Nợ em màu tím xinh xinh
Nợ em, nợ một chút tình xứ xa
Đau gì, đau dưới nắng mai
Đau gì, đau dưới chiều phai lạnh lùng
---------
Nợ em, nợ một chút tình xứ xa
Đau gì, đau dưới nắng mai
Đau gì, đau dưới chiều phai lạnh lùng
---------
‘Thôi tạm dừng nhen, huynh còn mắc nợ
ca sĩ Thanh Lam một bài viết, phải tập trung… suy nghĩ’, hehe, tôi hay đùa lắm.
...Mỗi ca sĩ đều có một vài bài hát
mà làm cho tên tuổi của họ đi cùng với năm tháng, như Bảo Thy với ‘Please tell
me why’, Bằng Kiều với ‘Khoảnh khắc’, Đàm Vĩnh Hưng với ‘Nửa vầng trăng’, Đức
Tuấn với ‘Ngày xưa Hoàng Thị’, Evis Phương với ‘Bài thánh ca buồn’, Hiền Thục với
‘Vì đâu mình mất nhau’, Hồng Nhung với ‘Mưa hồng’, Khalifa với ‘See you again’,
Khánh Ly với ‘Để gió cuốn đi’, Khánh Phương với ‘Chiếc khăn gió ấm’, Lam Trường với 'Kathy', Lương Bích
Hữu với ‘Dằm trong tim’, Lobo với ‘How can I tell her’, Michael với ‘Take me to
your heart’, Minh Tuyết với ‘Đã không yêu thì thôi’, Mỹ Linh với ‘Tình thôi xót
xa’, Mỹ Tâm với ‘Cây đàn sinh viên’, Ngọc Sơn với 'Kỷ niệm nào buồn', Phạm Quỳnh Anh, Thùy Chi, Hyorin với
‘Hello Vietnam’, Phương Thanh với ‘Trống vắng’, Thái Thanh với ‘Dòng sông
xanh’, Tuấn Ngọc với ‘Niệm khúc cuối’, Tuấn Vũ với ‘Bông cỏ may’, Tùng Dương với
‘Chiếc khăn Piêu’, Trương Học Hữu, Lý Hải với ‘Nụ hôn biệt ly’, Yao Si Ting với
‘Betrayal’...
Đại khái vậy, mà đã chu choa ơi là
nhiều, kể hết ngày, dưới đây do ‘ngẫu hứng’ tôi chỉ giới thiệu 2 người: Tô Hữu
Bằng với ‘Mưa trên cuộc tình’ và Thanh Lam với ‘Hoa cỏ mùa xuân’, trong đó chú
trọng về ‘vụ Hồng Vân’, ‘vụ Tùng Dương' và ‘vụ Thanh Lam’ hơn - với kết luận của
‘cụ’: Người ta có
quyền phát biểu ý kiến của người ta chứ!
1
Số là 10 ngày trước, tôi định viết một
tí về vụ Thanh Lam, nào ngờ lại gặp vụ ‘Yên sĩ phi lý thuần’*, vụ ‘TchyA’ (thi
sĩ Đái Đức Tuấn)*, rồi ‘Khaisilk’, rồi vụ ‘Ai tặng hoa hồng cho ai?’* bỗng nhảy
tót qua vụ ‘Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh’* - mà làm
tôi bị cuốn hút theo, híc..híc…
Tôi có kể là ‘nếu con người không tìm đến số phận, thì
số phận cũng tìm đến con người’ (Aitmatov)…, rồi nói với một cụ là ‘Đấy, thấy
không!, cõi ta bà đang tìm đến ta đấy!’*, rồi với
fbker Quang Nguyên là ‘thế giới sách vở rất... nguy hiểm, nó sẽ dẫn dắt mình’…
Thực ra, nhiều vụ mà ‘phải nói thẳng rằng huynh không thể có ý kiến', bởi nó
không thuộc về chuyên môn của tôi. Chuyên môn của tôi là cái gì nhỉ!, đó là
đánh giá một tài liệu/cuốn sách, nó không phụ thuộc vào việc tôi biết nhiều hay
biết ít, bởi tôi không đánh giá về mặt tư liệu, mà về ‘ý’, để cho ‘tổ chức biết
có thể sử dụng hay không, và sử dụng đến đâu, cho ai’, nói vậy thì có thể bị
‘ném đá’, tùy, nhưng đó là ‘nghề của chàng’ (cười).
