Chiều tà nắng vẫn... chói chang
Lang thang bãi cỏ, ngựa hoang muốn về
Ai ngờ đời kéo lê thê
Ngày thì viết lách, đêm mê... bóng hồng.
Lang thang bãi cỏ, ngựa hoang muốn về
Ai ngờ đời kéo lê thê
Ngày thì viết lách, đêm mê... bóng hồng.
Cây cà phê vẫn… còn sống. Ở xứ sở của nó, có 3 ‘dân tộc’ là mít, vối và chè. Vì nó sống trong một cái rẫy bỏ hoang, và cà phê bây giờ đã hết thời rồi, hơn nữa, nó là loại cà phê mít, nên bị… thất nghiệp dài hạn, mà nhờ đó, nó được sống lâu, và chỉ đứng nhìn cuộc đời chung quanh nó từ ngày này qua tháng nọ.
*
À, nó nói về cà phê mít!, nói là cà phê hết thời!, để rộng đường dư luận (hihi...), xin bổ sung vài dòng ngoài lề câu chuyện, như sau:
-Có 3 loại cà phê ở Tây Nguyên, đó là cà phê chè (Arabica, gồm Moka và Catimor), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Liberia/Cheri). Cà phê vối thì hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây nên được trồng đại trà. Cà phê chè thì nông dân không trồng hay chỉ trồng vài cây làm cảnh, vì cà phê Moka năng suất thấp và không tiêu thụ được, còn cà phê Catimor tuy giá cao, nhưng không phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, như chín rải rác quanh năm, nên chi phí thu hoạch rất cao. Còn cà phê mít là loại không còn được trọng dụng ở Tây Nguyên lâu lắm rồi, nó không được thị trường ưa chuộng vì có vị chua, hơn nữa cây lại cao nên rất khó hái…
-'Tết năm 1994 rất huy hoàng khi người dân trúng mánh cà phê (giá một tạ cà phê bằng một cây vàng, và tình hình giá ‘tiêu’ cũng rất khả quan), một số người đây đã dần chuyển từ nhà ván sang nhà xi-măng, rồi nhà lầu hay ‘biệt thự cà phê’ mọc lên nhan nhản, từ xe đạp sang xe máy 100 phân khối, thậm chí sang xe con (chỉ thiếu máy bay!), lúc đó danh hiệu ‘Công tử Bạc Liêu’ đã vội vã chuyển nhượng cho ‘Công tử Ban Mê Thuột’ mà có một số chàng trai đã xuống Sài Gòn để ‘tắm bia’ và 'kết bạn' với một số nữ danh ca thời đó!… (entry 'Tết xưa và nay', đường dẫn bên dưới). Nay, giá cà phê bị tuột xuống nghiêm trọng, chỉ có khoảng 4000 đ/kg, tức là nay phải bỏ ra một lượng tiền gần 5-10 lần mới mua được một giá trị của năm 1994, ví dụ như mua gạo, đô-la hay vàng... Cũng hiện nay, hơn một nửa diện tích cá phê (ở chỗ của nó) đã bị chặt hạ, và thay thế bằng các loại cây khác như ớt, cà pháo, đậu bắp, mướp, hay cây ăn quả...
*
Xin được tiếp tục câu chuyện...
Trong một quần thể rẫy rộng đến cả chục héc-ta, nó sống trong một cái rẫy nhỏ nằm ẩn gần cuối một con đường phụ và nằm kế bên một cái đường mòn cho mấy hai lúa qua lại, con đường này dẫn xuống một cái vườn điều, rồi đến một cây vú sữa, rồi một hàng tre to ơi là to, rồi xuống một cái hồ nước ngầm rộng khoảng 200m2 - mà khi mưa to, nước tràn xuống một cái suối nhỏ mà dẫn đến những cánh đồng xa tít tận đẩu tận đâu, nó sao biết được!
Cái rẫy này được ông chủ (là cán bộ) mua lại từ một nông dân khác, rồi bỏ đó khoảng trên dưới 25 năm, nên tuổi của nó cũng cỡ đó. Vì cái rẫy không có ai đoái hoài, nên năm tháng dần qua, trên thân nó được bao phủ toàn là dây leo rừng, đặc biệt là cây mắc cở. Nó cũng có sinh con đẻ cái, mà cuối mỗi năm, nó cho ra rải rác vài chục đứa con đỏ chót, mà chả có ai thèm hái, may ra là có chú sóc nào đó đớp vài đứa lấy hên!
*
Dưới cái nhìn của nó, không phải nó có chỉ có duy nhất một ông chủ, mà nhiều ông chủ.
Ông chủ đầu tiên hầu như một đi không trở lại, có lẽ ổng giàu nên không cần bán miếng đất đó đi.
Hai 'ông chủ' khác là một cặp vợ chồng U50, sống gần nó, mà hàng ngày thường đi chăm sóc/tưới cà phê hay hái điều, mà qua lại trước mắt nó không dưới 4 lần.
Có nhiều cậu/cô chủ nhỏ thường chạy tung tăng qua lại trên con đường mòn đó, mà trong năm, cứ đến mùa vú sữa, nhiều lúc chúng chạy lên xuống dốc hái vú sữa và gọi nhau ‘ới ới ới’ làm náo loạn cả núi đồi. Ôi, lúc mới gặp, chúng chỉ có 5-6 tuổi, mà nay đã tốt nghiệp đại học, có người làm quản lý, thậm chí có người đang học thạc sĩ, nó cũng biết là một ngày không xa, nó sẽ được gặp những ông/bà tiến sĩ ở đây, chắc chắn là như vậy, vì tiến sĩ ngày nay nhiều như… các bạn cà phê của nó vậy, hihi...
Có một ông chủ tính tình hơi... lập dị mà nó nghĩ đó là ‘Độc cô quái khách’, vì ổng thường đi dạo một mình, mồm ngậm điếu thuốc, cứ vòng qua vòng lại trước mắt nó và suy nghĩ cái gì đó, không rõ. Có một hôm, mắt ổng chợt sáng lên khi nghe mùi mít chín thơm phức, ổng trông ‘bạch diện thư sinh’ thế mà leo cây giỏi thật!, ổng leo lên gần tuốt ngọn cây mít, hái xong, ổng vừa bê trái mít vừa trèo xuống, sau này nó mới biết ổng là ‘con sâu mít’… Nhớ buồn cười, hôm đó có anh bạn của ‘quái khách’ này ở Hà Nội vào thăm, ổng dẫn anh ta đi thăm rẫy, thế mà mấy phút sau, chả thấy anh ta đâu, té ra là bị lạc, anh này ‘hú hú hú’ báo hiệu ầm ĩ lên, ổng phải xuống tận cái hồ nước ngầm để dẫn anh ta… thoát ra khỏi cái ma trận cà phê này, ha..ha…
*
Ở rẫy cà phê, nó không chỉ nhìn, mà còn lắng nghe nữa, có vô số chuyện, mà nó chỉ kể lại vài mẩu chuyện nhỏ thôi nghen (chỉ có tính chất tham khảo).
+Đó là vợ chồng hai lúa nói trên, họ có một cái bàn bằng đá ở trước sân. Vào một năm nọ, lúc đó nó còn nhỏ rí à, có một ông ở miền Bắc vào, họ ngồi uống trà Bắc và chém gió đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, rồi đá sang chuyện Liên Xô sụp đổ (1991), ông ta bỗng nói với khuôn mặt có vẻ hả hê:
-Đồ Nga thối.
Nghe vậy, nó mới thầm nghĩ rằng:
-Ủa, lúc họ thành công thì tung hê họ, gửi con cái qua bên họ học, mua hết cái này tới cái nọ đem về nước, thế mà tới lúc họ hết giá trị lợi dụng thì chửi họ là ‘thối’, vậy cái được gọi là tình bạn ở đâu, chả lẽ khi bạn giàu thì ta tung hê, mà khi bạn hết giàu thì... sao ta lại nói vậy!
+Trong mấy năm gần đây, nó biết là nông dân vùng này nói chung là có 2 dạng (không tính dạng quá nghèo mà phải kiếm ăn từng ngày): dạng thu nhập khoảng 10 triệu/tháng và dạng thu nhập khoảng 5 triệu/tháng, với một gia đình có trung bình là 4 miệng ăn. Cụ thể là gia đình ông A, có 2 đứa con còn nhỏ (chỉ ở tỉnh), gửi nhà trẻ/mẫu giáo hết 6 triệu/tháng; còn gia đình ông B có 2 đứa con là sinh viên học ở Sài Gòn, phải gửi tiền cho chúng ít nhất là 8 triệu/tháng; như vậy là vợ chồng họ chắc chắn là phải thắt lưng buộc bụng mới sống nỗi, còn đa số gia đình có thu nhập 5 triệu/tháng, họ tồn tại bằng cách nào, nó sao biết được!
+Cách đây 1-2 năm gì đó, vợ chồng ông C có một đứa con trai, trước khi cậu ta tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp công nghệ thông tin gì đó, họ phải bán bớt một phần đất rẫy của họ, được 200 triệu để lo chạy việc làm cho đứa con. Rồi một đứa con của một người bà con khác của họ cũng chuẩn bị 300 - 400 triệu để lo đút lót để xin việc cho con. Nó còn nghe ông ‘quái khách’ kể rằng ở blog của cô LV, cô ấy viết là có nhiều người khuyên cổ nên ‘chạy’ cho chồng cổ được chuyển công tác về đất liền..., mà cổ tỏ vẻ rất đau lòng khi nói rằng cái gì ở ta cũng phải ‘chạy’, híc.. híc…
+Rồi cách đây 1-2 tháng, có một ông bác sĩ ra rẫy chơi và làm một bữa thịt cầy, ăn xong, ông ta mới kể chuyện:
Có một ông giám đốc người Nhật làm việc ở ta, khi về nước, ổng để lại 1 bức thư nói ý là: cần phải giáo dục lại ý thức dân tộc gì gì đó (!), vì ổng luôn thấy trong công ty của ổng, người ta kê khai tăng tiền trong hóa đơn từ 100 ngàn đồng lên 300 ngàn, lái xe đi 100km thì khai là 300km (hay chạy hết 100 lít xăng thì tìm cách kê khai lên 300 lít), đi công tác 3 ngày thì khai lên 10-15 ngày; ngoài ra, có người đập vỡ mấy viên gạch lót ở trên lề đường để làm chuyện riêng, có người cắt mấy đường dây điện của đèn cao áp ở ngoài đường vì nuôi ong, còn chả hiểu vì sao họ lại đập vỡ gần hết mấy cái gương cầu ở trên các đèo dốc, mà họ chả bao giờ nghĩ rằng, ví dụ, viên gạnh lót trên lề đường là tài sản của chính họ, là của dân tộc…
Nó cũng thấy ông ‘quái khách’ nhướng mày lên có vẻ không tin câu chuyện (vì ổng chưa được đọc bức thư đó!), nhưng nó sống ở vùng này trên 20 năm rồi, nên đối với nó, những ví dụ nêu lên trong bức thư đó là chuyện thường ngày ở huyện…
*
Kể đến đây, chắc có người nói là ‘chú nó hay nói chuyện quá khứ’, thế thì nó nói chuyện mới vừa xảy ra vậy.
Cách đây mấy hôm, ở khu vực nó, có một tên trộm chó bị đánh chết, nó cũng biết rằng, bây giờ, những tên trộm chó mà bị dân bắt được, coi chừng sẽ bị đánh chết, vì chúng không chỉ ăn cắp chó, mà có lúc còn giết người nữa!
