Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

649. ...Sai lầm nghiêm trọng

 
Lặng nhìn cây cỏ lung linh
Nghĩ về thế thái nhân tình chán ghê
Đời là một cuộc... u mê
Lỡ tay một cái, quay về số... không

Đáng lẽ bài này tôi định viết với tiêu đề là ‘Tôi đã… sai lầm nghiêm trọng’, nhưng nếu thế thì sẽ có người cho là tôi muốn nói về ‘cái tôi’, (và) nhưng nếu không có ‘cái tôi’ thì tôi sẽ nhìn nhận thế giới bằng cái gì!, và các bạn sẽ thấy rằng bên dưới, tôi không chỉ nói về ‘cái tôi’…
Tôi viết bài này cho ai? Cho những người biết trân trọng sự đau khổ, và do đó cảm thông với kiếp người, và may mắn hơn là nếu có ai đó biết được rằng chủ nghĩa ‘duy lợi’ đang thống trị ở ta mà đang làm xói mòn dần tâm hồn của những kẻ hầu như chỉ si mê đồng bóng với hai chữ ‘đẳng cấp’ (hay ‘nhất tiên huyền’) - mà không biết trân trọng sự đau khổ của kiếp người - là sai lầm nghiêm trọng biết dường nào!
Bài viết này gồm có:
  1. ‘Những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá’
  2. Thiền-Phật-Chúa cũng không cứu được tôi
  3. Tại sao tôi làm việc được, trong khi bộ óc gần như bị… tàn phế?
  4. Như vậy thì tôi sẽ sống ở thế giới nào?
  5. Trong ta đang hiện hữu một tình yêu
1. ‘Những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá’
Vâng, tôi đã sai lầm nghiêm trọng, điều này còn hàm nghĩa rằng tôi không mong ai đó cho tôi là đúng, vì tôi có không ít sai lầm - nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, cũng không mong ai đó cho tôi là ‘nổi danh’, vì tôi có danh đâu mà nổi!, và cũng không mong ai đó cho tôi là… vĩ nhân, vì dĩ nhiên tôi không phải là vĩ nhân…
Tôi đã sai lầm ở chỗ nào? Số là tôi bị ‘rối loạn trí nhớ’ từ năm 1982, mà các hệ quả khủng khiếp liên quan đến nó là làm tôi mất đi 99% khả năng giao tiếp với xã hội…, thế mà tôi vẫn dại dột cố… đi làm trong hơn 30 năm!  (nhưng nếu tôi không đi làm thì ai nuôi tôi, hay có ai đó sẽ đuổi tôi và ngoài đường với đầy những lời nguyền rủa thâm độc nhất mà suốt đời tôi không thể nào biện minh được!), mà trong suốt quãng thời gian này, tôi hay dùng các từ như cô đơn, sầu, buồn, đau khổ, tuyệt vọng, và vô số tiếng cười cay đắng ‘ha.. ha.. ha…’!!!, và vì thế, ngoài những người cùng khổ, tôi còn rất cảm thông với ai đó có số kiếp như Hàn Mặc Tử, Hemingway, Nick Vujicic, Tạ Tốn/Tiêu Phong/Lệnh Hồ Xung (xem chú thích bên dưới)…

Ngoài ra, có một ai đó nói rằng ‘anh quen biết với nhiều học giả lắm nhỉ!’ (hơi ‘móc’ phải hôn?) - có, nhiều, nhưng tôi còn quen biết nhiều hơn nữa các ‘giả học’, hehe, như các bạn sẽ nghe kể dưới đây, nhưng lưu ý là tôi không quan tâm đến các vấn đề có tính cách cá nhân, mà tôi chỉ quan tâm đến triết lý tổng quát (mặc dù ẩn dưới dạng rất cụ thể) - là điều mà một số blogger đã bình:
-Bài viết nào của bạn cũng thấy nụ cười, nhưng sau đó là những giọt nước mắt của sự thật trần trụi như đá vậy. (Doanhuyen),
-Anh viết như đang chơi một thứ chữ có màu đen của tang tóc để mặc niệm cho một mối tình đã chết, có màu xanh của một niềm hi vọng sau hành trình dằng dặc đi tìm bản ngã của con người, có màu vàng của li bôi, sầu ai oán...  (Bình Địa Mộc),
và mới đây là:
-Tui rất nể phục sức viết của anh, nhưng khoái nhất là mấy vần thơ lãng đãng tình mà tui bắt được bởi cái chất giống giống đâu đó mà tui từng gặp, cũng có thể nó ở ngay trong tui không chừng. Cụ thể là khúc sau (saumietvuon):
Chiều tàn hoang lạnh, ngắm Quất Lâm
Sương trắng trời đêm, phủ bóng mềm
Nhà ai nhu nhú tình đôi lứa!
Tỏa ánh đèn khuya, si tháng năm… (NGLB)

