Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

392. ‘Cháu có quyền nói’ và các nền tảng triết lý của nhân loại

“Ba cũng đôi khi đề cập đến Phật, Chúa, vài đấng khác - đến các vĩ nhân và những người bình thường cả giàu có lẫn nghèo khổ - không phải vì ba có tín ngưỡng, mà vì ba nghĩ là một con người của thời đại phải hiểu, đánh giá và áp dụng tốt những chân lý mà loài người đã tạo ra và phải cảm nhận tốt những gì đang xảy ra chung quanh mình”.
(Thư gủi con trai-NGLB)

Bài viết này gồm có:
1. Mở đầu
2. Lời của bác
3. Lời của ba
4. Lời của chú ruột
5. Lời của chú họ
6. Lời của bác, ba và các chú. Các nền tảng triết lý của nhân loại
7. Về các bạn. Kết luận.
1. Mở đầu
Trước khi đi vào nội dung chính ‘Cháu có quyền nói’, LB xin phép được tâm sự một tí nghen. Trước thế giới blog, LB vô cùng cẩn trọng, hay nói nhẹ hơn, cẩn trọng đến mức cao nhất. Đặc biệt, về lĩnh vực chính trị và tôn giáo thì LB không tham gia. Dĩ nhiên là cả đời hoạt động trong các cơ quan nhà nước, LB có gặp/kết bạn với khá nhiều chính trị gia, thương gia, thầy giáo… và LB cũng có vài lần ngồi mạn đàm vài tiếng đồng hồ (khi trời mưa) với các nhà sư/cha nhà thờ, nhưng LB không mấy khi nhắc đến họ.
Tuy nhiên, đối với bác, ba và chú mình, thì mình nhắc đến liên tục. Mình xin bắt đầu câu chuyện về bác, ba, 2 ông chú của mình, rồi các quan điểm sau đó. Và mình cũng hy vọng rằng những tâm sự ở đây sẽ có chút chút hữu ích cho các blogger.

2. Lời của bác
Bà nội mình theo đạo Phật, nhưng sau đó con cháu theo đạo Lương (= thờ cúng ông bà)… Bác mình là nhà văn, nhà thơ, võ sư… cấp tỉnh/quân khu thời đó (lúc đó mình còn là học sinh nên không quan tâm chi tiết)…
Trước khi chết, bác mình có tâm sự rằng:
-Ở đời có việc diệt dục là ảo tưởng nhất, vì con người không thể nào mà diệt được dục.
Rồi ông chết, tuy nhiên, mình vẫn nhớ mãi câu nói quan trọng này.

3. Lời của ba
Chú bác mình phong ba mình là ‘Độc cô lão quái’. Ông ‘cứng đầu’ đến nỗi không thờ ông nào (trừ ông bà tổ tiên), nhưng sẵn sàng hàn huyên với bất cứ ai: nhà sư, cha nhà thờ, chính trị gia, ‘hai lúa’... Ông sống như một người vô thần và chỉ tuân theo lý tính, vì thế mà ông không đau khổ, nhưng cô độc vì bị phụ nữ xa lánh.
Ông có soạn các giáo trình về tất cả các môn học cho học sinh lớp 5 (kể cả bằng thơ lục bát). Ông chủ trương làm việc đúng giờ, đặc biệt là không bao giờ hao phí 1 hột ngọc của trời (= gạo). Khi mình xa ông mấy năm vì đi học đại học, ông gọi mình lại và căn dặn kỹ càng rằng:
-Con lấy cô gái nào cũng được, to bằng cái thùng phi cũng được, miễn sao là khỏe mạnh.
Nhưng cả đời, mình thích em nào có dáng/khuôn mặt tươi giống như nữ Thủ tướng Thái Lan, hề.. hề…, đại khái là như vậy. Tuy nhiên, mình vẫn luôn luôn ghi nhớ những lời ba dạy.

4. Lời của chú ruột
Ông là một thầy giáo, nhà văn, nhà thơ cấp tỉnh/quân khu thời đó, tài hoa bao gồm cầm-kỳ-thi-họa. Ông hướng dẫn cháu rất kiên trì, nhờ đó mà hiện nay, những kỹ năng/kiến thức cơ bản mà mình có được là từ ông chú này. Sau năm 1975, tại Sài Gòn, ông đã từng đến chỗ mình ở cả tháng và nói rất nhiều về… Kim Dung. Ông để lại một câu nói rất ấn tượng:
-Tất cả cuộc đời của chú là vì con.
Ông có 20 bài thơ được đăng trong ‘Tuyển tập thơ Đường Việt Nam đương đại’!, vì thế mà trước khi chết, mình thấy trong cặp mắt ông lóe lên một niềm hạnh phúc khó tả.

