Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

443. Tìm hiểu về vấn đề tâm linh

LTS: Bài viết này đang được chỉnh sửa.

1. Mở đầu
LB viết để tự học, trước đây LB biết rất ít về Kinh Dịch, Thần Dớt, Napoleon, Khang Hi, Hòa đại nhân, Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân, sư Tuyên Hóa…, nhưng sau khi tìm hiểu mỗi vấn đề khoảng một buổi, LB sẽ biết khá... hơn, sorry.
Cách đây vài hôm, để hiểu về cuộc xung đột Mỹ-Syria, LB mới bắt tay vào tìm hiểu về đạo Hồi, từ đó tòi ra việc phải tìm hiểu về ‘thần học’ và 'vấn đề tâm linh’. 
Vì Goethe có nói rằng ‘lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi’, nên LB - một bộ óc tự do với đầy khát vọng tiếp thu cái mới - thiết nghĩ rằng mình không đến nỗi hiểu quá kém so với một vài bạn thân với thành kiến có sẵn trong đầu, hì.. hì…
Và việc tự tìm hiểu này của LB là hoàn toàn không dính líu đến các tôn giáo, mà LB nhìn vấn đề tâm linh bằng cách soi qua một chiếc lá bàng vô danh, có gì xin các bậc tiền bối thứ lỗi cho.
2. ‘Biết chết liền’
Chiều hôm qua, LB gặp 3 người đều tốt nghiệp đại học, LB hỏi:
-Tâm linh là gì?
-(Tất cả đều im lặng, có nghĩa là họ hầu như… không biết gì)
LB mới chạy qua nhà cụ Google, ối giời ơi, để tìm hiểu về tâm linh, người phải phải đọc của Bohr, Darwin, Einstein, Faraday, Freud, Galiléo, Heisenberg, Jung, Maxwell, Newton, Nguyễn Hoàng Phương, Otto Levy, Tiền Học Sâm (cha đẻ của tên lửa Tàu), Trịnh Xuân Thuận, Vasiliev - Naumov - Sergeyev (Viện sinh lý học Liên Xô)… mà các blogger thân quen của LB nếu ‘biết chết liền’.
…Trong vòng 30 năm nay, đại khái là kể từ việc nghiên cứu ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’ của Nguyễn Hoàng Phương đến vụ ‘Thiền sư Thích Nhất Hạnh được bình chọn (ngày 11/3/2011) là 1 trong 100 nhà tâm linh có ảnh hưởng nhất thế giới’, thuật ngữ ‘tâm linh’ được nở rộ ở Việt Nam.

3. ‘Tâm linh’ là gì?
Thế thì ‘tâm linh’ là cái gì nhỉ? Để tránh chuyện trả lời ‘biết chết liền’ do câu hỏi quá khó, sau khi tìm hiểu, LB tạm viết ban đầu như sau:
Tâm linh (spirit), hay thế giới tâm linh, là một thế giới nằm ngoài khả năng nhận thức của con người, vì thế nó không-chứng-minh-được và có thể có tính chất ‘tưởng tượng’, ‘thần thánh’ hay ‘bình thường’.