*
Về ‘vụ Hồng Vân’*, tôi có viết: ‘Hắn bấm nút túa xua, bỗng thấy mấy câu của nghệ sĩ Hồng Vân viết
trên fb:
- Yokohama
nè... Nhớ Việt Nam lắm rồi nhưng không thể không thừa nhận đất nước Nhật Bản
quá văn minh, quá sạch sẽ, quá văn hoá. Người dân Nhật Bản được hưởng chế
độ an sinh tuyệt vời nhất... Chỉ thương người dân VN mình được hưởng
toàn những điều giả dối... Mà khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả…’ (nguoi-viet.com).
Về ‘vụ Tùng Dương’ thì dễ tìm trên mạng,
anh phát biểu:
- ‘...Bolero
chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc.
Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi...’.
Về ‘vụ Thanh Lam’* thì đăng nhiều nhất! là bên trang soha.vn:
- ‘Bolero ngày nay như cái mỏ, các ca sĩ nhảy vào khai
thác hết rồi, khiến nó bị bào mòn. Như vậy nó không đem đến vẻ đẹp đích thực
của âm nhạc nữa, đó là sự biến tướng… Trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ
chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều
này. Nhưng đó chỉ là dấu hỏi thôi, chứ theo tôi, không nên phân biệt vùng
miền’.
2
Cái gì thì phải
nằm ở đúng chỗ của nó…
Phát biểu của
Hồng Vân chắc khoảng một tuần trước ngày 15/9/2017 (khi tôi viết entry ‘Chuyện
ông Viễn Văn Tù’), là môt stt đăng trên trang web ‘Tin Nhật Bản’, và lưu ý rằng
nó chỉ là một ‘status’ tức là dòng trạng thái hay dòng tâm trạng CÓ TÍNH CHẤT
CÁ NHÂN nên thiết nghĩ không có gì đáng để ‘ném đá’ cả!
Tùng Dương
thì phát biểu ‘trong buổi họp báo cho liveshow riêng diễn ra ngày 21/8/2017’ (theo
trang kul.vn), vậy đây chỉ là phát biểu cho LIVESHOW RIÊNG của anh, chứ anh đâu
có phát biểu đại diện cho mọi liveshow đâu!, và lưu ý rằng anh nói ‘(nếu) già
trẻ, lớn bé mà ĐỀU đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi’…
Còn phát
biểu của Thanh Lam là trả lời phỏng vấn của… được đăng sớm nhất, theo tôi biết,
là trên trang 'soha.vn' vào ngày 21/10/2107, nhưng trang này, kể cả trang
‘kenh14.vn’ đều ghi là đăng ‘theo Tri Thức Trẻ’ (!), mà tôi không tìm thấy bài
đăng này trên trang Tri Thức Trẻ!
…Tôi lướt
qua khoảng vài chục trang web và cả trăm lời bình, tất cả đều bình nháo nhào
nhào, chủ yếu là ‘chửi’, nhưng tôi không hề thấy một lời bình nào để ý tới vụ dưới
đây (tương tự cho Hồng Vân, Tùng Dương…):
1) Thanh Lam
phát biểu chính thức vào ngày nào, 21/10/2017, hay trước đó?, nhằm dịp gì hay với
mục đích gì?
2) Từ thì nằm
trong câu, câu thì nằm trong đoạn, đoạn thì nằm trong bài (stt), câu thì có ‘tính từ/trạng từ chỉ mức
độ’..., người ta có chú ý vậy không?, hay có ‘cắt xén’ phát biểu của cô không?
