Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Ta sẽ gặp Kim Dung 1

LTS: Bài viết ‘Phi Kim - Dung và tình yêu’ này đã được đăng trong blog.yahoo.360 vào ngày 3/12/2011 và được 2 bạn đọc ở Cali và một số bạn trong nước đăng tải... Hôm nay, cấu trúc của nó được sắp xếp cho dễ đọc hơn. Tên bài viết là ‘PHI-KIM DUNG’ và 'TÌNH YÊU', có nghĩa là nhắc đến Kim Dung, nhưng không hẳn là bàn về Kim Dung, vì mình nhìn cuộc đời qua một chiếc 'lá bàng', hì.. hì... LB xin cám ơn bạn các blogger đã và đang quan tâm đọc bài này. 
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời
*
'Vắng em thu tàn lối bơ vơ'
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ
(Vắng em - NGLB)
Phi-Kim Dung và tình yêu 1
(Ta sẽ gặp Kim Dung) 

Để mở đầu, xin nói là những điều hắn viết ra dưới đây chỉ là những cảm xúc từ trái tim về ‘phi Kim - Dung’ trong một ngày thứ Bảy buồn và cô đơn mà thôi, và chắc vì bản chất của triết học là sự tĩnh lặng, nên hắn hy vọng là sẽ không tham gia luận bàn về Kim Dung, mong các bạn rành về Kim Dung thông cảm cho.
*
Thú thật, hắn cũng có đọc qua một số tài liệu bình về Kim Dung trước và sau giải phóng, đọc một số lời bình tổng quan trong những cuốn sách tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung xuất bản sau giải phóng, đọc tản mạn trong báo, trên mạng hay nghe tán gẫu về Kim Dung nơi quán cà phê, được trao đổi hai chiều với nhiều thầy giáo, thương gia, blogger hay các fan hâm mộ Kim Dung, đặc biệt là được nghe cảm tưởng của bác hắn, ba hắn và chú hắn về Kim Dung khi họ khi còn sống.
*
Trước đây, hắn mê sách còn hơn mê gái. Hắn đã được đọc một số truyện của Kim Dung khi còn năm tuổi, lý do là ba hắn mua sách bỏ ngay trong tủ trước mặt hắn. Đến nay, mỗi truyện này hắn đọc hàng chục đến hàng trăm lần, còn xem phim chưởng Kim Dung thì bao nhiêu lần không kể xiết. Nhưng khi viết bài này, hắn đã quên gần hết rồi, ông trời đã phạt hay thưởng hắn thì không rõ, đó là hắn bị mất trí nhớ, và do đó hắn chỉ hiểu ý chứ không nhớ lời. Điều này có thể tạm ví như Vô Kỵ đã may mắn học được ‘Thái cực kiếm’ rồi quên hết toàn bộ kiếm chiêu mà chỉ nhớ kiếm ý, 'học mà còn nhớ dường như là chưa hiểu hết được tinh hoa của cái mà mình đã học (Einstein)'.
*
Có rất nhiều tư liệu viết về Kim Dung trên mạng hay ngoài xã hội, nhưng hắn không đầu tư nhiều thì giờ để đọc, mà có cho đọc hắn cũng không đọc, đọc nhiều quá thì mình sẽ biến thành một cái máy tư duy theo tư tưởng của người ta, và khi đó mình không còn là chính mình nữa.
*
Hồi trẻ, hắn nghe chú hắn nói rằng, trong thời gian sáng tác, Kim Dung ở một khách sạn ở Hồng Kông, có các phóng viên đăng ký ở các khách sạn quanh đó, hễ mà ông sáng tác được bài nào, dù là nửa trang, bài viết đó lập tức được dịch và đăng tải trên đài BBC, đài VOA và nhiều tờ báo trên thế giới. Chú hắn còn khẳng định ‘Kim Dung là nhân vật có một không hai trong lịch sử văn học Trung Quốc và nhân loại, đó là người duy nhất viết tiểu thuyết mà từ trẻ con, anh xe ôm, kẻ trí thức đến nhà bác học đều có thể đọc được và hiểu hay cảm nhận theo cách của mình’.
*
Đã muốn nói đến Kim Dung thì ít nhiều phải liên quan đến các lĩnh vực như triết học, vật lý học, vũ trụ/thiên văn học, toán học, tâm lý học, văn học, âm nhạc, hội họa, …, kể cả học thuyết chính trị mà dưới đây hắn chỉ nói vài dòng thôi. Thêm nữa, đây chỉ mới là bản thảo mà hắn sẽ nghiên cứu chỉnh sửa hay bổ sung thêm sau khi đăng tải bài này.
*
Đã nhắc đến Kim Dung thì phải nhắc đến Cổ Long, nếu không lầm thì tên tuổi hai ông sẽ trở thành bất tử, chắc đến hàng ngàn năm sau. Với Cổ Long, ta có thể thấy trong đó một số hình ảnh của các thám tử như Sherlock Holmes, Conan, Tintin hay Lucky Luke, mà tính triết lý, sự logic trong phân tích và quan sát mới là điều đáng quan tâm, còn việc Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, Tiểu Lý Phi Đao hay Tây Môn Xuy Tuyết dùng võ công gì là không quan trọng.
*
Cũng có một ‘bật mí’ nhỏ, trong tất cả bài viết trong blog này, từng câu, từng chữ, từng ý, hắn đều dẫn đến một chữ ‘’ bằng cách lấy ‘tiếu ngạo’ làm phương tiện mà trong đó hắn xem tình yêu như là cứu cánh duy nhất và cuối cùng của con người.
*
Sao hắn lại nói là phi Kim - Dung? Tại sao ta phải xem ông ấy như là một cái gì ghê gớm lắm, trong khi ông ấy đã nói ‘Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn’. Kim Dung cũng có suy nghĩ, tình cảm và tình yêu bình thường như chúng ta, nếu được gặp ông ấy và nói ông là ‘thiên tài’ thì chắc ông ngơ ngác không hiểu; Einstein cũng vậy thôi. Theo hắn biết thì Kim Dung, sau khi con trai trưởng mất (năm 1976), ông đã đi quy y cửa Phật. Hãy đừng đánh thức ông ấy dậy, hãy để ông ấy ở chốn yên bình của sự tĩnh mịch vô biên.
