Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

577. Văn chương, chán thật !

Tôi không phải là một nhà phê bình văn học, cũng không phải là nhà văn, mặc dù tôi có viết… văn. Vậy tôi là nhà gì? Tôi là ‘nhà gom lá bàng’ (hay có bạn gọi là ‘nhà uống-cà-phê học’), hihi…
Xưa nay, tôi thường lang thang khắp nơi, có ghé vào nhà các học sinh/sinh viên, thấy có các cuốn sách như: X30 phá lưới (Đăng Thanh), Ván bài lật ngửa (Nguyễn Trương Thiên Lý), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Một thời xa vắng (Lê Lựu), Người không mang họ (Xuân Đức), Đằng sau một số phận (Lê Hoàng Hoa!), 'Nhật ký Đặng Thùy Trâm'..., và gần đây, tôi có đọc trên mạng các 'tư liệu' như 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh', 'Thơ Nguyễn Phong Việt', 'Thơ thần thiền', rồi Xách ba lô lên vai và đi (Huyền Chip), John đi tìm Hùng (Trần Hùng John), và một số truyện ngắn đăng trên blog (Có Khi Nào, Lộc Vừng, Ái Nữ…).
Ba năm về trước, tôi có hỏi một nhà phê bình văn học ‘tài tử’ (!) là Nguyễn Huy Thanh rằng: 'sau 1975, có những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nào?, 'trước 1975 thì tôi biết, còn sau 1975 thì thua’, anh ta trả lời qua blog.
Gần đây, càng ngày tôi càng đọc nhiều bài ‘phê bình văn học’ trên mạng, rồi quay về ‘nhà’, bạn gái của tôi có hỏi 'anh có bình gì không?', 'không’, tôi trả lời, nhưng dường như câu hỏi đó cứ mãi lang thang trong đầu óc tôi, nếu có, tôi chỉ có thể có ‘cảm nhận’ thôi, chứ tôi nào dám phê bình văn học!... Cũng xin kể thêm tí cho vui trước khi viết tiếp, có lần tôi nói với nàng là: ‘ở đời này có nhiều Trương Vô Kỵ lắm’ (Vô Kỵ là một nhân vật của Kim Dung, có kiến thức rất uyên bác về võ thuật), ý tôi nói rằng trên đời có rất nhiều nhân tài, và tôi cũng không thích người… tự cao, vì tôi cho rằng tự cao là kẻ thù nguy hiểm nhất của trí tuệ…
*
Để viết được cảm nhận, hệ thần kinh của tôi phải quay lại ký ức về cuốn 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh', rồi bài ‘Kẻ gác đền văn chương’ (Ái Nữ) và ‘lời bình của giophuongbac’ (hay Trẻ Trâu, xem dưới), bài ‘Phê bình văn học của tôi’ và ‘Những điều kỳ diệu làm nên văn học’ (Nguyễn Thanh Sơn), ‘Khát vọng được sống là chính mình’  (nói về kịch Lưu Quang Vũ, hoamai1), ‘Chuyện xưa - nay mới nói: Hội nghị lý luận phê bình văn học’ (Nhật Tuấn), và mới đây là bài ‘Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân’ (Lê Mạnh Chiến)… Trong quá trình đọc, có 2 đoạn rất lý thú mà tôi mới vừa ‘gom’ được, xin chép ra đây để các bạn đọc cho vui nghen:
1. Người ta đã tạo ra những đại lượng để đo đếm độ dài của thời gian, nhưng chưa có một đại lượng nào để đo chiều sâu của thời gian đó. Chiều thứ ba của thời gian là vô tận, và chính trong chiều sâu thăm thẳm chưa được khám phá của nó, các nhà văn sẽ không còn cảm thấy mình bị ràng buộc bởi cái hữu hạn của những số đếm. Những ngày tháng năm thế kỷ thiên niên kỷ sẽ thật nhỏ bé khi ta so sánh với sự phức tạp của các lớp thời gian. Nếu như độ dài của thời gian là thời gian của con người, thì độ sâu của nó là thời gian của Ðấng sáng tạo…
Khác với quá khứ, cái tầm thường của thời hiện đại hoạt động với một tốc độ lớn, và trong khi quay cuồng theo những bước đi của khoa học, con người đứng trước nguy cơ đánh mất cảm quan về độ sâu của thời gian, thiếu đi những “điệu nhảy chậm” vốn dĩ có thể giúp chúng ta đi sâu vào bên trong tâm hồn, suy ngẫm và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống chính bản thân chúng ta (‘Những điều kỳ diệu làm nên văn học’, Nguyễn Thanh Sơn).
2. Văn học Việt Nam được hình thành và phát triển từ đâu? Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về Việt Nam với bằng cử nhân khoa học đã mang theo một quan niệm mới về xã hội và văn chương. Năm 1932, Nguyễn Tường Tam đứng ra làm chủ bút báo Phong Hóa (cũng là thời điểm “thơ mới” ra đời) đã tuyên bố thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Đây là nơi tuyên truyền cho một cuộc cách tân văn học, cho phong trào Âu hóa, chống lại mọi định kiến lễ giáo và quan trường phong kiến. Tự lực văn đoàn đấu tranh cho sự giải phóng cá nhân, coi cá nhân là một cơ sở của xã hội, mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng của ngôn ngữ và hiện đại hóa các thể loại văn học. Cuối 1939 cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Tự lực văn đoàn bị coi là suy thoái về chính trị (!). Những người tham gia Tự lực văn đoàn đã có những phân biệt và không cùng chung một tôn chỉ: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo với Tú Mỡ, Xuân Diệu, Thạch Lam (lúc này Huy Cận, Thanh Tịnh, Đình Liên, chỉ là cộng tác viên làng nhàng không tính điểm). Văn học cận đại Việt Nam có lẽ được kế thừa từ đấy… Văn học tồn tại trên tư cách (tư cách gì nhỉ?), à nhớ rồi. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh nhận thức hiện thực, tái hiện sinh động đời sống xã hội bằng ngôn ngữ nghệ thuật… Sự phát triển của văn học mang ý nghĩa là chứng nhân của lịch sử tồn tại song hành với đời sống xã hội trên tư cách là một hiện tượng của kiến trúc thượng tầng… Quá trình sáng tác giống như một quá trình kết tinh, kết tủa, từ một dung dịch bão hòa (dung dịch này có thể ví với khối lượng những quan sát và suy nghĩ của nhà văn đã tích lũy) để hình thành một tinh thể trong suốt, lấp lánh sắc màu và rắn chắc như thép (ở đây tinh thể là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, dẫu đó là văn xuôi, là thơ hay kịch)… Bản thân nghề nghiệp viết văn bắt buộc nhà văn phải sống một cuộc sống đa dạng, không bình yên, phải can thiệp vào những lĩnh vực khác nhau của hiện thực đời sống, gặp gỡ đủ thể loại người, đi đến mọi ngõ ngách, mọi miền đất nước… Người đọc tìm đến nhà thơ, nhà văn là để hỏi một cách sống, không phải chỉ hỏi lý tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cả cách xúc cảm, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét, như với một người yêu… Đã rất nhiều lần các “bạn” lớn tuổi của tôi hỏi tôi rằng: “tại sao tôi lại thích “ném đá” vào văn chương”, tôi chỉ cười không trả lời, bởi họ đã nhầm khi đánh đồng tình yêu văn học của tôi thành sở thích. Giả sử con cháu của chúng ta sau này sẽ xem xét lại thế hệ chúng ta qua những trang sách của các tác giả ngày nay. Chúng sẽ thấy gì?... Ôi! Một thế hệ buồn tẻ và vô nghĩa làm sao. Chúng sẽ trau mày khó hiểu khi nhận thấy khoảng cách lạ lùng không sao lý giải nổi giữa sự nghiệp (được tung hô là vĩ đại) của thời đại chúng ta và những hình nhân kia, những kẻ có vẻ đã làm nên sự nghiệp ấy... (giophuongbac, lược trích, entry ‘Những giây phút bừng sáng’, phần lời bình, blog Ái Nữ)…
*
Tôi sẽ viết cảm nhận cái gì đây? ‘Biết cái gì thì nhận là biết, không biết cái gì thì nhận là không biết, như thế là biết vậy’ (Khổng Tử), và dưới đây là các ví dụ (chỉ có tính chất tham khảo):