Để dễ hiểu, các blogger có thể theo dõi 'Chu trình tư duy' của con người dẫn đến vấn đề tâm linh như sau:
Chưa hiểu -> tưởng tượng -> thần thánh (tâm linh) -> hiểu rồi -> bình thường -> chưa hiểu (tiếp)
Ví dụ: Bạn có thể từ một ‘hai lúa’ trở thành nhà bác học theo các cấp độ sau đây:
Cấp độ 1: không biết tại sao người ta có thể trở thành nhà bác học?
Cấp độ 2: mơ ước được trở thành nhà bác học hay vĩ nhân (tưởng tượng/hoang tưởng)
Cấp độ 3: tôn sùng mấy nhà bác học hay vĩ nhân như thần thánh 
Cấp độ 4: trở thành nhà bác học (nếu được)
Cấp độ 5: chỉ là 'chuyện thường ngày ở huyện’.
4. Các định nghĩa khác
Chắc các bậc tiền bối không hài lòng với định nghĩa đơn giản trên, vậy hãy xem các định nghĩa khác về tâm linh của lão bá tánh nhé (xem chi tiết ở phần bổ sung bên dưới):
1-Tâm linh là (việc) con người có thể cảm nhận được một thế giới khác ngoài cái thế giới mà họ đang tồn tại (= = a day *)
2-Tạm hiểu tâm linh là niềm tin vào thế giới siêu hình như ma, quỷ, thần, thánh, ông bà tổ tiên... (AND)
2b-Đời sống tâm linh: Sống có sự tin tưởng ở sức mạnh vô hình (Đó là đấng tối cao như Chúa, Phật, Trời, (hay) Thánh, Thần, ma, quỷ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện thực của con người (Dang L).
3-Theo quan niệm của riêng bản thân tôi thì... nói về "bên trong" con người thì có 3 phần: lý trí, tình cảm, một khoảng không khác… Nay xin mạn phép bạn, để được gọi nó là... "Tâm Linh" (Chom sao nhan ma)
4-Tâm linh là vấn đề khoa học chưa chứng minh được nhưng vẫn tồn tại trong cuộc sống…, trong hiến pháp gọi là tín ngưỡng (Canh me)
5-Tâm linh, đôi khi còn được dùng là "thế giới tâm linh" để chỉ tính cách của nó khác với thế giới thực tiễn hay khoa học (dangphuong)
6-…Nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này (Egal)
7-Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm (Nguyễn Đăng Duy)
8-Tâm linh là cuộc sống theo chiều sâu, trong chiều sâu tối thượng (Osho)
9-Tâm linh là một sự cảm nhận và giao thoa với thế giới vô hình (Tinahv)
10-Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh (Tinh Tiến)
11-Tâm = tim, tấm lòng, nội tâm, linh = linh hồn, tâm linh là 1 ngôn từ mà thế giới duy vật chưa chứng minh được (tony dang)…
-Ngoài ra, còn có: 
12a-'Trong chữ tâm linh ta phân tích như sau:
+ Tâm: nghĩa là tâm thức của mỗi con người, thuộc về phạm trù tinh thần, chứa những gì gọi là nhận thức của bạn về thế giới xung quanh + những quyết định của bạn.
+ Linh: nghĩa là linh ứng, sự tác động một cách có ý nghĩa của tâm lên thế giới vật chất bên ngoài' (Cộng đồng ánh sáng VN)

12b-Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này… Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc… Tôi nghĩ rằng nếu người ta vẫn cứ là người không tin vào tâm linh thì cũng không tai hại gì, nhưng khi người ta là một phần của nhân loại, còn là một con người thì người ta vẫn cần đến tình cảm của con người, lòng từ bi của loài người (Dalai Lama)
12c-Bạn có thể gọi đây là tín tâm, nhưng tôi không thực sự muốn diễn tả đó là tín tâm mà tôi muốn gọi đó là tâm chí thành… Bạn có thể chia sẻ tình yêu thương chân thật và những suy nghĩ tích cực với mọi người bởi vì bạn có được đời sống tâm linh trong chính bạn.  (Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
12d-Từ ngữ ma quỷ cám dỗ ngụ ý là người đó không tự chủ được mình, không kiểm soát được tư tưởng hành vi của mình, họ luôn hành động theo lòng tham, theo tư dục để thỏa mãn sự cảm thọ của thân xác. Vậy sống tỉnh thức là sống một cách tự chủ,kiểm soát được tư tưởng,nhờ đó mà tránh được nhiều tai ách… Vậy lòng tham thuộc về tâm linh con người (Trần Văn Sang).