5. Lời của chú họ
Ông chú họ trẻ tuổi hơn ông chú ruột, nhưng trước đây lại là một chính trị gia có địa vị trong xã hội... và còn là nhà bình luận xã hội nổi tiếng trên mạng, đặc biệt là ông quen biết rất nhiều nhà văn/thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu... lão thành trong nước.
Hôm trước, mình có khen ông X là ‘giỏi’ nhất VN, hì…, chú mình hơi ngớ người ra một tí, nhưng chỉ giây lát sau đó, ông trấn tĩnh và nói
-Đúng, cháu có quyền nói, đó là suy nghĩ cá nhân của cháu, suy nghĩ riêng của cháu.
Mình rất cám ơn lời động viên đó, và đó là lý do là mình nhận xét bất cứ cái gì cũng hết sức độc lập.

6. Bác, ba và các chú. 
Các nền tảng triết lý của nhân loại.

Mình không biết là ai có ảnh hưởng đến mình nhiều nhất, nhưng mình luôn nhớ về bác, ba, và các chú của mình.
Trong đời, mình chỉ biết có một điều, đó là hiện thực (= cuộc sống sinh động). Mình hay suy nghĩ, nhìn thực tại và cảm nhận nó. Do đó, nếu ai nói có vĩ nhân A là cực kỳ, có sách B là hết ý… thì mình không quan tâm, vì ông A hay sách B không phải là… hiện thực.
Và với lời động viên của ông chú là hãy mạnh dạn có ý riêng của mình, không phụ thuộc vào sách vở và lấy hiện thực làm chân lý, LB mới tạm phân loại ‘Các nền tảng triết lý của nhân loại’ dưới đây để cho mình dễ tiếp cận các vấn đề xảy ra trong đời thường mà thôi1.Triết lý Hi-La cổ đại, 2.Triết lý phương Tây, 3.Triết lý Hồi giáo, 4.Triết lý Ấn Độ, và 5.Triết lý Tàu (xem đường dẫn bên dưới).

