó được học hành như lý tưởng mà mình hằng mong, với từ ‘cám ơn’ không thể nào ý nghĩa hơn:
- ‘Đúng là (phim) Mỹ. Hay! Không cần bàn cãi! Người ta có thể làm điều sai để đạt được mục đích đúng!’, bạn Son Vu Dinh đã bình như vậy.
http://tvhay.org/xem-phim-thien-ac-doi-dau-46561

4
Các ‘siêu anh hùng Việt’…
Chắc không phải quá ‘ôn cố tri tân’, mà ngược lại, hãy ‘tri tân, nếu cần thì ôn cố’, tôi nhớ nhất là hai… siêu anh hùng Chí Phèo và Chu Văn Quềnh… May thay, Chí Phèo đã nằm sẵn trong blog của tôi:
Tôi đã đọc lại vài lần, toàn bộ tác phẩm ‘Chí Phèo’ của Nam Cao, và bất ngờ phát hiện ra đoạn:
- ‘Hắn phải tự đến cái nhà con đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó.’ (khọm già là bà cô của Thị Nở)

Ối giời ơi, thế mà gần 80 năm nay (đối với tôi là gần 40 năm), người ta được ‘giáo dục’ là Chí Phèo cố tình cố ý giết Bá Kiến, vì mối hận thù giai cấp này nọ: ‘lòng căm thù của Chí Phèo đối với người giàu’, ‘Chí Phèo nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến’, ‘thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc, bắt nhốt một người vô tội, để rồi thả ra một kẻ lưu manh’…, té ra là tình hình khá là ngược lại: Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức… bản chất chả lương thiện tí nào, và quan trọng nhất là: Chí Phèo cố tình cố ý đi giết cả gia đình Thị Nở.
Sự việc diễn ra như sau: 1) Sau 5 ngày đêm ngủ chung với Chí Phèo, Thị Nở mới về nhà ‘để hỏi cô thị đã’, nào ngờ bị bà cô chửi cho một tâng: ‘Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã!’...; 2) Giận cá chém thớt, ‘thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô’, rồi thị đánh cho Chí Phèo lên bờ xuống ruộng: ‘Hắn... nắm lấy tay thị. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khèo xuống sân’; 3) Nổi điên lên, hắn ‘nhặt một hòn gạch toan đập đầu’, nhưng ‘đập đầu ở đây để mà ăn vạ ai?’, hắn bèn ‘uống thêm chai nữa… chai nữa’, rồi hắn 'ra đi với một con dao ở thắt lưng’, đi đến nhà Thị Nở để ‘đâm chết cả nhà nó’; 4) Hắn thề ‘Tao phải đâm chết nó! (Thị Nở)'… Hắn ‘quên rẽ vào nhà thị Nở’, hắn bị vô minh dẫn đường ‘Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm’, rồi hắn ‘đến ngõ nhà cụ Bá’… 
Vâng, Chí Phèo cố tình đi tìm Thị Nở để giết, nhưng Bá Kiến lại vô tình bị ‘lãnh đạn’! (Trích Hồi ký*, ngày 24/9/2015).
*
Kết quả hình ảnh cho Chu Văn QuềnhCòn… siêu anh hùng Chu Văn Quềnh* thì tôi nhớ ‘chả’ có cái đầu trọc như mấy tay trùm giang hồ miền Nam - trước 1975 - mà tôi đã từng diện kiến, hehe…; tôi còn lưu lại hình ảnh hắn với cái tư thế hơi ‘nâng bi’ tí tí, thường vừa gãi đầu, vừa cười ‘hì hì hà hà’ kiểu ‘chủ nghĩa huề cả làng’ làm ai cũng… mến, chứ nỡ ghét sao được!; cuối cùng cái lý tưởng của thằng chả là ‘không thể kìm hãm cái sự sung sướng ấy lại được’, ha..ha..ha… À, để tôi vào mạng xem thử người ta có nhìn nhận khác tôi không nhé:
- Cái say say, điên điên, nửa khôn nửa dại của Chu Văn Quềnh kèm câu nói cửa miệng bất hủ ‘không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại’ khiến khán giả khó quên. Tính tới thời điểm này, đây cũng chính là vai diễn để đời của Hán Văn Tình trong sự nghiệp diễn xuất. Thậm chí, nghệ sĩ còn nhiều lần tâm sự, sau khi đóng vai Quềnh, nhiều người đã quên mất tên thật của ông… Được biết, sau khi nhận kịch bản ‘Đất và Người’ từ đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, Hán Văn Tình đã phải lặn lội về quê, nghe và xem cái không khí con người ở làng quê thời bây giờ. Sau đó, ông ra cửa hàng sách mua cuốn ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ về nghiền ngẫm. Và rồi Hán Văn Tình ‘nhập hồn, nhập cốt’ vào cái lão Quềnh điên điên khùng khùng tựa như ‘Chí Phèo’ thời nay (soha.vn)… Quềnh là một tay chuyên làm nghề dao thớt, cỗ bàn trong làng, quanh năm suốt tháng rượu chè, ngờ nghệch nhưng lại khôn ngoan khi biết lợi dụng thời thế kiếm lợi cho bản thân. Cái say say, điên điên, nửa khôn nửa dại của Chu Văn Quềnh kèm câu nói cửa miệng bất hủ ‘Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại’ khiến khán giả khó quên. Thậm chí điệu hát ‘Tình cốp tình cốp tình tình cốp’ của Quềnh cũng trở thành ‘đặc sản’ nhà nông được nhiều người thích thú… (eva.vn)