Trong 11 định nghĩa này, định nghĩa 2 là dễ hiểu nhất, định nghĩa 5 và 6 là tương đối tốt, còn định nghĩa 8 của triết gia Osho là rất khó hiểu, hì.. hì...
5. ‘Thần giao cách cảm’ có thuộc về thế giới tâm linh không?
Thế thì chuyện ‘thần giao cách cảm’ hay 'giác quan thứ sáu’ có thuộc về thế giới tâm linh không? Thiết nghĩ rằng không.
Ví dụ như:
-Một người nào đó có thể đoán trước là khách sẽ đến nhà,
-Một người nào đó ở rất xa nằm mơ biết trước là người thân của mình chết chính xác vào giờ/ngày nào,
-Nghiêm Tân từ xa có thể làm biến đổi kết cấu phân tử của "dung dịch tinh thể định hướng" có tính ổn định rất cao,
-Nina Kulagina (Liên Xô cũ) đã nhiều lần thực hiện được việc di chuyển đồ vật theo những hướng khác nhau,
-Otto Levy (Áo) bị bệnh mộng du mà viết ra bản thảo ‘cơ chế chuyển giao thông tin ở sináp thần kinh’ và đạt giải Nobel,
-Trương Xuân Huy phát công trị bệnh đau thần kinh tọa cho Từ Tuấn Dân,
-Volodia Durov (Liên Xô cũ) ra lệnh bằng tư tưởng cho con chó Mars ở xa ông chục cây số sủa đúng 14 lần,
-Youri Geller làm dừng thang máy ở một cửa hàng bách hóa, làm dừng đồng hồ Big Ben Luân Đôn vào lễ giáng sinh năm 1989 (theo 'chungta.com')…
Rõ ràng là năng lực này nằm trong phạm vi khả thi của con người, mặc dù đó là các con người đặc biệt (thậm chí có những con thú có năng lực cảm ứng với môi trường bên ngoài tốt hơn mấy người đặc biệt này rất nhiều), có thể cho là hiện nay con người tiếp cận thế giới bằng không gian 4 chiều là Ox, Oy, Oz và Ot, nếu thêm 1 chiều 'giác quan thứ sáu' nữa là Og thì cũng không có gì là lạ, nên không thể xếp chuyện 'thần giao cách cảm' thuộc lĩnh vực ‘tâm linh’ theo đúng nghĩa của từ này.
  
6. Nhận định về vấn đề tâm linh
(dịch thoáng: Hãy bỏ đi cái ý nghĩ muốn trở thành một người khác, vì bạn đã là một kiệt tác của tạo hóa, bạn không thể cải biến được nó, mà chỉ tiếp cận nó, hiểu nó và nhận thức được nó - Osho). 
Đọc một số tư liệu trên mạng, LB thích các nhận định dưới đây về vấn đề tâm linh:
-Tâm linh là cuộc sống theo chiều sâu, trong chiều sâu tối thượng... Bạn định tâm tại chính bản thể mình. Nhưng bạn có thể sống ở chu vi, tự do đi mọi nơi - vẫn còn ở tại trung tâm. Đồng nhất của bạn là tại trung tâm. Bạn biết mình là ai. Thế thì không có vấn đề gì, dù là bạn hưởng thú thức ăn, bạn tận hưởng quần áo, bạn tận hưởng ngôi nhà đẹp, bạn tận hưởng âm nhạc, hội hoạ. Không có vấn đề gì. Không cần phải từ bỏ nó... Với tôi tâm linh là sống một cách toàn bộ, mãnh liệt, đốt cháy ngọn đuốc của bạn từ cả hai đầu. Vẫn còn nhận biết về trung tâm của bạn, không bao giờ để mất nhận biết về bạn là ai dù một khoảnh khắc. Thế thì chẳng thành vấn đề bạn ở đâu (triết gia Osho - oshovietnam.net).
-Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được" (Alizabeth Kubler Ross - vn.answers.yahoo.com).
7. Kết luận
Việc thần thánh hóa các hiện tượng tâm linh, nói ngắn gọn, là tương tự như việc người ta cho Quan Công hay Trần Hưng Đạo là thần thánh vậy…
Người ta đã và đang tìm mọi cách để chứng minh là ma có thật hay không, hay thần thánh có thật hay không? Nhưng khi chứng minh thì loài người vẫn phải bị rơi vào một vấn đề ‘tiến thoái lưỡng nan’ khác phức tạp hơn, vì: nếu có ma hay thần thánh thì thế giới độc thần không thừa nhận, ngược lại, nếu không có ma hay thần thánh thì các thế giới tâm linh còn lại sẽ bị sụp đổ.
Ngoài ra, vì Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Thiên Đình tồn tại ở… vô cực nên dĩ nhiên là con người vĩnh viễn không bao giờ tiếp cận được.
...Và dĩ nhiên, không có định nghĩa nào có thể bao hàm hết cái tinh túy của 'tâm linh, một cách trực quan, tâm linh có thể phân ra làm 2 loại: 'ngoại-thần' và 'nội-thần', trong đó ngoại-thần là đức tin vào thần thánh ở bên ngoài, còn nội-thần là đức tin vào 'thần thánh' bên trong/tìm ra cái bản ngã tự do tự tại của con người (như các thiền sư đã và đang làm). Nhưng cuối cùng, khi ai đó trở thành 'đấng giác ngộ' hay 'nhập với vũ trụ làm một' thì sự phân biệt ngoại/nội về tâm linh sẽ tự khắc không tồn tại nữa.
Cuối cùng, chúng ta hãy:
'trăm nghe không bằng một thấy,
trăm thấy không bằng một… sờ,
trăm sờ không bằng một làm,
trăm làm không bằng một hiệu quả, và
cái gì tai nghe mắt thấy nhiều lần mới tin, 
cái gì chắc chắc mới làm,
mà đã làm thì phải làm cho có chất lượng,
người nào có nhân cách rõ ràng thì mới yêu
mà đã yêu thì phải yêu rực lửa
và... yêu suốt đời
HẾT.
--------------------
1.Bổ sung:
Nguồn: ‘vn.answers.yahoo.com’ (nick được sắp xếp theo thứ tự A, B, C từ ‘a day’ đến ‘yeu hoa’):
-Tâm linh là (việc) con người có thể cảm nhận được một thế giới khác ngoài cái thế giới mà họ đang tồn tại (= = a day *)
-Tạm hiểu tâm linh là niềm tin vào thế giới siêu hình như ma, quỷ, thần, thánh, ông bà tổ tiên... (AND)
-Theo quan niệm của riêng bản thân tôi thì... nói về "bên trong" con người thì có 3 phần:
lý trí, tình cảm, một khoảng không khác. Lý trí và tình cảm chiếm hầu hết phần "diện tích". Việc lý trí hay tình cảm chiếm bao nhiêu thì... còn tùy từng người. Nhưng, vẫn còn một diện tích rất nhỏ, nhỏ đến mức... có thể bị quên lãng đi. Đó là khoảng không sâu thẳm, mờ ảo... Nó có thể bị quên đi, nhưng vẫn tồn tại sừng sững, âm thầm nhưng mãnh liệt tác động vào bản thân chúng ta, từ từ... Trước đây tôi luôn muốn tìm một cái tên gì đó để chỉ khoảng không đó, nhưng mãi vẫn không thấy hợp. Nay xin mạn phép bạn, để được gọi nó là... "Tâm Linh" (Chom sao nhan ma)
-Tâm linh là vấn đề khoa học chưa chứng minh được nhưng vẫn tồn tại trong cuộc sống…, trong hiến pháp gọi là tín ngưỡng (Canh me)
-Tâm linh là phía bên kia của vật chất, … loại năng lượng và cuộc sống tồn tại bên ngoài tầm nhìn kỹ thuật hiện tại của chúng ta… (cathuuta)
-Đời sống tâm linh: Sống có sự tin tưởng ở sức mạnh vô hình (Đó là đấng tối cao như Chúa, Phật, Trời, (hay) Thánh, Thần, ma, quỷ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện thực của con người (Dang L)
-Tâm linh, đôi khi còn được dùng là "thế giới tâm linh" để chỉ tính cách của nó khác với thế giới thực tiễn hay khoa học… Tâm linh hoàn toàn nằm trong con người ở một góc sâu thẳm nào đó. Tâm linh bao trùm cả tôn giáo (dangphuong)
-Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội…) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này (Egal)
-Tâm linh là một sự cảm nhận và giao thoa với thế giới vô hình (Tinahv)
-Tâm = tim, tấm lòng, nội tâm, linh = linh hồn, tâm linh là 1 ngôn từ mà thế giới duy vật chưa chứng minh được (tony dang)
-Với Freud (1856-1939), đó là vô thức, tuy vô thức của Freud chú ý đến phần dưới sâu hơn (của vô thức). Với Jung (1875-1961) đó là vô thức tập thể, ở đây ông và những người sau ông chú trọng đến phần cao, chiều cao của vô thức hơn. Với Erich Fromm (1900-1970), đó là bản tính thâm sâu của con người. Với A. Maslow (1908-1970), có ý niệm “thực thể”, sự “tự thể hiện mình”. Với R. Assagioli (1888-1974), đó là “cái siêu thức” (nghĩa là cái vượt khỏi ý thức), “siêu cá nhân” ([yêu] hoá./.)
và ‘chungta.com’:
-(Chúng ta đều hiểu) "tâm" như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện, như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn... tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần. "Linh" hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực "vật chất" lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. Tác dụng ấy hay hiệu lực ấy có cường tính không giới hạn nhưng cơ chế của nó lại nằm ngoài, thậm chí thường khi mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày, tri thức phổ biến, quy luật thực nghiệm và nguyên lý khoa học. Do đó "linh" thường làm ta hoang mang trước sự lựa chọn: hoặc thực kiện tai nghe, mắt thấy, hoặc, nói chung, tri thức mà ta đã tích tập. Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh (Tinh Tiến)…
2.Một số tài liệu có liên quan:

5 nhận xét:

  1. LB mới chạy qua nhà cụ Google, ối giời ơi, để tìm hiểu về tâm linh, người phải phải đọc của Bohr, Darwin, Einstein, Faraday, Freud, Galiléo, Heisenberg, Jung, Maxwell, Newton, Nguyễn Hoàng Phương, Otto Levy, Vasiliev, Naumov, Sergeyev (Viện sinh lý học Liên Xô), Tiền Học Sâm (cha đẻ của tên lửa Tàu), Trịnh Xuân Thuận… mà các blogger thân quen của LB nếu ‘biết chết liền’.
    …Trong vòng 30 năm nay, đại khái là kể từ việc nghiên cứu ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’ của Nguyễn Hoàng Phương đến vụ ‘Thiền sư Thích Nhất Hạnh được bình chọn (ngày 11/3/2011) là 1 trong 100 nhà tâm linh có ảnh hưởng nhất thế giới’, thuật ngữ ‘tâm linh’ được nở rộ ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề tâm linh em cũng tìm hiểu nhiều nhưng hôm nay sang nhà anh LB đọc bài viết của anh lại thêm mở mang tầm hiểu biết.
    Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, đó là tâm linh, như Các tín ngưỡng, tôn giáo, các phép thuật, bói toán, tử vi, phong thuỷ, ngoại cảm……
    Theo em, vấn đề tâm linh hoàn toàn không phải là những vấn đề sai hay ngộ nhận của con người. Người công giáo cứ việc tin rằng Đức Mẹ sinh ra chúa Giê su mà vẫn đồng trinh, người Hồi giáo cứ tin rằng không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật không trong sạch, người ấn độ giáo cứ tin rằng không được ăn thịt bò vì bò là con vật thiêng liêng, người nông dân Việt Nam cứ tin rằng ngày tốt phải là ngày âm lịch chẵn, còn ngày âm lịch lẻ thì phải kiêng (xuất hành, kinh doanh, vv.) vì là ngày xấu. Đối với những người không tin thì đó có vẻ là những điều ngớ ngẩn, nhưng đối với những người tin thì đó lại là những điều thiêng liêng, huyền bí.
    Những câu hỏi về tinh thần, tâm thức, tâm linh, linh hồn... trong xã hội ngày nay càng được quan tâm, trăn trở nhiều hơn, dù khoa học ngày càng phát triển, con người lại tìm về tâm linh nhiều hơn. Đó chính là lúc ta lắng đọng, suy tư và khẳng định cái quyền làm người của mình ở mức cao nhất - là quyền hướng thiện, sống tốt hơn với cái nhân của ta, khám phá vô tận những giá trị tinh thần của ta để rồi chúng ta có một cuộc sống mà “Thân thể biết tới hoan lạc, tâm trí biết tới hạnh phúc, trái tim biết tới niềm vui, còn linh hồn biết tới phúc lai” và “một cái chết siêu thoát rồi lại trở về với sự sống tươi đẹp”
    Mãn phép chia sẻ với anh mấy điều hạn hữu như vậy, xin anh chỉ giáo thêm nhé. Cảm ơn anh nhiều

    Trả lờiXóa
  3. Vâng, những nhận định của blogger Egal hay lắm, mình đã chọn qua định nghĩa số 6 nói trên.
    Mình đồng ý với với quan điểm của bạn.
    Về cá nhân, với: 1. tưởng tượng, 2. thần thánh và 3. bình thường, mình chọn số 3: mình thích đứng trên mặt đất, hihi...
    Bạn bình tuyệt vời, cám ơn rất nhiều, ngày mới tốt lành.

    Trả lờiXóa
  4. Ôi nhiều chữ For lười đọc quá anh LB ơi...thăm anh Trung Thu vui vẻ nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB tham gia 'hát karaoke' với cuộc đời tí, rồi ta lại về... nhà măm măm pún riêu, hì...
      Cám ơn tiểu sư muội nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa