Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

478. Khái niệm lão bá tánh và vũ trụ của người đàn ông

Bài viết này gồm có:
1. Khái niệm lão bá tánh
2. Sấm Vương phản bội lão bá tánh
3. Lão bá tánh đã sinh ra cái vũ trụ của người đàn ông
   3.1 Vũ trụ của Thiên đế (thần Dớt) là dân nữ Seleme
   3.2 Vũ trụ của Lý Thánh Tông là thôn nữ ‘Lê Thị Yến’
   3.3 Vũ trụ của Khang Hi là ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi
   3.4 Vũ trụ của Napoleon là nữ ngư dân Betsy
   3.5 Vũ trụ của Nguyên Sa là dân nữ Lý Lệ Hà
   3.6 Vũ trụ của Công tử Bạc Liêu là Cô Ba Trà
4. Khang Hi và ‘lão bá tánh’
5. Ai xa rời lão bá tánh thì…
1. Khái niệm lão bá tánh
LB lưu lạc suốt đời, nói chung, trên 95% số người mà LB gặp là ‘lão bá tánh’ hay ‘hai lúa’ - ý nói những người bình thường. Còn ai không phải là lão bá tánh?, tạm gọi đó là những người thuộc giới quan lại, ‘đại gia’, trí thức (làm lớn), đạo sĩ/tu sĩ, và đa số của 4-nhà-nghèo là ‘nhà văn, nhà báo, nhà giáo và nhà thơ’…
Khái niệm này, có lẽ, ban đầu được sản sinh ra từ khi xã hội Ấn Độ (thế kỷ 6-7 TCN) được chia ra giai cấp thống trị (tăng lữ, vua chúa) và giai cấp bị trị (thường dân và tiện dân/cùng đinh), hay việc Khổng Tử phân biệt quân tử và tiểu nhân, cụ thể là giới quan lại nhà Tống (thời Bao Thanh Thiên) đã dùng từ đại nhân và thảo dân, thậm chí còn sáng tạo ra ‘Long đầu đao’ để chém những người thuộc hoàng tộc, ‘Hổ đầu đao’ để chém bọn quan lại/tướng tá, còn ‘Cẩu đầu đao’ để chém thường dân…
Cái vĩ đại nằm trong cái tầm thường, mọi trí tuệ (vĩ đại) đều được sinh ra từ lão bá tánh, họ biết cái gì là đúng sai, cái gì cần yêu và cái gì cần ghét, họ là cái chân lý của cái ‘quan nhất thời, dân vạn đại’… đặc biệt là họ đã lưu giữ một nền văn hóa trường tồn và bất khả hủy, họ có thể bị dụ dỗ, nhưng không sớm thì muộn, họ sẽ bừng tỉnh lại: 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây đã không thể nào xóa bỏ được nền văn hóa Việt, và Tàu/Tây đã cuốn gói rời khỏi đất Việt…
Thực vậy, lão bá tánh đã sinh ra các lịch sử, các kỳ quan và các sự kiện lớn bé của xã hội loài người. Đa số những nhân vật, sở dĩ may mắn được trở thành nhân tài hay ‘vĩ nhân’, đó là nhờ suốt đời họ mang hành trang ‘lão bá tánh’ theo họ: những việc làm/phát biểu của họ không phải là phát biểu của cá nhân họ, mà là đại diện cho lão bá tánh... Và có rất nhiều cái tuyệt hảo đã được sinh ra từ nơi mà bị coi là dơ dáy bẩn thỉu, khi đứa bé lọt lòng mẹ thì nó dính đầy chất bẩn, người ta phải có kế bên một chậu nước ấm, tắm rửa và làm cho đứa bé trở nên thơm tho; những đóa hoa sen ngát hương đã được mọc lên từ bùn lầy (hôi thối). Nếu bỏ cái dơ dáy, bẩn thỉu, hay hôi thối đó đi thì dĩ nhiên chúng ta, đặc biệt là mỹ nhân - một kỳ quan của vũ trụ, sẽ không có ở trên đời…
2. Sấm Vương phản bội lão bá tánh
Rõ nhất là vào thời Sấm Vương bên Tàu (tức là Lý Tự Thành, 1606-1645, cuối thời nhà Minh), mà trước khi lên làm vua, ông nói: ‘ta đây chính là lão bá tánh’, nhưng sau khi lên làm vua, y lại phán như thượng đế và tha hồ tàn sát lão bá tánh:
Khi khởi nghĩa chống quân Minh, để lấy lòng dân, Sấm Vương có một câu nói nổi tiếng:
-Nếu ai hại một người dân tức là có tội nặng như là hại cha hay mẹ của mình vậy.
Vì câu nói này mà Sấm Vương được đông đảo lão bá tánh ủng hộ, nên sau một thời gian khởi nghĩa không lâu, y thắng trận như chẻ tre. Khi đến cổng thành Bắc Kinh, y bắn 3 mũi tên lên trời và thề rằng: Không hiếp đáp lão bá tánh. Không động đến tài sản của lão bá tánh. Không hãm hiếp phụ nữ.
Khi y chiếm được Bắc Kinh, Thái tử nhà Minh có xin một ân huệ là:
-Xin ngài đừng hại lão bá tánh.
Sấm Vương cười ha hả, rồi xắn tay áo lên và chỉ cho mọi người thấy rằng y cũng xuất thân là một nông dân chân lấm tay bùn, và nói:
-Ta đây chính là ‘lão bá tánh’.
Không ngờ lên ngôi được một thời gian ngắn, Sấm Vương trở nên tự cao tự đại, xem ‘tôi là số một’, tin dùng bọn nịnh thần… Do tính đa nghi, y dần dần hãm hại những trung thần đã đổ xương máu vì y, đặc biệt là, ngoài mặt thì y nói toàn là những lời nhân nghĩa đạo đức mà trong lòng thì vô tình hay cố ý ‘bật đèn xanh’ cho bọn cận thần và người nhà tùy tiện hiếp đáp dân lành, cướp bóc tài sản của dân, hãm hiếp phụ nữ…
Khi bị Viên Thừa Chí (một anh hùng áo vải, truyện ‘Bích huyết kiếm’, Kim Dung) chất vấn về những sai lầm nghiêm trọng nói trên thì em của y là Huyền tướng quân, thay mặt y, trả lời rằng:
-Bây giờ ta đã lên ngôi, ta là 'trời', ta chỉ là lão bá tánh khi ta cần họ giúp ta khởi nghĩa mà thôi!
-Quan quân đã khổ cực giúp ta khởi nghĩa nên họ có cướp bóc của lão bá tánh để hưởng thụ một tí thì có gì là quá nghiêm trọng đâu!...
Với 2 câu trả lời nói trên, một cái chết lâm sàng đã được báo trước cho triều đại Sấm Vương: các đại thần đấu đá/chém giết lẫn nhau, 72 bang hội bỏ rút về căn cứ địa, Viên Thừa Chí lặng lẽ ra đi tìm nơi quy ẩn, đặc biệt là lão bá tánh đã tỉnh ngộ và không ủng hộ y nữa… Ngoài ra, Sấm Vương còn dùng uy quyền để cướp người yêu của danh tướng Ngô Tam Quế (1612-1678) là Trần Viên Viên - Giang Nam đệ nhất mỹ nhân thời đó. Họ Ngô bất mãn bèn theo tướng Đa Nhĩ Cổn, mở cửa Sơn Hải Quan, quân Thanh tràn qua biên giới như thác đổ, trong một thời gian ngắn đã chiếm được Bắc Kinh (năm 1644), Sấm Vương bỏ của chạy lấy người và chết năm 1645… (entry 343).
Thu Thảo: Hoa hậu tồ tẹt?, Thời trang, thu thao, hoa hau, nguoi dep, nguoi mau, dang thu thao, tet, xuan, chan dai, hoa hau viet nam 20123. Lão bá tánh đã sinh ra cái vũ trụ của người đàn ông
"Em là tất cả tương lai ta - cả hy vọng, cả đức tin, cả hạnh phúc và cả niềm khoái lạc"
(Dostoievski)
Sau khi thượng đế sáng tạo xong người đàn bà, ngài sững sờ trước vẻ đẹp của nàng và lẩm bẩm: ‘không ngờ ta sáng tạo ra người đẹp đến thế’, chính vì vậy mà đối tác của đàn bà là đàn ông đã rất nhiều lúc xem mỹ nhân là thượng đế hay là vũ trụ của mình:
'Hôm qua trước cổng hình dáng em
Trời đang nóng nảy bỗng im lìm
Em vô anh lén nhìn theo dáng
Em về để vạn nhớ mông mênh
*
Tối nằm mê mẫn hồn mơ tiên
Thượng đế trao anh một dáng huyền
Dáng em mềm mại bình minh nhú
Vũ trụ theo anh, vũ trụ hiền' (NGLB)
3.1 Vũ trụ của Thiên đế (thần Dớt) là dân nữ Seleme
Vì sao nàng xa quá
Ta như kẻ lãng du
Vì sao nàng thơm quá
Ta bỗng thành gã Trư
Tìm nàng mãi tận cõi hư
Đêm ta cung thứ khẩy đàn được không.

Thần rượu nho Dionisote (Bacchus) là con của thần Zeus với một người phụ nữ Hi Lạp tên là Semele, cậu bé Dionisote sống với mẹ như một đứa con rơi, con hoang. Cuộc tình của mẹ chàng thật là bi thảm. Zeus lẩn tránh Hera, hóa thành chàng trai đến gặp nàng Semele, tỏ tình và khoe khoang. Ông ta hứa sẽ làm bất cứ điều gì nàng muốn. 
Nữ thần Hera nghe biết hết, liền tìm cách phá hai người. Bà xúi giục Semele nghi ngờ Zeus không phải là vị thần tối cao mà chỉ là kẻ chăn cừu bình thường. Rồi Semele khăng khăng đòi Zeus hiện nguyên hình để chứng minh nguồn gốc. Zeus ra sức chối từ, ngăn cản nàng. Nước mắt và sự cương quyết của người phụ nữ đã thắng. Zeus buộc lòng phải hiện nguyên hình. Một tiếng sét nổ xé tai, rung chuyển trời đất. Thành Thebes bốc cháy. Zeus nhanh tay cứu kịp đứa bé con trong bụng người tình. Đứa bé thiếu ba tháng. Zeus rạch đùi đặt đứa bé vào, nuôi tiếp. Từ đùi cha, câu bé Dionisote được sinh ra đời lần thứ hai. Zeus đem con đi gởi các tiên nữ Nymphe trong thung lũng nuôi giúp. Hera còn tiếp tục theo dõi đánh ghen khiến cậu bé phải chịu bao khổ cực, trôi dạt từ xứ này qua xứ khác. Có khi thần Zeus phải biến cậu thành con dê để che mắt Hera.
Lớn lên, Dionisote đi lang thang khắp nơi, dạy dân trồng cây nho, ép rượu. Rượu nho mang lại sự vui tươi, hoan lạc có khi tới độ cuồng nhiệt… Dân chúng Hi Lạp học được nghề trồng nho và nấu rượu nho, trở nên khá giả. Họ biết ơn vị thần Dionisote, lập đền thờ chàng... (entry 215).
3.2 Vũ trụ của Lý Thánh Tông là thôn nữ ‘Lê Thị Yến’
Vì sao nàng như thánh
Ta đưa vào thiên đàng
Vì sao nàng hay hát
Ta rung khổ dưới trần
Dáng nàng ẩn khuất phù vân
Hương nàng phảng phất đêm dần chẳng phai.


Ỷ Lan (1044!-1117) có tên thật là Lê Thị Yến hay Lê Thị Khiết, thường được dân gian gọi là ‘Yến cô nương’, cha làm quan nhỏ trong kinh thành (Thăng Long), mẹ mất sớm khi nàng mới 12 tuổi, cha lấy vợ kế rồi ít lâu sau qua đời, nàng sống chung với mẹ kế. Nàng là một thôn nữ nghèo, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm ở làng Sùi (hay làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay).
Mùa xuân năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi nên đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đó là một ngày hội lớn, xa giá vua đi đến đâu thì các quan trên dưới và trăm họ ra nghênh đón đến đấy, chiên trống ầm ỉ, các thanh nam thanh nữ, nhất là trẻ con đều ùa ra xem. 
Đi ngang qua hương Thổ Lỗi, vén rèm ra xem quang cảnh thơ mộng của đồng quê, vua bỗng thấy thấp thoáng trong ngàn dâu xanh mướt có bóng một cô thôn nữ mặc áo trắng trắng, dáng cong cong, nàng không quan tâm đến đoàn người 'hoàng gia' ồn ào này, mà cặp mắt lơ đãng đang nhìn lên trời mây non nước xa xôi. Vua lấy làm lạ, bèn cho lính hầu ngừng kiệu, vời người con gái ‘kiêu căng’ đó đến hỏi chuyện.
Tiếp chuyện với vua, nàng đối đáp thông minh, ăn nói dịu dàng, lễ phép: ‘Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng…’. Càng nhìn kỹ, vua càng thấy rõ là nàng vô cùng xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, cuốn hút làm mê mẫn lòng người, có phong cách ung dung, thần thái, khác hẳn những cô gái mà vua đã từng gặp - ‘một con phụng hoàng trong loài người’ mà chỉ có vua Lý Thánh Tông có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Từ những giây phút đó, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua…  Rồi vua ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’ (entry 251).
3.3 Vũ trụ của Khang Hi là ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi
Vì sao nàng không biết
Tiên nữ sa bụi trần
Vì sao nàng lao mãi
Đêm vào chốn thiêu thân
Dâm thần bỗng muốn ái ân
Lỡ chân vấp ngã xuồng tầng Diêm cung.

