Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

1459. Triệu Đà và ‘cuộc đánh tráo khái niệm... vĩ đại’ (Thư giãn)

Chúng ta sống ở cái cõi đời ô trọc này đã có quá nhiều đau khổ rồi, thế mà sao lại còn chịu cúi đầu im lặng để bị người khác dẫn dắt! (H.1)
...Xưa nay, ta cứ nghe nhao nhao ‘Bách Việt’, ‘Bách Việt’, ‘Bách Việt’... bốn lần!, và sau đó là cụm từ ‘lãng tử hồi đầu’ của bọn Lạ, nên ‘Surely we should be vigilant’, nghĩa là ‘Chắc chắn ta nên đề cao cảnh giác’* với ‘Tam thi não thần đan’ hay con virus... Tàu!...
Trừ mốt số ‘sử nô’, cách gọi ‘Bách Việt’ này đã bị Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Nguyễn Huệ... từ chối thẳng tay, vì thế mới có vụ Triệu Võ Đế là vua đầu tiên của nước Việt!, như dưới đây.
---
Bắt đầu bằng một câu chuyện có thật.
Hồi đi làm ở Thanh Hóa - quê Bà Triệu, tôi có chơi với một anh bạn trẻ. Có giới thiệu với anh ấy một tài liệu dày cỡ 100 trang, rất hay! Nhưng anh ta mới vừa đọc có mấy dòng đầu tiên thì liền bắt bẻ ‘chỗ này viết sai dấu phẩy’ và phê bình thao thao bất tuyệt!... 10 năm sau, gặp lại anh ở Hà Nội, tôi hỏi anh ‘đã đọc chưa và có hiểu không?’, anh ta ú ớ trả lời là ‘...no’ (không), thì ra anh ta hoàn toàn chưa đọc tí gì nhưng góp ý thì dài cả... ngày!, hahaha...
Dễ hình dung, không có ai chỉ đọc Chương một trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’* mà hiểu được trọn bộ, vì có sự xuất hiện của Trương Vô Kỵ đéo đâu mà hiểu!...
Thường thì người viết là thể hiện cái ‘Ý’, nếu dựa vào một nền tảng không đúng’ thì dù có viết suốt đời cũng ‘không đúng’!, mà ‘ý sai một li thì đường chúng ta đi sẽ sai một dặm’, nên người nọ sẽ làm phình đại cái ‘không đúng’ đó lên gấp 10, gấp 100 lần!...
Còn người nghe/đọc thì cần hiểu được cái ‘ý’ nói gì, nhưng nếu chỉ sa vào bắt bẻ mấy cái vụn vặt - mà có thể dễ dàng chỉnh sửa - thì dẫu y có đọc hoài cũng vô ích!
Và cái gì mà ta đọc nhiều và có suy nghiệm sâu, lâu... thì ta sẽ hiểu, mà ...đéo mất thì giờ quan tâm đến các ‘sử nô’!
Trước tiên, tôi xin ghi lại lời bình của tôi trên fb Mathew N-Chuong theo trình tự, có bổ sung:
1
Tôi nghe nói Sĩ Nhiếp là cháu '6 đời' của người Tàu, 6 đời này họ đều sinh sống ở VN, tương tự, tổ tiên của Lý Nam Đế đến VN hơn 500 năm..., Nữ hoàng Anh Elizabeth (đệ nhị, hiện nay) là người gốc Đức, ông Obama là người Mỹ gốc Kenya..., việc một người sống tại vùng lãnh thổ X hay từ một nước khác đến hoà nhập vào cộng đồng dân 'gốc' ở đó đã lâu thì thành dân bản địa, chả có ai là 'rin' 100% cả!, tôi cũng vậy!..., nên theo tôi, tôi cho rằng Triệu Đà - chứ không phải các vua Hùng huyền thoại - là tổ tiên (vua đầu tiên) của VN!
