Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

1771. 'Vú sữa vn' cỡi rồng.. Tàu

Đăng ngày 30/9
Hình như có những tấm hình 'cần lưu mãi', đó là hình 'phụ nữ VN cỡi rồng' và 'bẻ răng rồng'... --- Ngày 17/8/1657, thời vua Lê Thần Tông..., tại đình Thổ Ngoã*, huyện Quốc Oai*, Hà Tây cũ, người ta có lập một cái bia (khắc chữ Nôm! và nay đã được dịch ra chữ Quốc ngữ) có hình 'phụ nữ VN cỡi rồng' (xem đường dẫn bên dưới)... Lưu ý rằng đình Thổ Ngoã là một loại đền HINDU*... Hình cho thấy 'phụ nữ cỡi rồng - vn'.. có: 1) cách ăn mặc rất 'dân tộc thiểu số' - rất.. sexy, cởi trần giơ hai cái vú sữa ra ngoài (lưu ý rằng cái mà ta thường gọi là 'người Việt' (miền đồng bằng) thực ra cũng chỉ là từ một (hoặc vài) trong những dân tộc thiểu số -> dân tộc đa số), 2) dạy và đánh 'rồng con', và.. bẻ răng 'rồng chồng' nếu.. xía miệng vào...: -Nó chỉ ra tính nữ quyền (mẫu hệ): phản Khổng, phản Nho/Tống-Nho, nói chung là phản tam cương ngũ thường/công dung ngôn hạnh... ...Có bạn nói là nó còn có ở Phượng Cách, cạnh Yên Sơn, cũng ở Quốc Oai, Hà Tây..., tức còn có ở nhiều nơi ở VN nữa!... Vậy thì tư tưởng này - bởi giới trí thức xưa ở nền văn hoá sông Hồng/xứ Đoài - phải có trước đó, trước thời Văn Miếu, Tống-Nho (thời Lý), trước thời Lê Hoàn, trước thời Đinh Bộ Lĩnh ('thờ Mẫu' ở Bái Đính-Tràng An), thậm chí là trước thời Hai Bà Trưng! (tk1 TCN, thời Vua Bà/thời Đông Hán)... Lưu ý rằng người Việt ta xưa không có thói quen thờ 'rồng Tàu', mà suy tôn con chim 'lạc' (là totem của Việt tộc!)... Vậy hình tượng con 'rồng Tàu' từ đâu có? .Sau sự kiện Lưu Bang (Bái Công).. vào khoảng năm 209TCN.. lang thang ngủ miếu, 'gặp' phải một con rắn rồng (nay khoa học.. điều tra ra được là loại 'rắn lục sừng', có tên khoa học là Trimeresurus Cornutus), y sợ quá, bèn lấy.. gậy rượt... Sự cố này sau đó, vì lấy uy để 'khởi nghĩa' chống Tần, nên được 'thổi phồng lên' thành chuyện 'Bái Công trảm Bạch Xà dựng nghiệp đế'... .Đến thời Đường, nó trở nên 'chính thức', và càng chính thức hơn vào thời Tống (rồi Nguyên, Minh)..., cụ thể là vào thời Tống (vd, phim Bao Thanh Thiên) chỉ có vua mới được mặc 'áo rồng' (long bào), hay nếu dân vẽ rồng thì chân chỉ có 4 vuốt (thay vì 5)..., nếu không thì sẽ bị khép vào tội 'mưu phản' mà có thể bị tru di tam tộc, thậm chí cửu tộc!... ...Nôm na là vậy, ý nói hình tượng 'rồng Tàu', tuy đã có lai rai trước đó, nhưng 'chủ yếu' là có từ thời Hán. Có thể đến thời Lã Hậu (trị vì 195-190 TCN), 20 năm sau đó, tướng Triệu Đà tách Hán, lập quốc Nam Việt (bao gồm Lưỡng Quảng + 'Giao Chỉ') vào khoảng năm 205 TCN!, lúc đó giới trí thức 'An Nam' mới biết thế nào là con.. rồng Tàu! (và không loại trừ 'chữ Nôm sơ khai' cũng đã bắt đầu có từ thời đó!)... Rất khó xác định.. tư tưởng phụ nữ làm 'vua Bà' ở xứ Việt xưa: cỡi rồng, làm chủ gia đình và dạy chồng con... là có từ thời nào!, nhưng ít nhất.. bạn hãy đến Bái Đính-Tràng An.. leo lên núi thì sẽ thấy hình ảnh 'Việt-tộc-không-rồng-Tàu' mà đã có tập quán 'thờ Mẫu' ít nhất là từ thời nhà Đinh, và có thể trước đó rất xa, rất rất xa! ...Ý tưởng về bài viết này trên fb* đã có khoảng 1500 bạn đọc và trong số đó có cho nhiều bình luận. Hình 'phụ nữ VN cỡi rồng' ở Quốc Oai và vân vân, có bạn nói là hình 'Mẹ Rồng', có bạn nói là 'Mẹ Rồng phiên bản Đại Việt thời Lê', mà ngày nay có bạn gọi là.. Gấu Mẹ vĩ đại, kkk... H...ết. --- *Đình thôn Thổ Ngõa là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Đền Hindu.. nằm ở Tân Hoà, Quốc Oai, Hà Tây cũ (trangvang-biz)... *Quốc Oai là huyện nằm ở khu vực phía Tây của tỉnh Hà Tây cũ... Năm 1397, thời Hồ Quý Ly là phủ Quảng Oai. Thời Hậu Lê là phủ Quốc Oai... Năm 1888, thời Đồng Khánh, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây (thuộc HN ngày nay)... (haidang54) *'Mẹ Rồng' phiên bản Việt: '...Bia hiện chữ khá mờ, do trước đây có một thời gian không nhận được sự quan tâm nên bia bị lũ trẻ trâu nghịch phá sứt sẹo nhiều. May nhờ có bản rập khá tốt của Viện Viễn Đông Bác cổ xưa nên đã được NCV Bùi Quốc Linh dịch'... Bài của Trần Hậu Yên Thế, đăng trên Đại Việt Sử Quán, đọc thêm: https://www.facebook.com/100063641796917/posts/528248689306520/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét