Trong các bài viết, tôi hay dùng ‘…’ để chỉ trạng thái hơi ngần ngừ một tí, nhưng nếu nói ‘tôi chết’ thì tôi không ngần ngừ tí nào, hihi...
Trong blog này, tôi có viết một số bài về cái chết như ‘có lúc mình ước mơ’, ‘ngài hãy bắt ta đi’, ‘khi NGLB chết’, ‘cái chết’, ‘tâm ma 1’, ‘cô đơn’…, rồi có lần tôi tâm sự cái ‘mơ ước’ này với một hai lúa, anh ta không những không phản đối, mà còn vui vẻ mở rộng ra chuyện Phật Chúa nữa; còn hôm trước, có lần tôi tâm sự với nàng về ‘tôi chết’, nghe một hồi, nàng nói ‘thôi thôi, anh mà nói chết nữa thì em nghỉ chơi với anh đó’, hihi...
Nhưng dưới đây, các bạn xem sẽ rõ, tôi mượn một chiếc lá bàng là ‘cái chết’ để nói lên cái khác.
*
Hôm qua, tình cờ, tôi có đọc được một mẩu chuyện ngắn sau đây:
Có một anh chàng nọ thường xuyên sống trong dằn vặt đau khổ, và điều này dường như, không có… dường như gì nữa, quy cho cùng, rõ ràng là, trong… cặp mắt của anh ta, có treo một tấm bảng to, nói lên rằng: TÔI MUỐN HẠNH PHÚC
Một ngày nọ, có một thiền sư đi qua, anh ấy bèn tâm sự nỗi lòng của mình với ông. Thiền sư im lặng và nhẹ xóa đi chữ ‘tôi’. Tấm bảng trên còn lại là: MUỐN HẠNH PHÚC
Là một người có ngộ tính cao, nên anh ta hiểu:
-Nguồn gốc của đau khổ xuất phát từ cái tôi.
Mặc dù vậy, anh ta vẫn thấy còn cái gì đó ‘ngờ ngợ’, bèn đưa mắt nhìn ông. Vẫn từ từ, thiền sư nhẹ xóa đi chữ ‘muốn’, rồi ngài im lặng ra đi.
Anh ta chợt ngộ, và hiểu rằng:
‘Cái tôi đặc trưng bằng sự ham muốn’.
Và ‘tấm bảng’ trên chỉ còn lại 2 chữ: HẠNH PHÚC.
*
...Sự phân biệt thiện-ác chỉ có tính chất tương đối, chúng chỉ cách nhau có một ‘sợi lông hồng’, vì thế, mà một kẻ thiện, nếu chủ quan, thì có thể trở thành kẻ ác ngay lập tức.
Người ta thường nói về điều ác như: kẻ giết người là kẻ ác, kẻ giàu/làm lớn là kẻ ác (!), kẻ dùng tiền để chạy chọt chức quyền là kẻ ác, kẻ ức hiếp dân lành là kẻ ác, kẻ bành trướng Biển Đông là kẻ ác (ghét!), đặc biệt, kẻ tham nhũng là kẻ… đại ác! Nhưng người ta còn quên rằng: vi phạm ‘luật giao thông’ cũng là làm điều ác, tò mò/tọc mạch/moi móc chuyện riêng của người khác cũng là làm điều ác, chửi mắng/xúc phạm/nói xấu người khác cũng là làm điều ác, cố ý hiểu lầm người khác, gán ghép tội cho người khác cũng là làm điều ác, cằn nhằn/rủa mắng người khác một cách cố ý cũng là làm điều ác, không chấp nhận sự khác biệt/cá tính/quyền tự do cá nhân của người khác cũng là làm điều ác, và đặc biệt là, cho rằng ‘tôi là số một’ là làm điều… tuyệt ác! Và người ta càng quên rằng, lòng ham muốn, sự cố chấp, sự phân biệt đối xử… cũng là cái ác, nó vô tình tồn tại trong ta, mà ta không hề hay biết.
