Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

1033. Tám về ‘Hấp tinh đại pháp’ (Tám ‘Kim Dung’ - 2)

Kết quả hình ảnh cho hấp tinh đại pháp

Tôi đăng bài này do câu: ‘Đề nghị bác Nhà Gom Lá Bàng làm một bài phân tích riêng về sự khác nhau giữa Hấp Tinh Đại Pháp và Càn Khôn Đại Nã Di’ của ả mèo nào đó.

1
Hấp tinh đại pháp, theo Nhậm Ngã Hành có ghi lại trong hầm dưới đáy Tây Hồ, Hàng Châu… Trước tiên là phương pháp ‘TÁN KHÍ’ ra từ đan điền (vùng huyệt Quan nguyên, Khí hải, theo BS Nguyễn Văn Hưởng) - ngược lại phương pháp truyền thống của tất cả các tín đồ luyện khí công xưa nay, tức là phải… hủy bỏ toàn bộ nội lực mà mình ‘đã có sẵn’ (vd như Lệnh Hồ Xung đã có sẵn 7 luồng nội lực xung kích trong cơ thể - của Đào cốc lục tiên và Bất Giới hòa thượng), sau đó dùng ‘kỹ xảo thượng thừa’ (chỉ Nhậm Ngã Hành mới biết kỹ xảo này) để hút nội lực của đối thủ vào ‘vùng trũng’ này… Phương pháp ‘bổ địch tiếp ta’ này gọi là Hấp tinh đại pháp…; và cũng chính hiểu rõ bí quyết này mà Tả Lãnh Thiền (trận 2) đã 'tương kế tựu kế', giả vờ để cho Nhậm Ngã Hành hút hết nội lực 'Hàn âm chỉ' của mình (Hình 1) , kết quả là họ Nhậm bị đóng băng mà thua, may sau đó có Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm để cứu (đấu với Nhạc Bất Quần, trận 3) - trong cuộc hội ngộ tại chùa Thiếu Lâm để cứu Nhậm Doanh Doanh (đã thoát từ trước)... 

Một bằng chứng thuyết phục, trong Cổ Long, là đại hiệp Yến Nam Thiên muốn luyện võ công đến đỉnh - tầng thứ 9 (Giá Y Thần Công), nhưng lại buộc phải hủy bỏ toàn bộ nội lực mà mình đã có trước đó, họ Yến vì… tiếc nên không dám luyện... Một hôm, lạc vào Ác Nhân Cốc, họ Yến bị bọn Giang Hồ Thập Ác (cũng là tên truyện) dùng mưu bắt được, hành hạ thê thảm, phế bỏ toàn bộ võ công, cho nằm một chỗ mấy năm để làm thí nghiệm về một ‘món thuốc Bắc’ nào đó... Lợi dụng tình thế bị ‘phế toàn bộ võ công’ không có bất cứ sự lựa chọn nào khác này, Yến Nam Thiên đã bí mật luyện thành công…

Về mặt khoa học, phương pháp này rất ‘khoa học’ ở chỗ:

- Muốn học cái mới thì phải can đảm xóa bỏ cái cũ, để đầu óc trống rỗng, để sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Nhưng Nhậm Ngã Hành bị những người đương thời hay hậu thế cực chê bai là ở chỗ y muốn tăng cường nội lực của mình chỉ bằng cách duy nhất là hút ‘tinh lực’ của đối thủ - một phương pháp bá đạo, cực kỳ bá đạo… Và để hóa giải nguồn hợp lực khác nhau của ‘các’ đối thủ khác nhau trong cơ thể là cả một vấn đề, cuối cùng Tổ sư của Hấp tinh đại pháp là Nhậm Ngã Hành cũng phải bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ mà chết! (Trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’ thì tại trận công chiếm Hoa Sơn, khi hắn nghe tung hê 'Thánh giáo chủ văn thành võ đức, muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ' cái cmn gì gì đó, thích quá!, bỗng bị đứt mạch máu não, lăn đùng ra chết).