2
Và hoá ra nếu kg nhầm thì vụ 'Triệu Đà Tàu' là một ‘cuộc đánh tráo khái niệm... vĩ đại’ của bọn... Tàu và bọn sử nô Vịt!
Theo lịch sử thì Triệu Đà tiến 'chinh Nam' vào năm 207TCN!, nhưng theo ‘tin Tàu’ thì Tần lại đánh Việt vào năm 218TCN*, tức trước đó 4 năm, thậm chí là vào năm 223TCN - khi Tần diệt Sở, quả là quá mâu thuẫn!, hahaha... , cho nên không có vụ Triệu Đà đánh chiếm VN!
Có 2 Triệu Đà, một là Triệu Đà mà ta đang nói và hai là Nam Việt Uý 'Đà' nghĩa là tổng chỉ huy quân đội Đồ Thư như trong sử Tàu!... Họ 'Triệu' hay biệt hiệu ‘Nam Việt Uý Đà' này có liên quan gì đến Triệu Chính và Triệu Cơ không!
Tư Mã Thiên có... thắc mắc là Triệu Đà quê ở Hà Bắc tức bắc sông Hoàng Hà mà chỉ thuộc Tần vào sau năm 214TCN nên lấy đâu ra Triệu Đà là tướng Tần!
Lịch sử không rõ ràng v/v Tần đánh Việt, mà có thể chỉ là một cuộc di dân (tù chính trị, tù khổ sai...) vào đất Lưỡng Quảng và có thể là VN, mà nếu khi đó miệt Thái Bình (Giao Chỉ) đã thuộc Tần rồi thì cần gì mà Tần lại phải đánh Việt!
Lịch sử VN cũng đã lấy truyền thuyết đưa vào nó vì không hề có bằng chứng gì về vụ (Triệu) Trọng Thủy và Mỵ Châu cả!
Việc Triệu Đà sống 121 năm gì gì đó 1) chỉ ra tính viễn vông của các truyền thuyết/sự việc, 2) phải có ít nhất 2 Triệu Đà!, 3) hơn nữa, tuổi thọ trung bình của loài người khi đó là 35 tuổi!
Vân vân...
Dường như Triệu Đà là người... Việt (xem dưới) và 'ai đó' đã vì mê Tàu mà... cố tình... ‘translate from Vietnamese into Tan-ese’!
3
Vấn đề cơ bản ở đây là 1) khái niệm ‘Bách Việt’ và ‘nước Việt thực sự’.
3.1. Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ và cụ Hồ... nghĩ khác về vụ ‘Bách Việt’
Chắc các bạn đã nghe vụ ‘Bách Việt’ và ‘lãng tử hồi đầu’ rồi, đại để là từ ‘chỉ đạo’ của ông Mô Xú Xí! Nếu không nhầm thì vụ ‘Bách Việt’ này sẽ có cường độ và mật độ ngày càng tăng vì nghe đâu có ai đó đang muốn... ‘tích hợp’ nước Vịt vào nước Lạ!
Nhân tiện: ‘Đây là một SỰ DỐI TRÁ (H.2), không phải nơi thầy cô đứng lớp, mà do "người" biên soạn ra bài sử này. Trong nguyên văn "Bình Ngô đại cáo" có 2 câu như sau:
-"Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các ĐẾ nhất phương", tức là:
-Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên XƯNG ĐẾ một phương"
Cụ Nguyễn Trãi viết rõ rành: "nhi các đế nhất phương", "mỗi bên XƯNG ĐẾ một phương". Sao lại chọn bản dịch, trong đó thay vì "XƯNG ĐẾ" biến thành "HÙNG CỨ" (một phương)?’ (fb Mathew N-Chuong)
...Cụ Hồ có nói:
-Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời (‘Lịch sử nước ta’, Hồ Chí Minh)
Vậy vụ giấu đi ‘đế hiệu’ của Triệu Đế có liên quan gì đến tay Mô Xú Xí (H.3) hay... ‘tệ nhân dân’ gì đó chăng!