Ta muốn giàu, muốn làm lớn (tuyệt đại đa số người là như vậy, trừ… thánh), nhưng ta không… giàu mà cũng chẳng làm... lớn được, nên ta đố kỵ người giàu/người làm lớn (lưu ý rằng người nghèo/phó thường dân không hẳn đã là người tốt), ta tự trách ta là không gặp thời, hay là kẻ ‘bất tài vô tướng’: con quỷ trong lòng ta đã xuất hiện.
Ta cho rằng ta là người tốt, có chắc hẳn ta là người... tốt không?, hay có một con quỷ sa-tăng nằm đâu đó trong tâm hồn ta đang chờ cơ hội ‘sổ lồng’!
Ta muốn khuyên người ta làm điều đúng!, điều tốt!, điều hay!, nhưng người ta không nghe, ta buồn giận, hãy khoan vội nói là điều ta khuyên đã là ‘number one’ chưa, mà trước tiên, có thể là ta đã không đúng, không tốt và không hay!
Ta muốn trở thành một blogger, một nhà văn/nhà thơ hay là một triết gia nổi tiếng, ta muốn được giải Nobel…, vâng, con quỷ sa-tăng trong lòng ta đang khoái chí vỗ tay ‘bồm bộp’…
Ha..ha..ha…
*
Trên đây là một số điều mà tôi suy nghĩ ở… quán cà phê, ngẫu nhiên, một luồng gió mát đã thổi đến tôi, với các đoạn sau, các blogger đọc tham khảo nghen. Được hỏi:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?, một ‘thiền sư’ trả lời rằng:
-Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự… Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng…, tâm hẹp hòi cũng là ác tâm... Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị, tâm đố kị cũng là một loại ác tâm... Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao..., đây chính là tâm ngu si, bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có… Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm... Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói… (lược trích, nguồn: Thích Mỹ Nhân)
*
Dưới đây là một số ví dụ thực tế, xảy ra trong 3 năm nay, nhưng dưới cặp mắt của tôi, nó được chuyển thành nhiều dạng khác nhau, hi…, các bạn hãy đọc cho vui nhé.
1. Có một con kiến X, bò lên cái thang rất dài. Nó có một bạn thân.
Cứ mỗi lần có chuyện phải ‘cãi nhau’ vì xung đột ý kiến với một con kiến khác, mặc dù rất khổ tâm, nhưng rồi sau đó nó cũng bỏ qua vì nó không quan tâm đến chuyện cá nhân. Cứ thế, nó bò vượt qua con kiến 1, rồi con kiến 2, rồi con kiến 3…, rồi cứ thế và cứ thế, nó vượt qua rất nhiều con kiến khác.
Một ngày nọ, nó bỗng nghe các con kiến khác nói là nó đã trèo được lên nhiều lắm rồi. Nó bèn nhìn xuống dưới thì thấy bạn của nó bò quanh quẩn ở mấy bậc cuối của cái thang và đang cãi nhau với một bạn kiến khác. Nó sực nhớ ra rằng, nó cứ từ từ, túc tắc thế mà đã lên đến gần đỉnh của cái thang. Suy nghĩ một lúc, nó thấy sở dĩ nó làm được như vậy là vì nó không quan tâm đến cá nhân, ý nói là nó không có thì giờ cãi nhau với các con kiến khác. Còn bạn của nó lại tập trung hết ‘đầu óc’ để cãi nhau với các bạn khác, nên tốn gần hết thời gian, ý chí và năng lượng, đặc biệt là mắt bạn của nó bị ‘cái tôi’ che khuất mà không biết hướng nào là hướng đi lên, khi muốn bò lên nữa thì sắp hết cuộc đời rồi. Nó bèn khuyên bạn của nó nên tập trung hơn nữa trong công việc và nhiều lần nói rằng việc cải thiện bản thân thì không bao giờ muộn.
Bạn của nó không hiểu ý, rất giận và đem lòng oán hận X, nói là tại sao chê 'người ta' là làm ăn dở, chê 'người ta' là không thành công thế này thế nọ... Một thời gian sau đó, nó lại quay nhìn xuống, thấy bạn của nó vẫn bò quanh quẩn ở mấy bậc cuối của cái thang.
Nó nhìn kỹ, té ra là bạn của nó đang cãi nhau với một con kiến khác (‘Chuyện ngụ ngôn về con kiến’, NGLB).
2. Ngày xửa ngày xưa, có một đàn rùa rất đông, sống rãi rác trong ngôi làng nguyên sinh X, dưới những tảng đá to nhìn xuống một dòng sông khá hùng vĩ và đầy thơ mộng.
Trong số những con rùa này, có một số biết làm thơ văn và phê bình thơ văn. Chúng làm thơ văn không đến nỗi tồi, thậm chí có lúc rất hay nữa, nhưng chúng lại 'hầu như' không để tâm là bản thân mình làm dở ở chỗ nào, làm gì để cho văn chương hay hơn, hay làm thế nào để văn chương ở làng mình có thể bằng các làng rùa khác trên thế giới. Quan trọng hơn, chúng có một đặc tính cố hữu là rùa A chê rùa B, rùa B chê rùa C, rùa C chê rùa D, rùa D chê rùa E… mà chúng cho đó là 'sự thông thái', rộng hơn là ‘tính cộng đồng’, và chuyện đó mãi kéo dài đến 2000 năm.
Gần đây, có một chú rùa trẻ thường hay ngồi suy nghĩ dưới gốc cây, nó cũng thường hay ngắm trăng, trước đó, nó cứ ngỡ là trên mặt trăng có chú Cuội và chị Hằng Nga. Ngày 16/7/1969, nó bỗng bất ngờ phát hiện ra có một vật gì bay vòng vòng trên mặt trăng, hỏi kỹ ra, nó mới biết đó là chiếc phi thuyền Apollo 11 của làng rùa M đang đáp xuống mặt trăng.
Thế là nó nằm mơ. Nó mơ thấy các ngài như Shakepeare, Hugo, Balzac, Dostoievski, Lev Tolstoi, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Tagore, Khalil Gibran, Kim Dung… ngồi họp với nhau và họ rất ngạc nhiên khi thấy các cụ ở làng rùa X vẫn ở vùng trũng văn chương của thế giới, chưa biết giải Nobel văn chương là hình vuông hay hình tròn, sau đó nhờ thảo luận rất lâu về thực chất của cái được gọi là tính cộng đồng 'duy ngã' (= đề cao cái tôi), các ngài mới vỡ lẽ ra.
Gần đây hơn nữa, có cụ rùa M lại đi ghi chép và moi móc chuyện riêng tư của các cụ rùa làm thơ văn khác như N, O, P, Q…, chú rùa trẻ mới thấy buồn lòng và nghĩ thầm là: vấn đề là xử lý thông tin như thế nào? điều đó có lợi gì cho bản thân cụ? cho làng X? cho xã hội? cho dân tộc? cho loài rùa?, và chắc cụ cũng thừa biết là những người phương Tây duy lý luôn luôn nói là 'tôi không thích những vấn đề có tính chất cá nhân'... Rồi 20-30 năm sau, thế hệ con cháu rùa mới ngồi lại với nhau và hỏi ‘ý cụ muốn nói cái gì nhỉ?’, nó thiết nghĩ là các cháu không có câu trả lời. ('Chuyện ngụ ngôn về con rùa 2000 năm', NGLB)
3. Trưa nay, mới vừa thò đầu ra cổng, tôi đã gặp ngay một anh hàng xóm, tôi phải dừng lại vài phút, và đại để là tôi có giải thích rằng tôi… đi ăn trưa.
Rồi quá bộ vài chục mét, tôi ghé vào một quán ‘Bún bò Huế’.