*

Càn Khôn Đại Na Di (乾坤大挪移): Càn, khôn thì rõ rồi; đại thì cái gì của Tàu cũng ‘đại’, nên bỏ qua. Quan trọng nhất, ‘NA DI’ = LÔI, KÉO. 'Phép’ này dùng để dẫn hướng tấn công của đối thủ sang hướng khác (có chủ đích, vd Vô Kỵ dùng cành liễu dẫn lực của Nhị lão phái Hoa Sơn tự... đấu với vợ chồng Hà Thái Sung, là những người cùng phe...), muốn làm thế thì phải có nội lực từ cao đến cực cao, tức là có DÙNG SỨC, và nếu cần thiết thì phải LỰC ĐẤU LỰC…. Còn có những tên gọi khác là ‘Đẩu chuyển tinh dời’, ‘Di hoa tiếp mộc’, ‘Tá lực đả lực’, ‘Bốn lạng chống ngàn cân’…, tùy người tinh luyện. Trong Kim Dung thì có Mộ Dung Phục (Mộ Dung Cô Tô) sở hữu phép này - phép ‘Đẩu chuyển tinh dời’, thường thắng những đối thủ yếu hoặc ngang cơ, nhưng nội lực chưa đủ thâm hậu nên thua Cưu Ma Trí và Tiêu Phong... Trong Cổ Long có Nhị vị Di Hoa cung chủ sở hữu phép này - phép ‘Di hoa tiếp mộc’...

…Vụ này tôi đã nói trong bài trước. Sự khác nhau giữa ‘Hấp tinh đại pháp’ và ‘Càn khôn đại na di’ là quá rõ ràng!

2
Đến đây là xong, mấy người đẹp của tôi có thể dừng không đọc nữa cho đỡ… ‘pùn ngủ’! Nhưng nhân vụ Kim Dung, tôi cũng xin đá qua vụ:
TRẦN HỮU LƯỢNG LÀ CON CỦA TRẦN ÍCH TẮC.
*
…Hỗn nguyên phích lịch thủ Thành Khôn rất gian xảo, nham hiểm, độc ác, có âm mưu thâu tóm võ lâm, lên ngôi Minh chủ, rồi lên ngôi hoàng đế luôn thể… Nguyên là đệ tử của Thành Khôn, tiếp thu tốt cái tính ‘gian xảo, nham hiểm, độc ác’ này của sư phụ…,
Kết quả hình ảnh cho Trần Hữu LượngTrần Hữu Lượng đột nhập vào được nội bộ, ‘chỉ đạo’ được Cái Bang, đá qua Võ Đang (nhưng đều bị Vô Kỵ phá bĩnh)… Sự thật lịch sử như sau:
Trần Hữu Lượng (1320-1363) là con của Trần Ích Tắc (1254-1329), điều này khá hợp lý, tức là Trần Ích Tắc chạy trốn sang Tàu năm 31 tuổi (1285), đến năm 66 tuổi thì sinh ra con là Trần Hữu Lượng (đàn ông tuổi này có con là chuyện bình thường) ở Hồ Bắc bên Tàu:
- Theo các bộ sử Việt như ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, ‘Việt sử tiêu án’ (của Ngô Thời Sĩ), ‘Đại nam thực lục’, ‘Đại Việt sử ký bản kỷ’ cùng ‘Gia phả nhà Trần’ để lại thì những ghi chép về Trần Hữu Lượng chi tiết và rõ hơn. Nhưng khác với sử nhà Minh, các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc... Theo ghi chép của nhà Trần thì Trần Ích Tắc có người con là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Khi ông qua đời, con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Vì thế câu chuyện về cha mình xưa kia đúng sai thế nào thì Trần Hữu Lượng không tỏ tường, nhưng nguồn gốc từ nhà Trần của Đại Việt thì Trần Hữu Lượng lại rất rõ... (wiki).
*
Cũng theo Kim Dung, Chu Nguyên Chương trước kia là thuộc hạ của Trương giáo chủ Ma giáo (Trương Vô Kỵ), vốn là người xuất thân từ miền đất Hoài Bắc hạn hán liên miên, lại giả làm nhà sư ‘ăn thịt bò’ ở chùa Hoàng Giác… Sau khi sư phụ Thành Khôn bị lật tẩy, bị phế võ công và bắt nhốt suốt đời - tại ‘Đại hội đồ sư - Thiếu Lâm’ (đồ sư = xử Kim mao sư vương Tạ Tốn), thì Trần Hữu Lượng lang thang đi tìm ‘minh chủ’ mới… Sự thật lịch sử như sau:
Ban đầu Trần Hữu Lượng có 'hợp tác' với Chu Nguyên Chương chống quân Nguyên của 'Triệu Minh' (Quận chúa, con của Nhữ vương vương Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ, dưới trướng Hốt Tất Liệt); sau đó 'tách ra', họ Trần tự xưng Hoàng đế ở vùng Giang Tây (ngày nay) được 3 năm (1360-1363) thì do quân cạn thế cô!, nên thua họ Chu ở 'trận hồ Phiên Dương', bị trúng loạn tên mà chết…
- Năm 1354, Trần Hữu Lượng tham gia khởi nghĩa chống quân Nguyên. Nhớ lại nguồn gốc từ nhà Trần ở Đại Việt của mình, ông cho người sang gặp vua Trần Dụ Tông muốn được ‘hòa thân’.
'Đại Việt sử ký toàn thư' có ghi chép rằng: ‘Năm 1354, mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía Bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân’. Sách 'Việt sử tiêu án' có ghi chép rằng: ‘Trần Hữu Lượng khởi binh ở Giang Châu, sai sứ giả sang nước ta xin hòa’. Tuy nhiên từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, nhà Trần đã xem ông ta như kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối ‘hòa thân’.