5

Té ra các… siêu anh hùng Vịt đều có chung đại chất là KIẾM LỢI CHO BẢN THÂN, và tiểu chất cụ thể là: 1) ‘chuyên làm nghề dao thớt’, 2) ‘quanh năm suốt tháng rượu chè’, 3) ‘ngờ nghệch nhưng lại khôn ngoan khi biết lợi dụng thời thế kiếm lợi cho bản thân’, và lúc nổi hứng thì đều 4) ‘không thể kìm hãm cái sự sung sướng ấy lại được’, ha..ha..ha…
Hèn chi mấy ông/bà Hot Girl xứ Thanh, Pharma, Phọt Ma Ra, Biệt Phủ, Khaisilk… nhào ra ‘kb’ ầm ầm, ‘like’ mấy triệu đếm không xuể, còn mấy ông Nobel, Newton, Einstein, Krishnamurti, Stephen Hawking… nghe thế bỏ chạy mất giép - một đi không trở lại!
Nói thế hơi bị oan, bởi vừa rồi trên mạng thì các anh hùng hay hiệp sĩ Tây, samurai hay Ninja Nhật gì gì đó đối với dân Vịt chỉ là đồ nhỏ như con thỏ, chưa bằng cái gót chân của các… siêu anh hùng ta như Chí Phèo hay Chu Văn Quềnh! Mà theo thống kê, chỉ riêng nữ, thì đến nay VN có sơ sơ 6 loại Ninja: NINJA ‘BUM BỤP’, 2) NINJA ‘BÀ ĐỔNG’, 3) NINJA ‘NGŨ SẮC’, 4) NINJA ‘VÔ DIỆN’, 5) NINJA ‘CHẤM BI’,  6) NINJA ‘TRÙM CUỐI’ - NINJA ‘PA-KIS-TAN’, đều có cùng tính chất là ĐƯỜNG NÀY LÀ CỦA CHỤY, CHỤY CỨ CHẠY THẲNG, KHÔNG CẦN NHÌN:
http://www.webtretho.com/forum/f4563/chet-cuoi-voi-6-ninja-noi-tieng-o-viet-nam-so-4-la-hay-gap-nhat-2395697/
Nhất là cô ‘Ninja bị anh Tây nhấc cả người và xe mới đây’:
- Theo đó, chiếc xe ô tô đang lưu thông trên đường thì bị chặn đầu bởi một ‘ninja’ (tên gọi hài hước chỉ những chị em trong trang phục chống nắng kín mít từ đầu đến chân). Dù chiếc ô tô và những phương tiện khác liên tục bấm còi yêu cầu ‘ninja’ di chuyển nhưng người phụ nữ này vẫn thản nhiên dừng giữa đường sử dụng điện thoại dù biết mình đang gây cản trở giao thông. Lúc này, một người đàn ông nước ngoài (áo xanh) đã phải đi tới nói chuyện với ‘ninja’, yêu cầu chị này phải di chuyển. Thế nhưng trước thái độ tức giận và cương quyết của người đàn ông ngoại quốc, nữ ‘ninja’ lại tỉnh bơ, tiếp tục cúi xuống sử dụng điện thoại như không có gì xảy ra. Không còn cách khác, người đàn ông đã phải giật lấy chiếc điện thoại trên tay ‘ninja’, đẩy chiếc xe máy đi, nhấc bổng đuôi xe, đồng thời lôi cả người phụ nữ và chiếc xe vào lề đường:
http://danangexpress.net/clip-ninja-binh-dung-xe-giua-duong-bam-dien-thoai-bi-anh-tay-nhac-bong-loi-ca-nguoi-va-xe-vao-via.html