Vừa ngồi xuống, bỗng thấy ngưa ngứa sau yết hầu, tôi mới nhìn qua quán bên kia đường, té ra có 2 người đàn ông lạ hoắc, họ đang ăn thịt chó và mặt quay về hướng ngược lại với tôi, nhưng họ cũng cố tình quay đầu lại để xem thử:
-Ông nọ làm cái gì!
Ha..ha..ha…
*
Nói cho cùng, đạo nào cũng là đạo, vì chân lý là chân lý.
Có lý thuyết không… cần phân biệt thiện ác, nhưng dù sao nó cũng chỉ là lý thuyết, vì tôi không phải là kẻ ‘tứ đại giai không’, mà chỉ là một phàm nhân, và không biết chừng, việc mơ ước trở thành ‘thánh’ có thể đưa hồn tôi du… địa phủ!
Tôi không phải là phật, tôi vẫn còn có cái tâm… ma, vì ở trên đời có lắm chuyện vô cùng phức tạp, mà nếu tôi có muốn thành… thánh thì cũng không được, lý do là, chưa nói đến chuyện xã hội, chuyện gia đình là rất rất rất phức tạp, và chuyện bản thân (cái tôi) là phức tạp hơn cả, nên để thoát khỏi cái ‘Ngũ Hành Sơn’ trên đầu, tôi thường vui với thế giới tự nhiên, chơi với... con mèo và cảm… bóng hồng, vì thế tôi và có tặng người bạn gái thân nhất của tôi - 4 câu thơ sau đây:
Đêm trôi, thơ có còn chăng?
Vào ra, ngơ ngẩn chờ hằng đến thăm
Cõi trần ai biết có?, không?
Em chơi, em nghỉ, em... hành hạ tôi.
Vào ra, ngơ ngẩn chờ hằng đến thăm
Cõi trần ai biết có?, không?
Em chơi, em nghỉ, em... hành hạ tôi.
Và tôi có cười mà nói với nàng rằng:
-Anh hết muốn chết rồi.
Ha.. ha… ha…
HẾT.
---------
Bổ sung:Xin nói thêm rằng, khi trích dẫn đoạn ‘thiền’ nói trên, tôi không hề có ý lấy ‘bóng’ của ai đó để ‘che chở’ cho mình, tôi tự biết mình phải suy nghĩ cái gì, làm cái gì, và có thể là tôi sẽ chết nếu tôi không muốn sống, còn vị ‘thiền sư’ kia đến với tôi một cách ngẫu nhiên, mà cách đây khoảng 30 năm, tôi cũng có ngẫu nhiên gặp 2 vị khác, mà tôi đã kể trong 2 entry là ‘Hắn gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni’ và ‘Đêm Noel không thể nào quên’ rồi, các bạn vui lòng theo dõi ở dưới nghen.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/95-han-gap-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/96-em-noel-khong-nao-quen.html
thuyentho [Blogger] Email 07.06.14@13:24
Trả lờiXóa(Blog Tiếng Việt)
Đọc com của anh và Thuyền sang thăm anh LB đây.
Xem hết rồi, anh giỏi thiệt viết nhiều ghê làm Thuyền lủi thủi theo, đọc xong muốn khờ nè, hihi
Tâm ma đầy dây mơ rể má, thiên biến vạn hóa, ác độc tàn bạo máu lạnh nhưng mà cuối cùng bản chất nó như đất.. rất rất hiền.
Thuyền rất tâm đắc đoạn này "Một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác..."
Tóm lại Thuyền nghĩ sống sao cho đáng khi sống và khi ra đi (nếu không đi bất ngờ, hihi) thì vui vẻ hoan hỷ chấp nhận là ok hơn hết, đó là lối về thênh thang mà trong cuộc sống hiện tại ta có thể lựa chọn trước tùy thuộc vào nhân, duyên ta đã tạo ra.
Chiều nay vui nhé anh.
Chu choa, hợp ý quá ta, LB cũng chấm nhất câu này:
Xóa"Một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác..."