...Sự việc Trần Hữu Lượng tham gia khởi nghĩa (chống quân Nguyên) cũng được ghi chép trong cuốn gia phả của hậu duệ Trần Quốc Toản là ‘Viêm phương Trần tộc lưu phả’. Theo đó thì hậu duệ Trần Quốc Toản theo quân khởi nghĩa của Trần Hữu Lượng rất đông. Điều này cho thấy Trần Hữu Lượng thật sự có khả năng chính là hậu duệ nhà Trần (trithucvn)… 


***
Kết quả hình ảnh cho Trần Hữu LượngQua… nghiên cứu ‘Hấp tinh đại pháp’, không ngờ ta biết được là có một người Việt Nam làm Hoàng đế Tê Cu (Hình 3) được 3 năm, đế hiệu là ‘Hán Vương’, vào thời Hốt Tất Liệt, do thu hút được các tay anh hùng bá đạo ở miệt Giang Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây…, quả thật y đã luyện được... ‘Hấp tinh đại pháp’ đến tầm tuyệt đại cao thủ!... Và cũng do xuất thân từ Cái Bang, nên sau khi lên ngôi hoàng đế, Trần Hữu Lượng 'đôi khi' được hậu thế của Tê Cu gọi là 'Hoàng đế ăn mày'! (Hình 2, đứng kế Chu Nguyên Chương), nổ tí, hehe...
Nhưng không lấy gì làm tự hào, như người ta nói: ‘Nếu Đại Việt chấp nhận liên minh với Trần Hữu Lượng thì lịch sử VN sẽ sang một trang mới’, mà tôi cho rằng:
- Nếu Trần Hữu Lượng thành công thì nghi y cũng nuốt chửng Việt Nam quá!

…Do tối hôm qua do uống hơi bị nhiều trà ‘Thái Đức’ nên thức không ngủ được, nằm trằn trọc suy nghĩ cả đêm…, tôi mới biết là ở xứ Rùa X có rất nhiều người bị mắc bệnh ‘Hấp tinh đại pháp’ - bệnh thu thập quá nhiều nguồn của ‘vĩ nhân’, nhưng cũng không vì làm thế mà mình thành vĩ nhân! Tương tự, không thể thuộc làu Kinh Phật là thành Phật, thuộc làu Kinh Thánh thì thành Thánh… Và vụ này tôi gọi là ‘nấp bóng vĩ nhân’…
Nói chung đã là loại đồ tử đồ tôn của ‘Trần Ích Tắc’ thì chỉ làm bại hoại cho xứ An Nam của ta thôi, như tiền nhân đã nghĩ! Thật vậy, bây giờ ‘Nhậm Ngã Hành thời @’ đang dùng ‘Hấp tinh đại pháp’ để âm mưu lên làm ‘Bú chả Bỗng Điên’, Hướng tả sứ của y, có thể!, là tay 'Jack Quỷ - Trần Hữu Lượng' đang dùng hàng ‘tỉ đô’ để hòng ‘tích hợp’ hết… ‘tỏi Lý Sơn và tinh bột nghệ’ của xứ này…
Hẹn đến năm 2050, bằng cách dùng tuyệt học ‘Vòi bạch tuộc-Bát tý thần kiếm’ để thâu tóm hết Bỗng Điên, mà từ A Cu, chúng sẽ lên ngôi A Đại, thực hiện được cái mà được Nhậm giáo chủ gọi là Giấc mơ… Tê Cu!
Hu..hu…


H…ẾT.