***
Quay trở lại vụ ‘khỉ Hồng Kông’ và ‘samurai’ tí.
Châu Tinh Trì có đóng một phiên bản ‘Tây du ký’, được chế biến một cách khá kỳ lạ. Đại để là Tôn Ngộ Không có quơ cho sư phụ một thiết bảng, và hùng hổ tiến đánh Phật bà Quan Âm. Phật bà tức giận đày lão Tôn xuống trần làm người phàm tục, làm gã ăn mày ‘Châu Tinh Trì’ sống 500 năm trong một hang động bí mật, cho đến khi lão nhận ra ‘việc nghĩa’ thì mới trở lại thành Tôn Ngộ Không thật; và trước đó lão Tôn có yêu một yêu nữ tên Thanh Hà - là em ruột của bà La Sát, vợ của Ngưu Ma Vương.
Suốt 500 năm mãi đi tìm người yêu, cho đến khi đột nhập vào quả tim của ‘Châu Tinh Trì’, Thanh Hà mới phát hiện ra mình và gã phàm tục này là người yêu của nhau, bởi trong tim gã còn có một giọt nước mắt của nàng. Lão Tôn cuối cùng cũng giác ngộ và đeo cái niền Kim Cô vào: tình yêu vỗ cánh ra đi!..., và trong lúc đại chiến với Ngưu Ma Vương, Thanh Hà bị trúng phải cây đinh ba của họ Ngưu mà chết, xuống trần làm người phàm tục.
Ở trần thế, Thanh Hà gặp ‘Châu Tinh Trì’ và yêu nhau. Còn lão Tôn ‘thật’ thì sắp lên đường đi thỉnh kinh, vẫn còn ngoái cổ nhìn lại. Thấy quen quen, Thanh Hà nhìn theo…
- ‘Nhìn gì thế?’, họ Châu hỏi.
- Em thấy cái gã kia có cái gì đó là lạ!
- Cái thằng Tôn Ngộ Không kia nhìn giống… chó quá.
Ha..ha..ha… Đúng là cách nhìn ‘cái cũ’ của dân Hồng Kông, hèn chi tỉ phú Jack Ma thích nhất Châu Tinh Trì là phải, hèn chi ít nhất là về mặt văn hóa, Hồng Kông quả xứng đáng là ‘con rồng thế giới’.
Còn ‘samurai’ là tinh thần thượng võ Nhật, các võ sĩ samurai thà chết chứ không chịu nhục - ‘sĩ khả sát, bất khả nhục, nên, sau cái ‘mổ bụng’, họ trở thành anh hùng. Ban đầu, quan niệm này có vẻ cực đoan, bởi xuất phát từ ý tưởng ‘vì Thiên hoàng’, nhưng cũng đồng thời sản sinh ra những ‘ninja’ (sát thủ, mà vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay). Nhưng sau đó, kể từ khi có chế độ dân chủ*, tinh thần samurai đó đã tự chuyển hóa thành ‘quyết tử cho tổ quốc quyết sinh’, cái tinh thần tổ quốc quyết sinh ‘chính hiệu con nai vàng’ này - không để cho bất cứ nước lạ nào có ý đồ ‘tích hợp’, hay nói dễ hiểu là không để cho kẻ lạ nào làm rụng một sợi lông của tổ quốc mình - đã đưa nước Nhật trở thành ‘con rồng thế giới’, tức là con ‘thiên long’, mà quyết không làm con ‘địa long’.
- ‘Địa long là con gì?’, Thị Nở hỏi.
- Là không phải con thiên long.