(Vd, ‘Trong miền
Nam lại nổi lên NHIỀU ca sĩ chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi
tiếng nhờ truyền thông’, chứ cô không nói là TẤT CẢ!... Và lưu ý rằng cô còn
‘cân đong đo đếm’ đàng hoàng khi nói tiếp: ‘Tôi đặt dấu hỏi
về điều này. Nhưng đó CHỈ LÀ DẤU HỎI THÔI, chứ
theo tôi, KHÔNG NÊN PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN’; ngoài ra, nhạc sĩ Thuận
Yến, cha cô, là dân Quảng Nam, tức là dân ‘miền Nam’)
2) Cô trả
lời ở đâu: trong phòng (phỏng vấn) riêng?, trước công chúng, trước hàng ngàn,
hàng chục ngàn, hàng triệu người, hàng chục triệu người, hàng trăm triệu người,
hay hàng… tỉ người?
3) Cô trả
lời cho ai?, cho trang web nào/báo nào?, ai hỏi, ai có quyền hỏi và đại diện cho
‘AI’ để hỏi?
4) Cô nhân
danh cái gì: cá nhân?, một tổ chức?, giới ca sĩ miền Bắc?, cả nước?, hay toàn
thế giới?
5) Cô đại
diện cho giới âm nhạc VN?, Bộ trưởng Bộ Văn hóa?, Lãnh đạo nhà nước VN?, Ông
Trump?, Thánh nhân/vĩ nhân?, Bá chủ vũ trụ?…
Nếu chịu khó
trả lời mấy câu hỏi trên thì thiết nghĩ chả có gì để ‘ném đá’ Thanh Lam cả!...
Ví dụ, Thanh Lam chỉ trả lời có tính cách ngẫu hứng - có thể có tí bốc đồng,
chả nhằm mục đích gì cả, trả lời trong phòng phỏng vấn (phòng riêng), chỉ nhân
danh cá nhân mà chả đại diện cho ai cả, người hỏi cũng chả đại diện cho ai cả,
thì méc gì mà ‘anh’ quan tâm!, mà giả sử ‘anh’ có quan tâm thì cứ lên phây mà
chém gió cho đã, tôi thích thì tôi đọc, không thích thì pass qua chỗ khác đọc
vui hơn!
Đó là một sự
thực!
3
Nhân tiện
nói chuyện về âm nhạc, các bạn hay thư giãn tí rồi tôi nói tiếp nhen…
Hồi ký ngày
4/11/2017: Cơn bão số 12 đã... dứt, trời SG kg mưa, chỉ lất phất vài hạt nhỏ,
nghe nhạc... chiều cho đỡ buồn - bản 'MƯA TRÊN CUỘC TÌNH' (nhạc Hồng
Kông), trình bày Tô Hữu Bằng, # 1,3 triệu lượt view... Lưu ý là một trong
'Tứ đại thiên vương Ca nhạc' (Lâm Chí Dĩnh, Tô Hữu Bằng, Ngô Kỳ Long và Trần
Chí Bằng), Tô Hữu Bằng - người đóng vai Trương Vô Kỵ với người đẹp Triệu
Minh-Giả Tịnh Văn - là người sống có tình cảm, anh rất có cảm tình với VN, mà
nếu kg nhầm, anh không ủng hộ 'vụ 1979' và 'Bỗng Điên'...
Tôi có may
mắn được xem một clip Thanh Lam hát bài ‘HOA CỎ MÙA XUÂN’ của Bảo Chấn, trong đêm
đó có rất nhiều bạn nhí hát theo, mà Thanh Lam đã tỏa sáng nhất, hát lôi cuốn
nhất và kỹ năng nhất…; tiếc thay cái clip đó nay chỉ có ‘hình đại diện’,
híc..híc…:
https://www.youtube.com/watch?v=7KF0eB3pYZY
Này là cỏ
non rất mềm/Này mùa xuân rất hiền/Này là hoa rất thơm… Này là giọt sương trĩu
nặng/Hạt ngọc trên lá cỏ/Trên bông tầm xuân trước hiên nhà… Vì em đã biết anh
chiều qua/Người em vẫn thấy khi nằm mơ/Người vừa hiền khô dễ thương/Lại vừa đẹp
trai nhất vùng/Đến theo cùng hoa cỏ của mùa xuân… ĐK: Và mùa xuân biết em/Biết
em đã mang một mối tình/Wow wow wow biết em, biết em/Thế nên cỏ hoa thật là dễ
thương.
*
Và vẫn còn
may mắn là tôi còn lưu lại Hồi ký vào đêm 15/10/2011, khi nghe Thanh Lam hát
bài này:
- Lều tu lế
… lêu tù lều… lều tu lêu…
Thanh Lam đã
‘hại’ hắn!
Nàng đã làm
cho hắn nhớ mãi suốt đời cái giọng hát này không quên. Khó mà có thể tìm được
ai có thể diễn đạt được bài hát này truyền cảm ghê gớm như là nàng đã - nàng đã
làm tình yêu trong mỗi con người sống dậy trong êm đềm ngọt ngào khôn nguôi.
Hắn đã được
chú hắn dạy đánh đàn trong khoảng 7 năm từ còn nhỏ - bây giờ không còn đánh đàn
được nữa, chỉ còn đọng lại trong tim hắn sự rung cảm lúc mãnh liệt, lúc nhẹ
nhàng - nhưng hắn vẫn quá nhỏ bé khi đứng trước thế giới âm nhạc, an ủi tí là
hắn biết cảm thụ.
Không phải
hắn có tình ý gì với nàng - hắn đâu có là cái gì đối với ‘mùa xuân’ - mà hắn
thật sự có tình ý về giọng hát đầy truyền cảm của nàng.
Thú thật,
hắn có ‘chết ngất’ vì một giọng hát khác nữa, hắn vẫn muốn giữ bí mật này mãi
mãi trong lòng, tình yêu nếu lỡ có thì hãy để cho nó tồn tại vĩnh cửu đi.
Giọng Thanh
Lam trong bài hát này có cái gì rất yểu điệu thục nữ, thướt tha, trong vuốt, có
chất nhựa rất gắn kết, rất luyến lưu tha thiết kèm theo chất mật ngọt thơ ngây
mô tả cảm xúc của một cô gái mới hé nở tình yêu.
Nàng hát câu
đầu thì hắn đã thấy ngay một vùng cỏ non rất mềm, mềm thật là mềm.
Nàng hát mùa
xuân rất hiền thì thấy hiền ơi là hiền.
Nàng hát hoa
rất thơm thì thấy hoa thơm, thơm hiển hiện trước mắt hắn, trong trần thế, và
thơm cả ngay trong giấc mơ.
Nàng hát hạt
ngọc trên lá cỏ thì thấy ngay một giọt sương long lanh đậu trên hoa, trên đầu
ngọn lá, đang rướn mình tìm đến vị ngọt của tình yêu, tìm đến chỗ thu hút huyền
diệu của đất trời.
Nàng hát
người em vẫn thấy khi nằm mơ làm ta thấy hiện ngay trước mắt một hình bóng
‘thiên thần’, cảm nhận được một giấc mơ của tình yêu nam nữ, đủ làm thổn thức
bao trái tim.
Nàng hát em
đã mang một tình làm như ta cũng đang có một mối tình, và bao mối tình đẹp khác
cũng trào chảy như làn sóng cuồn cuộn không dứt.
Nàng hát cỏ
hoa thật là dễ thương là thấy ngay một mối tình trong trắng đủ nét lãng mạn,
làm cho cỏ hoa đến là dễ thương và hợp với con người mà rung động rạo rực trước
mùa xuân.
Ngày xưa Bá
Nha đánh đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, y tưởng tượng trong tiếng đàn của Bá Nha
có núi cao chập chùng, có đại dương sóng vỗ mênh mông, ... Sau này, Tử Kỳ chết,
Bá Nha không tìm được tri âm nên y đã đập vỡ cây đàn và không đánh đàn nữa: ‘Tử
Kỳ di hận thân tiên khứ, Bá Nha suất cầm tạ tri âm’.
Nói như vậy,
hoàn toàn không so sánh tình tiết câu chuyện xưa ở đây. Chỉ có điều là Thanh
Lam thể hiện bài hát đó quá thành công, đã làm cho nhiều người ngất ngây vì làm
nẩy sinh ra một cái cảm giác tình yêu rất thực tại từ âm nhạc và tiếng hát.
…Là một
người sống dưới gốc cà phê, hắn làm sao mà dám ‘gặp người ta’, hắn đâu có là
cái gì đâu, giả sử thượng đế hé lộ một tí ân huệ nho nhỏ thôi, hắn sẽ xin tặng
nàng một đóa hoa hồng đơn sơ nhưng với sự ngưỡng mộ.
Wou u wou
biết em! Xin cám ơn nàng.
4
Tôi có đem
chuyện Thanh Lam hát hay kể cho một anh chàng chuyên dìm hàng nghe, anh ta bảo:
- Cái gì! Ai
nói Thanh Lam hát hay! Tui chưa nghe ai nói Thanh Lam hát hay đó nghe!
Mấy người
ngồi chung quanh tôi đều phản ứng, tôi nói:
- Nếu hát
không hay thì sao Thanh Lam lại là Nữ hoàng nhạc nhẹ của Việt Nam!
Anh ta cứng
họng, ngồi im như là cục gạch, ha..ha..ha...
Rồi tôi có kể
vụ này với một cặp vợ chồng khá là ‘học giả’…
- ‘Con Thanh
Lam nó nói ẩu…’, bà vợ nói.
Nếu tôi mà
hỏi ‘ẩu cái gì?’ thì bả sẽ trả lời ‘thì đại khái… là… nói ẩu chứ còn gì nữa…’,
ha..ha..ha…
- ‘Người ta
không học (cao) mà vẫn thành tài, vd như Phạm Thiên Thư, Trịnh Công Sơn, Nguyễn
Hiến Lê (kỹ sư công chánh), Phạm Công Thiện (nghe nói có học đại học!), Bùi
Giáng (mới đỗ Thành Chung, tức tốt nghiệp cấp 3)…’, ông chồng nói.
Ối giời ơi,
nếu tôi mà không ‘stop’ thì ổng ví dụ đến hết năm 2017!, cái này xưa rồi ông à,
tôi ngồi một tiếng thì có thể tìm ra cả trăm ví dụ như vậy ông à!... Nhớ lại hôm
đó có một cô đi tu được vài tháng, đến nhà ông nói chuyện Phật, ông bảo:
- Mầy mới
biết Phật học mới có A, B, C à!
Ý ông nói là
ông có học nhiều nên ông mới hiểu Phật nhiều, còn ai học ít thì không hiểu được
Phật: ông mâu thuẫn với chính ông!... Xin nỗi ông, có thể người ít học hay
không biết chữ (như Lục tổ Huệ Năng) mà có thể thành Phật, trái lại học nhiều
coi chừng ‘lậm’ chữ nghĩa mà xuống địa ngục sớm đó ông à!... Và chưa chắc người
nào đi chùa thì thành Phật ông à!, Kim Trì hòa thượng* tu 270 năm, chỉ vì khoái
bận cái áo cà sa đỏ của Tam Tạng mà hồn du địa phủ đó ông à!...
…Nghe vậy
cụ… giác ngộ, nói:
- Người ta
có quyền phát biểu ý kiến của người ta chứ!
Ha..ha..ha…
Tôi lại bảo:
- Phải nói
sao hai ông bà mới hài lòng!
Chả lẽ Hồng
Vân phải nói ngược lại là ‘Mừng người dân VN mình được hưởng toàn là SỰ THẬT… Khaisilk’!, ha..ha..ha…
Chả lẽ Tùng
Dương phải nói ngược lại là ‘Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì
đúng là một sự thụt lùi… TIẾN LÊN’!, ha..ha..ha…
Và chả lẽ Thanh
Lam phải nói ngược lại là
‘Trong miền Nam lại nổi lên nhiều ca sĩ CÓ HỌC HÀNH BÀI BẢN đến nỗi không cần truyền thông thì họ vẫn thừa sức nổi tiếng’!,
ha..ha..ha…
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. ‘Cõi ta bà đang tìm đến ta đấy!’: cũng là một khái niệm về ‘năng lượng’,
ta tìm đến cái gì, hay cái gì tìm đến ta, hẳn phải
có một ‘tiếng gọi’ nào đó, mà trong Vật lý lý thuyết gọi là ‘sự tương tác’ =
interactions.
2.
Kim Trì hòa
thượng: Tôn Ngộ Không sau khi bị đè dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm mà vẫn còn háo
thắng, đem áo cà sa của Tam Tạng ra khoe với Kim Trì hòa thượng (ở Quan Âm
Thiền Viện, đã 270 tuổi) làm ông ta nảy sinh lòng tham đòi mượn áo mặc thử một
đêm, rồi con yêu Hắc Phong đến đánh cắp áo cà sa mà đánh nhau long trời lỡ đất
với Tôn Ngộ Không, làm chùa chiền, tăng chúng và người dân cả vùng bị họa
lây, nên ông không thành Phật được, mà phải xuống địa ngục. Xem thêm Tây du
ký, Chương 17: http://truyen247.vn/tay-du-ky/QzoWO
3.
Phát biểu
của Hồng Vân, xem tại: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nghe-si-hong-van-dan-viet-nam-duoc-huong-toan-nhung-dieu-gia-doi/
4.
Phát biểu của Thanh Lam: http://soha.vn/thanh-lam-mien-nam-nhieu-ca-si-chang-hoc-hanh-gi-van-noi-tieng-nho-truyen-thong-toi-dat-dau-hoi-ve-dieu-nay-20171020113742547.htm
5.
Phát biểu
của Tùng Dương, xem thêm:
http://dantri.com.vn/van-hoa/tranh-cai-ve-y-kien-nghe-bolero-la-thut-lui-khong-nen-chui-boi-tung-duong-20170823143230431.htm
6.
Vụ ‘Ai tặng hoa hồng cho ai?’: https://www.facebook.com/vithithanhha.ainu/posts/865086097002908
7.
Vụ ‘Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh
đã biến đổi Tâm Kinh’ (Thich Nhat
Hanh's Changes to The Heart Sutra): https://thuvienhoasen.org/a28848/jayarava-phe-binh-thich-nhat-hanh-da-bien-doi-tam-kinh
8.
Vụ ‘TchyA’
(thi sĩ Đái Đức Tuấn),
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1022-toi-chi-yeu-angele-thu-gian.html
9. Vụ ‘Yên sĩ phi lý thuần’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1021-chuyen-yen-si-phi-ly-thuan-va.html
Lưu comt Titi Dang:
Trả lờiXóaNhặt hoài, chiều trắng rung rinh
Dáng cong bí ẩn khoanh mình trong sương
Mới nhìn đã thấy thiên đường
Nào hay khói thuốc cũng vương vương… chờ
Phi Bi (FB)
Trả lờiXóapb sẽ không ý kiến ý cò về ai đúng ai sai, và cũng chưa đứng về phe nào hay like một cái sst nào về vấn đề phát biểu cuả cô ca sĩ Thanh Lam gì đó. Thường ngày pb có thói quen bước ra khỏi phe đám đông để nhìn ngược lại xem cái đám đông kia có hơi hơi quá đáng không. :)
Đồng ý với anh NGLB là mỗi người đều có quyền có quan niệm riêng cuả mình. Cô ca sĩ miền bắc có quan niệm riêng cuả cô về một số ca sĩ miền nam. Và người khác hay đám đông cũng có quyền có quan niệm về những phát biểu cuả cô ca sĩ miền bắc nầy.
Còn về nội dung cuả lơì phát biểu cuả cô Thanh Lam... :) ý kiến ý cò cuả pb như sau:). Về học thức và nghệ thuật pb nghĩ... :) nếu nghệ thuật có thể học từ trường lớp thì những người tốt nghiệp văn khoa sẽ trở thành văn / thi sĩ và những người tốt nghiệp nhạc viện sẽ trở thành ca / nhạc sĩ. Nhưng sự thật thì rỏ là không phải vậy. Cái học chỉ có thể bổ xung cho cái năng khiếu trời cho. Nếu có người không học mà đã nổi tiếng, hát hay và dễ thương đến ép tim nhức phổi như các cô ca sĩ miền nam :) :) thì khi họ có cơ hội học đến nơi đến chốn biết đâu họ sẽ trở thành một diva thứ thiệt :).
1 giờ
Mình rất đồng ý và thích chỗ này: 'Thường ngày pb có thói quen bước ra khỏi phe đám đông để nhìn ngược lại xem cái đám đông kia có hơi hơi quá đáng không', nói chung là mình chả nghe đám đông, nên khi đám đông nói thì phải xét kỹ hơn..., nhìn rộng hơn trong lịch sử, quan điểm 'đám đông' thường (Vịt!) rất hư ảo, thậm chí là... nguy hiểm, cụ thể như:
Xóa-TIN MỚI (mình đăng hôm 29/10 gì đó): Trung Quốc là quốc gia đông dân chỉ 'THỨ NHÌ' thế giới: ds dưới 1,3 tỉ người.
Dân số TQ thực ra ‘chỉ có 1,29 tỉ người’, trong khi Ấn Độ là 1,32 tỉ người, do ‘bị tính sai trong 26 năm qua’ (theo South China Morning Post), vd năm 2016 tăng 17,86 triệu ca sinh so với 16,55 triệu vào năm 2015, tức chỉ ‘tăng 1,05%’ chứ kg phải 1,6% như đã từng tính!...
Nên có những cái ta tin vậy hàng chục năm, vài chục năm, thậm chí hàng ngàn năm, nhưng sự thực không phải vậy!
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-khong-con-la-quoc-gia-dong-dan-nhat-the-gioi-20171027181633554.htm
-TÂM KINH (Bát Nhã Tâm Kinh!) là 'giả', được hiểu theo nghĩa là Made in China/không phải là sản phẩm gốc của Phật giáo nguyên thủy: 'Cách đặt vấn đề của bạn (Janet Tran) cho thấy bạn biết vấn đề phân chia bộ phái trong Phật giáo. Jayarava là nhà nghiên cứu phương Tây theo hệ thống Phật giáo nguyên thuỷ. Bài phê bình nầy của ông không phải chỉ để phê phán thầy Nhất Hạnh mà còn để chỉ ra rằng Tâm Kinh không có thật, chỉ là kinh nguỵ tạo của Phật giáo đại thừa. Chuyện nguyên thuỷ - đại thừa trong Phật giáo thì vui lắm, không biết bao nhiêu học giả đã đổ công vào việc nầy. Tuy nhiên đại đa số đều thống nhất kinh điển đại thừa đều có dấu vết trong Pali tạng, chẳng qua cách nói của đại thừa khiến lời kinh dung dị hơn, dễ hiểu hơn cho đại chúng. Và phải nói rằng dưới ánh sáng của tam pháp ấn, các kinh bản đại thừa được phát triển trên một tấm áo mới, đẹp tươi hơn và nhiều lúc hài hoa thơ mộng hơn. Trở lại chuyện Tâm Kinh, cư sĩ Nguyên Giác cho rằng phần 5 của Sutta Nipata là phẩm Parayanavagga, phẩm Qua Bờ Bên Kia là dấu vết của Tâm Kinh trong nguyên thuỷ. Cũng còn nhiều chỉ dấu khác, mà muốn trình bày phải tốn một quyển sách mà mình không đủ sức. (Đào Dũng Tiến)
...Còn nhiều nhiều nữa, như vụ Khổng, Phật, 'Bách Việt', Kinh Kha, Quan Công, Thánh Tôn Ngộ Không (đền thờ ở VN), 'Lông' Tử.... đã và đang bị chế và rải bùa túa xùa xua!
