Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

580. Con cóc, con ếch và chuyện 'đúng-sai'

Chiều hôm qua (13/06), tôi tình cờ có ghé ‘nhà’ của bạn ‘Lời gió thầm thì’, thì đọc được bài dịch ‘Ếch bị luộc’ (của Paulo Coelho), xin đăng lại cho các bạn tham khảo (nguyên bản tiếng Anh ở cuối bài):
"Một số nghiên cứu sinh học đã cho thấy nếu bạn đặt một con ếch trong một cái bể cùng với nước từ ao của nó và lượng nước được đun nóng, nó sẽ sống sót. Con cóc (?) không phản ứng với việc tăng dần nhiệt độ (thay đổi môi trường) nhưng tất cả chúng đều chết khi nước sôi, phồng to và hạnh phúc.
Nếu như bạn cho một con cóc vào trong bể khi nước đã được đun sôi, nó sẽ nhảy ra ngay lập tức. Với lớp da bị thương tổn nhưng sống sót!
Đôi khi chúng ta giống như những con cóc (?) luộc. Chúng ta không thể nhận ra khi một cái gì đó đang thay đổi xung quanh chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng tất cả là tốt hay những gì làm tổn thương chúng ta sẽ qua đi, và tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chúng ta đang sắp chết, nhưng chúng ta đang chuyển đổi, cố định và thờ ơ, như một con ếch điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nó khi nước được đun nóng hằng phút. Chúng ta chết béo tốt và "hạnh phúc", mà không hề nhận ra những thay đổi xung quanh chúng ta. Có con cóc (?) bị luộc nhưng chúng vẫn không ngừng tin rằng không phải sự am hiểu mà chính là sự vâng lời: có lẽ là đúng, và tuân thủ theo là hợp lý.
Nhưng trên tất cả, thì cuộc sống thật sự của ta ở đâu? Liệu có phải sẽ tốt hơn với cái đầu cúi gục, là những hành động sống động và sẵn sàng để thoát khỏi một tình huống theo thời gian với bộ da bị tổn thương, còn hơn không bao giờ thoát cả". (Vân Anh dịch).
Lưu ý rằng đây là bản dịch... ‘nóng’, nên bản tiếng Việt có thể khó hiểu (cười), ngoài ra, nguyên bản tiếng Anh cũng có vấn đề, mà sau đây là 1 câu hội thoại: ‘anh thấy bài viết này có vấn đề vể 'chủ thể', tác giả nói đến 1 con (cóc)?, hay 2 con (cóc và ếch)? (cười)...
Có thể ‘tạm’ tóm gọn bài viết như sau: Bỏ một con ếch vào một thùng nước từ ao của nó, rồi đun từ từ, nó sẽ không cảm thấy gì, và chết lúc nào không hay biết (=hạnh phúc!). Ngược lại, nếu bỏ con cóc (!) vào cũng thùng nước đó, mà đã đun sôi rồi, thì nó sẽ nhảy ra ngay, với lớp da bị bỏng. Mở rộng ra, con người cũng vậy, nếu ta sống trong một cuộc đời không biến động, thì ta sẽ bị ru ngủ, mà dường như ta không hề nghĩ đến cách ‘thoát’ ra khỏi cuộc đời đơn điệu của mình; ngược lại, nếu cuộc đời ta bị một cú xốc thật lớn, thì lúc đó, ta bị buộc phải điều chỉnh mạnh bản thân mình, và do đó, ta vượt qua khỏi cái tôi tầm thường. (đại khái là như vậy, cười)
*
Đọc bài này, tôi có bình như sau: ‘Liệu có phải sẽ tốt hơn là những hành động sống động và sẵn sàng để thoát khỏi một tình huống theo thời gian với bộ da bị tổn thương, còn hơn không bao giờ thoát cả - với cái đầu cúi gục’: hihi..., cái vụ này thì... ta bị tổn thương (nhiều) lắm rồi, rồi một ngày nào đó không xa, ta sẽ chấm dứt... tổn thương
Như vậy thì: một người suốt đời sống một cuộc đời bình thường (ở nông thôn chẳng hạn), và người đó ra đi cũng một cách bình thường, chả ‘khi ta sống thì nhiều người cười, khi ta chết thì nhiều người khóc’, chả nổi tiếng, cũng chả có tên tuổi gì trong lịch sử: đúng hay sai?; một người thì ngược lại, sống gây rất nhiều biến động trong xã hội, nổi tiếng, làm nên sự nghiệp lớn, thậm chí chết rồi, mà sau này con cháu đọc, thấy tên của y có ghi trong sách sử: đúng hay sai?
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến chuyện có một vị hoàng đế đứng trên một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, nhìn ra ngoài, ngài bỗng thấy một nông dân đang nằm ngủ, ngáy khò khò một cách an bình, ngài bỗng chép miệng: ‘ôi, ước gì ta được là anh nông dân đó’…
Vậy giữa hoàng đế và nông dân, ai hạnh phúc hơn? Rồi Nguyễn Huệ và Ngọc Hân có hạnh phúc không? Napoloen có hạnh phúc không? Hemingway, Jack London, Maiacovski/Yesenin… đã tự tử, còn nghe tin đồn thì Maxim Gorki cũng không ngoại lệ: trí tuệ có đem lại hạnh phúc không?...
Đứng trước một vấn đề tiến thoái lưỡng nan như vậy, người ta không thể kết luận là đúng hay sai: sống như có ếch là đúng, hay sống như con cóc là đúng?, con ếch bình thường chết trong hạnh phúc, còn con cóc ‘đấu tranh’, sống theo kiểu ‘thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm’, hay sống theo kiểu ‘cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương’… thì có hạnh phúc không?
Tôi thường lấy làm ngạc nhiên khi có ai đó khẳng định là ‘tôi đúng’ và nghĩ rằng người đó đã lấy cái ‘tôi’ để so sánh với những cái khác. Ví dụ có 1 người cao 1,6m, nên anh ấy bảo người 1,7m là cao, cao chừng ấy đã lấy gì làm cao? (người cao 1,8m sẽ nghĩ như thế nào?), hay có một người học hết đại học, nên bảo ông thạc sĩ là học cao, thạc sĩ có gì mà gọi là học cao?; có một lần, tôi đi trên xe với hai ông Tây, tôi nói về các vĩ nhân A, B (như Shakepeare, Hemingway), họ biết, nhưng khi tôi hỏi ‘các ông có biết vĩ nhân C của VN không?’, ‘không’, ‘ủa, chứ ở VN, người ta bảo ông/bà ấy là… vĩ nhân?’, ‘tôi e rằng không phải, một vĩ nhân phải thỏa các tiêu chí quốc tế nào đó’…, nên luận đúng-sai mà lấy cái ‘chuẩn tôi’ chủ quan ra để mà nói thì rất thiếu thuyết phục, mà người phương Tây dùng các ‘tiêu chí’ khách quan.
*
Đến đây, tôi tạm dùng khái niệm phật/thiền, vì tôi có biết chút chút, do ông bà tôi theo đạo Phật, và do tôi có đọc một số sách có liên quan (của Kim Dung hay thiền sư Muju chẳng hạn); còn nay tôi thường sinh hoạt với nhiều người theo đạo Chúa, nhưng tôi thường nghe họ đọc kinh nhiều hơn là nói về triết lý.
Tôi có nghe một anh bạn già nói rằng Phật pháp là ‘tứ đại giai không’ (hay đời là ‘sắc sắc không không’), lúc đầu, tôi tưởng là ai cũng hiểu ‘nghĩa đen’ của cụm từ này!, nhưng khi tôi hỏi một ông giảng viên đại học thì ông ta mới ngớ người ra, té ra là ông ta cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều này, hơn nữa, nó lại là từ Hán-Việt. Nhân tiện, tôi xin nói thêm, ví dụ ta đã dùng các từ như ‘Tây du ký’, ‘Kinh Dịch’, ‘Đắc nhân tâm’, không phản đối, nhưng người Tây không có từ Hán-Anh hay Hán-Mỹ, nên họ dịch một cách dễ hiểu là ‘The trip to the West’, ‘The book of changes’ hay ‘How to win friends and influence people’ (=Chuyến du hành về phía Tây, Cuốn sách nói về sự biến đổi, Làm thế nào để chinh phục lòng người), xin nhắc lại rằng dù có là chuyên gia dịch thuật (như kỷ lục gia dịch thuật Lê Khánh Trường chẳng hạn) thì mục đích cuối cùng của họ cũng là để cho người đọc ‘dễ hiểu’ mà thôi.
Quay lại chuyện ông giảng viên đại học. Sau đó, ổng mới tra Google, té ra ‘tứ đại giai không’ là một từ rất xưa, tạm hiểu, tứ đại là 4 chất cơ bản (đất, nước, lửa, gió), còn giai không là không thật, đại khái nói là ta sinh ra từ cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi. Ngoài ra, ta có thể hiểu ‘sắc sắc không không’ là chợt có rồi chợt không, có đó rồi mất đó, hay dễ hiểu hơn là cái mà ‘ta tưởng vậy nhưng không phải vậy’, thậm chí là cái vô cùng bất ngờ, cái mà ta không thể tưởng tượng nỗi...
Ví dụ như xem truyền hình trực tiếp World Cup 2014, rạng sáng 13/6, trận đấu bóng đá giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, hầu như ai cũng nghĩ là Tây Ban Nha sẽ thắng, nào ngờ sự việc xảy ra vô cùng bất thường, Tây Ban Nha bị thua nhục nhã (thua với tỉ số 1-5), đến nỗi bình luận viên phải dùng những cụm từ như ‘vật đổi sao dời’, ‘cơn địa chấn’, (tiền đạo Hà Lan cho hậu vệ Tây Ban Nha) ‘xem số áo’…
Ngoài ra, Kim Dung viết: ‘Tạ Tốn là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn… ngã tướng với nhân tướng, nào có chi bất đồng’, ông tiến sĩ kỳ lạ nói: ‘chắc là em đã lầm, cuối cùng ta cũng sẽ tiến về con số không thôi’, ông Lê Ân nói ‘mọi sự trên đời này đều là phù du hư ảo… chỉ có một chữ tình, dẫu có phai nhạt thì vẫn là tình’..., và tôi thấy là nên nói như cách nói của ông bà ta là ‘đời là phù du’ hay 'đời là hư ảo' chẳng hạn...
*
Viết đến đây, chắc có người bảo là ‘anh Lá Bàng chỉ viết… lý thuyết’, thì tôi đã nói tới chuyện World Cup 2014 rồi còn gì nữa, thêm thực tế nữa nè, tối qua (13/6), tôi với một ‘con mèo’ có trao đổi như sau:
-Theo hắn thì con ếch sẽ... hạnh phúc, còn hắn là 1 con cóc đau khổ, vì có trí tuệ, hihi...
-Con người điên vì trí tuệ của mình
-Hạnh phúc? Đau khổ? Anh cũng... chịu, khi ngắm nhìn trời đất bao la, anh tuyệt nhiên không biết phải nói gì...  Con người vĩnh viễn không có lời giải đáp, vì họ có trí tuệ, mà rất nhiều khi, trí tuệ lại hại ta trong con đường tiếp cận chân lý, nhưng con mèo lại làm được, híc…, vì con mèo không cần biết chân lý là gì, nên mặc nhiên, nó đã và đang sống trong chân lý, trừ ta, híc...
-Con mèo không để ý gì đến trí tuệ của nó, nó chỉ đuổi theo... con bướm thôi, nhưng nếu như anh đòi người ta phải làm... mèo thì thành ra lộn đường tiến hóa… những con mèo cũng khác nhau lắm, nó thật mềm mại và uyển chuyển, trình độ thư giãn các bắp cơ của nó thật hoàn hảo, sức bật của nó thật đáng kinh ngạc…

-Anh nói con mèo theo 'nghĩa bóng'… Mỗi lần chơi với con mèo, anh mĩm cười, anh thấy sự hiện diện của… thượng đế, hihi… 
Quay lại chuyện con ếch, tôi thích 2 lời bình này (mà không bình luận thêm): 
-‘Giả sử, mỗi người trong chúng ta đại diện cho một con ếch và tất cả đang bị đun nóng từ từ trong cái bể kia. Thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Vẫn có suy nghĩ cho rằng "càng biết nhiều thì càng khổ nhiều thà chịu ngu si để được thái bình"… Thật ra, nỗi khổ không hề thay đổi, như tất cả những con ếch kia đều bình đẳng chờ chết. Lũ ếch không biết mình đang bị giết rất từ từ nên vẫn hồn nhiên hoan ca và hồn nhiên giao phối. Nhưng giả sử (cũng trong bầy ếch đấy) lại có một vài con vì hiểu biết nên nhận ra cái chết đang đến rất gần. Số ít những ếch đấy sẽ cảm thấy khổ đau - bên cạnh số đông những con ếch đang được thái bình. Đối với những con ếch xuẩn ngu thì cái bể đấy chính là hạnh phúc. Với những con ếch biết đang chết mòn thì cái bể là nỗi niềm mang tên tuyệt vọng...' (tranquoctrung78, entry ‘Bạn tôi - Nhân vật’, phần lời bình, blog Ái Nữ). 
-'Nên sống thế này là hạnh phúc hay sống thế kia là cái chết mòn thì khó mà tranh luận cho ngã ngũ lắm. Ai nấy tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nên không có cái lý nào tồn tại làm mẫu số chung cho tất cả. Triết lý cho người ta sự chọn lựa và thật không công bằng nếu có kẻ dám phán quyết đúng-sai. Đến Thượng Đế cũng không đủ sức làm trọng tài...' (Lời bình của Lung Linh).

Cuối cùng, có người hỏi tôi về ‘phật/thiền là gì?’, tôi mới nói ‘phật tính là tính thật’, còn blogger ‘Lời gió thầm thì’ viết:
‘Triết học là gì với em, đó là câu hỏi em đã đặt cho mình khi đọc xong bài viết của anh. Em có đọc 1 vài quyển sách… nhưng tất cả những điều ấy với em vẫn chưa thật sự là Triết học cho mình, bởi tất cả chúng được sinh ra từ người khác dù chúng gần gũi với em, chúng sẽ là của em khi triết tìm thấy trong cuộc sống… Đó là ví dụ như chú kiến nhỏ trong bài viết (Con kiến thoát ‘Tàu’) vừa rồi của anh. Chú ta chính là 1 trong những nhân vật mạnh mẽ nhất thế giới nếu so sánh về thể xác, và thật kiên cường... Khoảnh khắc triết trong chú chính là khoảnh khắc chú là mình, thư thái ngồi bên ly cà phê, nghe thế giới quanh mình chuyển động. Chú chính là mình trong khoảnh khắc ấy với mọi khát thèm và hiện hữu sống, có phải vậy không ạ’.

Rồi ‘nhóc’ có hỏi tôi:
-Anh quan tâm đến triết lắm à?, xin trả lời:
-Có, triết tức là không triết. 

HẾT.
---------
Chú thích + các enry có liên quan:
-Blog Ái Nữ, http://ainu.blogtiengviet.net/2014/06/05/b_n_toi_nhan_v_t
-Blog Lời gió thầm thì, http://vananh7.blogtiengviet.net/2014/06/12/ch_b_lu_c
-Đắc nhân tâm: một tác phẩm nổi tiếng của Dale Carnegie (1888-1955) - nhà văn và nhà diễn thuyết người Mỹ.  
-‘Ếch bị luộc’: Bản tiếng Anh: FROGS BEING BOILED
Several biological studies have shown that a frog placed in a container along with water from his pond, he will remain alive while you heat the water. The toad does not react to the gradual increase of temperature (change of environment) and only dies when the water boils, swollen and happy.
On the other hand, if a toad is thrown into that same container when the water is already boiling, he will immediately jump out. He will be a little singed, but alive!
ometimes we can be like the boiled toads. We do not notice changes.
We think everything is good, or that whatever is evil will pass, it’s just a matter of time.
We are about to die, but we are floating, stable and apathetic as the water warms up every minute.
We are dying, fat and happy, without having noticed the changes around us.
There are boiled toads who still believe that the key is obedience, not competence: might is right, and obey whoever is sensible. From all this, where is the real life? It is better to emerge from a situation, maybe a little singed from time to time, but alive and ready to act. (13.04.2012, Paulo Coelho).
-Hemingway, Jack London, Maiacovski, Yesenin: ‘Có nhiều người đã tự tử vì nhiều lý do, ví dụ như sử gia Khuất Nguyên (tự tử năm 278 TCN), đại thi hào Lý Bạch (tự tử năm 762), nhà văn Jack London (tự tử!, ‘ngày 22-11-1916, ông uống thuốc độc tự tử lúc mới 40 tuổi’, nguồn: e-thuvien.com), nhà thơ Yesenin (Ét-xê-nhin, tự tử năm 1925), nhà thơ Mayakovsky (Mai-a-cốp-xki, tự tử năm 1930), nhà văn Hemingway (tự tử năm 1961), nhà văn Yukio Mishima (tự tử năm 1970), nhà văn Yasunari Kawabata (tự tử năm 1972), diễn viên Tuấn Anh (tự tử năm 1996)... ‘I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot = Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm’, Xuân Diệu dịch, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-hemingway-lai-tu-tu_5722.html 
-Lê Ân: sinh năm 1938 tại Quảng Nam, hiện ở tại quận Tân Bình! (TP HCM), làm việc tại ‘Làng du lịch Chí Linh (Vũng Tàu)’, năm 2012, ông có tài sản khoảng 15.000 tỉ và đưa hết vào ‘quỹ từ thiện Lê Ân’. Năm 74 tuổi, ông mới lấy người vợ thứ năm, là cô Mai Mai - 20 tuổi’, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/209-khi-nguoi-gia-yeu.html
-Maxim Gorky, sinh 1868-1936, nhà văn Nga, chết một cách bí ẩn (tự tử!), có lẽ vì vụ ‘năm 1933 Gorky xuất bản một cuốn sách đáng hổ thẹn về Kênh Biển Trắng-Baltic, được trình bày như một ví dụ của "sự hồi sinh thành công của những kẻ thù của giai cấp vô sản"... (theo wikipedia)
-Ông tiến sĩ kỳ lạ: tên mà tôi đặt cho một người bạn + một ít hư cấu, http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/08/45-ong-tien-si-ky-la.html
-Tạ Tốn: một nhân vật có trí tuệ nhất và đau khổ nhất trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long lý’ của Kim Dung, http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/233-kim-mao-su-vuong-ta-ton-va-lao-tac.html 
-Thiền sư Muju (muju = vô trú), người Nhật, sinh 1227-1312, tác giả! của cuốn 'Góp nhặt cát đá' (=101 Zen Stories, hay còn gọi là 'Thạch sa tập'), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939 (Luân Đôn), rồi nhà xuất bản Lá Bối trước 1975 (Sài Gòn). 

13 nhận xét:

  1. Lung Linh [Blogger] Email 15.06.14@03:56 (blog Tiếng Việt)
    Đọc xong thì cảm thấy rối nùi như mắc vào lưới vậy. Có lẽ vì 1 lúc phải tiếp nhận quá nhiều tư duy.
    Cái chết của cóc hay ếch thật ra chẳng quan trọng bằng thái độ sống của chúng. Chỉ cần chúng cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện thì chết hay sống chẳng nghĩa lý gì.
    Con người cũng vậy cứ đờ ra mặc số phận hay vùng vẫy để đạp lên số phận cũng tùy nhận thức cá nhân. Nên sống thế này là hạnh phúc hay sống thế kia là cái chết mòn thì khó mà tranh luận cho ngã ngũ lắm. Ai nấy tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nên không có cái lý nào tồn tại làm mẫu số chung cho tất cả. Triết lý cho người ta sự chọn lựa và thật không công bằng nếu có kẻ dám phán quyết đúng-sai. Đến Thượng Đế cũng không đủ sức làm trọng tài.
    Chém gió xong rồi, chào LB, LL đi ngủ đây, mọi thứ gác lại đó là chân lý lớn nhất, mục tiêu của ngày hôm nay (smile).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nên sống thế này là hạnh phúc hay sống thế kia là cái chết mòn thì khó mà tranh luận cho ngã ngũ lắm. Ai nấy tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nên không có cái lý nào tồn tại làm mẫu số chung cho tất cả. Triết lý cho người ta sự chọn lựa và thật không công bằng nếu có kẻ dám phán quyết đúng-sai. Đến Thượng Đế cũng không đủ sức làm trọng tài...":
      Hay quá, ai mà nói hợp ý... LB quá ta, thưởng cho... 9+1 cử cà phê..., hihi, Chủ nhật ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. Lưu comt Trần Thuận Thảo (Facebook)
    Lá rơi một chiếc, vàng xơ xác
    Ta mỏi bước chân chốn chợ đời
    Lá ơi hãy đến cùng ta nhé
    Một tách cà phê, ta đang… mơ

    Trả lờiXóa
  3. domdom-kimchi [Blogger] Email 14.06.14@18:01 (bolg Tiếng Việt)
    Bài viết rất rất hay.
    Đóm mới đọc xong entry chính, chưa đọc những đường dẫn phía dưới nên chưa thể lạm bàn (hẹn lúc nào rảnh).
    Cảm nhận đầu tiên là đoạn dịch của bạn V.A đọc khó hiểu. Đoạn dịch của LB tuy vài dòng nhưng súc tích.
    Đóm ko biết cách bày tỏ, thể hiện qua lời văn nhưng Đóm cảm nhận cuộc sống qua cách sống ở đời thường. Đó là Triết thực tại chứ không phải Triết lý thuyết.
    Chúc chiều ngon miệng, tối vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, dạo này Đóm... kỹ quá ta, LB ủng hộ, mọi thứ đều cần được suy nghiệm một cách cẩn thận, hihi, cám ơn nhé, sẽ nói chuyện nhiều, tối nhớ xem đá bóng nhé.

      Xóa
  4. Đọc đến từ HẾT của LB mà MTV cũng không biết mình nên là cóc hay là ếch? và hiện mình là cóc hay là ếch? và rồi tương lại mình sẽ bị luộc chín hay là sống sót với trái tim và khối óc bị thương tật tới... 90%? và rồi có nên chăng " Thà một phút huy hoàng rồi chớt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm" Anh LB ơi, tóm lại kiểu gì cũng chết chỉ có cái chết sớm hay chết muộn và chết với hạnh phúc hay chết trong đau đớn mà thôi...Hay thôi thà cứ huy hoàng rồi tắt còn hơn anh nhỉ...hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 1 blogger nói 'anh LB nói lý, nhưng trên đời còn có rất nhiều cái có lý nữa', LB cười ha..ha..ha..., vì cô ấy nói có... lý, hihi..., không có giải pháp chung cho mọi người MTV à, thôi, cứ yêu rồi chết vậy, hihi...

      Xóa
  5. Dạo này mọi người bỏ hết đất này mà đi. Huynh cũng thế hử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh mới về nhà nè, mời muội vào nhà uống trà 'Tuyết' rồi măm măm tối với huynh nghen, hihi...

      Xóa
  6. Lưu comt Loigiothamthi:
    nhagomlabang [Blogger] Email 25.06.14@08:57
    À, may quá, nhờ bài này (ếch và cóc) mà LB có 1 kinh nghiệm (cười), nói chung là đọc văn, không cần phải theo nguyên xi như tác giả viết, thứ hai là nên hiểu theo ý mình, thứ ba là xem 'thực tại' như thế nào.
    LB có kiểm nghiệm điều này nhiều lần, ví dụ như có nhiều người kể 'Tây du ký' với nhiều dạng khác nhau, thậm chí là các phim 'Tây du ký' thể hiện nội dung rất khác với bản gốc, quan trọng là người đọc/xem chứng nghiệm được điều gì trong cuộc sống?, nếu không thì có thuộc lòng 'Tây du ký' cũng vô ích, phải hôn? (cười)

    Trả lờiXóa
  7. -Lão Cóc Ghẻ (Facebook) Ôi tội nghiệp anh Nhà Gom Lá Bàng. Hiểu chi cho lắm vậy.
    15 Tháng 6 lúc 15:12

    -Nhiên Phạm Châu An ...
    Con gì thì cũng ... chết
    Cóc, ếch cũng ... như nhau
    Suy nghĩ chi nhức đầu
    Ha ha

    Vốn là như vậy:
    Thiên hôn Địa ám
    Trời rộng đất dày
    Kiếp người tăm tối
    Tá dựa muôn loài
    5 giờ trước

    -Trần Minh Châu Tội nghiệp quá....
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, bài 'con ếch' này hình như do 1 nhà văn Đức! viết, nó liền gây cho ta... ấn tượng, tuy nhiên, để tìm đọc 1 bài 'ngụ ngôn' tương tự như vậy thì trên đời này không thiếu, thân.

      Xóa
    2. Nhiên Phạm Châu An ...
      Đó là vẫn cõi Ta Bà
      Điềm nhiên tĩnh tọa... tình xa ảo tình
      4 giờ trước

      Xóa