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.      Chế độ dân chủ ở Nhật Bản: Ngày 3/5 hằng năm được gọi là Ngày kỉ niệm ra đời Hiến pháp Nhật Bản hiện đại, hay gọi tắt là Ngày Hiến pháp Nhật Bản. Vào ngày này cách đây 68 năm (3/5/1947), hiến pháp của nước Nhật Bản được soạn thảo bởi tướng McArthur đã được ban hành sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, chấm dứt thời kì chế độ quân chủ ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản đi theo thể chế Dân chủ Tam quyền phân lập giống như Hoa Kì… (nipponkiyoshi.com)
2.      ‘Chí Phèo - Thị Nở và cuộc thần thánh hóa’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/09/740-chi-pheo-co-y-inh-giet-thi-no-tuy.html
3.      Chu Văn Quềnh: Trưa 4/9/2016, nghệ sĩ Hán Văn Tình - hay vẫn được công chúng quen gọi là Chu Văn Quềnh - đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 59 tuổi… Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, ‘lão Quềnh’ được đồng nghiệp nhớ tới là người hiền lành, sống nghĩa tình và sẵn sàng nhận vai để phục vụ công chúng mà không màng tiền bạc… (eneoia.com)
4.      Code of Chivalry (Quy tắc kỵ sĩ) và phong cách ứng xử của người châu Âu (Huỳnh Chí Viễn): https://www.facebook.com/vithithanhha.ainu/posts/865483310296520
5.      Giấc mộng hiệp khách, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/07/714-nhan-inh-cua-toi-ve-bai-dien-van-to.html
6.      Kiêu hùng, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1017-kieu-hung-va-anh-hung-thu-gian.html
7.      Lôi Phong (1940-1962): Để đánh dấu 5 thập kỷ kể từ khi Lôi Phong qua đời, TQ đã phát động chiến dịch quy mô lớn nhằm khuyếch trương tấm gương của người lính này thông qua kênh báo chí chính thống, trong đó kêu gọi công dân TQ học tập theo gương Lôi Phong. Tuy vậy, theo AFP, cộng đồng mạng TQ đã tỏ ra khá hờ hững với phong trào này. Nhiều người cho rằng bài học mà Lôi Phong mang tới không có tác động nhiều với TQ hiện đại, với một bộ phận người dân đang ngày càng trở nên giàu có… Hu Xingdou, giáo sư tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, cho rằng Lôi Phong đã lỗi thời và chính phủ nên khuyến khích các hoạt động từ thiện, quyên góp, dựa trên cơ sở tôn trọng những người nghèo và sự công bằng trong xã hội… (baodatviet.vn)

28 nhận xét:

  1. Phạm Hiền (FB)
    Anh là ngọn cỏ thơm, Hùng là con gấu mạnh. Lấy hai thứ này gộp chung nhưng lại làm nên khái niệm anh hùng. Mà muốn làm anh hùng thì phải oánh nhau bưu đầu sứt trán để trở nên anh hùng thấm mệt, thậm chí anh hùng tử. Có ai nói anh hùng thoải mái, anh hùng ung dung đâu. Mình đếch khoái anh hùng, cứ um sùm bát nhả, máu me tùm lum tà la. Mình khoái tà tà, thoải mái, ung dung, thấy ai cũng cười, hợp thì xúm nhau chém gió cho nó phê. He he
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng nay tôi đi... quan sát tình hình bão anh à, cơn bão số 12 không ghé Sài Gòn - trời mù mịt cả buổi sáng, máy bay vẫn hạ cánh lai rai, có lẽ chiều sẽ có mưa to!.., nó ẹo vào Khánh Hòa, Phú Yên (Cam Ranh! và 2 huyện bị mất điện hoàn toàn) và tạt thăm Tây Nguyên, nhà tôi bị bay 1 cây vải - thiệt hại chưa tính được!, nhà bên tốc tôn, xóm Tàu bị lũ tràn... khóc như ri:
      -Kẻ ANH HÙNG, NHỎ BÉ, trước con thịnh nộ của đất trời cũng phải 'khóc như ri'!
      Thank anh!
      P/s: Kết hợp bản tin trên TV và điện thoại.

      Xóa
    2. Phạm Hiền Không thấy căng banderol "NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG BÃO ĐẾN TỈNH TA"

      Xóa
    3. Qua thăm 'nhà' Nhã Hoàng, bắt gặp câu hỏi... tức cừ của Ha Thi Thanh Vi, đi thoải mái mèo à, đường nối SG-Ban Mê là quốc lộ 14, còn... tốt, kg bị ảnh hưởng bão, bão chỉ ảnh hưởng các huyện về phía đông Tây Nguyên, vd ảnh hưởng ở tuyến Ban Mê-Nha Trang thôi - ngang qua huyện Ma Đ'Rak, chỉ bị ngập nước ngắn hạn...

      Xóa
  2. Mynhan Ha
    A... dị là em cũng dị đó anh Phạm Hiền
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, trước Mynhan Ha thì kẻ yên hùng cũng trở nên hiền lành như... con mèo trống à, hehe, tks!

      Xóa
  3. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi hi..hi..., vui quá huynh ơi hi..hi. Chúc huynh buổi chiều vui vẻ huynh nhé hi..hi
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy hi..hi..hi... nhiều thì biết ngay là chiều nay sẽ có đồ nhậu để... tránh bão, hehe

      Xóa
  4. Về từ HOANG HOẢI
    Ui da, hỏi khó qúa!, làm tại hạ sáng nay phải ra quán cà phê ‘Bình Quới 3’, tốn hết 30.000 đô, đền đê!

    Có một anh ngồi bên bàn tại hạ nói rằng (hợp ý của tại hạ):
    -Nguyễn Kim Tùng: Thưc ra tôi không thích từ hoang hoải! Vì theo thiển nghĩ của tôi từ "Hoang" là một tính từ ghép với một từ nào đó để thể hiện rõ nghĩa. Chẳng hạn Hoang dã, Hoang vu, Hoang mang, Hoang hoảng... Nhưng từ "Hoải" thì khi mình ghép với từ khác mà để từ "hoải" đứng trước thì lại không có nghĩa. Chẳng lẽ Hoải hoải, hoải oằn... đúng là không có nghĩa. "Hoải" chỉ ghép được với "Bải" để thành từ có nghĩa là Bải hoải. Ghép như vậy thì "Hoải" đứng sau "Bải". Vậy khi ta ghép "Hoang dã" với "Bải Hoải" thì sẽ trở thành Hoang Bải (Nguyên tắc ghép chữ)... Nên tôi nghĩ Hoang hoải là từ không có nghĩa. Cùng góp vui mong cả nhà lượng thứ!
    Còn... bồ của anh ta là Chi Giao cho rằng:
    -Theo em "hoang hoải" là một từ được sáng tạo theo cách thức của từ láy, trong đó từ "hoải" là từ phái sinh vô nghĩa, nhưng có cách phát âm có tính gợi tả (theo em đây là một tính chất độc đáo của phát âm tiếng Việt), "hoang hoải" là một cảm giác trộn lẫn giữa hoang mang/hoang vắng và khắc khoải. Có thể hiểu là một nỗi niềm rất da diết nhưng cũng rất mơ hồ hoặc là đang rất mơ hồ và tự vấn về một bất ổn nào đó trong lòng.
    v..v...

    Có một số bài thơ có xài từ ‘hoang hoải’ thuộc loại… hay:
    MƠ HOANG
    Anh nợ em một cuộc đời phiêu bạt,
    Bước phong trần gió thổi dạt đời trai
    Giấc mơ em làm anh mãi u hoài
    Luôn tiếc nuối cho chuyện tình thơ dại.
    *
    Chiều mùa xuân mà nghe lòng trống trải
    Nụ hoa nào hoang hoải bước chân anh
    Lời thề xưa đâu thấu tới trời xanh
    Nên vụn vỡ, loang ra thành sương khói.
    *
    Nỗi trăn trở đập vào dây tình ái
    Khiến tim hồng oằn oại xẻ làm đôi
    Cuộc tình xưa trôi với gió mây rồi
    Nên hai đứa bây giờ đi hai lối.
    *
    Dấu yêu ơi! Qua một thời nông nổi
    Giờ bạc đầu anh mới hiểu Tình Yêu
    Đớn đau chi cho nước mắt rơi nhiều
    Có thổn thức cũng trở thành vô vọng.
    *
    Ngoài trời kia gió vẫn bay lồng lộng
    Sóng vẫn đùa mặt biển rộng mù khơi
    Thế mà anh thầm lặng suốt cuộc đời
    Cứ mơ mãi về một người con gái. (Lâm Viên)

    Hay:
    Có những ngày, ta chợt muốn đi xa.
    Buông bỏ hết gánh nhân tình thế thái.
    Đến một nơi, lòng chẳng còn hoang hoải.
    Tìm cho chính mình, một hình bóng, một tương lai. (Thập Tam!)