Rồi nhờ cậu chủ có Internet mà nó có thấy một tấm hình của T.C. Bình chụp với một tên lãnh đạo cao cấp Tàu nào đó!, lão nói:
-Ủa, tau mới cho cái giàn khoan HD 981 vào hải phận VN để chuẩn bị… ăn cắp một tí dầu khí thôi mà, sao dân VN làm dữ vậy?
-Dạ, ở VN, ăn cắp chó còn bị đánh chết, huống gì là ăn cắp dầu khí… Thôi, rút về đi anh à.
Nghe kể chuyện này, mấy nàng điều mơn mởn đào tơ kế bên nó cười ha hả...
*
Trước khi kết thúc câu chuyện, nó cũng không quên khi nhắc lại rằng, có mấy người ở Sài Gòn hay Hà Nội đến rẫy của nó, họ hái nào ổi, mận, chôm chôm, rồi nào bơ, mít, sầu riêng, vú sữa… ăn thoải mái; ngoài ra, ở đây, nông dân còn nuôi nào là gà/vịt xiêm, bồ câu Pháp, rồi nào là ong, chim chóc, nhất là nuôi nhiều chó và xích chung quanh nhà để bảo vệ tài sản ở ngoài vườn và trong nhà, và cũng chính từ cái rẫy của nó, mà ông ‘quái khách’ đã thu hoạch được một chú mèo con và đem ra phố để nuôi đó, nó rất tự hào...
Và, ngoài việc 'có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên người ơi', ngoài chuyện Biển Đông cũng tác động không ít đến những cây cà phê già và các 'nàng' điều ở đây, ngoài chuyện hư ảo và có thể - đổi trắng thay đen trong cuộc đời này, nó còn muốn nói rằng, riêng ở cái rẫy của nó thì các ‘hai lúa’ nhiều khi thông thái hơn các ‘trí thức’ nhiều, ha.. ha.. ha…
HẾT
---------
Chú thích:
-Bạch diện thư sinh: ám chỉ những người lao động trí óc, thường đọc sách, ngồi bên máy vi tính, hay chơi… blog, vì ít ra ngoài, ít lao động chân tay, nên da trắng, người hơi ốm/nhỏ con, có thể dong dõng cao, mà đôi khi ‘trói gà không chặt’...
-‘Con sâu mít’, ‘con sâu ổi’: là người rất thích ăn mít hay ăn ổi.
-Độc cô quái khách hay là Độc cô cầu bại (một nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung), là một đệ nhất kiếm khách sống cô độc mà cầu mong được có người đánh bại mình. Sau này, người học được bí kiếp của ông là Dương Quá (do Thần điêu truyền thụ, truyện ‘Thần điêu đại hiệp’) và Lệnh Hồ Xung (do Phong Thanh Dương truyền thụ, truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’).
-Y Moan, 1957-2010, quê M’Đrăk, chủ yếu sống ở Ban Mê Thuột, là một ca sĩ nổi tiếng. 'Giọng ca của anh đã được đông đảo công chúng đón nhận và đạt nhiều giải thưởng cao khu vực và toàn quốc' (wikipedia). Anh thể hiện rất thành công các bài hát như 'Ta yêu nhau về Ban Mê Thuột', 'Giấc mơ Chapi', 'Đi tìm lời ru mặt trời'...
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/311-chuc-mung-nam-moi-tet-thoi-xua-va.html
-http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/01/509-tet-o-viet-nam.html
hairachgia [Blogger] Email 23.06.14@09:44
Trả lờiXóa(blog Tiếng Việt)
Giá như gặp cây cà phê
Thì xin vài trái đem về uống chơi
Để cho sáng mắt nhìn đời
Ai người ngay thẳng ai người cong queo
Ha ha
À, anh Hai à, bài không thể viết dài, LB dán vào đây 1 đoạn để anh nhâm nhi buổi sáng cho vui nghen:
XóaUi, hắn đã ngồi uống cà phê ở một quán đối diện vườn điều.