3.2. Nháo nhào nhào vụ Bách Việt
Trong bài trước tôi đã nói rồi, nay diễn đạt theo cách khác nhưng cùng ý... Năm 214TCN, khi quân Tần tiến về các vùng lãnh thổ ở phía Nam Ngũ Lĩnh, thì gọi các dân tộc đó là loại ‘Việt nhân’, trong đó, ‘việt’ = man di mọi rợ!:
-Vô tình, vùng lãnh thổ ‘Âu Lạc’ vì ở gần đó nên ‘BỊ VƠ ĐŨA CẢ NĂM’ vào Bách Việt!
(Ngoài ra, có chữ ‘Việt’ khắc trên thanh kiếm của Câu Tiễn, ‘Việt’ là cái búa, đặc biệt, ‘Việt’ trong Việt Trì nghĩa là ‘con chim HẠC hay LẠC’..., nên có thể khá khẳng định rằng ‘từ nguyên Việt’ của người Việt cổ không có nghĩa như từ ‘Việt’ của Tàu!... Còn nữa, sự khác biệt giữa 'ngôn ngữ Hán Tạng' và 'ngôn ngữ Nam Á' đã góp phần chỉ ra tính phi-độc lập giữa Tàu và Việt)
Theo sự thật lịch sử thì vào thời điểm đó, Tần rất ‘yếu’, nội bộ lủng củng và sắp bị diệt vong (7 năm sau, tức năm 207TCN, Tần Nhị Thế bị ép phải chết), hơn nữa, đường tiến vào phía Nam đầy rừng rậm hiểm trở và nước độc (rừng thiêng nước độc), vì thế mà không ít sử gia phương Tây cho rằng ‘vó ngựa quân Tần CHƯA TỪNG giẫm lên đất Quảng Tây’*... (Vậy, nhà Tần KHÔNG HỀ có đánh VN!)...
'Tạm căn cứ’ vào mốc năm 203TCN - là vào 4 năm sau khi nhà Tần bị điệt vong và cũng là năm khởi đầu của nước Nam Việt, có thể nói (vùng trung Đông Á và bắc Đông Nam Á) có 2 nước chính:
1) Tần (hay Trung Nguyên, Bắc Lĩnh Nam) và,
2) Nam Lĩnh Nam (Nam Việt-1), cùng ngang cơ với nhau, đều xưng đế và hùng cứ một phương.
Sau 203 TCN gồm 3 nước/vùng lãnh thổ là:
1) Hán,
2) Nam Lĩnh Nam (Triệu Đà) và
3) ‘Âu Lạc’*,
sau đó bằng ‘biện pháp ngoại giao hòa bình’ mà Triệu Đà sáp nhập ‘Âu Lạc’ vào nước Nam Lĩnh Nam vào năm 180TCN và hình thành cái tạm gọi là ‘nước Nam Việt-2’ - như nay ta đang gọi là ‘Nam Việt’. (Vậy Triệu Đà KHÔNG có đánh Âu Lạc!)...
3.3. Có hơn hai Triệu Đà, và có nhiều kẻ nổi dậy tự xưng là Nam Việt Đế hay Nam Việt Vương
Có nhiều vụ truyền khẩu là ‘Triệu Đà và các hậu duệ đời sau’ đều sinh hoạt, ăn uống, ăn mặc... theo mốt ‘Giao Chỉ’ (để răng đen, búi tóc dài, ăn trầu cau...), hơn nữa, có không ít quan lại vào triều Triệu là người Việt đến từ miệt sông Hồng (Tể tướng Lữ Gia là người gốc Bắc Ninh hay Hà Tĩnh!)..., mà không có lời đồn ngược lại!