*
Hãy đừng gán đậm chữ ‘võ’ vào truyện của Kim Dung, võ thuật/võ học đối với ông chỉ là một phương tiện để diễn đạt tư tưởng của ông, hãy xem truyện của Kim Dung như là truyện tình cảm như chúng ta vẫn thường xem phim tình cảm Hàn Quốc vậy. Điều đó có thể nói nôm na như là áo quần người ta mặc, nó chỉ là một phương tiện chứ không phản ánh bản chất của người đó, hay người ta viết truyện ‘ma’ thì không phải mục tiêu là nói về ma, mà hàm chứa một nội dung khác. Chỉ có một sự khác biệt là Kim Dung đã sáng tạo ra một loại tiểu thuyết võ hiệp 'tình cảm' đa dạng dựa trên phong cách ‘đơn giản' của các truyện võ hiệp đã tạo dựng trước và trong thời ông sống, chính sự sáng tạo đó đã và đang làm thu hút ngày càng đông người hâm mộ trên khắp thế giới.
*
Để diễn tả ý niệm về ‘ngộ không’, người ta đã viện đến chư thần, yêu quái, Phật, Thượng đế, ’72 phép thần thông’ hay ‘như ý kim cô bổng’ như là một phương tiện. Để diễn tả võ đạo hay triết lý võ học nói lên ‘mọi thứ võ đều là một’, Lý Tiểu Long đã trao đổi, học hỏi và hợp nhất các tinh hoa võ học từ Karatedo, Judo, võ Thái Lan, Triệt quyền đạo… Ngày xưa, để chiến đấu, người ta dùng gươm giáo, thì ngày nay người ta dùng súng đạn hay dùng đồng tiền, mà không phụ thuộc vào phương tiện nào được dùng, xã hội vẫn mãi mãi là xã hội. Chắc các bạn ngày nay hẳn nghe câu nói ‘tôi sẽ giết hắn bằng tài chính chứ không phải bằng sức mạnh’!
*
Mặc dù tuyệt đại đa số người xem truyện của Kim Dung như là truyện kiếm hiệp hay võ hiệp, nhưng theo hắn, hắn xem truyện của Kim Dung cũng là một loại truyện tiểu thuyết như các tác phẩm khác ‘Chiếc lược ngà’ của Nguyễn Quang Sáng, ‘Hội chợ phù hoa’ của Thackeray, ‘Lũ người quỷ ám’ của Dostoyevsky, ‘Đoạn đầu đài’ của Aitmatov hay 'Người tù khổ sai’ của Henry Charriere...
*
Hãy lắng nghe tiếng kêu ‘Ba..a..a..ba’ từ miệng cô bé trào ra một tình cảm hạnh phúc bị dồn nén âm ỉ, khi bất thần nhận ra đó chính là ba mình trùng với khát vọng sau tám năm chờ đợi (truyện nói trên của Nguyễn Quang Sáng), hồi trẻ khi đọc đến đây hắn đã rướm nước mắt và bây giờ cũng vậy. Giả sử có bạn nào mất cha mà bây giờ bất ngờ cha bạn xuất hiện, bạn sẽ kêu lên tiếng ‘Cha’ như thế nào, hay ngược lại đối với người mất mẹ, tiếng kêu ‘Mẹ’ sẽ như thế nào nếu bạn thình lình gặp mẹ? Vậy tiếng kêu ‘Nghĩa phụ’ của Vô Kỵ tại Linh Xà đảo sẽ có tình cảm tha thiết vô cùng như thế nào khi gặp lại cha nuôi tinh thần là Tạ Tốn sau 10 năm lưu lạc với đầy rẫy những cam khổ (chuyện chàng có cầm trong tay thanh ‘Ỷ thiên kiếm’ hay có môn võ ‘Càn khôn đại na di’ ở đây không phải là vấn đề).
*
Không ai khẳng định là Kim Dung biết võ, mà nếu ông biết võ thuật thì ở đẳng cấp nào, nghi ngờ lắm. Một cách đơn giản, ông chỉ nhìn thế giới tự nhiên này vận động và đứng ở một góc nào đó mà mô tả bằng chính cảm nhận của trái tim mình. Sự phát triển của các nhân vật của Kim Dung cũng tự nhiên như là bàng rơi rụng, không ai có thể dự đoán trước số phận gì sẽ xảy ra cho các nhân vật. Sự sáng tạo các môn võ công cũng là kết quả học hỏi từ tự nhiên như các môn Hầu quyền, Hạc hình quyền hay Thái cực quyền. Điều này cũng cũng tự nhiên như khi Einstein sáng tạo ra ‘Thuyết tương đối’, như khi Newton khám phá ra ‘Định luật vạn vật hấp dẫn’ hay như anh chàng Sác-lô (Charlie Chaplin) nghĩ ra những chuyện hề vậy. Trong truyện Kim Dung, có nhân vật đạt đến đỉnh cao của võ học được thiên hạ mệnh danh là Côn Luân Tam Thánh (kiếm thành, cầm thánh, kỳ thánh) cũng do tính khiêm tốn và tự biết võ công của mình là từ tự nhiên mà ra nên mới lấy tên là Hà Túc Đạo (không có gì đáng nói).
*
Ngoài ra, không nên gán ‘đạo’ hay nghệ thuật gì cho truyện của Kim Dung như trà đạo, ‘tửu’ đạo, ‘nhạc’ đạo, ‘thi’ đạo, nghệ thuật trồng hoa, nghệ thuật đánh bài hay võ thuật (nếu nói ‘có’ thì vô tình tặng cho Kim Dung có thêm nghệ thuật yêu nữa!), rõ ràng rằng không có ai đọc Kim Dung để học võ hay nghệ thuật uống trà... Có lẽ người đọc sẽ bị hạn chế bởi các loại ‘đạo’ trên mà có khả năng bị rơi vào thế giới của phân tích, sa vào chi tiết ‘nhìn thấy cây mà không thấy rừng’, và do đó càng xa rời chân lý! Nếu muốn nói ‘có’, thì Kim Dung chỉ có một thứ thôi, đó là 'không' đạo.
*
Hỡi thế nhân, Phong Thanh Dương đã đi về đâu? Tạ Tốn đã đi về đâu? Hồng Thất Công - Âu Dương Phong đã đi về đâu? hay Dương Quá - Tiểu Long Nữ đã đi về đâu?... 
Họ đã đi về đâu? Ta sẽ tìm hiểu. Và ở nơi đó, ta sẽ gặp Kim Dung.
(xin xem tiếp phần 2)