-LB viết rất ‘bách hóa’. Đọc tác phẩm của bạn như đang đi dạo mà lơ mơ không biết đường ra. Như bài này chẳng hạn, nó vừa khái quát, vừa chi tiết theo tâm trạng chú ý như thế nào của tác giả. Tác giả làm chủ nội dung, chỗ nào hứng thì đào sâu. Cách viết này rất duyên và giống cách viết của mấy ông chuyên trị các vấn đề tâm lý xã hội, cách làm người... nổi tiếng trên thế giới. (Lung Linh)…
Xin cám ơn các bạn. Tôi bắt đầu kể nhé.

2. Thiền-Phật-Chúa cũng không cứu được tôi
Số là vào năm 1984, có một cán bộ cao cấp ở trung ương, tên là VM, vào miền Nam và tổ chức một ‘Hội nghị các tiến sĩ miền Nam về đổi mới triết học’, vì vào khoảng đầu những năm 1980, ngoài một lượng khổng lồ sách đủ loại của Liên-Xô du nhập vào VN, đồng thời có một lượng không ít sách khoa học cơ bản của thế giới phương Tây - kèm với triết học của họ - cũng xâm nhập vào các trường đại học ở VN, điều này khiến cho các thầy/cô dạy ‘triết’ mà học ở Liên-Xô (về) cảm thấy… bối rối vì sự tiến bộ của khoa học của phương Tây quá nhanh so với nền tảng ‘văn hóa cách mạng lớp 10 miền Bắc’ của họ, nên tôi - một sinh viên ‘nhí’ mà đã trải qua thuyết tương đối rộng/trường hấp dẫn, hạt cơ bản/trường lượng tử - cũng được mời dự để đọc tham luận về vấn đề không-thời gian vĩ mô và vi mô (và tôi vẫn còn nhớ sự hiện diện của các thầy Dương Văn Phi, Trần Kim Thạch, Nguyễn Chung Tú, Chu Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Ngọc Giao, Bùi Khánh Thế...).
Nhưng, sau khi đọc tham luận với một đoạn cảm nhận hơi… mạnh về các thầy cô ‘Mác-Lênin’, đi về trên đường Hùng Vương (đoạn nối giữa Ngã sáu Lý Thái Tổ-Nguyễn Văn Cừ và Ngã sáu Chợ Lớn, SG), nhìn lên bầu trời qua những ngọn cây cổ thụ, tôi cảm thấy cái đầu bị giật giật liên hồi (và lần khác, tôi còn nghe tiếng 'đùng đùng' như lựu đạn nổ ở trong đầu khi lặn xuống tắm ở biển Thanh Bình, Đà Nẵng) - dù lúc đó vẫn còn ‘ngu’, nhưng tôi cũng không đến nổi quá ngu để không hiểu rằng:
-Tôi đã bị chấn thương nặng trong bộ óc và bị lúa đời rồi,
nên năm sau đó, tôi đã về quê nội để… dưỡng thương, nhưng bệnh này sẽ mãi mãi không bao giờ hết, mà sẽ có rất hiếm ai hiểu, cảm thông và chơi với tôi, tuyệt đại đa số loài người sẽ ‘ăn hiếp’ và ruồng bỏ tôi, và Thiền-Phật-Chúa cũng không cứu được tôi, trừ khi may ra đôi khi tôi thấy một bóng hồng xa xôi nào đó mà cảm thấy lòng hơi ấm lại:
Anh gửi vào em chút lã lơi
Đôi mắt hồ thu đẹp tuyệt vời
Là người hay tiên trên trời vậy
Em xuống trần gian khuấy động đời
Tôi cũng không có hy vọng là mình sẽ có vợ và sinh con, mà tôi đã viết (xem đường dẫn bên dưới):
Có lúc mình mơ ước được biết đàn bà là như thế nào, một lần thôi, rồi chết cũng được, mình vẫn không… chết! 
Có lúc mình mơ ước có một sinh vật nhỏ bé, nó khóc ‘oe oe’, ngọ ngoạy đôi chân và đôi tay với các ngón tay hồng hồng nhỏ xíu như cộng hành, mình không những có nó, mà nó còn leo lên gối của mình ‘ị’ nữa đó, mình vẫn không chết, vì mình phải sống để bảo vệ sinh vật này.

