Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

345. Cái được gọi là nền triết học Tàu

(LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa.)

Lá Bàng viết bài này với cái nhìn mới rợi của một ‘nhà uống cà phê học’ vào đầu thế kỷ 21, hì.. hì…, còn việc nghiên cứu chi tiết thì xin trân trọng dành cho các bậc cao nhân/ẩn sĩ. Lưu ý rằng triết học không nhất thiết phải viết thành sách triết với 1,2,3,4 hay a,b,c,d… gì gì đó, mà từ sự thể hiện tư tưởng/hành động của ai đó, người ta có thể rút ra tư tưởng triết học/hệ thống ý niệm đại thể. Ngoài ra, LB còn nói thêm một tí là nền triết học Tàu hiện nay bị ‘méo’ như thế nào?
*
Có thể xem nền triết học Trung hoa cổ đại bắt nguồn từ ‘Tứ lão đại’, đó là Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử và Mạnh Tử, xuất phát điểm từ thế kỷ thứ 6 hay 4 trước Công nguyên. Nhưng khoảng những năm 1980, người Tàu kêu trời như bộng rằng 2 ‘lão đại’ là Khổng Tử và Mạnh Tử làm đất nước của họ bị chậm phát triển cả 2.000 ngàn năm (tại sao?, các bạn sẽ xem những dòng bên dưới).
*
Có thể nói, từ thời ‘Tứ lão đại’ đến nay, nền triết học Tàu không có phát triển gì mấy, ngoài vô số câu nói lập đi lập lại của các danh gia, các nhà ‘Kinh Dịch’ học (như Trình Hạo/Trình Di, Chu Hy, Thiệu Tử/Thiệu Khang Tiết, Hồ Quảng, Kim Âu Tu, rồi gần đây là Phùng Hữu Lan, Tiêu Diên Thọ, Trương Chí Thiết, Trương Thiện Văn, Hoàng Thọ Kỳ, Vi Chính Thông…), hay bọn bồi bút mà thường trích dẫn là ‘Tử viết’ như thế này, như thế nọ...
Cách ‘theo đuôi’ này còn làm làm ảnh hưởng nặng nề đến ngàn năm ‘tứ-thư-ngũ-kinh’ của ta từ thời vua Lý Nhân Tông (1075) cho đến khi có cuộc thi Tú tài đầu tiên bằng tiếng Pháp (vào tháng 8/1928) và thậm chí còn kéo dài đến trước và sau năm 1960.
*
Trong 2.000 năm nói trên, theo thiển ý của LB - không quan tâm đến vô số ‘quảng cáo’ qua các thời đại - thì bên Tàu có một số phát kiến mới mà có thể nói là dám vượt qua ranh giới của ‘Tứ lão đại’ nói trên, đó là Bồ-đề-đạt-ma, Trương Tam Phong, Khang Hi, Kim Dung, Lý Tiểu Long…
*
Bồ-đề-đạt-ma (470-543) là Tổ thứ 28 của thiền tông Ấn Độ, ông sang nam Trung Hoa vào năm 520, và là Tổ đầu tiên của thiền tông Tàu (đồng thời là thầy của Nhị tổ Huệ Khả nổi tiếng). Ngoài việc thiền định (diện bích) như vô số sư sãi hay đạo sĩ khác, có thể xem ông là người sáng tạo ra thuyết ‘vô minh’ (xem entry 285) mà xem tất cả những suy nghĩ của con người đều là vọng tưởng (giống như ảnh ảo được phản chiếu từ vật thực qua tấm gương vậy), trong đó và các toan tính hay hoài bão của con người dễ đi vào ‘thế giới ngạ quỷ’. Để diễn đạt ý niệm đó, ông nói: ‘Bởi vì những việc vua (Lương Vũ Đế) làm là nhân ‘hữu lậu’, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật’…
*
Trương Tam Phong (1247-1458) là người sáng lập ra phái Võ Đang, và đã để lại cho hậu thế Nội công tâm pháp Võ Đang, Thái cực quyền và Thái cực kiếm. Theo truyền thuyết, một hôm ông ném một cục đá vào một tấm màng, thấy rằng sự cứng rắn/sức mạnh không làm tổn hại đến sự mềm mỏng mà nghĩ ra lý thuyết thái cực: lấy nhu chế cương, trong đời sống cụ thể thì lấy ‘trung dung’ để ứng xử với mọi biến động (kế thừa tư tưởng của Giác Viễn đại sư, phái Thiếu Lâm, theo Kim Dung). Lý thuyết của ông tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế thì lại không đơn giản chút nào, vì thế hiếm có ai thuộc các thế hệ đời sau có thể đạt đến ‘ngưỡng’ của ông (may ra có Xung Hư đạo trưởng học gần được, trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’). Ông có câu nói nổi tiếng: ‘Chính mà làm điều xấu thì là tà, tà mà làm điều tốt thì là chính’ (theo Kim  Dung).
*
Khang Hi (1654-1722): Có thể nói ông là người đã khai sinh ra học thuyết hoàn chỉnh về ‘lão bá tánh’ (hiện thực trước đó đã được mô tả khá đầy đủ trong phim ‘Bích huyết kiếm’, truyện của Kim Dung), về cách nhìn của ‘đại gia’ đối với lão bá tánh, về chống tham nhũng… mà có thể hình thành một ‘khoa học hiện đại về lão bá tánh’ cho ngày nay. ‘Mình có gọi Khang Hi là ‘triết gia’ vì: những chuyến vi hành chống tham nhũng và những trăn trở về tham nhũng có hàm chứa đầy chất triết lý mà từng lời phát biểu của ông đã được cấp dưới tâm phục khẩu phục, và có thể gọi các chuyến vi hành của ông là các chuyến đi ‘triết lý’. Những trăn trở đó, mặc dù được hậu thế kể/diễn lại, nhưng nội dung sâu xa không kém những gì mà Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử hay Mạnh Tử đã suy nghiệm’ (entry 323).
*
Lý Tiểu Long (1940-1973): ‘Không như các Chưởng môn khác trong lịch sử, có một điều kỳ lạ là Lý Tiểu Long biết kết hợp Triết học vào võ của mình. Là kẻ ‘vô địch thiên hạ’, anh đã sáng lập ra ‘Triệt quyền đạo’ bằng cách khiêm tốn học hỏi và kết hợp tinh hoa của nhiều môn võ khác đến từ Nhật, Hàn quốc, Philippines, Thái Lan…. 'Tâm' của võ thuật là võ đạo, tâm bất chánh thì võ cũng bất nhân, triết lý của Lý Tiểu Long còn có ý nghĩa rộng hơn, nó hàm chứa một nền tảng ‘khiêm tốn’ và tôn trọng quyền tự do của các võ phái/dân tộc khác mà trong đó, mọi tập thể dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng, và triết lý này hoàn toàn xa lạ với thứ tư tưởng ‘ỷ mạnh’ mà một tập thể lớn mạnh lại đi ‘hiếp đáp’ một tập thể khác nhỏ yếu hơn!’ (entry 270).
*
Kim Dung (1924-nay): Đến nay người ta thường quan tâm đến yếu tố ‘võ hiệp’ của Kim Dung (hay Cổ Long) hơn là hệ thống triết lý được lồng ghép đều đặn trong các tác phẩm của ông, nhưng tiếc thay, sự quan tâm này là hoàn toàn sai lầm: ‘Triết lý của Kim Dung là một tập hợp có kết nối các tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử, Phật, Hồi giáo, Kinh dịch hay Thiền. Nói đến Kim Dung là nói đến nhân bản tính, lương tri tính, cô đơn tính, phá tính, lãng mạn tính, tự do tính, vô định tính, hư vô tính, tự nhiên tính và cuối cùng là tình yêu tính. Thật rất khó để nói ‘tính’ nào là cốt lõi trong truyện của Kim Dung. Một chọn lựa ‘tự nhiên tính’ hay ‘hư vô tính’ có lẽ là phù hợp, nhưng theo Nhà gom lá bàng, cột lõi của truyện của Kim Dung là tình yêu tính' (entry 248), mà nếu không nhầm, ông là một nhà triết học lỗi lạc sau ‘Tứ lão đại’ nói trên.
*
Ngoài ra, còn có thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử nhưng dường như không 'ăn khách' lắm. Hệ thống hóa tri thức Tàu của Lã Bất Vi/Lý Tư (sau này là Kỷ Hiểu Lam) là tuyệt hảo nhưng cũng nằm trong khuôn khổ 'tổng hợp'. Các học thuyết của Tôn Tử, Khổng Minh, Nhạc Phi... có ít nhiều triết lý nhưng dù sao cũng thuộc lĩnh vực quân sự. Trước Trương Tam Phong còn có đạo sĩ Khưu Xứ Cơ là người đã truyền học thuyết của đạo gia sang tận Mông Cổ (cho Thành Cát Tư Hãn!), nhưng ý niệm của ông không vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo gia.... Triết học của Hồ Thích (thuyết xã hội bất hủ) dường như không quá mới lạ. Mới đây, có nhà văn Mạc Ngôn đạt giải Nobel văn chương 2012, tuy rằng ông đã thể hiện một thứ hiện thực phê phán rất sâu sắc và có tầm cở về ‘cái gốc' của xã hội Tàu, nhưng thiết nghĩ ông (hay Lỗ Tấn) không hề có ý định đưa ra một hệ thống ý niệm cụ thể nào cho tương lai.
*
Ngày nay, nếu không nhầm, thần tượng của người Tàu là Tiêu Phong: 'kẻ không màng danh lợi, trước đây, vì không muốn sinh linh đồ thán, đã hy sinh thân mình để đảm bảo một nền hòa bình cho 2 dân tộc Liêu -Tống. Y yêu dân tộc của A-cốt-đả anh em. Y yêu A Châu nhưng không hề có ý muốn chiếm hữu cô ấy làm của riêng mình. Mộ Dung Cô Tô, vì mưu đồ vương bá của mình, là không xứng với hình tượng của y và những hình tượng đáng quý khác trước giới giang hồ võ lâm đồng đạo...’ (entry 40).
(Lăng mộ Tần Thủy Hoàng)
'Cái gì mà ta chưa biết thì ta cho nó là thần' (Khổng Minh), nhưng ta có thể 'không cho là thần' bằng cách nhìn lại sơ bộ các hoạt động chính của các đệ nhất cao thủ võ lâm Tàu trong vòng 50 năm qua, hình như các hoạt động đó không thể hiện gì nhiều triết lý mà ‘lão bá tánh’ đã để lại trong 3.000 năm qua. Dường như đang tồn tại một thứ triết lý ‘thượng đẳng’ của Nhậm Ngã Hành hay Tần Thủy Hoàng mà lúc thì ẩn nấp, lúc thì công khai, mà trong đó ta hầu như không thấy bóng dáng của Nhạc Phi/Viên Sùng Hoán, Trương Tam Phong, Khang Hi, Tiêu Phong, Hoàng Phi Hồng hay Lý Tiểu Long... Và dường như giới phi-lão-bá-tánh của Tàu thích dùng ‘cương chế nhu’ và… ghiền kiếm miếng đất để ‘luyện võ’ ở hậu sơn càng rộng càng tốt, nhưng có lẽ điều này không mang lại ‘lợi ích thiết thực’ (= real interest) cho lão bá tánh, vì đó không phải là chân lý vĩ mô của nhân loại mà là một loại hệ quả vi mô: xa lạ, đầy rủi ro và không bền vững... Hết.
------------------------------
Các tài liệu tham khảo chính theo thứ tự A, B, C:
Và các tài liệu khác có liên quan.

16 nhận xét:

  1. E ghét triết học lắm, khó hiểu...như a LB vậy, huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, Tím làm LB cừ quá trời nè, như vậy nếu dùng triết học mà tán... gái là bị thất bại, phải hôn? Hì..., thank em nhìu nhìu, chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. Theo mình :
    I/ TRIẾT HỌC hay đạo học Trung Hoa gồm :
    1/ NHO GIÁO ( Khổng Tử là tông sư khai sáng được Mạnh Tử kế tục - qua TỨ THƯ NGŨ KINH ...; xem NHO GIÁO của Trần Trọng Kim).
    2/LÃO GIÁO ( Lão Tử khai sáng được Trang Tử kế tục - qua Đạo đức Kinh, Nam Hoa kinh)
    Ngoài ra còn có các trường phái triết học khác như MẶC TỬ, TUÂN TỬ,...

    II/ TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ do các pháp gia như Hàn Phi Tử, Lý Tư,.. đề xướng

    III/ VÕ ĐẠO Trung Hoa:
    1/KUNGFU hay VÕ HỌC THIẾU LÂM TỰ do Đạt Ma Sư Tổ khai sáng
    2/THÁI CỰC QUYỀN (KIẾM), BÁT QUÁI QUYỀ,.... hay VÕ HỌC VÕ ĐANG PHÁI do Trương Tam Phong khai sáng

    IV/ VÕ HIỆP KỲ TÌNH TIỂU THUYẾT : Gương mặt nổi bật như Kim Dung, Cổ Long

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, bạn PĐ có đầu óc tổng hợp rất lợi hại, có thể trở thành Tây Môn Xuy Tuyết của giới blogger đấy nghen, thank bạn nhiều, chúc tối vui.

      Xóa
  3. Chịu, đọc xong rùi bắt chước Khổng Minh "cho là thần hết" cho phẻ, hì...Tối vui aLB hỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, cứ thần thánh hóa hết cho phẻ phén và ngủ ngon, hì..., cám ơn CS, tối vui nghen.

      Xóa
  4. Ngày nay chẳng thấy "Khang Hi" đi vi hành cho dân đỡ khổ LB nhỉ? Cafe bên sông SG lãng mạn quá anh. Chúc anh tối vui vẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ, Khang Hi có vi hành, quên đem theo ngân phiếu, ngang qua nhà nữ hiệp Mùa Thu Vàng, được tặng 2 cái bánh màn thầu đóa, nhớ hôn? Xin hậu tạ nghen, hì.. hì... Chúc tối vui.

      Xóa
  5. BLT thích nhất nhân vật " Trương Tam Phong" phong thái ôn hòa, điềm đạm và lại chung tình nữa... thế gian hiếm có. Không như anh LB đa tình và lãng tử đâu (:

    Ngày vui khỏe nhé anh LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, Trương lão đạo tuyệt vời nhưng to con, nóng tính và không có... vợ, cẩn thận đấy nghen cô nương, hì..., cám ơn BLT, ngày mới tốt lành.

      Xóa
    2. Bởi chung tình nên ông không có vợ, còn nóng tính mà gặp những người ôn hòa, dịu dàng như "ai kia" thì cũng không nóng được huynh à nhiều khi còn phải tặng một nhành hoa (:
      Ngày mới vui và có nhiều ý tưởng tuyệt vời nhé huynh LB.

      Xóa
    3. Uh nhỉ, nếu lão 'lỗ mũi trâu' Trương Tam Phong mà gặp BLT thì sẽ ôn hòa ngay tức khắc, phải hôn? hì..., đùa tí thôi, tks, ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  6. Bài bạn viết rất hay, rất công phu , lý luận và triết lý về những con người trong lịch sữ và hiện nay có sự biện chứng rõ ràng . Nhưng ta đọc để mà đọc, để ôn cố tri tân, để thêm kiến thức mà không thực dụng , vì hiện nay chỉ có hai hệ thống triết học đối kháng là vô sản và tư sản , nhưng nó đã bị trộn lẫn mặc dù còn nhiều vấn đề phải xét lại . Ngay cả những triết lý về võ thuật cũng không cần thiết lắm vì thời đại hiện nay chỉ cần bấm nút là tên lữa đạn đạo mang dầu đạn hạt nhân sẽ nổ tung , chừng đó triết học cao thâm cách mấy , võ thuật giỏi cách mấy cũng bằng thừa . Hi hi. Đầu tuần vui nha . Thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, các tư liệu để viết thì có sẵn trong blog này rồi, ngoài ra còn được Kim Dung âm thầm hỗ trợ lâu nay, hì..., đùa thôi, cám ơn bạn Huy Thanh đã ghé nhà, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  7. em phần nào đã hiểu được cụm từ nhà gom lá bàng. nể anh thật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì.... không ngờ Lão có thể xuất khẩu thành thơ, hôm nào gặp uống cà phê nhé, cám ơn Lão, CN tươi hồng.

      Xóa