Tks, TM.
Lưu comt Dung Tran:
Trả lờiXóaPhạm Thiên Thư vẫn còn đó, ...tỉnh táo, hay chơi thân với anh Lê Việt Yên..., hehe
Nay góc đường Trần Nhật Duật-Trần Quý Khoách, trước cổng trường, đối diện một quán cà phê to, vẫn còn cái cái cây xà cừ (nghe nói người ta có ý! lưu lại cái gốc để làm kỷ niệm, đk cỡ 1,7m), nơi PTT 'trồng cây si' chờ Hoàng Thị Ngọ...
Mình có duyên được xem truyền hình trực tiếp 'Ngày xưa Hoàng Thị', tổ chức tại Bình Phước, có Phạm Thiên Thư ngồi bên dưới, nhiều người... khóc..., mà có lẽ bài này Đức Tuấn hát đạt nhất (tình cảm nhất) trong số các danh ca:
http://www.nhaccuatui.com/.../ngay-xua-hoang-thi-duc-tuan...
Tiếp, lưu comt Dung Tran:
XóaÀ, cái vụ này ở đời thực tức cười lắm, tức là người tài thì mình ngồi nói chuyện chả thấy có 'tài' gì cả!, đó là do 'bụt nhà không thiêng'!...,
tôi có duyên đi chơi với một bạn thân của... TT Bush (con, hehe, xạo đó!), ăn uống rẻ ồm à, ông ta hiền khô và có vẻ dễ chìu theo ý của người bên cạnh...,
có một cao thủ đã từng ngủ qua đêm ở nhà Bùi Giáng (chưa chắc Trịnh hay Phạm Công Thiện, Đỗ Long Vân... đã được!), anh ta đánh giá Tứ đại kỳ nhân của miền Nam là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Phạm Thiên Thư (!), rồi dẫn tôi đến gặp PTT (tôi có kể chuyện này trong blogspot rồi), anh ta kể chuyện đêm đó:
http://nhagomlabang.blogspot.com/.../653-bui-giang-va...
Lê Phạm (FB)
Trả lờiXóaHuynh có nợ em màu tím không ta? Hehe
8 Tháng 11 lúc 22:05
Đang no nắng về chuyện nợ bịch kẹo socola nè muội, lỡ muội đòi bịch to trà bá thì sao, rút tiền nhà băng kg kịp, híc..híc...
XóaPhạm Thế Thuý (FB)
Trả lờiXóaNgười "Bảo vệ chân lý" ưi!... Di dỉ dì di cái gì cũng thấu...
10 Tháng 11 lúc 5:54
Quả là tại hạ có đi lại nhiều, 62 tỉnh thành rồi, chỉ còn thủ phủ Hà Giang là chưa ghé, hehe... Thank nhen!
XóaNguyễn Phương (FB)
Trả lờiXóaTôi không thấy Thanh Lam phân biệt vùng miền. Nên xem cả bài nói chuyện với Thanh Lam để hiểu rõ ý của cô ta.
Bình thường các còm sỹ coi thường giới trí thức và nền giáo dục của Việt Nam. Nhưng trong vụ Thanh Lam này, mọi người lại tự nhiên coi trọng nó thế.
Trong câu nói trên của Thanh Lam tôi thấy lời khen Đất Trời Phương Nam dễ sống. Vì thế mà dân Bắc đổ về Nam.
Bản thân tôi thích Thanh Lam, vì thời trẻ cô ta xinh. Chứ tôi không thích kiểu hát gào của cô ta. :)
12 Tháng 11 lúc 17:13
Mình cũng nghĩ vậy, 'bản thân tôi thích Thanh Lam, vì thời trẻ cô ta xinh' - thời này vẫn còn xinh đấy!...
XóaMình không trách móc 'quyền tự do biểu đạt của cá thể', mà trách móc 'quyền tự do xúc phạm người khác' - nhất là 'quyền tự do khoái nổi' (tệ hại và trông bầy đàn lắm!), hehe