    Riêng tại hạ kg thik và kg bao giờ xài từ ‘hoang hoải’!
    TM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mac Dung (FB)
      Cảm ơn huynh Nhà Gom Lá Bàng. Hôm nào bao cafe hậu tạ. Nhưng trước khi trả tiền tôi cho anh cơ hội chiến thắng: oanh, tù, tì... kkk...
      16 phút

      Xóa
    2. Nguyên văn là '30.000... đô' đó đại hiệp, cái này chỉ có ông Trùm mới... trả nổi, khà..khà..khà...

      Xóa
    3. Mac Dung Tôi bao cafe tàng tàng chứ đâu nói ngang giá nhe. Vả lại chắc gì tui thua. Hi... Chiều vui với mấy ẻm...

      Xóa
  5. Cỏ May (FB)
    Kính tăng độ là tại huynh...
    4 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính tăng độ là gì hả Ninja Cỏ May? À, đọc mỏi mắt phải hôn!, nàm một miếng dưa hấu cho mắt đỡ khát... nước đê, hehe

      Xóa
  6. Huynh có đọc bài này (về Thích Nhất Hạnh) ở bên nhà anh Đào Dũng Tiến, phải nói thẳng rằng huynh 'không thể có ý kiến', tuy nhiên có biết thêm tí vấn đề thì càng tốt (ghi nhận để sau này có cơ hội tìm hiểu thêm)... Huynh chỉ có thể tham gia những loại stt như stt này của Anu.
    ...Về dịch, (hình như là) trước năm 2009, dịch giả Nhượng Tống có chê bản dịch 'Nam hoa kinh' của Nguyễn Duy Cần là hơi bị phân-ta-di (xa bản gốc)..., nhưng huynh lại rất thích và thấy bản của Nguyễn Duy Cần là dễ hiểu nhất.
    Trước đó, một tay trùm 'Dự án Asia' (quản lý khu vực Asean), người Anh, nói: 'Nếu anh A dịch trước thì anh B dịch sau sẽ thấy có cái sai, nếu anh B dịch trước thì anh A dịch sau sẽ thấy có cái sai...', ông ta chỉ nói vậy rồi bỏ ra ngoài, cả anh A và anh B đều... im thin thít, bởi ổng nói đúng.
    Chút vậy nhen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoai-Van Do (FB)
      Ông trùm có khác! :v
      5 giờ

      Xóa
    2. Nhã Hoàng Nhượng Tống có đọc được bản Nguyễn Duy Cần sao?

      Xóa
    3. Có đó NH, tư liệu này 'huynh' đã đọc được ở Cần Thơ khoảng cuối năm 2009-2010, nên huynh kg rõ là Nhượng Tống đã 'bình' về NDC trước năm 2009 là bao nhiêu năm! TM.

      Xóa
    4. Nhã Hoàng Có thể Nhượng Tống đã đọc bản thảo của Nguyễn Duy Cần cũng nên 😀

      Xóa
    5. Hân hạnh làm quen bạn mới. Ôi, mọi thứ đều thuộc về ký ức, tôi phải... moi ra... Số là sau 4/75, nhà nước có tịch thu sách ở miền Nam...; từ đó cho đến khi... vĩnh biệt thế giới sách vở năm 1997, tôi vẫn quyết giữ lại 3 cuốn là 'Góp nhặt cát đá', 'bộ sách Kim Dung' và 'Nam hoa kinh' - bởi tôi thích nhất là... Trang Tử, cuốn này chắc bây giờ vẫn còn nằm đâu đó trong nhà của tôi... Tháng 10/2010, do phải giảng về khái niệm 'Trung dung' (cho dự án 'Tây'), tôi buộc phải tìm hiểu để... soạn bài, nên đọc được 'vụ Nhượng Tống' này (ổng có phàn nàn về việc dịch thuật 'sai' nói chung, trong đó có vụ NDC); may mà tôi lưu giữ hồi ký (chứ kg phải tư liệu) rất kỹ..., lúc đó có một bài thơ diễn 'Nam hoa kinh' hay lắm, rất tiếc là tôi đã không lưu lại, giờ tìm mãi kg ra....
      ...Kể cho vui thôi, ý tôi muốn nói là 'bản dịch gốc' Nam Hoa Kinh của Nguyễn Duy Cần in trước 1975 thì tôi đã có 'trong tay' từ tháng 5 hoặc 6/1975.
      TM.

      Xóa
    6. Quang Nguyen Nhà Gom Lá Bàng Nếu chẳng may mà không còn nữa thì đọc tạm sách PDF vậy bác nhé. https://www.chinhnghia.com/namhoakinh.pdf

      Xóa
    7. Thank bạn, bạn làm tôi cười... vui tối nay..., cái gì tôi đã lỡ yêu thì tôi... thuộc ý (chứ không phải lời)... Có một gia đình nọ ở SG giáo dục con rất kỹ, mới lớp 6 đã rước 'audeo' về Kim Dung cho con học đều đều 30'/ngày, cô bé cứ nghe tới chỗ nào chưa rõ thì gọi điện hỏi tôi, tôi kể lại còn dễ hiểu hơn trong... máy, có điều là nó không thích Chu Chỉ Nhược, hehe
      Và mọi thứ đều là... 'đùa thôi', trong thế giới ảo, tôi rất thích... đùa, TM.

      Xóa
    8. Quang Nguyen Nhà Gom Lá Bàng thuộc thế mới tốt. Nhưng khi cần trình bày, tranh luận hay nghiên cứu thì có văn bản vẫn chắc hơn. Trí nhớ người lớn tuổi nó hay đi chơi lang thang lắm...

      Xóa
    9. Cũng nói cho vui thôi, vì tối nay tôi... rảnh. Tôi có viết 'từ đó cho đến khi... vĩnh biệt thế giới sách vở năm 1997' (ở trên), chắc phải có một cú xốc kinh hồn không thể tả.... Tóm lại là thế giới sách vở rất... nguy hiểm, nó sẽ dẫn dắt mình, nên suy nghĩ hay viết cái gì thì mình phải 'tự' xây nền móng trước, rồi tham khảo sách vở cuối cùng, tư liệu sai thì có thể chỉnh, chứ ý đã sai thì đến 90 tuổi vẫn sai, thậm chí là hết thuốc chỉnh....
      Sáng hôm qua tôi có nói như vậy với một cụ ng.cứu Phật học đã 30 năm, cụ ngồi im, cụ hiểu.

      Xóa
  7. Lưu comt Dung Tran:
    Có lần Einstein gặp đại hiệp Dung Tran, nhậu, Einstein nói:
    -Tôi uống được 3 ly (nhỏ) thôi.
    -'Tôi thì chỉ uống được có 'ÍT LY' thôi à!', đại hiệp nói.
    -Thế thì thuyết tương đối của tôi thua ngài rồi!
    Einstein sợ hãi nói.

    Hehe

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Anu:
    Ôi, thông tin nhiều quá… mỏi mắt. Theo dõi vụ ‘Phật pháp’ mấy hôm nay, huynh lưu lại mấy đoạn 'kỷ niệm' này vào blogspot - để suy nghĩ sau…; ngoài ra, huynh cũng thích lời bình của Quang Nguyên, VLH, LTĐ…

    -Kinh điển Phật Giáo... chia ra làm 3 nhánh chính ứng với 3 TẠNG KINH theo 3 "trường phái" khác nhau: 1. Phật giáo Nguyên Thủy (bằng tiếng Pali), 2. Phật giáo Đại Thừa (tiếng TQ được dịch ra từ tiếng Phạn (Sanskrit), 3. Phật giáo Tây Tạng (tiếng Tây Tạng). Và theo em hiểu là, 3 tạng Kinh này... không hoàn toàn có nội dung giống nhau mà có sự khác nhau. Vậy khi mà muốn phê bình về Tâm Kinh (vốn có nguồn gốc từ PG Đại Thừa) thì phải biết được gốc của Tâm Kinh từ tiếng Phạn. Mà e là... chính Tâm Kinh từ tiếng Phạn cũng có thể bị "biến tấu" lắm... 😇 chứ chưa nói từ tiếng Phạn sang tiếng TQ, từ TQ sang tiếng Anh rồi từ Anh sang Việt! :D. Do đó, cần phải đủ thông tin để tìm hiểu được những người có quá trình nghiên cứu sâu sắc về Phật giáo Đại Thừa từ đó mới có thể đối chiếu để phê bình. (Janet Tran)