…Và thế là, suốt cuộc đời, với một cái bàn vi tính, có chú mèo bên cạnh, ngồi cô đơn nhìn ra ngoài cửa sổ với cảnh sáng hay chiều về lãng đãng trong những vườn điều ở Tây Nguyên, ngắm những đám lục bình đang dong ruổi ngược xuôi vô định trên dòng sông Sài Gòn, thả hồn theo những con đường nhô nhấp với xa xa vọng nàng sương mù ở núi rừng Tây Bắc…, tôi đã được trở về với chính mình mà viết nên những entry này.

3. Tại sao tôi làm việc được, trong khi bộ óc gần như bị… tàn phế?
Có không ít người đã hỏi như vậy, nhưng thú thật, tôi… bí, không trả lời được, và cách trả lời dưới đây, có thể là một ‘ngụy biện’, mà chỉ có một số bác sĩ thần kinh mới trả lời được, nhưng chả có bác sĩ nào quan tâm tới tôi đâu: tôi tự sống.
…Không hiểu vì cơ duyên nào mà, bất thình lình, vào năm 1999, tôi được một ông lớn, họ Nguyễn, lập tức đưa ra Hà Nội, mà không hề đỏi hỏi bất cứ một điều kiện nào (xem thêm ở entry Tết 10 - ‘Tôi làm cố vấn cho Thủ tướng’, đường dẫn bên dưới)… Kể từ đó, tôi làm cố vấn cho nước ngoài, mà ‘bọn Tây’ chỉ cần ‘xài’ kinh nghiệm thực tế của tôi, chứ không bao giờ quan tâm đến việc tôi ăn mặc như thế này hay như thế kia! (tôi chỉ có… 2 bộ áo quần), xài điện thoại rẻ tiền hay đắt tiền! (tôi xài điện thoại giá chỉ có… 600.000đ), theo chế độ gì!, quê ở đâu/ăn ngủ ở đâu!, bạn bè gì!, bà con với ai!, và đặc biệt là họ:
-Rất nhanh chóng phê duyệt những đề xuất (proposal) của tôi mà hầu như không gây khó dễ hay gây chút stress nào cả,và quan trọng nhất là:
-Cấp cho tôi một phòng riêng, độc lập, với đầy đủ các trang bị hiện đại, mà không có một cá nhân nào khác gây tiếng ồn (làm phiền) khi tôi đang làm việc, chỉ trừ khi tôi đồng ý…
Và cứ như thế và như thế, tôi làm việc cho nước ngoài, đa số là êm đềm, được 14 năm…