  
Khó có thể nói chuyện nào trong ‘Khang Hi vi hành’ là hay nhất, nhưng triết lý nhất là chuyện Khang Hi hàng đêm tâm sự với ‘ma nữ’ Tát Dung Nhi (diễn viên Dương Mẫn Na!, ‘Trà diệp ký’). Nàng là hậu duệ của Tát Gia (dòng họ Tát, chuyên sản xuất trà) và là một nữ sát thủ. Nhân dịp triều đình tuyển người đẹp, nàng trà trộn vào đó, rồi ngay tại ‘Tử cấm thành’, nàng đã bỏ trốn, và nhờ một người vợ xinh đẹp (nhưng xấu nết) của Khang Hi che giấu, nàng đã đột nhập được vào Nam Thư Phòng của vua. Tại đấy, nàng không nỡ giết vua vì thấy ông tối nào cũng chăm chỉ ‘học’ đến 1-2 giờ sáng nên chắc không phải là hôn quân, và nhờ sự cư xử rất khoáng đạt, tình nghĩa và tế nhị của ông, tình cảm của 2 người đã nảy sinh.
Trong những đêm tâm sự, Khang Hi tự thú mình là người cô đơn trong suốt 40 năm làm vua, hình như người ta nói toàn những lời không thật mà có muốn nói thật cũng không được vì chung quanh vua toàn là hào quang của sự nịnh bợ giả dối. Nàng là người duy nhất yêu cầu vua bỏ chữ ‘trẫm’ ra khỏi miệng, và đấu khẩu không khoan nhượng với chàng bằng tất cả những điều ‘trái tính trái nết’ của một sát thủ mà được sản sinh ra ngay trong cái nôi thực tế của cuộc sống...
Cuối cùng, cũng vì cái ‘hào quang’ của triều đình mà nàng phải chết, nàng bị một đại thần phụ trách nội vụ đầu độc (qua trái lê) vì nàng biết nhiều bí mật mà trong đó có nhiều quan chức cao cấp phạm tội tày trời. Phải chăng 'tình chỉ đẹp khi còn dang dở', nàng chết, Khang Hi đã khóc thê thảm và nói:
-Ta yêu nàng hơn cả sinh mạng của mình,
vì cả đời chàng dễ gì tìm được một ‘hồng nhan tri kỷ’ như nàngSau này, Khang Hi quyết tâm đến quê nàng ở Thanh Y Trấn, tìm hiểu xử lý đến nơi đến chốn, rửa oan cho cha nàng và trừng trị đích đáng bọn quan lại ác bá ỷ quyền cậy thế hà hiếp dân lành (entry 272).
3.4 Vũ trụ của Napoleon là nữ ngư dân Betsy
Vì sao nàng không đến
Ta cuồng dại tái tê
Vì sao nàng không nói
Ta lạc vào cung mê
Tìm nàng trong cõi nhiêu khê
Đêm ta vướng vít lệ trào đớn tim.

Năm 1815, sau khi bị đánh bại thảm hại trong trận chiến Waterloo, Napoleon bị lưu đày suốt đời trên đảo Saint Helena, tại đây, gia đình Balcome - một gia đình ngư dân đã ‘ngưỡng mộ và cảm thông’ với vị hoàng đế sa cơ mà cho y tạm trú trong một căn lều nhỏ bé của họ. Và cũng chính tại đây, ông đã gặp một ‘thiên thần bé nhỏ’ tên là Betsy, mà đã đem lại một tình yêu trong sáng và là mặt trời sưởi ấm trái tim y trong những ngày ở ngục tù đầy tủi nhục, đen tối và tuyệt vọng.
Cô bé lúc đó mới có 14 tuổi, nhỏ hơn y 32 tuổi, còn hồn nhiên, hoang dại, thích nhỏng nhẻo, nũng nịu, trêu ghẹo, đùa giỡn, nghịch phá và trò chuyện với ‘bác’ Napoleon, thậm chí cô còn dạy ‘bác’ học tiếng Anh. Cô (và các anh em trai) đã nhanh chóng trở thành bạn của ‘bác’ Napoleon, cô đã đặt nickname của y là ‘Boney’, còn y đặt nickname của cô là ‘Nụ hồng của phố Helena’, ngày ngày hai người rất gắn bó với nhau, đặc biệt, khi chơi với y, cô mới là 'hoàng đế', còn y trở thành một tên lính quèn, hiền lành và ngoan như một... chú cừu non!
Bắt đầu từ tình bạn vong niên, rồi những rung động ban đầu về giới tính, tình yêu của cô bé dần dần lớn lên với ‘bác’ Napoleon bằng một quả tim thánh thiện, ngược lại Napoleon cũng đã dành trọn vẹn tình yêu và niềm tin trong trái tim của y cho cô bé trong những ngày tháng tuyệt vọng và vô vị cuối đời.
Sau đó, năm 1818, sợ y lại vượt ngục, chính quyền Anh đã tiến hành cách ly giữa gia đình cô bé và y: hoàng hôn đã buông xuống cuối chân trời, rồi ánh nắng mặt trời tắt lịm sau chân núi, Napoleon vô cùng buồn bã và tinh thần nhanh chóng suy sụp, đó là một trong những nguyên nhân mà 3 năm sau y qua đời.
Nhưng tình cảm của ‘thiên thần bé nhỏ’ đối với y thì vẫn còn in đậm và không bao giờ phai nhạt, 20 năm sau, cô đã viết một thiên hồi ký kể lại tình yêu của mình với ‘bác’ Napoleon, và đó là một trong những thiên tình sử cảm động nhất thế giới đến nỗi mà đọc qua, hiếm ai mà không cảm động rơi nước mắt. ‘Chuyện tình của họ cũng gây rung cảm cho các nghệ sĩ hậu thế. Một bộ phim về mối tình cuối đời của Napoleon đã được sản xuất, trong đó người đóng vai Betsy là Emma Watson, cô gái trẻ rất thành công trong vai phù thủy Hermione, phim Harry Potter’ (entry 221).
3.5 Vũ trụ của Nguyên Sa là dân nữ Lý Lệ Hà
Lý Lệ Hà (thường gọi là cô ‘Thông’ hay cô ‘Đốc Sao’), sinh khoảng năm 1920, không rõ năm mất, xuất thân là một cô gái nhà nghèo, quê ở Hải Phòng. Năm 1938!, nàng đã từng đạt giải ‘Hoa khôi áo lụa Hà Đông’ tổ chức tại Hà Đông, và cũng là cuộc thi ‘hoa khôi’ đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam!
Là một vũ nữ đã từng nhảy ở 6 vũ trường ở đất Hà thành và các vũ trường khác ở Sài Gòn, nàng nổi tiếng về nhan sắc: ‘hai hàm răng của Lý Lệ Hà là hai hàng bạch ngọc và quý hơn ngọc đã làm cho Bảo Đại say mê và bà Nam Phương phải buồn lòng và lo lắng vì mối tình nầy’, nàng từng trải trong tình trường và được bao nhiêu công tử nhà giàu theo đuổi… 
Ban đầu, người anh em họ của Bảo Đại là Vĩnh Cẩn đã giới thiệu ông với Lý Lệ Hằng. Rồi nàng đã có những chiêu quyến rũ và ‘tấn công’ ông, kết quả là ông đã bị ‘sa lưới tình’, hay nói cách khác là đã bị gục ngã dưới chân nàng. Ông quan hệ công khai với nàng, cưng chìu, đối xử một cách lãng mạn và hào phóng… Nàng đã theo ông khi ông lưu vong lần đầu tiên ở Hồng Kông (1946). Tuy nhiên, ‘bữa tiệc nào cũng có lúc tàn’, dần dần trong một thời gian không lâu, mối tình giữa Bảo Đại và Lý Lệ Hà cũng đi vào nhạt phai, rồi hai người chia tay và không có con. Sau đó nàng qua Pháp, lấy chồng và không gặp Bảo Đại nữa (entry 224).
…Hơn 20 năm sau, kể từ ngày nhìn thấy nàng ‘áo lụa Hà Đông’, Nguyên Sa lưu lạc đến Sài Gòn, ông vẫn nhớ mãi cái vũ trụ diễm lệ ấy và trút tâm sự vào những vần thơ. Năm 1969, nghe câu chuyện vô cùng lãng mạn này, Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc bài thơ trên:
'Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng  
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung  
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa...'
Sau đó, Nguyên Sa có sang Paris, và giữa thành phố hoa lệ ấy, Nguyên Sa vẫn thấy ẩn hiện trước mắt mình chiếc ‘áo sương mù’ mà không biết có phải lá ‘áo em’ ngày xưa không:
'Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?'
3.6 Vũ trụ của Công tử Bạc Liêu là Cô Ba Trà
Vào đầu thế kỷ 20, có ‘tứ đại mỹ nhân' Sài Gòn là Kì Nam, Nam Phương và Marianne Nhị và Cô Ba Trà. Cô Ba Trà tên là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906, quê Cần Giuộc (tỉnh Long An). Nàng là đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn thời ấy - một tuyệt thế giai nhân khuynh quốc khuynh thành và vô cùng thu hút mà 'cánh báo chí, nhà văn tốn biết bao nhiêu giấy mực để miêu tả vẻ đẹp của cô Ba Trà. Sức thu hút đó mạnh đến nỗi mà đàn ông phải ‘xếp hàng’ để được gặp 'nữ hoàng', thậm chí phải ‘xếp gạch’ (theo cách nói miền Bắc thời bao cấp, là 'đặt cục gạch để chiếm chỗ' để mua gạo ở các cửa hàng lương thực, nói nôm na là chưa đủ tư cách để xếp hàng)... Ngoài ra, nghe đồn học giả Vương Hồng Sển (1902-1996) cũng yêu thầm nhớ trộm nàng:
'Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn,
Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng
Còn trời, còn biển, còn sông,
Còn câu tình ái, còn lòng tương tư.
Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?
Để lại chi mấy đọi sầu phiền.
Vật đi còn chút tình riêng,
Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng.
Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt
Kể từ đây bặt bặt giấc tiên
Ngày sầu mấy khắc nào yên
Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng!' (Vương Hồng Sển)
Hắc công tử chính là Công tử Bạc Liêu, tên là Trần Trinh Huy, anh có nước da ngăm đen, người lực lưỡng, cao khoảng 1,7m, mày rậm, và tràn đầy… sinh lực. Còn Bạch công tử có tên là Lê Công Phước hay George Phước, dân Mỹ Tho (Tiền Giang), con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ta gọi chàng là Bạch công tử (da trắng) để phân biệt với Hắc công tử (da đen). Hai chàng đều mê Cô Ba Trà như điếu đổ, cạnh tranh nhau tặng quà cho nàng, hễ chàng này tặng món qùa này là chàng kia lập tức tặng món qùa khác đắt hơn. Có giai thoại như: Hai chàng thì nhau đốt tiền nấu sôi nồi chè trước mặt người đẹp, kết quả là Bạch công tử thắng. Tính sơ bộ, số tiền mỗi người bỏ ra đốt để nấu sôi 1kg chè trong 1 tiếng đồng hồ là khoảng 5.000 đồng Đông Dương (hơn 83 cây vàng), nếu tính theo giá lúa thì tương đương với khoảng 300 triệu đồng ngày nay!
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Nam Kỳ vào năm 1932, Bạch công tử lập gánh hát Huỳnh Kỳ và theo đuổi các bóng hình kiều diễm mới, Hắc công tử cũng chán ‘mùi vị’ của nàng mà đi tìm những cảm giác mới lạ… Cuối cùng, bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn, vàng bạc của 2 chàng Hắc-Bạch đều ‘đội nón’ ra đi,  Bạch công tử chết trước, Hắc công tử chết sau (1973).
Về Cô Ba Trà: Từ nhỏ, ba nàng nghi mẹ nàng ngoại tình nên không nghĩ nàng là con gái ruột của mình. Sau khi ba nàng mất, nàng bị bà nội và bác hất hủi, sĩ nhục, mẹ thì đánh đập tàn nhẫn. Có lẽ vì thế mà sau này nàng coi đời ‘lạnh như băng’ và lúc nào cũng cần có người yêu, điều đó rất đúng về mặt tâm lý và các nhà thơ hay nhà văn cũng rất đúng khi gọi nàng là ‘Đóa phù dung khát gió’.
4. Khang Hi và ‘lão bá tánh’
Tầm quan trọng của ‘lão bá tánh’ được xem trọng nhất là vào thời Khang Hi, vì thế mà ông được xem là hoàng đế anh minh nhất (mặc dù ông không luôn đúng, ví dụ như ‘Vụ án Minh sử’) và trí tuệ nhất trong lịch sử Trung Quốc (ông còn được xem là một triết gia).
Tất nhiên là trong lịch sử, không thiếu gì những vị vua/thủ tướng/tổng thống… đi ‘kinh lý’ để nắm bắt tình hình thực tế của địa phương hay đời sống của người dân, nhưng đặc biệt, Khang Hi là một vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc (hay lịch sử thế giới) về việc giả dạng thường dân, nó có các đặc điểm như sau:
-Vua giả dạng thường dân mà dân không biết (chứ không phải đi đến đâu là khua chiên đánh trống và hô ‘vạn tuế’ (hay ‘muôn năm’) ầm lên.
-Vua có buôn bán thuốc mới biết ‘thuốc giả’ gây hậu quả nghiêm trọng thế nào đối với dân, có bị quan trên ức hiếp mới biết thế nào là nổi khổ nhục mà dân phải chịu đựng, có sự cố không có tiền và mấy ngày không có gì trong bụng thì mới hiểu người nghèo đói khổ như thế nào... Nói nôm na như trên thế giới hiện nay là có bị kẹt xe thì mới biết người bị kẹt xe khổ như thế nào, có đi đút lót tiền cho cấp trên mới biết người đi đút lót bị sĩ nhục danh dự ra làm sao…
-Làm ‘lão bá tánh’ khó hơn làm ‘hoàng đế’ rất nhiều, vì lão bá tánh không có tiền cũng không có quyền và là những kẻ ‘thấp cổ bé họng’ nhất để cho quan lại tha hồ hà hiếp…
-Câu ‘quan nhất thời, dân vạn đại’ không đơn giản như ta thường hiểu. Dân muôn đời cũng là dân, dân luôn là ‘chân lý’, là ‘tốt’, mà nếu họ có muốn trở thành ‘không tốt’ cũng không được: họ không có điều kiện... Bức tranh chỉ ra rằng đa số quan lại dưới triều Khang Hi (hay các triều khác) đều thối nát. Khi người ta có tiền và có quyền, do tính ‘thị dục huyễn ngã’ và ma lực của đồng tiền mà họ rất dễ bị rơi thoái hóa, biến chất, hay nói rộng theo ngôn ngữ bác học, đó là bị ‘tha hóa’, còn nói theo ngôn ngữ bình dân, đó là bị ‘ma hóa’… Điều này nói lên rằng ‘đốt đuốc giữa ban ngày để tìm được một vị quan tốt quả không ra’, nó còn giải thích tính triết lý là tại sao Khang Hi (và Nghi Phi) rất nhiều lần cảm thấy bi quan, thậm chí… tuyệt vọng (entry 343).
5. Ai xa rời lão bá tánh thì…
Về đây mà uống cà phê
Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
(NGLB)
Triết lý Phật giáo rất xứng với danh tụng là ‘bình đẳng’ với việc xem lão bá tánh cũng sẽ ngang cơ với Phật: ‘Ta là phật đã thành, các ngươi là phật chưa thành’.
Einstein chơi rất thân, rất ngưỡng mộ Sác-lô (Charlie Chaplin) và tôn trọng lão bá tánh, ông có nói: ‘Tôi nói trong cả đống sách mà không ai hiểu, còn ông không nói gì (kịch câm) mà ai cũng hiểu’. Còn Netzsche đã có một sai lầm: ‘ông đã vô tình không tôn trọng ‘lão bá tánh’ bằng cách xem họ chỉ là loại người ‘hạng hai’ hay loại người ‘mạt hạng’, đối với ông: ‘quần chúng là bản sao rất kém của các vĩ nhân, họ là chướng ngại vĩ nhân gặp phải, họ là dụng cụ để vĩ nhân sử dụng’. Hitler rất thích quan điểm này (entry 477).
Trong chùa, nhà thờ, các đại hội… những người ngồi bên dưới (quỳ bên dưới) là lão bá tánh, và chân lý thuộc về những người ngồi bên dưới chứ không thuộc về người ‘cầm Mi-crô’.
Và bằng cách gọi ‘lão bá tánh’ là tiểu nhân (Khổng Tử), loại người mạt hạng (Nietzsche), ‘AQ’, ‘dân ngu cu đen’ ‘Chí Phèo’, ‘phó thường dân’, ‘hai lúa’… mà bọn mắc bệnh vĩ cuồng, bọn trọc phú văn hóa, hay một số trí thức ‘chém gió’ đã vô tình hay cố tình phản bội lão bá tánh - kẻ đã sinh ra chính họ, hay nói cách khác là họ đã phản bội lại thế giới tự nhiên.
Ai xa rời lão bá tánh thì sẽ rơi vào thế giới hư vô của trí tuệ. Rộng hơn, ai xa rời thế giới tự nhiên thì sẽ không hướng ra được bầu rời cao rộng, mà tự đẩy lùi trí tuệ của mình vào ‘xó bếp’.
Về vấn đề lão bá tánh sinh ra cái vũ trụ cho người đàn ông, 'ông tiến sĩ kỳ lạ' thích nhất câu này: 'Sức thu hút đó mạnh đến nỗi mà đàn ông phải ‘xếp hàng’ để được gặp 'nữ hoàng', thậm chí phải ‘xếp gạch’, tức là chưa đủ tư cách để xếp hàng' (nói về Cô Ba Trà ở trên), hihi... 
Cuối cùng, nhiều khi ta xem hạnh phúc là cái gì xa vời vợi, nhưng, hầu như tất cả cái chiến tranh và hòa bình, hạnh phúc và đau khổ, bất tử và cái chết, tình yêu và vị đắng… không phải ở ngoài vũ trụ mông mênh mà đang ở trong chính cái ‘chuồng bồ câu’ của bạn, mà khi là cánh chim phiêu bạt giang hồ đây đó, bị thương tơi tả, cuối cùng thì bạn cũng rúc về cái chuồng bồ câu đó với tư cách là căn nhà của ‘lão bá tánh’.
HẾT.
-------------
Các entry có liên quan:
Và các tư liệu khác có liên quan.


19 nhận xét:

  1. Sau khi thượng đế sáng tạo xong người đàn bà, ngài sững sờ trước vẻ đẹp của nàng và lẩm bẩm: ‘không ngờ ta sáng tạo ra người đẹp đến thế’, chính vì vậy mà đối tác của đàn bà là đàn ông đã rất nhiều lúc xem mỹ nhân là thượng đế hay là vũ trụ của mình:
    'Hôm qua trước cổng hình dáng em
    Trời đang nóng nảy bỗng im lìm
    Em vô anh lén nhìn theo dáng
    Em về để vạn nhớ mông mênh
    *
    Tối nằm mê mẫn hồn mơ tiên
    Thượng đế trao anh một dáng huyền
    Dáng em mềm mại bình minh nhú
    Vũ trụ theo anh, vũ trụ hiền'

    Trả lờiXóa
  2. Xin chào Nhà gom lá bàng !
    Có thể chăng từ chuồng bồ câu- căn nhà Lão bá tánh, theo NGLB đã dẫn ra, có thứ ánh sáng ấm áp và khiêm nhường nhưng lại là thứ ánh sáng mịn màng đan kết lại thành những sắc cầu vồng rực rỡ tỏa ra nền văn minh thế giới ...
    "Từ thượng đế đến con người, từ đất lên trời, chỉ có tình yêu là hợp lại được và làm tràn ngập tất cả nó là cái Thuỷ và cái Chung của mọi sự vật trên đời"(Jean-Baptiste Henri Lacordaire) ...
    Cảm ơn Nhà gom lá bàng thật nhiều và xin được hát bài hát-bài thơ Về với em của anh "
    Về đây mà uống cà phê
    Về đây anh sẽ đê mê hồn người
    Về đây 'em' mặt cười tươi
    Về đây em tặng nụ cười ấy cho
    Về đây em rủ hát hò
    Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
    Về đây em ngón búp măng
    Về đây em bớt giá băng cho chàng
    Về đây anh khỏi lang thang
    Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
    Về đây tình khúc tuyệt luân..."
    Vâng, Về đây tình khúc tuyệt luân.. Tuyệt !
    Chúc Nhà gom lá bàng tối vui nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. À, sáng nay ngủ dậy, mình nghe rao:
    -Bánh mì, cháo quẩy đây!
    Rồi trưa thường có:
    -Chuối đây! Chuối 15.000 hai kí đây!
    Đó là tiếng rao hàng của... lão bá tánh, hihi...
    Cám ơn bạn, ngày mới tốt lành.

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Mực tím:
    Đừng hỏi vì sao tôi thích Tím
    Mắt sáng như sao dáng hiền hiền
    Khi thì dậy khúc man miên
    Khi thì lụy tiếng đàn duyên mại mềm.

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Giáo làng:
    'Em rơi những sợi tơ chiều'
    Tơ rơi mí mắt tình liêu xiêu tình
    Anh rơi vực thẳm vô hình
    Dáng rơi nháy động, phiêu linh tháng ngày.

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt MTB:
    "Mùa thu buồn đã ngang qua
    Mùa đông buồn lại tà tà ghé thăm
    Mắt nàng sang sáng chăm chăm
    Nàng nhô tới trước, anh đăm đăm tình"

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt Chị hoa mua:
    "Lâu ngày không thấy đóa hoa mua
    Rừng hoang lắng đọng bóng giao mùa
    Ngàn năm lạnh lẽo đường xa mãi
    Hãy ghé quán ai, sưởi ấm nhà"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HM em sang chào Nhà Gom Lá Bàng, xin cửa mở ra ạ.
      Đọc bài của GLB, HM em nhớ bộ phim "Cuộc chiến thành Troy",câu chuyện của cuộc chiến tranh với những khát khao quyền lực và vinh quang bùng nổ đan xen câu chuyện tình yêu đầy khuất nghẹn... sự vĩ đại và tinh thần thép của những ngừoi hùng.
      Cảm ơn GLB với những gom của anh về vũ trụ của người xưa.

      Xóa
    2. Hehe..., vâng, LB vãn còn nhớ những Achilles, Hector, Odysseus..., với sự tham gia/xúi dục/chỉ đạo của 2 thế lực 'thần thánh' bên ngoài..., và lịch sử ta cũng có chuyện tương tự.
      Cám ơn Chị Hoa Mua nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  8. Chắc là anh đã biết thông tin về vụ án oan chung thân và thụ lý được 10 năm của ông Chấn rồi phải không? Em là dân học Luật ra nhưng đọc lại vụ án và cách trả lời của các quan chức VKSNDTC, đọc rồi ngẫm nghĩ và thấm thía là thật vô trách nhiệm... 10 năm oan sai với biết bao nỗi khổ không thể đo đếm của người thân mà chỉ nhận được một câu nói vô trách nhiệm của CSĐT (Công an), VKSND, TAND..... thật bất bình, và không biết sắp tới có còn ai như ông Chấn nữa không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình cũng mới vừa nghe nói về vụ xử oan ông Nguyễn Thanh Chấn… (Bạn) có thể tham khảo một ý kiến trong báo Đời sống & pháp luật:
      http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/vu-an-oan-10-nam-neu-ong-chan-da-bi-tuyen-an-tu-a7901.html#.Unn5CnDxqIU
      Cám ơn bạn TMC đã ghé nhà. Chúc chiều tốt lành.

      Xóa
  9. NT cũng có một vũ trụ. Mà vũ trụ thì bao la, còn ta thì bé tí. Bé tí, nên có nhiều vũ trụ cũng chỉ là bé tí, không sao.
    Hihi... chúc anh vui.

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn bạn NT nhé,
    chúc sinh nhật vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  11. MT sang thăm anh chúc anh LB tối ngon giấc để đón những ngày còn lại của tuần vui vẻ , may mắn anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn Tím nghen, Tím mà về thăm VN thì vui lắm...
      Chúc tối bên í ngọt ngào nghen.

      Xóa
  12. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu mầu áo đó vô cùng

    Có yêu thì mới nhớ phải không A LB.L chúc tối ngọt ngào nhé A.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nắng Berlin anh đi, chiều chợt mát
      Bởi vì em mặc áo màu xanh dương
      Anh vẫn mơ màu hồng ấy như thường
      Tối anh ngồi,dáng ai mềm chợt gọi!
      Hihi...., cám ơn NTL nghen, chúc tối bên í ngọt ngào.

      Xóa
  13. Cảm ơn anh Nhà Gom Lá bàng thật nhiều, một lão bá tánh như em mà nhìn thấy ảnh người đẹp trong mục 3.1 của entry này thì đã say rồi và thèm rượi nho quá vì.. có thể rượu nho cũng có thể là một phần trong vị ngọt và thơm như đôi môi của nàng ! Quả là
    ..."Không có em sông không buồn chảy
    Không có em lan gãy cánh nghiêng sầu ... "(NGLB) sánh như
    " Lá đổ muôn chiều ôi lá úa
    Phải chăng là nước mắt người đi ..."(ĐC-TL),hay
    " Gặp em anh bỗng thành thi sĩ...
    ...
    Lòng anh xúcđộng bước em đi" , (Các Mác),
    Ôi nếu thiếu những vần thơ hay diệu kiểu như thế này thì đời buồn biết bao nhiêu, và con người dù có tư tưởng bao nhiêu, có tưởng tượng bao nhiêu, có công trình sáng tạo bao nhiêu thì cũng biết lấy gì để tự hào bay bỗng trước Vũ trụ Đại ngàn !!! ...
    Cảm ơn và chúc anh Lá Bàng vui nhiều.
    (ĐC-TL : Đoàn Chuẩn-Từ Linh)


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, đừng bắt chước thần Dớt, vì ổng có phép 'Cân đẩu vân', ta tẩu bằng xe wave Tàu không thoát đâu, hihi...
      Cám ơn bạn, tối vui nhé.

      Xóa