    -Cách đặt vấn đề của bạn cho thấy bạn biết vấn đề phân chia bộ phái trong Phật giáo. Jayarava là nhà nghiên cứu phương Tây theo hệ thống Phật giáo nguyên thuỷ. Bài phê bình nầy của ông không phải chỉ để phê phán thầy Nhất Hạnh mà còn để chỉ ra rằng Tâm Kinh không có thật, chỉ là kinh nguỵ tạo của Phật giáo đại thừa. Chuyện nguyên thuỷ - đại thừa trong Phật giáo thì vui lắm, không biết bao nhiêu học giả đã đổ công vào việc nầy. Tuy nhiên đại đa số đều thống nhất kinh điển đại thừa đều có dấu vết trong Pali tạng, chẳng qua cách nói của đại thừa khiến lời kinh dung dị hơn, dễ hiểu hơn cho đại chúng. Và phải nói rằng dưới ánh sáng của tam pháp ấn, các kinh bản đại thừa được phát triển trên một tấm áo mới, đẹp tươi hơn và nhiều lúc hài hoa thơ mộng hơn. Trở lại chuyện Tâm Kinh, cư sĩ Nguyên Giác cho rằng phần 5 của Sutta Nipata là phẩm Parayanavagga, phẩm Qua Bờ Bên Kia là dấu vết của Tâm Kinh trong nguyên thuỷ. Cũng còn nhiều chỉ dấu khác, mà muốn trình bày phải tốn một quyển sách mà mình không đủ sức. (Đào Dũng Tiến)

    -Có 2 loại Phật pháp: Made in India và Made in China (và Made in VN - nhưng kg phổ biến), bây giờ mới… ra là PP ở VN xưa nay là… Made in China, mà cách đây 2 năm chú N. có biết vụ này, nhưng ổng vẫn bảo thủ… Tượng Quan Âm ở nhà chú N. là Made in China (hay ‘Quan Âm-Tây du ký’, là công chúa thứ ba của vua nước Sở*), tượng này xuất hiện thời Tống, bên Tàu, năm 1025; nhưng cách đây khoảng 5 năm, (các) nhà khảo cổ có đào được tượng ‘Quan Âm thật’ (bên Nepal!) có trước tượng ‘Quan Âm-Tàu’ # 100 năm, là 'Phật ngàn tay, ngàn mắt', ăn mặc như kiểu nàng Apsara của nền văn hóa Chăm... (TuanTedi).
    ( * Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tại Trung Hoa, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam/Đông Hải") (wiki)


    Thôi tạm dừng nhen, huynh còn mắc nợ ca sĩ Thanh Lam một bài viết, phải tập trung… suy nghĩ, TM.

    Trả lờiXóa
  9. Lão SA (FB)
    Dài quá sư phụ Đề ạ :) Lão xem lướt chỉ thích đoạn liên quan TRUNG QUỐC MỘNG TCB Vương Khả Nhi nói: ‘Người TQ cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan… Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách*, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận’… & Khử Tổng sưu tầm hjhj! HN chiều mưa, nghe 2 lần MTCT của lãng tử LÁ BÀNG hjhj Thân, chúc khỏe :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mỗi người thích một kiểu, tại hạ xem clip Ninja nữ VN cừ qúa trời luôn, rồi bắt đầu bài viết bằng 'tại sao Ninja?', từ anh hùng -> hiệp sĩ -> quân tử -> samurai -> ninja, thì nhìn lại thấy dài thoòng luôn!, híc...
      Nhưng lại được dịp phát hiện ra là:
      - quân tử chỉ là hư danh thôi và chả anh hùng cmn gì cả, ha..ha..ha...
      Tks!

      Xóa