Khi tiến quân vào Nam Lĩnh Nam, Đồ Thư còn được gọi là ‘Nam Việt Úy Đà’, và vì là thần tử của Triệu Cơ và Triệu Chính (Tần Thủy Hoàng) mà vì thế mà ông cũng được gọi là ‘Triệu Đà’ chăng? (ý nói không phải Triệu Đà của Nam Việt)
Ngoài ra, vào thời bộ lạc và còn du mục, việc các chúa đất hay hào trưởng nổi lên hay 'sáp nhập lãnh thổ' vốn là chuyện bình thường, chẳng hạn như Lưu Bang, Triệu Đà, Mai Hắc Đế, Khu Liên (Champa), Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, thậm chí là Nùng Trí Cao hay Trần Hữu Lượng (là người Việt!)..., và sau khi Triệu Đà qua đời, cũng có không ít vị ở Lưỡng Quảng và ‘Giao Chỉ’ nổi lên và tự xưng là Nam Việt Đế hay Nam Việt Vương (quên tên rồi, để bổ sung sau), nên, không nhất thiết ai ở Đông Á/Đông Nam Á nổi lên và tự xưng vương, xưng đế thì phải là ‘người đến từ Triều Châu’, à quên, đến từ nước... Tàu!
...Và vì những luận điểm ở trên nên ta có thể xem ‘thời kỳ Bắc thuộc’ khởi đầu khi Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ, tức là vào NĂM 111TCN - theo Tư Mã Thiên - cho dễ nhớ!...
(Lưu ý rằng một vài tư liệu trên đây có thể không chính xác, vì chín tay sử gia Vịt (hay sử gia Tàu) thì có... mười ý khác nhau và cãi nhau ỏm tỏi!, híc...)
Tóm lại, ông Krishnamurti có cuốn ‘Đối diện cuộc đời’, tức là phải đối diện với sự thật, tại sao ta soi gương thấy tóc dài nhằn mà không ra tiệm hớt tóc để ‘CẮT’ nó đi! (H.4)
Nghe nói động đến ông... cố nội Tàu của hắn, ông Buồi Hìn liền nổi dóa nói... cắt... cắt... cắt cái cụk cặk của ông đây nè!, hehe...
Và ngày mai tôi phải đi... hospital (bệnh viện) rồi, nên xin tạm dừng ở đây!
---
Chú dẫn:
1. Cách gọi ‘Việt’: Tôi chia sẻ quan điểm và cách phân tích của bạn. Chúng ta chẳng phải "Việt" trong "Bách Việt” như cách Tàu gọi, mà là - tạm gọi - "Việt Mường" có bản sắc riêng không dính gì đến khối Bách Việt mà chỉ là "có ảnh hưởng từ Bách Việt" và TẠO ẢNH HƯỞNG NGƯỢC LẠI đối với Bách Việt. (Mathew N-Chuong)
2. Chương một trong ‘Ỷ thiên đồ long ký’ là chương nói về vụ ‘Quánh Tường cỡi lừa lên núi Thiếu Lâm’...
3. Nước Âu Lạc: (tiền thân của Nam Việt) Thời An Dương Vương, hình thành vào năm 218TCN (theo Tư Mã Thiên!), sau này nhà Hán gọi là Giao Châu vào năm 111TCN (tên Giao Chỉ/An Nam chỉ có từ thời nhà Đường), gồm 'một phần tỉnh Quảng Tây của Tàu cộng với vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng của VN ngày nay (có thể kéo dài đến ngang bắc Hà Tĩnh vì có tượng đài An Dương Vương tự vẫn ở đó!)...
4. ‘Vó ngựa quân Tần CHƯA TỪNG giẫm lên đất Quảng Tây: Đạo quân bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn thì không có đường thủy để chở lương sang vùng nội địa Quảng Tây... Đạo quân này gặp rất nhiều khó khăn. Liên tiếp trong 3 năm (218-215 TCN), quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người ‘Nam Việt’. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục phải tác chiến, "không kịp cởi áo giáp dãn để nghỉ ngơi"... “Đóng binh ở đất vô dụng. Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau - Tư Mã Thiên”... (wiki)
5. ‘Surely we should be vigilant’ tức ‘Chắc chắn ta nên đề cao cảnh giác’ là lời trong bài hát ‘Ghen Cô Vy’.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét