Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

463. Phiếm thần luận: Biết chết liền!

Trước khi đi vào nội dung chính, LB cũng xin tâm sự tí. Số là LB có đi giảng triết, chủ yếu là cho người lớn tuổi (thầy giáo/kỹ sư - adult training) thuộc các dự án của UNDP, WB, Bộ giáo dục Hà Lan…, lai rai được 16 năm, từ 1986 đến nay. LB có viết một số entry về ‘tâm linh’, rồi nó lan dần sang chuyện bất tử/tôn giáo, mình ngại quá.
LB gặp từ ‘phiếm thần luận’ đã lâu, nhưng mới gặp lại ngày hôm qua, khi ông Einstein phát biểu rằng ‘Tôi không phải là một người vô thần, và tôi không nghĩ tôi có thể gọi mình là một người phiếm thần luận’, chắc với ý nghĩa là ông xem vũ trụ là ‘thượng đế’ với các quy luật vận động của nó (như định luật vạn vật hấp dẫn hay định luật của thuyết tương đối chẳng hạn), nhưng 
triết gia mà được ông thích có lẽ là Spinoza!, vậy Spinoza là ai? Vì các vấn đề trên mà LB mới viết bài này.
Và khi chuẩn bị viết, có ‘duyên’ được biết entry ‘Trại Vô Thần’ của tiến sĩ triết Trần Kiêm Đoàn, LB mới biết là các bài viết của mình không phải là nói về tôn giáo, mà là một khát vọng tự tìm hiểu, tự khám phá (self-discovery).
Lưu ý rằng bài viết này chỉ để thư giãn với các blogger thân quen và chỉ ‘có giá trị tham khảo’.
*
Trước khi đi vào ‘phiếm thần luận’, LB cũng xin nhắc lại một số thuật ngữ như: vô thường, vô vi, hư vô, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, thuyết phiếm thần…, mà các cháu sinh viên và con của LB bảo là ‘biết chết liền!’, hihi…., 'tạm hiểu' như sau:
-vô thường: các blogger hay dùng từ ‘bốc hơi trong vòng một nốt nhạc’: nó đấy.
-vô vi: ông Lão Tử (hay Trang Tử) thường mang giày rơm, sống một mình ở nơi yên tĩnh, không nhúng tay vào chuyện của thiên hạ: nó đấy.
-hư vô: Trịnh Công Sơn viết ‘Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo’, hay Thanh Tùng viết ‘trả về hư không, giọt nắng bên thềm’: nó đấy.
-chủ nghĩa hiện sinh: Trịnh Công Sơn dẫn ta vào một thế giới ‘cát bụi mệt nhoài’ hay ‘cuộc đời mỏi mệt’, rồi anh ‘xin úp mặt bùi ngùi’: nó đấy. 
-chủ nghĩa thực dụng (đúng hơn nên gọi là ‘chủ nghĩa hiệu quả’!): chắc các bạn đã biết câu ‘Khách hàng là thượng đế’: nó đấy.
-phiếm thần luận: xem chi tiết bên dưới.
Cái gì đơn giản nhất là cái trí tuệ nhất, thực tế hơn lý thuyết đến… 1000 lần, vì vậy các blogger chớ chê mấy dòng giải thích bình dân của LB nghen, hihi…
*
Phiếm thần luận là cái gì? Mệt thật.
LB thường nói chuyện với mấy con thú và cây cỏ như là con người (trích ‘Thư gửi con trai’, entry 84): ‘Con có biết tại sao ba yêu những con cá bơi lội trong hồ, con có biết tại sao trước khi đi công tác, ba thường nói thầm với mấy con cá là:
-‘Ở nhà chơi vui vẻ nghe con, ngoan nhé, đừng buồn nhé’,
hay khi về nhà ba nói với mấy con cá là:
-‘Ở nhà có vui không con, đói không con, tha lỗi cho ba nhé’, hay
-‘Gì mà đòi ăn hoài vậy con? Để tí nữa nhé’.
rồi ba lấy thức ăn bỏ cho cá ăn, đó là vì ba nghĩ đến con’.
Thực ra, nói nôm na, ‘Phiếm thần luận’ hay ‘Thuyết phiếm thần’ là việc các vật (như núi sông, cây cỏ hoa lá…), hoặc là có linh hồn hay có thần do ta ‘ban’ cho chúng, hoặc giả định là nội tại của chúng có ‘linh hồn’, rộng hơn, có người cho rằng tạo hóa là ‘ông trời’ hay là ‘thượng đế’- một đấng sáng tạo kỳ diệu nào đó.
*
LB nói là hôm nay có ‘duyên’ là vì sao?
Đó là việc LB qua nhà anh Phu Đoan, vô tình ‘làm quen’ được ông Trần Kiêm Đoàn với bài viết ‘Trại Vô Thần’. LB thấy rất phấn khởi, vì, thiết nghĩ rằng, mấy thầy mà đi học ở Nga (Liên Xô cũ) về thì nay… hơi bị thiếu thông tin (chẳng hạn về triết Đông hay triết Tây, xem dưới), hơn nữa, việc được tiếp cận với một nhà nghiên cứu triết học biết tốt tiếng Anh (như là người bản xứ) là một điều quý hiếm và quý. 
‘Trại Vô Thần’:
Hiện nay, ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác, nhiều bậc phụ huynh đã gửi con vào các nơi gọi là ‘Trại Vô Thần’ để chúng tự phát triển tư duy độc lập một cách tự nhiên mà không bị nhào nặn bởi các thứ triết lý giáo điều có sẵn. Thiết nghĩ dây là một quan điểm… đúng, vì với cách đào tạo như vậy, các sinh viên ở đây có tư duy triết học rất tốt.
Ví dụ ở Mỹ có Trại Vô Thần (Camp Quest) ở Grass ValleyCalifornia, với câu cổ động treo ở cổng trại là: ‘Đừng tin ở Thượng Đế. Hãy tham gia vào Hội’ (Don’t believe in God. Join the Club) và Tôn chỉ (motto) của họ là: ‘Sống tốt hơn, giúp nhiều hơn và tỉnh thức hơn’ (Live better, help often, and wonder more). 
Họ có nhiều giải thích rất hợp lý cho mục đích của ‘Trại Vô Thần’:
-‘Đa số những phụ huynh có con em tham gia Trại Vô Thần đều là những ‘cựu tín đồ’ của các tôn giáo lớn. Họ đều có mẫu số chung rằng là: Họ đã từng bị trói buộc bởi những tín điều hẹp hòi, nửa vời và khắc nghiệt do những người có thế mạnh giáo quyền trong tôn giáo của họ. Những người nầy đã kéo hình tượng và khái niệm cao cả cùng tột của Thượng Đế xuống thấp ngang tầm với lòng tham lam, tính hiếu thắng và khát vọng quyền lực của họ. Người đồng đạo bị áp bức phải ly khai đi tìm một thế giới mới, trái ngược với thế giới cũ đầy tiêu cực của những người núp bóng Thượng Đế và Thần Thánh. Giới phụ huynh muốn thế hệ con cháu của họ sẽ độc lập vươn lên trong tự do. Gởi con cái đến Trại Vô Thần trong thế giới Âu Mỹ đang là một sự thử nghiệm hơn là một sự khẳng định rạch ròi về Thượng Đế và Thần Linh’.
-'Chúng tôi là những người vô thần vì không tin có Thượng Đế. Hiện nay có 60 triệu người trong tổng số 310 triệu người Mỹ không theo tôn giáo nào cả'. 
-‘Nói như Stephen Hawking là không có Nguyên Nhân Đầu Tiên và cũng chẳng có Ai Tự Mình hiện hữu rồi sáng tạo ra muôn loài cả. Tất cả đến từ Không. Tất cả đều do tình cờ hay các điều kiện bột phát tự hợp nhau mà có. Rồi tất cả lại hoàn không. Ha, ha , ha… chúng tôi chọn lối nghĩ Vô Thần là vì thế’.
-‘Zen Master của Nhật Bản, thiền sư Yoka Shitai, có một nhận xét thú vị rằng… Con người không phải là bộ máy chỉ thuần vật chất và cũng chẳng phải là bóng ma để chỉ có tinh thần. Tâm vật tương quan, nên tự quy con người vào một thế cực đoan như duy tâm, duy vật, hữu thần, vô thần…  thường là trò chơi phù phiếm nhằm thỏa mãn sự cố chấp của tri thức, sự vọng tưởng của ngã mạn, hoàn toàn không có thật’…
*
Bài viết của ông Trần Kiêm Đoàn có ít nhiều giúp LB về vấn đề dưới đây:
-Ông Einstein thích ‘Phiếm thần luận’ và ông cho rằng ‘Phật giáo chứa đựng nhân tố mạnh mẽ hơn nhiều của tính tôn giáo vũ trụ’?
-Trước đây, LB có đọc một số tài liệu nói rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo, tại vì họ không có ‘Thượng đế’ và ‘mặc khải’?

LB xin trích ra đây vài đoạn có liên quan:
'Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 20 tôn giáo lớn có tín đồ từ 2 tỷ cho đến 1 triệu người và khoảng 350 giáo phái. 
Nhưng nhìn chung, mục đích của tôn giáo nào cũng chỉ có ba điều: 
-Thứ nhất là cần được giải thích để hiểu ai đã tạo ra sự sống và khi chết đi về đâu. 
-Thứ hai là phải sống như thế nào cho hay cho đẹp khi còn sống.
-Thứ ba là có một nơi yên nghỉ an lành sau khi chết.
…‘Phật giáo là một tôn giáo Vô Thần’ - (Atheist Religion), một hình thái ‘tôn giáo’ có tín điều ngược lại với một hệ thống tôn giáo cổ truyển và quen thuộc. Nghĩa là không tin có một Thượng Đế hay một đấng thần thánh nào cả...
…‘Đạo Phật không tin có một vị thần sáng tạo ra muôn loài muôn vật nên cho rằng đạo Phật ‘vô thần’ cũng sai mà ‘hữu thần’ cũng không đúng'.
...Phật giáo là một tôn giáo không theo định nghĩa kiểu phương Tây như thế: ‘Tôn giáo là có đức tin và thờ phụng đấng siêu việt toàn năng như Thượng Đế hay các vị thánh thần’ (It’s the belief in and worship of a superhuman controlling power, esp. a personal God or gods).
…Đạo Phật là một tôn giáo đúng nghĩa vì có một hệ thống lý thuyết cao rộng và thâm sâu làm căn bản; có đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ khai sáng; có nếp sinh hoạt tâm linh; có những tổ chức tăng đoàn của giới theo Phật xuất gia và tổ chức đạo tràng của giới tại gia; có nếp tu trì hành đạo.
…Đạo Phật không tin vào khái niệm có một đấng toàn năng siêu việt sáng tạo muôn loài như Thượng Đế… Đạo Phật là một tôn giáo hay phải nói đúng hơn là một ‘siêu tôn giáo’.
*
Quay lại chuyện ‘Phiếm thần luận’ và nhà triết học Spinoza.
Spinoza (Baruch de Spinoza), sinh 1633 và mất 1677, là người Hà Lan (gốc Do Thái), là nhà triết học và vật lý học (quang học), Ông ‘được coi là một trong những nhà duy lý vĩ đại nhất của triết học thế kỷ 17, và là người đã đặt nền móng cho thời kỳ Khai sáng của thế kỷ 18'. Ngoài ra, ông còn được coi là ‘Triết gia tuyệt đối, với cuốn Luân lý học của ông là cuốn sách lỗi lạc nhất về các khái niệm’ (nhận định của triết gia Deleuze, 1990). Ở Hà Lan, ‘Spinoza là một nhân vật lịch sử quan trọng, chân dung của ông được vẽ trên tờ bạc 1000-guilder và Giải thưởng khoa học cao quý nhất của Hà Lan có tên là Spinoza’.
Ông cho rằng Chúa trời - chứ không phải Thượng đế - là thiên nhiên/vũ trụ, và sự bội giáo này làm cho ông bị Cộng đồng Do Thái ‘rút phép thông công’ (cấm tín đồ nghe theo). Chúa trời của ông không có quyền năng sáng tạo ra cái vũ trụ của Newton, mà chỉ là người tác động (lên ‘dây cót’/‘đề-ba’) cho vũ trụ đó vận động theo quy luật, và ‘ngài’ độc lập với/không quyết định đến hành vi hay số phận của con người (mà do ‘cảm xúc’, chứ không phải là lý tính, của họ quyết định). Do đó, học thuyết của ông được gọi là ‘phiếm thần’, mà chữ ‘phiếm’ ở đây như ta thường nghe là chuyện phiếm, phiếm đàm, phù phiếm, 'gót chân mòn trên phiếm du'… với nghĩa nôm na là ‘tác nhân’ hay ‘không có tính chất quyết định’.
*
Tạm hiểu như vậy, LB sẽ có những bài sau chi tiết hơn. LB có vẻ thích quan điểm này, vì:
-LB cũng có một cái gì đó tin vào thượng đế, chẳng hạn ‘ai là người đã sáng tạo nên ‘tương tác âm-dương’ trong vũ trụ, hay ‘tình khúc âm-dương’ trong thế giới động vật/loài người?.
-LB có ngờ ngợ ở chỗ là thượng đế hoàn toàn không can thiệp vào chuyện nội bộ của con người, như Đại chiến thế giới lần thứ 2, Vụ động đất sóng thần ở Nhật Bản, Cơn bão số 10 ở Việt Nam, hay Chiến tranh Mỹ-Syria (nếu có),
-LB cũng cảm thấy rằng con người có những quán tính truyền kiếp (ví dụ như lòng tham, tính háo danh... mà ông Dale Carnegie gọi là 'thị dục huyễn ngã') mà không có cách nào chống lại được!…
Phải chăng thượng đế là thế giới tự nhiên/vũ trụ với các quy luật vận động của nó và hoàn toàn không can thiệp vào số phận của con người?
HẾT.
---------------
Phụ lục:
Các tài liệu có liên quan
‘Trần Kiêm Đoàn và Trại vô thần’:
http://yume.vn/thaydo09/article/trai-vo-than-tran-kiem-doan.35DFFE96.html 
www.Trankiemdoan.net 
‘Triết Tây’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/460-trai-at-van-quay-cuong-trong-vu-tru.html
‘Trịnh Công Sơn’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/242-may-dong-ve-trinh-cong-son.html

19 nhận xét:

  1. Hiện nay, ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác, nhiều bậc phụ huynh đã gửi con vào các nơi gọi là ‘Trại Vô Thần’ để chúng tự phát triển tư duy độc lập một cách tự nhiên mà không bị nhào nặn bởi các thứ triết lý giáo điều có sẵn. Thiết nghĩ dây là một quan điểm… đúng, vì với cách đào tạo như vậy, các sinh viên ở đây có tư duy triết học rất tốt.
    Ví dụ ở Mỹ có Trại Vô Thần (Camp Quest) ở Grass Valley, California, với câu cổ động treo ở cổng trại là: ‘Đừng tin ở Thượng Đế. Hãy tham gia vào Hội’ (Don’t believe in God. Join the Club) và Tôn chỉ (motto) của họ là: ‘Sống tốt hơn, giúp nhiều hơn và tỉnh thức hơn’ (Live better, help often, and wonder more).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lưu comt Fatasa:
      "Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là "MỘT" đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi …" (Dalai Lama)
      LB rất ngưỡng mộ 'ngộ ý' này. Chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  2. Hay quá Ca Ca ui,em phải qua nhà Ca đọc nữa,chúc Ca đón một ngày mới thật vui nhé!

    Trả lờiXóa
  3. huhuhu,sao ko thấy gì vậy em bình cho Ca Ca rồi mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ca ca nhận được 2 lời bình của tiểu sư muội nè,
      đừng hu.. hu... nữa nghen.
      Ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  4. Phi Thiên Vũ 7:11 AM1
    Rất thực tế! 

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt TTM Gốc Mai:
    "Lâu nay sư thái đâu rồi
    Hồ Gươm sương khói, mưa rơi Sài Gòn", hihi...

    Trả lờiXóa
  6. Chào anh.
    Người Không tin có Thượng Đế và người Tin có Thượng Đế đều y như nhau, vì họ đều KHÔNG BIẾT Thượng Đế ở nơi nào. Người đã có sự Mặc khải và đã hội nhập cùng Thượng Đế, thì sự gặp gỡ này cũng chẳng biết để làm gì . Như vậy, dù Biết hay Không biết hoặc đã gặp mặt đi chăng nữa cũng bằng thừa. Vì mỗi tự thân đều đã Tự Có Sẵn Cứu Cánh. Hãy tự cứu chính mình thôi, gặp ai cũng Bị lắc đầu từ chối...
    Chủ nhật an vui anh nhé.
    Thân mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn TC nói... đúng đó, quan điểm mình cũng như vậy, nói nôm na là đối với một người đẹp (chân, thiện, mỹ) mà ta hoàn toàn không biết thông tin về nàng, lỡ như nàng cao 2,2m thì sao?, nên nói yêu hay không yêu cũng vô ích.
      Vây nhé, cám ơn bạn TC, chúc tối vui.

      Xóa
  7. Hì hì... Cho NT được phép nói lời Tuyệt! Anh LB nhé.
    Một bài giảng của anh rất tuyệt vời. Đơn giản mà sâu sắc, xác thực và chinh phục.
    Hồi còn là học sinh, có một thầy giáo nói với NT rằng: Một trăm bài giảng chính trị lao xao không tác dụng bằng một khúc nhạc đi vào lòng người. NT kiểm chứng và thấy đúng. Bây giờ thì thấy thêm: Một bài giảng ngắn, rõ ràng, có căn cứ khoa học, thuyết phục có thể đánh ngã hàng ngàn người chỉ trong vài nốt nhạc.
    Học trò trả bài, còn cho điểm là của thầy giáo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn NT sử dụng chữ trong vòng một nốt nhạc hơi bị chuẩn đấy, mình thấy thế hệ 9x ngày nay dùng nhiều từ mới hay lắm...
      Mà mình không hiểu tại sao các cháu nói 9k = 9000?, hihi...
      Cám ơn bạn NT, chúc tối vui.

      Xóa
  8. Trả lời
    1. Ui, gặp Cỏ Dại mừng quá, hồi nào vào SG nhớ cho biết nhé, chúc tối ngọt ngào.

      Xóa
  9. "Đạo khả đạo, phi thường đạo ;
    Danh khả danh, phi thường danh.
    Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu.
    Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu.
    Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền.
    Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn."
    ĐẠO ĐỨC KINH - LÃO TỬ

    ( Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.

    “Không“, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “Có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.

    Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...mình đánh giá là bài viết của ông Đoàn là đáng tham khảo vì
      có nhiều ví dụ thực tế,
      văn phong mới lạ, tự nhiên và
      cách nhìn cũng mới...
      Cám ơn bạn PĐ, Chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  10. có thể nêu nội dung nhận thức luận và phiếm thần luận của spinoza không?

    Trả lờiXóa
  11. nội dung nhận thức luận và phiếm thần luận có không ạ?

    Trả lờiXóa
  12. Bài này (Spinoza) viết vào năm 2003:'Ông cho rằng Chúa trời là thiên nhiên/vũ trụ..., không có quyền năng sáng tạo ra cái vũ trụ của Newton, mà chỉ là người tác động cho vũ trụ đó vận động theo quy luật, và ‘ngài’ độc lập với/không quyết định đến hành vi hay số phận của con người, mà do ‘cảm xúc’, chứ không phải là lý tính, của họ quyết định... Do đó, học thuyết của ông được gọi là ‘phiếm thần’...
    Thời gian đã trôi qua, mình kg còn nghĩ đến cái gì là 'thuyết phiếm thần' nữa! Một cách ngắn gọn, theo mình:
    -Nhận thức luận là lý luận về nhận thức, cái này dĩ nhiên là nhân loại cứ cãi nhau hoài, 10.000 năm nữa vẫn cứ cãi, vì nhận thức của con người là vô cùng 'limit', là 'xà quần' và không bao giờ đến đích.
    -Hiểu nôm na khi ta cho là cỏ cây hoa lá có có cái 'thần', cái 'hồn' hay cái 'tình' (chữ nào tùy bạn chọn), thực ra thì nó không có, mà ta đã gán cái 'tình' của ta vào nó; việc 'gán cái tình của ta vào các sự vật' này sẽ tạo thành cái-mà-ta-đang-là, nên về bản chất thì nó cũng chỉ là 'hư tưởng' mà thôi...
    TM.

    Trả lờiXóa