Bấy lâu nay, LB nghĩ cái ác như người ta nói thôi, hoàn toàn đúng, không sai, nhưng không ngờ hôm nay, ta thấy thêm 'rất rõ', một điều ác nữa, đó ÁC TRONG TÂM, mà LB gọi là TÂM MA đóa, hihi..., chiều vui nghen.
Nhiên Phạm Châu An ...
Trả lờiXóaAn Nhiên hỡi giờ ta không hối tiếc
Nửa cuộc đời cô độc buổi hoàng hôn
Nửa cuộc đời mơ ước cõi thiên đường
Hình nhi thượng chìm sâu vào dĩ vãng
Im ắng hỡi lòng ta đầy phẳng lặng
E ấp đời ta tặng nụ hôn đầu
Này ai đó mỹ nhân chào yêu nhé!
2 giờ trước
Mới nhìn vào ....sợ ma chết được
Trả lờiXóaMay quá cuối cùng cũng thấy cái TÂM!
Khuya anh ngủ nogn.
Ui, tối hôm qua, lúc 12g khuya, mình mở máy ra, thấy con ma phía trên, cũng hơi... sợ, hehe,
Xóacám ơn bạn PH nhé, chúc chủ nhật vui,
Lời gió thầm thì [Blogger] Email 07.06.14@18:09
Trả lờiXóa(Blog Tiếng Việt)
Ác cũng là ta, thiện cũng ta
Mến thương độc ác chẳng nề hà
Biết đâu là ác, đâu là thiện
Có một bình minh có đêm qua
Suy cho cùng thì ác và thiện cũng chẳng xa mà cũng chẳng gần. Cái ác và thiện luôn luân hồi và đổi thay ý nghĩa từng thời điểm và vị trí nó hiện hữu, chúng luôn phục vụ cho nhau có đúng khg ạ. Điều có lẽ ta cần là 1 cán cân công sự cân bằng thôi có phải khg ạ?
"Tâm ma" rất thú vị em thích, phục tài của " bơ sáp" ạ ( cười)
"Bấy lâu nay, LB nghĩ cái ác như người ta nói thôi, hoàn toàn đúng, không sai, nhưng không ngờ hôm nay, ta thấy 'rất rõ', thêm một điều ác nữa, đó ÁC TRONG TÂM, mà LB gọi là TÂM MA đó":
Xóacó tâm ma trong đầu, thì, từng ngày, từng giờ, 'bơ sáp' này cũng phải... ngáp ngáp, nhóc ơi, híc..híc...
Lưu comt Lá Thu:
Trả lờiXóaTa ngồi nhìn nhánh suối xanh
Trăng đêm ẩn khuất nơi cành cây xa
Đại dương sóng vỗ mượt mà
Dòng thơ ngăn ngắn, vô đề ta ghi.
Lưu comt Mực tím:
Trả lờiXóaNgày xưa, lóng lánh mắt huyền
Tím buông ân ái, giọt phiền mông lung
Ngày nay, tím đứng quay lưng
Tím đâu không thấy, thấy mùng tơi xanh...
sao bỗng dưng LÁ BÀNG nghĩ chơi zí HAI LÚA zị ta?
Trả lờiXóaUi, mấy hôm nay mình lo... chỉnh sửa lại mấy entry cũ,
Xóasr nhé, ngày mới tốt lành.
Có một Nhà kia tên là LB....
Trả lờiXóaĐây là câu mở đầu cho một entry sẽ viết trong tương lai xa của em đấy ạ. (cười ngoác miệng)
Em đề nghị Huynh cho chữ to ra để em đọc đỡ hại mắt em. Lần sau em sang đây mà chữ vẫn bé thế này, đảm bảo em sẽ không căng mắt ngồi đọc nữa đâu. Mà sẽ... ném đá.
Yes, madam,
Xóa'em' phóng chữ to lên rồi,
chị 'mèo' đừng ném đá 'em' nữa nhé,
thiện tai!, thiện tai!