Trước tiên, LB hy vọng đây là một bài viết dễ hiểu vì đơn
giản là ai cũng đã từng nếm mùi… đau khổ và ai cũng đã từng kêu ‘trời ơi!’,
hì...
À, nhờ ở trong nhà có một người ngâm thơ rất hay, nên sau bài
viết này, LB sẽ làm thơ nhiều hơn và hy vọng sẽ… hay hơn, hì…
*
Ai đã tạo ra ‘chúng ta’ và vạn vật như ánh
sáng mặt trời, hạnh phúc/đau khổ, con vi-rút, thậm chí là cà phê mà ta uống vào
buổi sáng…? Đối với LB, đây là
một đấng trừu tượng và được đặt tên là
‘đấng-không-biết’.
Trả lời bình luận của bạn Truong Phuc, LB có viết như sau:
‘Người thì bảo đấng A đúng, người thì bảo đấng B đúng, người thì bảo đấng C..., người thì
bảo... tất cả đều đúng hay tất cả đều không phải, biết thế nào mà lần!. Ví dụ như nhân vật Cưu Ma Trí, có pháp hiệu là Đại Luân Minh Vương, được gọi là Phật sống của nước Thổ Phồn (Tây Tạng!) thời đó, thế mà trước khi 'tiêu tán đường', ổng mới biết là ổng...
hoàn toàn sai (rồi ổng giác ngộ thành phật, trong truyện 'Thiên long bát bộ'). Dường như cái chân-thiện-mỹ đi theo một chiều hướng tự nhiên hơn
mà không phụ thuộc vào ai cho nó là thế này hay thế nọ, hì...’ (entry 364).
*
LB thường thắc mắc rằng có phải ‘đấng-không-biết đã không tạo ra
cái gì thừa?’, rồi LB tin rằng ngài đã đúng, vâng, ngài đã không tạo ra cái gì
thừa, ngay cả đó là cái chết mà có không ít người đã và đang xem là tương đương với… ‘hạnh
phúc’: ‘cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống (Steve Jobs)’, hay
‘sống đã lấy gì làm sướng, chết đã lấy gì làm khổ (Trang tử), và ta đang có anh chàng Nick Vujicic mà đã khám phá ra điều kỳ diệu từ
cõi… cùng cực: 'Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở
thành một điều kỳ diệu'.
*
Sáng nay, đang đánh răng, LB chợt nghĩ đến hệ trục tọa độ Toán
học, gồm có ‘số’ âm và số dương. Nếu không có số âm thì sẽ không có thế giới
Toán học, và do đó, không có thế giới.
*
Con người thường ‘kết hôn’ với số dương và ‘li dị’ với số
âm.
Vì thế, con người thường thích nóng/ấm mà không thích
‘lạnh’, nhưng con người thường chết vì nóng, và con người lại uống nước trà đá
tì tì cả ngày!
Vì thế, con người thường thích lửa chứ không thích nước,
nhưng tiếc thay, con người phải bú sữa mẹ khi còn bé và uống nước suốt ngày: nước
là một phần tất yếu của cuộc sống!
Vì thế, con người thường ca tụng vũ trụ vĩ đại và ghét những
con vi-rút, nhưng nếu không có những con vi-rút đó, thế giới sinh vật và kể cả
loài người sẽ… biến mất. Và, con người thường không chết bởi sự vĩ đại mà chết
bởi sự nhỏ nhen, ví dụ, chủ yếu là chết bởi những con vi-rút.
Vì thế con người thường tôn thờ thần mặt trời và xem mặt
trăng như là một thiên thể ‘chết’, nhưng tiếc thay, đa số con người lại dùng
‘trăng’ để làm nên những bài thơ 'rụng hồn', hay sáng tác ra những bản tình ca bất tử.
Vì thế con người thường ca tụng biển với ‘nằm nghe sóng vỗ
từng lớp xa’ hay ‘dòng sông sóng vỗ hiền hòa’, chứ họ căm thù thiên tai, nhưng dưới
một giác độ khác, những người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long lại vui lòng sống
chung với lũ.
Cô đơn
Vì thế con người thường ca tụng sự ấm cúng và hất hủi sự cô
đơn, nhưng nếu thế giới ‘Thần thoại Hy Lạp’ vẫn tồn tại cho đến nay thì ta sẽ
có một vị thần rất đáng yêu - đó là thần ‘Cô Đơn’. Và đã có không ít người ca
ngợi sự cô đơn, không lẽ chúng ta lại thua những người đó sao!
Vì thế, con người thường nồng nhiệt với ban ngày và hờ hững với ban đêm, nhưng tiếc thay, ban đêm lại là lúc mà lễ hội của tình yêu triển nở và là nơi mà thần Vệ nữ uốn lượn trong vũ khúc nghê thường.
Vì thế, con người thường nồng nhiệt với ban ngày và hờ hững với ban đêm, nhưng tiếc thay, ban đêm lại là lúc mà lễ hội của tình yêu triển nở và là nơi mà thần Vệ nữ uốn lượn trong vũ khúc nghê thường.
Vì thế, con người luôn căm thù cái ác, đúng,
rất đúng, nhưng có 1 người nói rằng (lưu ý rằng đây không phải là phát biểu của LB): ‘Hitler, Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư
Hãn… là kẻ cuối cùng chết trước khi cả trăm triệu người lương
thiện đã bị chết, cái ác vẫn luôn tồn tại song hành với cái thiện, vì nếu Ngọc Hoàng thượng đế không đồng ý, thì ngài đã cho Tề Thiên Đại Thánh xuống giáng
một thiết bảng là chúng chết ngắt trong vòng một nốt nhạc!', hì.. hì...
Vì thế, khó có thể bình luận về cái chết của Hemingway, Khuất
Nguyên, Jack London, Mayakovsky, Trương Quỳnh Như, Yesenin…, họ không có tội,
mà mỗi người đã tìm đến một thiên đường vô ưu nào đó của riêng mình!
-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch)
(= I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)
-Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao (Bùi Giáng)
Vì thế con người thường yêu chữ ‘@’ hơn chữ ‘hoang sơ’, và vì thế con người đã chạy theo hai chữ ‘văn minh tiền bạc’ mà đánh mất cái ‘thiền’ diễm tuyệt nơi trần thế: ‘Làng tôi bên sông, nước trôi triền miên. Làng tôi bên sông, thuyền lên bến mỗi chiều. Những đêm mờ trăng, thuyền đỗ cạnh bờ đá. Mái chèo nhặt khoan, nhịp khúc hát mơ hồ’.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch)
(= I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)
-Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao (Bùi Giáng)
Vì thế con người thường yêu chữ ‘@’ hơn chữ ‘hoang sơ’, và vì thế con người đã chạy theo hai chữ ‘văn minh tiền bạc’ mà đánh mất cái ‘thiền’ diễm tuyệt nơi trần thế: ‘Làng tôi bên sông, nước trôi triền miên. Làng tôi bên sông, thuyền lên bến mỗi chiều. Những đêm mờ trăng, thuyền đỗ cạnh bờ đá. Mái chèo nhặt khoan, nhịp khúc hát mơ hồ’.
‘Anh biết rằng mình đã chết lâu nay
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Nó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu
Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng’.
(Nàng khát vọng -
NGLB)
Vì thế, con người thường kỵ sự đau khổ và gán cho hai chữ tình
yêu với nghĩa quá kỳ diệu: màu hồng, lạc quan hay phơi phới yêu đời, nhưng tiếc
thay, tình yêu là một khát vọng, nên nó có thể là một tham vọng: sở hữu, chiếm
đoạt, vì thế nó không thể tránh khỏi sự đau khổ, nhưng đó là một thứ ‘đau khổ
tuyệt vời’ mà hàm chứa khả năng đem lại hạnh phúc tuyệt luân - một thứ mà sự
‘lạc quan hay phơi phới yêu đời’ không thể nào sánh nỗi.
Về đây mà uống cà phê
Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
(Về với em - NGLB)
*Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
(Về với em - NGLB)
Và blogger Phong Truong đã phát hiện ra những viên ngọc
nhỏ nhỏ trong cái cõi mờ sương dường như đau khổ đó:
Nếu ‘tôi tư duy là tôi tồn tại’ (R. Descartes), thì những
giọt nước mắt tình yêu:
-‘Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau’,
-‘Tình kia đã mất, sao còn nhớ
Ôm khối sầu đau, lệ chảy dài’,
-‘Anh về tắm gối chăn
Trong bao nỗi muộn màng
Mắt ai ươn ướt lệ
Nhìn sương khói mênh mang’,
-‘Em thổn thức nhớ ai...’,
-‘Đừng nỡ rời xa em, anh yêu’ (NGLB),
giúp chúng ta tồn tại. Cuộc cạnh tranh thiện - ác còn bao lâu... mà cuộc đời giới hạn… và ta đi về đâu..., nhiều con đường khác nhau, an ủi, sẻ chia và khát vọng dạ khúc tình yêu, ‘Đêm là ngày lễ của tình yêu’ - Phineas Hetcher (Phineas Fletcher, NGLB), đưa ta vào thế giới tình yêu mãi mãi... (entry 368).
-‘Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau’,
-‘Tình kia đã mất, sao còn nhớ
Ôm khối sầu đau, lệ chảy dài’,
-‘Anh về tắm gối chăn
Trong bao nỗi muộn màng
Mắt ai ươn ướt lệ
Nhìn sương khói mênh mang’,
-‘Em thổn thức nhớ ai...’,
-‘Đừng nỡ rời xa em, anh yêu’ (NGLB),
giúp chúng ta tồn tại. Cuộc cạnh tranh thiện - ác còn bao lâu... mà cuộc đời giới hạn… và ta đi về đâu..., nhiều con đường khác nhau, an ủi, sẻ chia và khát vọng dạ khúc tình yêu, ‘Đêm là ngày lễ của tình yêu’ - Phineas Hetcher (Phineas Fletcher, NGLB), đưa ta vào thế giới tình yêu mãi mãi... (entry 368).
*
Vậy ta yêu ‘hạnh phúc’ hay yêu ‘đau khổ’? Nếu ta chỉ yêu hạnh
phúc thì cũng tương tự như việc ta xem Toán học là chỉ có số dương mà không có
số âm, mà không có số âm thì không có thế giới Toán học.
Con người đã từng tìm ra sự sống trong cái chết, tìm được
hạnh phúc trong cái khổ đau, và may mắn thay, có không ít người đã và đang biết
yêu sự đau khổ trần thế và biết tìm ra trong đó ‘sự khác biệt’ kỳ diệu.
Nếu không nhầm, hạnh phúc được đẻ ra từ đau khổ, như một
người mẹ chịu sự đau đớn vô cùng để sinh ra đứa con truyền tính. Bởi vậy, ta
hay yêu/chấp nhận đau khổ như là một nỗi đau tuyệt thú của trần gian, bằng cách
đó, ta đã vượt ra khỏi sự chế ngự của ‘số phận không kiếp’, và phải chăng, nếu
không có đau khổ thì không có hạnh phúc, và do đó, không có… nhân loại.
Và ta hãy yêu cả những giọt nước mắt, vì nó là... kết tinh của tình yêu, theo mọi nghĩa.
Và ta hãy yêu cả những giọt nước mắt, vì nó là... kết tinh của tình yêu, theo mọi nghĩa.
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Trả lờiXóaNó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu
Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng’.
"sau bài viết này, LB sẽ làm thơ nhiều hơn "
Trả lờiXóaNhân tiện đọc cấy câu ni cs mới hỏi aLB luôn nì: "Vậy chớ 5 bài thơ a đem đi thi đã có giải chi chưa để cs đòi chia giải, vì cs cũng có tham gia chọn giùm bài cho a đó", hihi...
(noái nhỏ nì: khi cs đọc thấy a muốn tham gia thi thơ cs vừa ngạc nhiên vừa cười ha hả trong bụng "trời ơi!!! nhà hiền triết vẫn còn trần tục lắm!!!" hahaha...)
LB có gửi mấy bài cho nhóm bạn Nguyễn Phong Việt, rồi:
Xóa"Thăm thẳm chiều trôi, thơ thấy đâu
Thấy nắng chiều buông, hoa lá sầu
Thơ tình anh gửi đi đâu mất
Biển lấy thơ rồi, muối biết sao?"
Hề.., trả lời vậy nghen, CS hiểu chứ, chiều t7 ngọt ngào.
Bởi vì sao người yêu màu lửa bỏng
Trả lờiXóaBởi trái tim luốn nồng ấm yêu thương
Chứ rung lên bởi những nhịp vô thường
Bao lạnh giá...tim thường...cô đơn chết
...
Mở hàng tháng 6 bằng sự đau khổ và thoát cái đau khổ là sự chết hả anh?
"Đời là bể khổ, qua được bể khổ qua đời".
Cuối tuần vui nhé anh
"Chết rồi là hết phải không em
XóaAnh cũng người trần chả khác ai
Đau trong thơ tình, thơ đau mãi
Đừng có quên anh, hỡi bóng hồng!"
Biết đâu, đọc mấy dòng này là MTV quên LB ngay!, hì.. hì..., chiều t7 vui nghen sư muội.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa"Luận về thượng đế và sự đau khổ"
XóaTheo cs nghĩ thượng để or phật, chúa, thánh, ala,...chỉ có cái tên gọi là khác nhau còn tựu trung đều là 1, đó là cứu cánh của con người dương thế khi rơi vào hoàn cảnh họ tự cho là "đau khổ", 1 cảm xúc âm tính ko tự kiểm soát được nên con người phải bám vào 1 ai đó để trụ lại và hy vọng vượt qua. Hì hì...ko biết chi nên noái tầm bậy tầm bạ cho vui
Uh, CS bình luận đúng quá.
XóaĐúng, phải có một cái gì đó để... dựa, ví dụ dựa vào vai người tình, hề.. hề..., nhưng làm gì có, buồn chịu, híc...
Chúc CS gặp nhiều may mắn nghen.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVÀ TA ĐI VỀ ĐÂU?
XóaTrả lời:
"Em đến với mối tình
Khuôn mặt em xinh xinh
Tiếng cười em trong trẻo
Em tặng cả dáng hình
*
Rồi cuộc tình mong manh
Men tình ôi chóng vánh
Vị tình nhạt đôi môi
Thuyền tình trôi dĩ vãng
*
Những chiếc lá vàng bay
Để mùa thu ở lại
Hoàng hôn say say rơi
Mộ địa cuối chân trời".
Tức là ta có một ước mơ be bé là khi ta chết đi, sẽ có vài thiên thần bé nhỏ đọc thơ ta mà nhỏ lệ: "em quen anh quá muộn màng!".
Hề.. hề... LB hay đùa, thông cảm nhé, rất cám ơn bạn, chiều thứ 7 ngọt ngào.
Triết lý này rất đúng. Chẳng có ai yêu mà không đau khổ.(chữ Yêu theo nghĩa rộng nhé).
Trả lờiXóaNếu không đau khổ thì không biết yêu.
Do vậy, thà đau khổ còn hơn là sống mà không biết yêu!
Em thích câu cuối cùng nhất: "Và ta hãy yêu cả những giọt nước mắt, vì nó là... kết tinh của tình yêu, theo mọi nghĩa."
Quả là chiết gia có khác, hôm nào LV vào SG, Unesco-SG làm lễ phong LV là chiết gia nghen, và sẽ tặng giải Nobel 'Lá Bàng', hì... Tối ngọt ngào.
XóaSức sáng tác của anh đáng nể thật anh LB ui!Chủ nhật ấm êm bên gia đình anh nhé!
Trả lờiXóaUi, LB mới ngủ dậy, cám ơn TA nhìu nghen, CN bên 'í' ngọt ngào.
XóaBaanj quá ko có thời gian để đọc bài của LB dành copy về đọc sau vây!
Trả lờiXóaÀ, bình thường thôi, có lúc LB bận cả nửa tháng kg sờ được vào máy vi tính, best regards.
Xóa