14 nhận xét:

  1. Ngày 12/6/2013, Yen Pham Jessica viết:
    ‘Nói đến Kim Dung là nói đến nhân bản tính, lương tri tính, cô đơn tính, phá tính, lãng mạn tính, tự do tính, vô định tính, hư vô tính, tự nhiên tính và cuối cùng là tình yêu tính. Vâng, rất đúng anh LB ạ! Với riêng Yến thi Kim Dung nổi bật nhất, đáng nhớ nhất là: Các mối tình trong truyện của Kim Dung rất lãng mạn và xa rời tính phù phiếm của thế tục thường tình, hi.. hi...’.

    Trả lờiXóa
  2. Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm võ hiệp của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:

    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

    Dịch nghĩa:
    Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
    Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh

    Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự.
    Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l'Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.
    Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge

    Ở VN, nhiều nhà văn nổi tiếng tham gia bình luận Kim Dung như Bùi Giáng, Bửu Ý, công phu nhất là Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung.
    Bùi Giáng trong "Thi Ca tư tưởng", trong lúc nói về Đỗ Long Vân:
    Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng.
    Sau 1975, nhà văn Vũ Đức Sao Biển là người đầu tiên viết khảo luận về Kim Dung, các bài của ông đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi (4 quyển).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. "SAO BIỂN TRÊN MẶT BIỂN
      LÁ BÀNG TRONG ĐẤT LIỀN"
      Cám ơn bạn PĐ, chúc tối vui.