Trước đó, hắn đã chạy xe máy trên một đường phố ở Ban Mê, quả đúng là 'đường mây rộng thênh thênh cử bộ' (thơ Nguyễn Công Trứ), thấy 'phẻ' cả người. Hắn định đến nhà một blogger để 'chém gió' chơi, nhưng lạnh quá, đóng cửa vào nhà, mà vẫn còn thấy... run, nên thôi.
Ngồi đây, ngắm rừng điều toát lên một cái gì đó rất là tĩnh lặng và 'tự do tự tại', hắn thấy Ban Mê quả là 'thiên đường', mặc dù người ta nói ở Tây Tạng có một thiên đường trên trần thế gì đó (Cửu Trại Câu).
Trong quán cà phê, có khoảng 10 người, trước mặt hắn là 4 người: 2 người Kinh và 2 người dân tộc, họ đang ngồi nói chuyện với nhau rất thoải mái. Thiết nghĩ, gọi là người 'dân tộc' cũng chả sao, miễn sao ta thực lòng tôn trọng họ, hắn nhớ, có lần, có một người bạn nói không có dấu là: 'tôi là cái người 'dan toc', còn hắn nghe ca sĩ Phương Thanh - lúc tâm sự về vụ 'ca sĩ Siu Black phá sản' - đã dùng chữ 'Đê' hay 'Thượng' để nói về họ, hắn cảm thấy 'không thích' những từ như vậy. À, cách đây mấy tháng, trong một đám giỗ, hắn có gặp một người (bà con của anh Y Moan hay Y Giắc gì đó!), thấy anh ta ăn nói có vẻ hơi... ngại, vì chung quanh anh toàn là người Kinh có địa vị xã hội cao...
Đại thể, quán cà phê 'bình dân' này có 3 loại người: người dân tộc thì mặc áo màu đậm hơn và có 'sọc', người miền Nam hay miền Tây thì ăn mặc xuề xòa hơn, áo sơ mi rộng, bỏ ngoài 'thùng', mang giép da hay giép 'tông', còn người miền Bắc thì nai nịt gọn gàng, áo bỏ trong 'thùng' (nếu không đeo nịt thì họ phê bình là 'giống như cởi truồng', thiệt).
Cũng tại quá cà phê này, người ta mở nhạc Đàm Vĩnh Hưng và nghe anh ta hát: 'Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng, và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng' (Trịnh Công Sơn), không xét đến cá nhân anh, riêng trong cái không gian nhỏ này, Đàm đã thắng ông Nguyễn Ánh 9 với tỉ số là '1-0', hihi...
Còn cái cô gái bán cà phê này, nhìn kỹ thì thấy rất 'cong', chị của cô ta càng cong hơn, hắn hỏi: 'Em chuẩn bị Tết chưa?', nàng trả lời:
-Ba mươi Tết, em sẽ về huyên Krông Bách (Krông Pắc) ăn Tết, đến mùng 5 hay mùng 6, em mới lên...
Hắn nói:
-Thế thì Tết này anh uống cà phê với ai, híc.. híc...
Ta Yêu Nhau Thì Về Ban Mê Thuột (nhạc Nguyễn Cường, thể hiện Y Moan)
Trả lờiXóahttp://mp3.zing.vn/bai-hat/Ta-Yeu-Nhau-Ve-Buon-Me-Thuot-y-moan/IW6866IC.html
Gặp lại em, mùa mưa, con đường xưa đây rồi!
Gặp lại em, nhịp chiêng, ché rượu nghiêng đêm mời.
Ánh mắt ấy, tiếng nói ấy, thương thương hoài.
Gió thế đấy, nắng thế đấy, không vơi đầy.
Lời chào như xưa, nụ cười như xưa, nhịp cùi đung đưa... Vẫn như ngày nào...
Ta yêu nhau từ Ban Mê Thuột.
Ta thương nhau từ Ban Mê Thuột.
Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại, một cao nguyên ở trong tôi, vừa thật gần vừa xa xôi... ơ hớ...
Có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi!
Ái Nữ [Blogger] Email 23.06.14@19:19
Trả lờiXóa(blog Tiếng Việt)
Cái em trong bài hát ấy là em "cao nguyên". Người ta có ti tỉ thứ tình yêu, cái nào cũng thật, cần gì phải về Ban Mê Thuột mới biết! Chẳng qua là nhạc sĩ Nguyễn Cường "nịnh đầm" cái em "cao nguyên" đó thôi.
Trời ơi trời, ông Nguyễn Cường nói thế là... đúng rồi, mỗi địa phương có 1 lợi thế riêng của nó, em Tây Nguyên thì có... vú sữa, em Thái Nguyên thì có gang thép, mà Nguyễn Cường không thể viết:
Xóa'có cái gang, có cái thép, ta không nung ta không nung người ơi!' được, hi.. hi...
Ái Nữ [Blogger] Email 23.06.14@20:06
XóaCỏ dại, nắng, gió... ở đâu mà chẳng có, ở đâu mà chẳng có đặc điểm riêng. Chẳng qua là "si" một chút thì nịnh chứ có gì đâu. "Nịnh đầm" trò cũ muôn thủa xưa nay là... đúng rồi.
Trùi ui, cỏ dại, nắng, gió... thì ở đâu cũng có, nhưng chỉ ở chỗ anh Cà Phê Mít mới có một nàng... vú sữa và mấy nàng điều... mơn mởn đào tơ thôi, hơi bị... thiên đường đóa, hi.. hi...
XóaÁi Nữ [Blogger] Email 23.06.14@20:44
XóaVì cà ấy người ta không thèm hái, nên mới rảnh mà mơ mộng thiên đường. Ha ha ha..
"Nó cũng có sinh con đẻ cái, mà cuối mỗi năm, nó cho ra rải rác vài chục đứa con đỏ chót, mà chả có ai thèm hái, may ra là có chú sóc nào đó đớp vài đứa lấy hên!": sóc này là sóc 'female' đó, ngoan và dễ sương nắm đóa, hehe..
XóaÁi Nữ [Blogger] Email 23.06.14@21:01
XóaThiên đường của Cà Phê Mít.
'Ngày thì viết lách đêm mê... bóng hồng' là nó đó, chính hiệu con nai vàng, hehe...
XóaTrần Thuận Thảo (Facebook)
Trả lờiXóa''Ngày thì viết lách đêm mê bóng hồng'' là anh LB phải kg nè?
9 giờ trước
Trời, có 1 câu... hay nhất của LB, bị nàng 'chôm' mất rồi, híc...
XóaTrần Thuận Thảo
XóaChôm hết cả bài luôn?
Tặng nuôn cả cây cà phê mít nuôn, hihi...
XóaTrần Thuận Thảo
XóaTặng thì nấy hết nuôn đó nhe? hi hi khỏe kg anh? còn trúng gió nữa kg?
Dung Tran (Facebook)
Trả lờiXóaBai viet rat hap dan ! doc mot leo... thiet da. Hay qua' !
5 giờ trước
UI, bạn THD cập nhật tin bóng đá nhanh ghê, sao bạn biết hay vậy! Thank pạn. Ngày mới tốt lành.
XóaLưu comt mua_123:
Trả lờiXóaRừng cây im lặng, một dáng huyền
Mắt hừng, đào nở, mắt ai… điên
Sáng ra, đoi đói, lòng chưa ấm
Bỗng xót xa đau, mất tí thiền.
Lưu comt Lộc Vừng:
Trả lờiXóaĐi qua mùa sen, ngắm lộc vừng
Quán cà phê ấy, cứ rung rung
Bao giờ lại trở về nơi cũ
Mơ bóng người xưa, em biết không!
Lưu comt Violet:
Trả lờiXóaÔi trời ơi, tím quá đi
Khiến tôi mộng tưởng, đêm về khát khao.