10 nhận xét:

  1. Má Boon (FB)
    Hình Obama: Rất lý thú. Cám ơn!
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay mà được ông Obama khen thì chắc sắp được giải Nên-bô dzồi, được 1-1,2 chiệu đô = trên 23 tỉ, chiền này uống cà phê Bình Quới... ngàn năm kg hết, hehe

      Xóa
  2. Dung Tran (FB)
    Rất ...hấp dẫn !!!
    5 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Góp nhặt mấy đoạn cũng mua vui được vài trống canh (thực ra là do do trúng trà... Thái Đức) bạn Dung Tran à, hehe

      Xóa
  3. ĐẠI CHIẾN: TRẦN HỮU LƯỢNG VS CHU NGUYÊN CHƯƠNG (Lược trích)
    (Xuyên qua các điều đã được ghi chép lại trong 3 cuốn sử nước ta về Trần Hữu Lượng, quả thật chỉ có ‘Đại Việt Sử ký toàn thư’, quyển sử xưa nhất của Việt Nam (từ năm 1697) là có ghi chú vào năm 1354: ‘Trần Hữu Lượng gởi thơ xin giao hiếu với nước ta, Hữu Lượng là con của Ích Tắc’. Ngoài ra, quyển 'Việt Sử tiên án’ của Ngô Thời Sĩ cũng có ghi: ‘Hữu Lượng là con của Ích Tắc, cuối đời Nguyên cùng vua Minh Thái Tổ khởi binh’…)

    *
    Chu Nguyên Chương sinh năm 1328, quê ở Hào Châu, nay thuộc tỉnh An Huy, xuất thân thuộc giới bần nông… Cha mẹ mất sớm, Chu phải đi ở cho người ta và đến 17 tuổi phải vào CHÙA HOÀNG GIÁC gần làng cạo đầu làm tiểu sống qua ngày rồi sau đó làm sư đi khất thực, đầu đội mũ ni sờn, thân khoác áo cà sa rách, tay cầm bát sành đi xin ăn từ làng nầy qua làng khác… Theo dã sử, ông là người xấu xí, mặt lưỡi cày và đầy nốt ruồi… Ông có nhiều tướng tài như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân. Ông cũng có nhiều người giỏi tham mưu như Chu Thăng, Lý Thiện Trường và đặc biệt nhất là Lưu Cơ (tức LƯU BÁ ÔN) - gọi Lưu Bá Ôn là “Khổng Minh tái thế”… Chu Nguyên Chương ban đầu phò tá Lưu Phúc Thông là người đã tôn phò HÀN LÂM NHI lên làm hoàng đế năm 1355 với đế hiệu là Tiểu Minh Vương, đóng đô ở Hào Châu, lấy quốc hiệu là Tống. Hàn Lâm Nhi là con của HÀN SƠN ĐỒNG…
    Năm 1356, Chu Nguyên Chương chiếm được Kim Lăng (tức Nam Kinh), đổi tên lại thành Ứng Thiên phủ để làm căn cứ riêng của mình, nhưng vẫn tiếp tục thần phục Lưu Phúc Thông và Hàn Lâm Nhi như lúc ban đầu và vẫn tự coi mình là thần tử nhà Tống. Tuy đã lấy được Kim Lăng rồi nhưng dưới mắt của quân sư Lưu Cơ thì địch thủ lợi hại nhất của Chu Nguyên Chương lại là TRẦN HỮU LƯỢNG, một “người có tham vọng to lớn” lại khống chế vùng thượng du sông Trường Giang chiếm hết địa lợi sát nách của Chu Nguyên Chương phía tây nam, binh lực lại hùng hậu với cả một đạo thủy quân to lớn, cần phải tiêu diệt trước… Do đó, Lưu Cơ bày mưu cho Chu Nguyên Chương phải tập trung tiêu diệt địch thủ lợi hại nhất là Trần Hữu Lượng… Kế hoạch tiêu diệt Trần Hữu Lượng mà Lưu Cơ đề ra là phải tạo thời cơ chiến đấu, dụ địch vào rọ mới mong tiêu diệt được...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      *
      Trần Hữu Lượng (theo sử nhà Minh), là người Miễn Dương, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, “xuất thân từ một gia đình làm NGHỀ ĐÁNH CÁ” để mưu sinh. Ông từng làm một chức quan nhỏ trong huyện, nhưng vì không hợp với cấp trên nên đã bỏ trốn đi theo quân khởi nghĩa Từ Thọ Huy (TỪ ĐẠT!, KD) để chống lại triều Nguyên. Vì đánh trận tích cực nên ông được thăng nguyên soái. Sau khi Bành Doanh Ngọc (BÀNH HÒA THƯỢNG, KD) chết trận tại Hàng Châu, Từ Thọ Huy dời đô về Hán Dương… Sau đó, vào năm 1360, Trần Hữu Lượng cũng dùng kế bắt sống Từ Thọ Huy rồi giết luôn.
      Từ đó, Trần Hữu Lượng xưng đế tại Thái Thạch, lấy quốc hiệu là Hán, tự xưng HÁN VƯƠNG, lấy niên hiệu Đại Nghĩa, kinh đô ở Giang Châu, khống chế các vùng Giang Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây… Năm 1361, Chu Nguyên Chương được Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi phong cho làm Ngô quốc công nhưng cùng lúc, …bị quân Nguyên phản công, chiếm lại vùng Quan Lũng. Trương Sĩ Thành chạy theo quân Nguyên, đem quân bao vây An Phong (nay thuộc tỉnh Giang Tây) …
      *
      Vì không muốn thành Ứng Thiên phủ bị đe dọa nên Chu Nguyên Chương đã đem quân giải vây An Phong… (1363). Trần Hữu Lượng nghe tin Chu Nguyên Chương đến cứu An Phong bèn dẫn quân đến bao vây Hồng Đô của Chu Nguyên Chương thay vì tiến quân đánh Ứng Thiên phủ chận đứng đường trở về căn cứ của quân Chu Nguyên Chương.
      Sau khi vây Hồng Đô trong tám mươi ngày mà không hạ được thành và khi nghe tin có quân của Chu Nguyên Chương tới giải cứu thì Trần Hữu Lượng… dẫn binh rút lui, chiếm cứ hồ Phiên Dương và muốn quyết chiến với Chu Nguyên Chương một trận thư hùng tại đấy để trả thù cái nhục thua trận ba năm về trước. Quân Hán của Trần Hữu Lượng kết thuyền bè lại với nhau chận mất dòng sông Trường Giang hơn mười mấy dặm; có đến sáu chục vạn người và hàng ngàn chiến thuyền to lớn.
      Quân của Chu Nguyên Chương chỉ vỏn vẹn có hai mươi vạn người, thuyền chiến thì ít hơn nhiều và chỉ là các thuyền nhỏ mà thôi. Hai bên chuẩn bị mở màn ngay trên hồ Phiên Dương một trận đánh sống mái, một mất một còn, một trận đánh quyết định cuối cùng trong cuộc tranh bá đồ vương… Chu Nguyên Chương phái binh khóa chặt cửa hồ Phiên Dương thông ra sông Trường Giang, rồi lại cắt đứt đường vận lương ở hậu phương của quân Trần Hữu Lượng…
      Do việc tiếp tế bị gián đoạn, lương thực không đủ dùng nên sức chống trả của quân Trần Hữu Lượng yếu dần. Trần Hữu Lượng quyết định dẫn một đoàn thuyền liều mình vượt qua cửa hồ Phiên Dương để ra sông Trường Giang nhưng trong trận nầy, ông ta bị một mũi tên lạc mà thác tại trận tiền. Năm đó là năm 1364. Trong thời gian ba mươi sáu ngày đêm đánh nhau trên mặt hồ, quân của Chu Nguyên Chương bị chết gần một nửa nhưng quân của Trần Hữu Lượng thì hoàn toàn bị tiêu diệt. Máu nhuộm đỏ nước hồ Phiên Dương…
      (Nguồn: Nghiên cứu lịch sử)

      Xóa
    2. Phương Bảo (FB)
      Có bài viết hậu duệ của Trần Quốc Toản theo Trần Hữu Lượng rất đông. Quân Trần Lượng rất mạnh nhưng ko có quân sư giỏi. Còn phía Chu Nguyên Chương có Lưu Bá Ôn được mệnh danh là "Khổng Minh tái thế". Quân CNC như hổ mọc thêm cánh quân THL thua cũng là lẽ tất nhiên.
      20 Tháng 11 lúc 10:36

      Xóa
    3. Chời, sao tiểu cô nương giỏi sử sế!, Càn khôn đại na di của tại hạ mới luyện tới tầng thứ... 7, đấu không lại đâu, hehe

      Xóa
    4. Phương Bảo
      Người sáng lập ra càn khôn đại na di còn luyện đến tầng thứ 6 thì bó tay, Nhà Gom Lá Bàng luyện đến tầng thứ 7 thật là bái phục. Tại hạ ngưỡng mộ sư huynh đã lâu hôm nay mới có dịp diện kiến.

      Xóa
    5. Tại hạ nghi tiểu cô nương đánh cắp bí kiếp trong Ỷ thiên kiếm mà luyện thành Cửu âm bạch cốt trảo rồi; nếu PB là 'nữ' thì giáo chủ ma giáo này xin cam bái hạ phong, nhường... chức Minh chủ võ lâm cho cô nương đó, hehe

      Xóa