      Xóa
    3. Trích từ entry này:
      "Có rất nhiều tư liệu viết về Kim Dung trên mạng hay ngoài xã hội, nhưng hắn không đầu tư nhiều thì giờ để đọc, mà có cho đọc hắn cũng không đọc, đọc nhiều quá thì mình sẽ biến thành một cái máy tư duy theo tư tưởng của người ta, và khi đó mình không còn là chính mình nữa".
      Thanks, NGLB.

      Xóa
  3. Kim Dung đã sinh ra Hoàng Dung ta đây. Có biết không hả?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Dung đã giúp Quách Tĩnh lập nên sự nghiệp, tương tự cho Triệu Minh và Trương Vô Kỵ..., điều đó chứng tỏ phụ nữ vô cùng thông minh và quyền biến..., thân, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  4. • ĐomĐóm 14:12 24 thg 3 2012
    "Có phải con người, khi chiêm nghiệm đủ ý nghĩa của cuộc đời, thường mơ một giấc mộng yên bình, mơ một cuộc sống bình thường không lo lắng như Trịnh Công Sơn muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà"
    "....khát vọng sống và khát vọng tự do. Tình yêu là bản chất của cuộc sống, là cứu cánh và là mẫu số chung cho tất cả mọi người mà bất chấp sự vận hành vô tình của vũ trụ đại ngàn, con người chỉ có thể bất tử trong tình yêu và nếu không có tình yêu, loài người sẽ không có khái niệm hạnh phúc và sẽ không tồn tại."
    QUÁ HAY!!!

    Trả lờiXóa
  5. • Thanh 12:32 27 thg 3 2012
    Tiêu Phong ơi!,..."... tính cách cao cả và tình yêu con người của chàng hầu như bao gồm hết tinh túy của những cao cả và tình yêu mà nhân loại có thể có được. Không tồn tại sự phân biệt chủng tộc hay chúng sinh trong tâm hồn của chàng. Sự kết thúc của chàng để đạt được khát vọng của tự do đến nay vẫn chưa có bút nào có thể tả xiết." Tiêu Phong ơi! Có phải tiếng thét thống thiết của chàng giữa quần hùng Trung nguyên và muôn vạn quân binh Liêu - Tống là tiếng kêu vang vọng từ ngàn năm của số phận con người tìm về hạnh phúc ? và như là câu trả lời cho giới hạn nhất định rằng chẳng thể có hạnh phúc nào viên mãn trên chốn trần gian ? và có chăng như Lê Tuấn trong Hòa bình trên đỉnh văn minh:
    "... Nghìn năm xưa, đã trôi qua trong đấu trường kia đẫm máu
    Còn hôm nay - cuộc sống đương đại muôn màu
    Nhưng màu nào sẽ trong như hồn hoa tuyết phủ ... " Và có chăng cứu cánh: Tình yêu! ... Xin trân trọng cảm ơn anh Lá Bàng - NGLB..

    Trả lờiXóa
  6. Chúc LB một ngày nhiều niềm vui, bình an và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn TMC, mình có đọc bài nói về Eva rồi, vui quá, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  7. " Hỡi thế nhân, Phong Thanh Dương đã đi về đâu? Tạ Tốn đã đi về đâu? Hồng Thất Công - Âu Dương Phong đã đi về đâu? hay Dương Quá - Tiểu Long Nữ đã đi về đâu?... "Ho đã về mot noi rat xa...nhung cung that gan...o noi do chi co tinh yeu va su lang man ,noi nao kg co tính phù phiếm của thế tục thi noi do co ho,ma gap duoc ho thi ta se thay KIM DUNG hi .Tum lai Kim Dung da sanh ra Tieu Long Nu va Duong Hoa cung voi mot tinh yeu bat bien,thien thu van tue mai co nhau ...de rui PMY phai nguong mo den noi kg can an com hay an hu tieu ma chi an mi goi nhung cam thay that ngon,that ngot ngao nhu cao luong my vi hihi.
    Yen chuc anh LB trua mat me ,vui nhieu nhe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, em là Phạm Mỹ Yến à, yêu mà ăn mì tôm cũng vẫn thấy ngon và ngọt ngào như cao lương mỹ vị, ông KD nghe cũng phải giật cả mình, tình yêu mà ổng tả chưa đạt được đẳng cấp đó, hì..., đùa tí, cám ơn TTBN nghen.

      Xóa