4. Như vậy thì tôi sẽ sống ở thế giới nào?
Tôi không hề đánh giá là ‘Tây’ giỏi hơn ‘ta’, thậm chí có nhiều trường hợp, tôi thấy Tây còn… thua ta nhiều. Nhưng tại sao Tây lại làm việc có hiệu quả hơn ta rất nhiều, cụ thể là năng suất lao động của Tây hơn ta gấp 20 lần, như trường hợp của Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…? Về vấn đề này, tôi không có đủ khả năng để trả lời, nhưng tôi có thu thập được một câu chuyện sau đây:
Tết này, đi trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, chúng tôi mới chú ý là con đường này là làm chung với Tây, và lúc đó, có một phụ nữ trên xe, có nhận xét là:
-Tây nó làm đường tốt ghê, đi xe êm ru như là đi trên giường nệm vậy!
Cũng lúc đó, tôi thừa biết là hầu hết đường cao tốc ở VN đều có sự hợp tác giữa Tây và ta (mà tôi đã thấy trong kênh VTV1 có chiếu hình một Cố vấn trưởng nước ngoài, đi quan sát đoạn đường bị nứt khi vừa mới thông xe), trong đó, Tây không có ‘giỏi’ hơn VN…, rồi thảo luận, chúng tôi mới biết là ta làm: 1) cẩu thả, 2) hay ăn cắp vật tư (thậm chí là đến 60%, nếu được), 3) không có ai chịu trách nhiệm/đổ vấy trách nhiệm cho nhau…, mà nếu mà cứ vừa làm vừa… ăn cắp, thì ‘tài’ nào cũng bị ‘chai’ vì không có ‘tâm’, và kết quả là hầu như làm cái gì hơi lơn lớn một tí thì ta cũng phải dựa vào Tây (giám sát hay hỗ trợ kỹ thuật - technical assistance), để rồi bị ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây’…
Ngoài ra, đối với bên ta, chẳng hạn, tôi vẫn còn nhớ mãi là ‘xếp người Việt’ của tôi! - thực ra là một anh bạn già bình thường, ngẫu nhiên mới được lên làm xếp, mà chả ai ‘thèm’ cái chức vụ đó - liền âm thầm lên kế hoạch và thu thập bằng chứng cỏn con để tiêu diệt từng ‘đối thủ Việt’ một (xem entry ‘Thư gửi anh bạn già’, đường dẫn bên dưới), mà tôi nhớ nhất là câu nói… ‘vĩ đại’ của lão:
-Hễ tôi nói là phải đúng.
Như vậy thì tôi sẽ sống ở thế giới nào, hỡi các thiên thần bé nhỏ?

5. Trong ta đang hiện hữu một tình yêu
Tôi đang dùng cụm từ ‘tình yêu đang hiện sinh’, tôi băn khoăn!
Từ ‘hiện sinh’ này nằm trong cụm từ ‘chủ nghĩa hiện sinh’ mà xưa nay hình như chưa có ai tách rời ra và định nghĩa hiện sinh là cái gì?, thiệt!
Tôi mới vào đọc nhiều nguồn khác nhau trên mạng, ối dà dà, nào là Nietzsche, Kierkegaard, Heidegger, Jean Paul Sartre, nào là Beauvoir, Kafka, Camus, Dostoevsky…; nhất là cái ông Jean Paul Sartre viết một bài dài dằng dặc - bằng cách đưa ra khái niệm ‘con dao rọc giấy’, rồi diễn giải nào là ‘hiện hữu có trước bản chất’ (chọn), nào là ‘bản chất có trước hiện hữu’, rồi kết luận là ‘Người hiện sinh cho rằng con người chịu trách nhiệm về sự đam mê của mình’; rồi ông Gordon E. Bigelow viết một bài cũng dài dằng dặc không kém, mà cũng có các cụm từ tương tự ‘Hiện sinh có trước bản chất’, hay ‘Người ta sống, chứ không phải tồn tại…’; rồi tôi nhớ đến Dostoevsky với triết lý ‘cần lao nhân vị!’: ‘Anh chàng Raskolnikov đã từng nghĩ đến câu ‘nhất tướng công thành vạn cốt khô’, chàng cho rằng giết một vạn người và giết một người là như nhau, thậm chí giết người và không giết người cũng như nhau!, nên anh ta thử…. giết một người. Nhưng không ngờ, sau đó, cái chết của người đó luôn ám ảnh chàng, cuối cùng anh lại nghĩ đến chuyện được làm người: ‘thượng đế có quyền quyết định ta và đã sinh ra ta, vậy ta cũng có quyền quyết định ta bằng cách tự giết chết ta, thế rồi anh tự tử’ (NGLB)…, ôi phức tạp quá!
Hiện sinh là một danh từ, mà xuất phát từ các từ loại (tiếng Anh) sau đây: exist (động từ), existential (tính từ), rồi người ta lấy tính từ cộng với ‘ism’ để thành ra danh từ là  existentialism = chủ nghĩa hiện sinh. Nếu không nhầm, Nietzsche cũng có lần đã dùng từ ‘hiện sinh’ như là một động từ: ‘trở nên những gì mình đang hiện hữu/become what you are’. Riêng tôi, tôi không quá phức tạp hiện sinh là như thế này, như thế nọ, mà dưới đây, tôi đã dùng từ ‘hiện sinh’ như là một động từ - đồng nghĩa với hiện hữu:
-Anh viết bài này sao giống tâm trạng em nhỉ? Thiệt đó em đau khổ nhiều lắm... (Lý Thị Minh Tâm)
-Khi ta cảm thấy đau khổ 
là ta đã có một tình yêu trong đó, 
vì có đau khổ mới thấu hiểu được hạnh phúc, 
và do đó, tình yêu đang hiện sinh! (NGLB)


Vâng, khi ta đau khổ là đang hiện hữu một tình yêu trong ta!

(HẾT)
--------- 
Ghi chú:
  1. Chủ nghĩa hiện sinh, Gordon E. Bigelow, xem: http://reds.vn/index.php/tri-thuc/triet-hoc/222-doi-net-ve-chu-nghia-hien-sinh  
  2. Chủ nghĩa hiện sinh, Jean Paul Sartre, xem: http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-hien-sinh/hien-sinh-la-mot-chu-nghia-nhan-ban_329.html
  3. ‘Có lúc mình mơ ước’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/co-luc-minh-mo-uoc.html
  4. Hàn Mặc Tử: ‘Thơ hay là nhờ ‘hàng độc’ do anh bị ức chế mà ra thôi - anh đang ở tuổi xuân phơi phới mà bị bệnh cùi và nhốt trong Lầu Ông Hoàng, trong khi đó tiếng gọi của tình khúc âm-dương vẫn luôn thôi thúc anh… (giống như con trai phải ngậm hạt cát một cách đau đớn mà hình thành cái hạt ngọc trai đẹp lóng lánh vậy), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/10/257-pham-cong-thien-anh-la-ai.html
  5. Lệnh Hồ Xung: ‘Có lần chàng đã triển khai thần oai cứu phái Hoa Sơn khỏi đại nạn diệt vong, nhưng bị thương nặng. Đào cốc lục tiên, vì không hiểu về bản chất trị thương, nên đã giúp chàng bằng cách truyền vào người chàng 6 luồng nội lực, sau đó, Bất Giới hòa thượng lại truyền thêm một luồng nội lực nữa, như vậy chàng bị 7 luồng nội lực khác nhau xung kích trong thân thể, dần dần bị kiệt sức đi lại không nỗi và đau đớn vô cùng… và chàng chỉ còn có cách là chờ chết...’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/241-lenh-ho-xung-tieu-ngao-va-phi-ngao.html
  6. Tạ Tốn: ‘Bị sư phụ là Thành Khôn với ý đồ chính trị, giả say hãm hiếp vợ y, rồi giết vợ con và toàn bộ người nhà của y cả thảy là 13 người, vì thế y vô cùng đau khổ và nuôi chí phục thù. Sự đau khổ đó đã chuyển thành tiếng rống thảm thiết 'Sư tử hống', thành môn võ tự đau khổ 'Thất thương quyền', và đã biến thành tiếng chửi thượng đế là 'Lão tặc thiên', xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/233-kim-mao-su-vuong-ta-ton-va-lao-tac.html
  7. ‘Thư gửi anh bạn già’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/130-thu-gui-anh-ban-gia.html
  8. Tiêu Phong: ‘Tính cách cao cả và tình yêu con người của y hầu như bao gồm hết tinh túy của những cao cả và tình yêu mà nhân loại có thể có được. Không tồn tại sự phân biệt chủng tộc hay chúng sinh trong tâm hồn của y. Sự kết thúc của chàng để đạt được khát vọng của tự do đến nay vẫn chưa có bút mực nào có thể tả xiết’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
  9. ‘Tôi làm cố vấn cho Thủ tướng’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/02/645-toi-lam-co-van-cho-thu-tuong-thu.html

21 nhận xét:

  1. Tôi không hề đánh giá là ‘Tây’ giỏi hơn ‘ta’, thậm chí có nhiều trường hợp, tôi thấy Tây còn… thua ta nhiều. Nhưng tại sao Tây lại làm việc có hiệu quả hơn ta rất nhiều, cụ thể là năng suất lao động của Tây hơn ta gấp 20 lần, như trường hợp của Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc,

    Em nghĩ từ cái gốc anh ạ. Gốc họ thực tế vững chắc...! Đêm thanh thản nhé anh!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi không hề đánh giá là ‘Tây’ giỏi hơn ‘ta’, thậm chí có nhiều trường hợp, tôi thấy Tây còn… thua ta nhiều. Nhưng tại sao Tây lại làm việc có hiệu quả hơn ta rất nhiều, cụ thể là năng suất lao động của Tây hơn ta gấp 20 lần, như trường hợp của Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc,

    Em nghĩ từ cái gốc anh ơi. Gốc họ thực tế vững chắc... Tối thanh thản nhé anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, họ có gốc 'xã hội dân sự' vững chắc 100-300 năm, ví dụ như Hồng Kông - qua vụ 'Hoàng Chi Phong', mà có bình luận gia nói là về gốc 'dân chủ', họ đã đi trước ta cả trăm năm! , mình cho rằng ông ta nói... có lý!
      Thank nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  3. Ui ! Em mở hàng nghen! Anh viết bài này sao giống tâm trạng em nhỉ ? Thiệt đó em đau khổ nhìu lắm ...
    Chúc anh ngủ ngon ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi ta cảm thấy đau khổ
      là ta đã có một tình yêu trong đó,
      vì có đau khổ mới thấu hiểu được hạnh phúc,
      và do đó, tình yêu đang hiện sinh!

      Xóa
  4. Anh LB ơi ... Công chúa bé bỏng sang thăm anh nè , dạo này blog buồn quá , nên MT cũng lười tung tặng anh à ... Tuần mới vui vẻ , may mắn ..anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, anh gặp Mực Tím bên FB rùi, nên cũng ít chạy qua nhà MT bên blogspot lắm, sr nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  5. Một nửa linh hồn đứng ngăm trăng
    Nửa kia rạo rực, ngóng trông nàng (chàng)
    Mây bay lờ lững: Hằng Nga ghẹo
    Bay mỏi cả đời, không vẫn không!

    Trả lờiXóa
  6. Tháng ba về, mùa xuân vẫn còn đó
    Rồi hạ về, chẳng thấy bóng em tôi
    Rồi mùa thu vàng, rung rung gió lộng
    Ngóng chờ nàng, tôi lại thấy mùa... đông

    Trả lờiXóa

  7. Lung Linh [Blog Tiếng Việt] 02.03.15@22:31
    LL nhận thấy những người có nhận xét được bạn trich đăng đều ít nhiều có khả năng "lãng đãng trong sương" như LB.
    Những câu nói không trơn tru dễ dàng mà có thắt gút vì thể phải động não để hiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Triết gia Hồ Thích (tôi chưa có đánh giá gì về ông ta) nói:
      'ta bất tử trong những người khác'!,
      dù sao lời bình của LL cũng có trong bài của tôi rồi, nên LL sẽ lãng đãng... bất tử, hihi...

      Xóa
  8. Trần Thị Uyên (facebook)
    Sao tam trang vay a.
    6 giờ trước

    Trả lờiXóa
  9. MTV đã từng viết...

    Hạnh phúc
    Là manh chiếu rách
    Kéo bên này, sẽ lỗi hẹn với bên kia


    Hạnh phúc
    Là nụ cười gượng
    Tươi ngoài đời, lại héo tít trong sau

    Phải chăng
    Hạnh phúc là khổ đau
    Cứ đớn đau, mới thấy còn ……Hạnh phúc

    và LB viết

    Khi ta cảm thấy đau khổ
    là ta đã có một tình yêu trong đó,
    vì có đau khổ mới thấu hiểu được hạnh phúc,
    và do đó, tình yêu đang hiện sinh!