1. Về cuốn ‘Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh’, tôi có viết:
…Gần đây, có một chú rùa trẻ thường hay ngồi suy nghĩ dưới gốc cây, nó cũng thường hay ngắm trăng, trước đó, nó cứ ngỡ là trên mặt trăng có chú Cuội và chị Hằng Nga. Ngày 16/7/1969, nó bỗng bất ngờ phát hiện ra có một vật gì bay vòng vòng trên mặt trăng, hỏi kỹ ra, nó mới biết đó là chiếc phi thuyền Apollo 11 của làng rùa M đang đáp xuống mặt trăng…
Thế là nó nằm mơ. Nó mơ thấy các ngài như Shakepeare, Hugo, Balzac, Dostoievski, Lev Tolstoi, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Tagore, Khalil Gibran, Kim Dung… ngồi họp với nhau và họ rất ngạc nhiên khi thấy các cụ ở làng rùa X vẫn ở vùng trũng văn chương của thế giới, chưa biết giải Nobel văn chương là hình vuông hay hình tròn, sau đó nhờ thảo luận rất lâu về thực chất của cái được gọi là tính cộng đồng 'duy ngã' (= đề cao cái tôi), các ngài mới vỡ lẽ ra... ('Chuyện ngụ ngôn về con rùa 2000 năm', NGLB)

2. Về bài bài ‘Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân’, tôi có cảm nhận:
Là người đi sau (và không chuyên về lĩnh vực này), tôi/chúng tôi thấy "cần" đọc những tài liệu viết công phu như thế này (và tin rằng nó phản ánh phần nào sự thật), vì nếu không có nó thì hầu như chúng tôi không biết gì về những chuyện đã xảy ra trước đây. Tuy nhiên, là người sống đối mặt với thực tế hàng ngày, đọc bài này khiến tôi cảm thấy có một cái gì đó "ngờ ngợ", xin kể thật, có một chuyên gia nước ngoài nói với tôi rằng: "nếu Mr. A dịch trước, thì Mr. B, dịch sau, sẽ thấy sai, và ngược lại"; ngoài ra, tôi cũng liên tưởng đến ai đó vào đọc một entry của người khác thì lập tức đi tìm chỗ sai... 

3. Về bài ‘Chuyện xưa - nay mới nói: Hội nghị lý luận phê bình văn học’ của Nhật Tuấn, tôi viết:
Tôi có đọc 2-3 lần và thấy… lý thú khi tác giả kể về vụ Nguyễn Tuân (với Vang bóng một thời), Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi…, và tôi có nói với nàng (là bác sĩ, nhà văn ‘tài tử’) rằng:
-Anh không rành về văn học sau 1975, vả lại, Nhật Tuấn lại là người có nhiều… kinh nghiệm chiến trường, bài viết của anh ấy lại không có dấu hiệu bị ‘phốt’ (ý tôi nói là tự cao tự đại), nên anh chưa bình được...
Tôi cũng có hỏi ý kiến nàng về bài viết này, thì nàng trả lời nguyên văn như thế này:
-Qua được một ngày ở bệnh viện đã mệt phờ ra rồi, đầu óc không có chỗ cho sách vở…
Nhưng nàng cũng có đọc bài này của Nhật Tuấn, giới thiệu cho tôi, trong đó, nàng có nhắc đến cụm từ ‘đánh vào mặt’ (Tiến thân bằng con đường “đánh vào mặt người khác” ngày nay được các thế hệ đi sau noi theo, sốt sắng, hăng say không thua gì các bậc cha anh) được dùng trong bài của anh ấy, tôi thấy… lý thú và chợt nghĩ miên man rằng, dường như, hiện nay, người-được-phê bị đánh vào mặt hơn là được phê.
Ngày xưa (kể cả nay) thì ‘nửa đời vị nghệ thuật, nửa đời còn lại vị… người cấp trên’, vâng, đã vị người cấp trên mà không ‘đánh vào mặt’ cấp dưới (nhà văn) mới là lạ. Ngoài ra, nay có không ít bọn giang hồ trên mạng, khi mới nhìn lướt sơ sơ qua bài viết của ai đó, thì chúng không chỉ đánh vào mặt, mà còn ‘đạp thẳng vào mặt’ với các từ như: con người hạ đẳng, súc vật, ngu xuẩn, đê tiện, khốn nạn…
Nhớ lại hôm trước, nàng có hỏi tôi: ‘anh đọc Nguyễn Huy Thiệp chưa?’, ‘chưa đọc, vì chung quanh anh, chả thấy ai đọc nó cả!’, tôi trả lời. Chính xác hơn, không phải là tôi không muốn quan tâm đến nhà văn này (tôi thích đọc Kim Dung), nhưng hiện thực xã hội đang cho tôi ‘không quan tâm’ (vì chúng tôi bận học chuyên môn như quản lý kinh tế/quản lý dự án, ngoại ngữ, vi tính, hay học thêm âm nhạc…, mà blog chỉ là một giao diện nhỏ). Nhân chuyện này, tôi có hỏi nàng, khi có một blogger nói là:
-Đại diện cho ‘nhiếp ảnh gia’ Nguyễn Huy Thiệp nhận em là đệ tử có triển vọng cho nền văn học nước nhà?, thì cô ấy từ chối:
-Mãi mấy tháng gần đây tôi mới biết đến Nguyễn Huy Thiệp, không phải là vì văn của ông ấy rất dở mà là trong rất nhiều năm tôi không đọc văn chương nên chẳng biết văn học nước nhà có những ai…. Nếu bạn thấy tôi có phần nào đó giống Nguyễn Huy Thiệp, thì chẳng qua bởi vì ông ta cũng là bạn của ma quỷ mà thôi (cười).
Tôi không bình luận thêm, cũng như không giải thích thêm tại sao nàng lại nói như vậy, vì nàng ở trên… thế giới ảo.
Cuối cùng, tôi chỉ đặt vấn đề là tại sao (đại diện) thế hệ trẻ lại nói ‘trong rất nhiều năm tôi không đọc văn chương nên chẳng biết văn học nước nhà có những ai’, mà chúng lại nhìn lên... mặt trăng, lý do rất đơn giản: chúng chán.
*
Tóm lại, ‘thế nào là văn chương?’, dĩ nhiên là tôi không thể trả lời, nhưng tôi/chúng tôi thấy rằng:

Tây cũng có cãi nhau về câu này bằng phương pháp nào đó không biết, nhưng ‘tàu thám hiểm sao Hỏa - Curiosity đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa vào lúc 6:32 (giờ GMT) sáng ngày 6/8/2012 sau hành trình dài 570 triệu km trong 36 tuần’ (nguồn: baomoi.com),

còn ta cãi nhau về câu này cả đời, thậm chí là cả ngàn năm, chưa biết kết quả của câu trả lời tốt nhất sẽ như thế nào, nhưng kết quả trước mắt là ta vẫn còn đi nhờ… máy bay của họ.
Vâng, chán thật!
--------- 
Các nguồn tham khảo chính (có liên quan):
-‘Giophuongbac’: http://ainu.blogtiengviet.net/2013/05/21/nharmng_phaot_giacy_barlng_saing_van_bao_1
-Nguyễn Lân: http://thuongbinhgia.blogtiengviet.net/2014/06/05/tin_l#c3046586
-Nguyễn Thanh Sơn: http://ainu.blogtiengviet.net/2013/11/11/kaor_gaic_a_ar_n_va_n_chadaing_taic_phao_1
-Nhật Tuấn: http://tranmygiong.blogtiengviet.net/2014/06/05/chuy_n_x_a_n_nay_m_i_noi_h_i_ngh_ly_lu_n#c3047235

15 nhận xét:

  1. Ái Nữ [Blogger] Email 09.06.14@22:21
    (Blog Tiếng Việt)
    Tôi rất thích đoạn kết của bài viết. Và tôi chợt nhớ đến cuốn tiểu thuyết "Hoàng Tử Bé" do một phi công người Pháp, nhà văn Antoine de Saint-Exupéry viết. Chao ôi cuốn sách thật tuyệt vời! Được đọc một tác phẩm văn chương như vậy quả là may mắn.

    Bản dịch "Hoàng Tử Bé" của Bùi Giáng:
    http://www.chuahaiduc.org/.../Hoang.../hoang_tu_be_1.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Ái Nữ. LB sẽ đọc... kỹ, hi...
      À, LB có đọc vài tư liệu về ‘Hoàng tử bé’, nhưng kg có thời gian viết entry...

      Xóa
  2. Dung Tran (Facebook)
    Fantastic !
    6 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Dung Tran đã... tặng mình danh hiệu 'Le Petit Prince' vào cuối năm 2011 nhé, hẹn nhiều nhiều cà phê, hihi...

      Xóa
  3. Bài viết của LB tuy có vẻ... tưng tửng nhưng rất sâu sắc và cũng thuộc loại... khó nuốt. Nhưng khi đã thẩm thấu rồi thì rất thú vị và bổ ích. Giọng văn của LB cay hơn ớt nữa nhe! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB buồn buồn viết cho qua ngày tháng í mà, mà khó viết lắm Giáo ơi, chung quanh mình người ta không thích blốc bliếc gì hết, híc..híc..., cám ơn nghen, chiều vui nhé.

      Xóa
    2. Bài của Thủ tướng Lý Quang Diệu rất tốt, tầm nhìn rộng (dịch sang tiếng Việt: rất đạt), LB xin đường dẫn bài này về nhà nhé, cám ơn Giáo làng, chúc tối vui
      http://giaolang543210.blogspot.com/2014/06/151-mot-goc-gioi-qua-mat-nhin-cua-ong.html#comment-form

      Xóa
  4. Em đã đọc bài : "Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân" Bài viết rất tỉ mỉ.

    Sang thăm anh chúc anh thanh thản!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, mình đọc cái bài đó chả góp ý được gì hết, chuyện ngày xưa mà, mình còn 'trẻ' sao biết được, thế mà họ vẫn không tin, bảo là mình giấu nghề, híc..., chiều vui nhé.

      Xóa
  5. Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá. Mình lười... không muốn tái xuất giang hồ bác Mộc à, híc..., chiều vui nhé.

      Xóa
  6. em vẫn thích văn chương, hihi

    Trả lờiXóa
  7. anh ơi , chữ nhỏ xíu xìu xiu, em vừa đọc vừa ...nheo mắt gần chít luôn. Anh thiệt là biết cách thử thách đàn em quá đi nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, anh chép bên Face qua mà, anh đọc, thấy Font chữ vẫn bình thường mà, để anh xem lại nghen.

      Xóa