7. Về các bạn. Kết luận.
Mình quan niệm trí tuệ là sự kế thừa, không phải là của riêng ai cả. Vì thế, có lần mình nói blog này là blog của mọi người. Thật vậy, các bạn có thể dễ dàng thấy là mình đã tổng hợp ý kiến/tư tưởng của hơn 1000 blogger vào trong blog này, ví dụ như của Đom Đóm, Miêu Nữ, Đoàn Huyên, Tiến sĩ kỳ lạ, Hồ Điệp, D.Nobita, Trần Hồ Dũng, Cuồng Từ, DKT, RP, Bình Địa Mộc, HNL, Phu Đoan, Trần Minh Châu, Lộc Vừng, Gốc Mai… (mình không thể kể nhiều, vì nếu như thế thì cái entry này sẽ bị tiêu tán đường, hì…).
Mình cũng cảm nhận là trong số các blogger, có khoảng 70% thích mình và 30% không thích mình. Việc thích hay không thích là chuyện giữa cá nhân và cá nhân (mình hầu như không quan hệ với xã hội bên ngoài, nên nếu có ai đó ghét mình thì thiết nghĩ đó là một việc không cần thiết), nhưng về mặt trí tuệ lại là một điều hoàn toàn khác: những hình ảnh tốt đẹp của các bạn vẫn mãi lưu trong ký ức mình... HẾT.
--------------------
Phần tham khảo:
A. Thư gửi con trai
Con à, có những đêm, ngủ một mình trong khách sạn, ba thường nghĩ đến con, vì đi làm ăn xa, ba phải ngủ một nơi, con ngủ một nơi, ba rất lấy làm lo lắng, ba chỉ lo lắng cho con thôi. 
Con có hỏi ba là ba chưa viết về con, có chứ, ba có viết lồng ghép trong các bài đấy chứ, khi nào rãnh đọc kỹ con sẽ thấy. Khuya hôm nay, trong khách sạn, thức dậy sớm, ba giật mình không thấy có con bên cạnh, ba lo quá.
…Ba rất thích khi GS Cù Trọng Xoay nói về ‘Trường đại học bôn ba’, ông ấy nói trước và giành mất cụm từ đó của ba rồi phải không con, vì đọc những bài của ba viết thì con sẽ hiểu là trước nay ba bị học trường đại học nào và vì sao như vậy!
Nay con đã lớn, đã là một sinh viên, nhưng ba vẫn luôn thấy trong mắt ba, con vẫn là một cậu bé ‘nhỏ xíu xìu xiu’ mà ba đã dắt con chập chững những bước đi đầu tiên, con vẫn là một cậu bé 4 tuổi của ba ngày nào, trắng trẻo dễ thương với cặp mắt tròn xoe, hồn nhiên và trong vắt, vì thế nhiều lúc thấy con, ba chào ‘cu đấy à’, ‘con lớn rồi à’, ‘con to chứ chưa lớn’, ..., ba vẫn ‘nựng’ con như nựng con nít đấy.
Ba sống cuộc đời bôn tẩu giang hồ, khi miền Bắc, khi miền Trung, khi miền Nam, có khi nước ngoài. Đôi khi ba nói đó là do số phận, làm ăn mà, chả lẽ ba không muốn làm ở gần nhà để sáng chiều được nhìn con ngồi học, buổi tối lén ngắm nhìn con ngủ, ngắm nhìn con lớn và khôn lên từng ngày, cùng xem ti vi và bình luận với con, cùng con ngồi chung xe máy đi lại làm việc gì đó để ba được ôm con thật chặt, được nhiều lúc đùa giỡn vu vơ với con hay cãi nhau tí tẹo, cùng với con tâm sự với mấy con cá, mấy cây hoa, …,  ba cũng muốn hạnh phúc bên con lắm chứ.
Con của ba cũng ngoan lắm chứ bộ, học giỏi nè, biết đi chợ nấu ăn ngon nè, biết giặc đồ ủi đồ nè, biết quan tâm đến ba mẹ bà con bạn bè nè, … Ba cũng biết con còn chủ quan, đãng trí quên cái này cái nọ, biết tiết kiệm nhưng vẫn còn thích xài tiền nhiều, nhưng những cái đó ngày ngày sẽ được hoàn thiện phải không con.
Có những lúc con sưng mặt lên hay sẳng giọng với ba mẹ, lúc con bình tĩnh, ba có khuyên con là ‘hãy kiên nhẫn, im lặng khi người lớn nổi nóng hay có gì xúc phạm đến con, hãy lựa lúc thuận lợi để bày tỏ cảm nghĩ của mình’. Lúc không được bình tĩnh, con có thể đối xử với người lớn như vậy, nhưng khi ra đời thì thiệt hại lắm con à, chính ba cũng có lúc đã từng bị thê thảm vì điều đó, phải biết kiên nhẫn con ạ, ba cũng đang rèn luyện cải thiện dần đây nè… Có lúc ba nói đùa ‘con bực mình, không biết đỗ lỗi cho ai, nên lấy ba làm mục tiêu để đổ lỗi’, con sướng quá à!
Con có biết tại sao ba yêu những con cá bơi lội trong hồ, con có biết tại sao trước khi đi công tác, ba thường nói thầm với mấy con cá là ‘ở nhà chơi vui vẻ nghe con, ngoan nhé, đừng buồn nhé’ hay khi về nhà ba nói với mấy con cá là ‘ở nhà có vui không con, đói không con, tha lỗi cho ba nhé’, rồi ba lấy thức ăn bỏ cho cá ăn - đó vì ba nghĩ đến con.
Con có biết tại sao ba hay ngắm mấy cấy hoa, ngắm chúng lớn lên từng ngày, thấy cây héo, ba lo lắng tưới nước, khi cây hoa lớn thêm một tấc, khi cây hoa bò lên tận cái lan can, ba thấy trong lòng hạnh phúc và ấm cúng - đó là vì ba nghĩ đến con.
Đáng lẽ bài này ba có ý định nói với đứa con của ba mà thôi. Nhưng mới gần đây, có người bạn mãi băn khoăn với ba về 3 chữ ‘lòng yêu nước’, nhân tiện cảm xúc, ba kết hợp vào đây, không lẽ ba phải viết thành 2 bài riêng biệt!
Con có biết tại sao ba yêu Ban Mê Thuột không, vì nơi đó là nơi hội tụ những tinh hoa của trời đất mà con đã được sinh ra và khôn lớn, vì nơi đó con được chạy nhảy tung tăng trong những rẫy cà phê, ngắm những rừng cao su ngút ngàn, ngắm những mặt hồ gợn sóng, ngắm những đàn ong bay chăm chỉ đi lấy mật, ngắm nhìn những chiếc máy bay lên xuống với ít nhiều hồi hộp, vì nơi đó con được giao tiếp và trò chuyện với những người nông dân vất vả ngày đêm, ...
Ba cũng yêu Ban Mê vì nơi đó có ông nội con trong lòng đất, có bà nội/bà ngoại vất vả của con, vì nơi đó con sẽ có những kỷ niệm không thể nào quên về những cánh đồng cỏ sau nhà, những cậu bé cô bé chơi với con thời thơ ấu và những con chó trung thành luôn luôn chạy ra quấn quýt chào đón khi con đi xa về mà nay đã chết, vì nơi đó đã cho con hoa thơm quả ngọt mà đến nay con vẫn còn được hưởng, vì nơi đó đã sản sinh ra tình yêu của con, …, và cuối cùng vì nơi đó đã từng có nước mắt của ba mẹ vì con.
Con biết không, có một người bạn chúc ba trở thành một triết gia và đóng góp nhiều cho đất nước. Triết gia thì ba không dám. Còn đóng góp cho đất nước thì ba biết phải làm gì, nhưng điều này chỉ có thể ‘nói thầm’ với con thôi, vì con chưa hề có thái độ hài lòng hay bất mãn với xã hội, con còn vô tư lắm, con tuổi còn nhỏ chỉ biết học hành, chăm sóc bản thân, hỗ trợ việc nhà và đi chơi, ba hiểu điều đó.
Có nhiều thứ ‘tình’ lắm trong thơ văn nhạc của nước ta, ba không tiện viết bài này cho thật dài, con sẽ tham khảo trong các bài viết khác của ba nhé. Mới đây, con vừa tóm tắt lịch sử Việt Nam trên cơ sở so sánh với lịch sử Trung Quốc, ba có nhìn thấy. Hồi nhỏ, con biết Kim Dung là do tự nhiên thôi, Kim Dung có lòng yêu nước, thông cảm với người nghèo khổ và với nỗi đau của cả thiên hạ, ba không lầm đâu, ba đã cho con xem tất cả những thể hiện của Kim Dung hay Cổ Long khi con mới vừa có ý thức, nhiều lúc ba thấy nước mắt con chảy ràn rụa, con đã có chút cảm nhận được về thân phận con người khi còn bé phải không con, ba đã viết bài 'Phi - Kim Dung và tình yêu' mà sau này khi ra đời nhiều hơn con sẽ đọc.
…Con có biết tại sao ba nhắc đến ‘Tiêu Phong và Trường Sa - Hoàng Sa’ không? Chắc con chưa ý thức được chuyện nầy đâu, một cách gián tiếp, ba muốn những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có cách giải quyết vấn đề ‘biển Đông’ mà trong đó nền văn hóa anh-em-lịch-sử Việt - Trung phải đươc tôn trọng, và tình hữu nghị giữa 2 dân tộc phải được ‘hữu nghị’ hơn bất cứ 2 dân tộc nào trên thế giới, mơ ước của ba có phải là một hoài vọng trước khi ba qua đời không con?
Dĩ nhiên, ba biết con không bao giờ hỏi ‘ba có phải là người yêu nước không ba?’, thế hệ của các con có thể nói là thế hệ của công nghệ thông tin, của game và, trong một chừng mực nào đó, là thế hệ của hưởng thụ trong lúc đó không thiếu gì kẻ phải vất vả kiếm ăn từng ngày, nên các con vô tình không quan tâm đến điều đó. Ba cũng chưa bao giờ có cơ hội được trả lời câu hỏi đó. Nhưng có một điều chắc chắn là ba được học rất nhiều điều dưới chế độ này từ khi ba còn tuổi thanh niên, làm sao ba quên được! Ba cũng biết một số bạn ‘Cali ’ không trải qua như vậy, ba không có cảm giác ngược với họ, nhưng ba thiết nghĩ là ‘trên đời này chỉ có duy nhất một nước Việt Nam mà thôi, tại sao ta cứ ôm sự khác biệt hoài mãi thế’.
Thêm nữa, ba quan niệm, một con người phải có ít nhất 3 tính chất, đó là ‘khiêm tốn, tiết kiệm và không tha hóa’. Tại sao ba không đề cập đến 2 chữ ‘yêu nước’, vì theo ba yêu nước, ít nhất, là sự đồng cảm trong tim của mình và chịu trách nhiệm với thịnh suy của đất nước và do đó thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói; nói nôm na, làm như người Nhật sắp hàng, không chen lấn, lần lượt chờ tới phiên mình để nhận khẩu phần ngay sau khi bị động đất sóng thần, hay học tốt đối với tuổi các con, là yêu nước vậy. Ba cũng rất it khi nhắc đến từ tha hóa, khái niệm này còn quá xa lạ đối với con, một thanh niên hiện nay, ba cũng như những người cha người mẹ khác, là người chứ không phải là thánh, ba cũng biết thế nào là tha hóa, và ba có lý trí đủ mạnh để dừng lại đúng lúc.
Ba biết con cũng có quan tâm một tí về vụ ông “Nguyên Vũ’ mà hai ba con hay đùa nhau là ‘ba đã trở thành vĩ nhân rồi đó’ hay ‘con đã trở thành vĩ nhân rồi đó’. Ba cũng biết con không hề quan tâm hay hỏi ba về vụ ông ‘Hà Vũ’, ba khất con, để một ngày nào đó ba tìm hiểu thật đầy đủ, rồi ba sẽ tâm sự cho con nghe, ... Có một buổi nọ, con đã gián tiếp giúp ba một câu kết luận ‘Muốn diệt dục cũng là một cái dục nữa và là cái dục to nhất trong tất cả các loại dục’, con đã ảnh hưởng ba và có tiến bộ về triết học rồi phải không con? 
Ba cũng đôi khi đề cập đến Phật, Chúa, vài đấng khác - đến các vĩ nhân và những người bình thường cả giàu có lẫn nghèo khổ - không phải vì ba có tín ngưỡng, mà vì ba nghĩ là một con người của thời đại phải hiểu, đánh giá và áp dụng tốt những chân lý mà loài người đã tạo ra và phải cảm nhận tốt những gì đang xảy ra chung quanh mình.
Con đã khôn lớn, con cũng có tình yêu của riêng con, ba không ngăn cấm, là một sinh viên, con nên biết học tập là chuyện số một, con lớn rồi nên sẽ biết cân nhắc thế nào là kết hợp hài hòa giữa việc học tập, quan tâm đến gia đình/cha mẹ và tình yêu nam nữ, …
Ba cũng thú thật, ba là con người của tình yêu, ba luôn luôn có khát vọng tình yêu của một chàng thanh niên đầy ngớ ngẩn, ba cũng biết rung động mãnh liệt với những bóng hồng xa xôi, nhiều phụ nữ lắng nghe ba tâm sự trong blog mà có lúc họ thổn thức khóc hay cười tức bụng mà ít nhất ba đã tặng cho cô ấy ‘mười thang thuốc bổ’ đấy con à.
Ba có nói ‘ba không phải là muốn con lúc nào cũng phải học giỏi, mà chỉ muốn con học từ khá đến giỏi thôi’, vì học thì không chỉ học tại trường, học ở trường chỉ một, còn học ở đời phải gấp trăm gấp ngàn lần con à.
Ba cũng thú thật là ba không muốn làm giàu, ba không từ chối là ba cũng cần tiền, nhưng tiền đối với ba được hiểu theo một nghĩa khác, tiền đủ xài cho mình, cho mối quan hệ xã hội và giúp đỡ người khác lúc cần thiết thôi con à, tiền biết thế nào là thỏa mãn? Ba cũng không chê trách những người giàu/những tỉ phú, những người muốn làm giàu hoặc học làm giàu, ok, nhưng nếu họ suy nghĩ được như ông Steve Jobs ‘Cái chết là sáng tạo vĩ đại nhất của cuộc sống’ thì ba cũng mãn nguyện lắm rồi.
Con nhớ góp ý cho những bài ba viết nhé. Con có biết vì sao dạo này ba viết nhiều thế không, vì ba sợ không còn có nhiều cơ hội để viết nữa, nhưng dù ở thế giới nào, ba cũng sẽ luôn ở bên con. Ba biết là ba sẽ đi vào những đám mây, những tâm sự trong ‘bút ký ý niệm’ này là tài sản nho nhỏ mà ba để lại cho con, con hãy trân trọng giữ nó nhé.
B. Các nền tảng triết lý của nhân loại
(Các bạn đừng quá quan tâm đến chi tiết. Trước đây, để đánh giá về Lã Bất Vi và mối tình của Lã Bất Vi-Triệu Cơ, mình phải đối chiếu với các triết lý cơ bản, thế thôi).
Có các nền tảng triết lý cơ bản sau:
1.Triết lý Hi-La cổ đại
Triết lý Hi-La cổ đại đã được nhắc nhiều trong bài viết về Thần Dớt (entry 215), Cleopatra (entry 220), hay Triết lý cổ điển (entry 197.5)... Triết lý này là hạt nhân của Triết lý phương Tây và Mỹ La-tinh mà người ta nói rằng ‘không có lo-gic học và khoa học cơ bản của Hi-La cổ đại thì không có nền văn minh cơ giới ngày nay’. Đặc biệt là với triết lý này, tình yêu rất thoáng và rất lãng mạn nhưng không có hư vô tính như triết lý Tàu và thực dụng tính như triết lý châu Âu hay châu Mỹ. 
2.Triết lý phương Tây
Triết lý phương Tây (châu Âu, kể cả Nga) và Mỹ La-tinh sau này được phát triển từ lo-gic học (luận lý học) cổ điển, đặc trưng ở ‘Phép biện chứng’ từ Hegel, Marx, Lê-nin… Một phần khác được ‘biến chất’ thành triết lý về thân phận con người, triết lý hư vô hay chủ nghĩa cá nhân cực đoan ở Nietzche, Sartre, Heidegger, hay Jack London, Marquez, O. Henry, Hemingway (có người gọi là triết lý siêu thực hay chủ nghĩa hiện thực huyền ảo…, nhất ở ở Mỹ La-tinh, xem entry 197.3). Về tình yêu, các triết lý này đều lãng mạn hóa tình yêu, nhưng tình yêu đẹp là phải ‘tử’!, họ đề cao kiểu ‘tình chỉ đẹp khi còn dang dở’ như ở Shakespeare, Ai-ma-tốp, Tanizaki…, hình như trong thế giới phương Tây hiện đại, tình yêu được xem như là một công cụ hơn là một cứu cánh!, hay mới đây triết lý này còn ảnh hưởng vào triết lý Tàu (cả 3 người yêu của Khang Hi là Nghi Phi, Tát Dung Nhi và Tát Linh Nhi đều chết!).
3.Triết lý Hồi giáo (và Thiên chúa giáo sau này),
Triết lý Thiên chúa giáo thì thoáng hơn nhiều, tuy nhiên mình sẽ không đề cập đến nhiều trong blog này. Còn triết lý Hồi giáo có cạnh tranh với triết lý Hi-La cổ đại, nay người ta vẫn giành nhau ai là người có những phát kiến khoa học cơ bản trước công nguyên (TCN). Triết lý này có ảnh hưởng ít nhiều đến Trung Quốc, nhất là vào thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, khi mà ‘con đường tơ lụa’ hình thành nối liền các quốc gia Hồi giáo với Trung Quốc. Mình có sống chung với một người Hồi giáo trong 2 năm và tiếp xúc với một số người Hồi giáo từ Iraq, Malaysia…, họ rất ghét người Mỹ!, họ vẫn yêu say đắm, có thể ‘vượt rào’ (trừ phụ nữ), nhưng tình yêu của họ khép kín trong vòng lễ giáo rất nghiêm khắc, trong đó đàn ông có đặc quyền có nhiều vợ nhưng vai trò của phụ nữ còn nhiều giới hạn, có thể thấy phụ nữ vẫn phải ăn mặc quần áo dài, trùm mặt trong các trận đấu bóng chuyền hay bóng đá quốc tế…
4.Triết lý Ấn Độ
Triết lý Ấn Độ vô cùng sâu sắc (nhất là Phật học), những ý niệm như ‘vô thường’ hay ‘nhất thể’ đã thống trị tư tưởng của khoảng 1/3 nhân loại trong hơn hai ngàn năm nay, tuy nhiên, mình khó có thể nói gì nhiều về triết lý này, việc tìm hiểu là quyền của các blogger. Về tình yêu, các đại đức/thượng tọa thường viết sách hay đăng đàn nói về chuyện này. Tuy nhiên, mình có cảm nhận là là tình yêu nam-nữ và âm nhạc hình như là 2 loại ‘cấm giới’ của đạo Phật. Có thể xem xét trong toàn bộ truyện của hai nhà văn lớn Trung Quốc là Kim Dung và Cổ Long, trong mấy ngàn năm của chùa Thiếu Lâm, có thể có một số rất ít nhà sư ‘vượt rào’ và phạm vào sắc giới, nhưng tuyệt nhiên không có nhà sư nào biết đánh đàn, cụ thể là trong các tác phẩm của ‘nhà sư’ Phạm Công Thiện, hai chữ tình yêu và âm nhạc không hề xuất hiện…
5.Triết lý Tàu.
Triết lý Tàu vô cùng sâu sắc, có thể nói là đạt giải nhất về phiêu diêu tính và hư vô tính, nhưng mình không nói nhiều về triết lý này, vì thế giới là vô cùng rộng lớn. Triết lý Tàu (hay Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan…) rất mạnh dạn khi đề cập đến chuyện tình yêu nam nữ, có lẽ vì thế mà phim Tàu chiếm ưu thế trên các kênh truyền hình VN. Khác với thế giới phương Tây, người Tàu đặc biệt thần thánh hóa tình yêu, thậm chí quá lãng mạn hay siêu lãng mạn qua các câu chuyện tình của Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ-Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung-Doanh Doanh, Hứa Văn Cường-Trình Trình (trong phim ‘Bến Thượng Hải’)…


19 nhận xét:

  1. -Đúng, cháu có quyền nói, đó là suy nghĩ cá nhân của cháu, suy nghĩ riêng của cháu.

    Trả lờiXóa
  2. Trả lời
    1. Cám ơn bạn PĐ, không ngờ bạn lại trở thành 'nhà gom thơ học', hì..., cám ơn bạn nhé, chiều tốt lành.

      Xóa
  3. Bài lạ đó nha LB.
    Dù là thích hay không thích thì người được ai đó lưu lại cái tên của mình chắc cũng rất là cảm động và vui trong lòng, và người không được lưu tên thì cũng chẳng lấy đó mà so đo :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB thấy võ công của sư thái rất là cao siêu, hôm nào tiểu bối đến thỉnh giáo, nhờ sư thái chỉ cho vài chiêu Nga Mi kiếm pháp nhé, xin cám ơn trước, trân trọng.

      Xóa
  4. Chào anh
    Tại sao chúng ta đều thích ăn các món nấu đông tay kim cổ trên toàn thế giới, vậy mà chúng ta luôn tránh né những tư tưởng đông tây kim cổ nhỉ ? Người theo đạo Phật thì không việc gì phải đọc Kinh Thánh, người theo đạo Thiên Chúa giáo thì không việc gì phải đọc 12 bộ kinh Phật thuyết pháp ...
    Con người vốn vậy, biết phải làm sao ?
    Khi cái TÔI chưa hoàn toàn nhất quán cùng với vũ trụ muôn vật thì cái TÔI ấy chưa bao giờ gọi là hoàn thiện , thưa anh ...
    Thân mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB không hiểu!, híc...
      LB không nghĩ gì xa xôi, LB chỉ viết mấy tâm sự đang nghĩ trong đầu thôi, ngày mai lại nghĩ cái khác, hì...
      Cám ơn bạn TC, chiều an bình.

      Xóa
  5. Lúc không được bình tĩnh, con có thể đối xử với người lớn như vậy, nhưng khi ra đời thì thiệt hại lắm con ạ, chính ba cũng có lúc đã từng bị thê thảm vì điều đó, phải biết kiên nhẫn con ạ, ba cũng đang rèn luyện cải thiện dần đây nè…

    Điều này MTV cũng phải học nhiều LB ơi,

    Con có biết vì sao dạo này ba viết nhiều thế không, vì ba sợ không còn có nhiều cơ hội để viết nữa, nhưng dù ở thế giới nào, ba cũng sẽ luôn ở bên con. Ba biết là ba sẽ đi vào những đám mây, những tâm sự trong ‘bút ký ý niệm’ này là tài sản nho nhỏ mà ba để lại cho con, con hãy trân trọng giữ nó nhé.

    Đọc đoạn này LB làm MTV nhớ Ba quá, hic hic. Bắt đền LB thật đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, người cha/mẹ nào cũng muốn có (những) đứa con 'ngoan', hiểu mình, kế thừa sự nghiệp của mình...
      Ba của MTV sao? MTV kể sơ cho LB nghe đi.
      Cám ơn MTV nhìu. Chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
    2. "Có khi nào rời xa, có chứ em ơi!
      Đó là khi mùa thu cách quá xa xôi
      Đó là khi lá vàng ngập tràn đôi mắt
      Đó là khi phòng vắng, chỉ bóng ta ngồi"

      Xóa
    3. mua thu vang Yesterday 10:10 PM1
      Reply
      Lá vàng rụng khắp lối xưa
      Mùa thu xa cách như vừa hôm qua
      Gác khuya phòng vằng riêng ta
      Là khi mình sẽ rời xa xa rời

      Chúc LB đêm ngủ ngon ạ

      Xóa
  6. "Mình cũng cảm nhận là trong số các blogger, có khoảng 70% thích mình và 30% không thích mình." - trong 70% đó, có em đấy nhé. Hì.
    Kết luận này của anh làm em nhớ đến điều mẹ em dạy trước đây:
    - Con phải biết là trong cuộc sống, không phải ai cũng yêu quý con, dù con hết lòng với họ. Và ngược lại, cũng không phải tất cả mọi người đều ghét con, vì con chưa quan tâm tới họ. Cũng không phải tất cả mọi người đều dửng dưng với con như người dưng qua đường. Con hãy sống sao cho trong cuộc sống, cứ 10 người con quen biết thì trong đó có 3 người thật lòng với con, 3 người có thể ghét con, 2 người khác đối xử bình thường và 2 người tỏ ra dửng dưng với con.
    Ta là ai trong mắt người khác không phải là quá quan trọng. Quan trọng, ta là Ai đối với chính cuộc đời mà cha mẹ và tạo hóa đã ban cho ta.
    Bức thư gửi con trai anh viết, rất tuyệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui chao ơi, LB quên mất chiết gia LV của LB rùi, vì mấy bữa nay LB kg vào nhà LV được!, LV qua nhà LB xem lại nghen.
      Cám ơn lời bình đầy thực tế và tình cảm của LV.
      Chiều ngọt ngào nghen, trân trọng.

      Xóa
  7. Trả lời
    1. Hề.. hề..., tím được LB cưng quá chời à, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  8. Em mới đọc được một nửa, mai trở lại.
    Anh viết triết lý quá. Em đọc cũng thấy hơi nặng đầu. hihi.
    Thôi thì luôn cẩn trọng hả anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BM chỉ đọc phần "chữ to" mà thôi, phần chữ nhỏ nếu thích thì đọc.
      Cám ơn BM nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  9. em ghé thăm anh...
    anh thật hp ngoài những nỗ lực của bản thân, sự hiểu biết từ trường học- trường đời thì bên a có những ng luôn hướng những điều tốt đẹp để hôm nay có một NGLB như mọi ng đã thấy- và "cậu bé" trong "thư gửicon trai" cũng thật hp có một ng cha rất quan tâm và dành tình cảm, thời gian, sự chăm lo rất nhiều mọi lúc mọi nơi cho "thượng đế" (như có lần anh đã gọi như vậy) em tin là cậu ấy sẽ có những tính cách hay từ ng cha của mìh truyền sang- và sẽ hiểu những điều NGLB viết. chúc mọi điều tốt đẹp luôn đến với anh và những ng thân của NGLB nhé.một ngày tràn đầy niềm vui nhé anh-
    em gái mưa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "cậu bé" trong "thư gửicon trai" cũng thật hp có một ng cha rất quan tâm và dành tình cảm, thời gian, sự chăm lo rất nhiều mọi lúc mọi nơi cho "thượng đế" (như có lần anh đã gọi như vậy)
      Ui, Mưa nhớ bài viết 'Lệnh bà xã' của anh quá hén, thank em nghen; ở đời có 3 lệnh:
      1-Lệnh bà xã
      2-Lệnh 'thượng đế', và
      3-Lệnh thiên thần bé nhỏ.
      Hề.. hề... hề...

      Xóa