    Vậy thì MTV và LB rất trùng ý tưởng nhỉ, Tình yêu - Hạnh phúc - Khổ đau....tình yêu đem đến cho ta hạnh phúc.. sau hạnh phúc sẽ là khổ đau... và có khổ đau mới thấy cần hạnh phúc.. khi đó tình yêu đang hiện sinh và LB viết
    Vâng, khi ta đau khổ là đang hiện hữu một tình yêu trong ta!

    tưởng chẳng có gì liên quan.. vậy mà logic thế LB nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình trên cả... tuyệt vời, hihi...
      LB mới đi chơi về nên trả lời muộn, sr nghen.
      Lời bình này sẽ được LB đưa vào entry mới, nếu có dịp,
      thank nhìu nhen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  10. Đầu năm có lẽ đây là bài buồn. Giống như anh nói: lúc than thở là lúc đang đi tìm hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Thu nói chỉ có... đúng, hihi...,
      cám ơn nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  11. 'Một chiếc lá vàng động cả thu'
    Sao tâm bứt rứt giữa đêm mù
    U mê lạc bước trong vườn đắng
    Mơ thấy bóng nàng, nay vẫn... đau!

    LB có mơ như vậy thật, hihi...

    Trả lờiXóa
  12. Lưu comt hairachgia:
    TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH HAY LÀ CHUYẾN HÀNH PHƯƠNG NAM VĨ ĐẠI?
    http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/03/04/hanh_ph_ng_nam_2

    1. “Họ đã bẻ cong, bôi bác lịch sử theo yêu cầu chính trị, mà xót đau hơn lại là một thứ chính trị ngoại lai, vong bản (!). Không xem lịch sử như là một bài học để định hình nhân cách cho chính bản thân, cho cộng đồng dân tộc”: dường như cho đến nay, lịch sử VN vẫn chưa được nhìn nhận một cách tự chủ, trung thực, mà vẫn bị nhiễm nặng hệ ML và Tàu, theo tôi.
    2. “Và có nên gọi giai đoạn lịch sử này là Trịnh Nguyễn Phân Tranh, một cách gọi mang đầy tính phân liệt và cũng không kém phần báng bổ (!). Và trong suốt cuộc hành trình này, người viết gọi giai đoạn lịch sử đặc biệt này là Hành Trình Về Phương Nam”: cái này rất mới, tôi phải suy nghĩ thêm!
    3. “Lựa chọn một hệ tư tưởng, mà hệ tư tưởng đó đủ sức dung nạp và hóa giải những bất đồng trong cộng đồng dân cư để có thể chấp nhận các hệ tư tưởng khác một cách hài hòa…”: Quan điểm này của tiền nhân là rất đúng, muốn phát triển đất nước, ta phải tự xây dựng một nền triết học hẳn hoi, chứ không thể bê của nước ngoài về xài được.
    4. “Và vai trò Nho giáo, mầm mống của sự hiếu chiến, tranh đoạt, gần như rất mờ nhạt trong suốt cuộc hành trình hơn 200 năm”: đây là một thắng lợi của giai đoạn lịch sử này, thế mà nay người ta đang cho cái được gọi là “Viện Khổng Tử” măm măm sữa mẹ Việt!
    5. “Có thể nhận ra là văn hóa phương Nam tiếp cận và chấp nhận một cách nhanh chóng, hài hòa với các nền văn hóa hoàn toàn mới so với trước đây nhưng lại chuyển hóa cũng nhanh chóng không kém để trở thành văn hóa Việt mà không gặp bất cứ một sự xung đột nào”: ở miền Nam, đặc biệt là miền Tây, có một nền văn hóa tâm linh đặc dị và ít ngoại lại hơn!
    6. Tôi mới đọc cuốn “VƯƠNG PHI CÔNG CHÚA TRIỀU TRẦN” của Hồ Đức Thọ (tôi mua khi ghé Đền Trần, nhân dịp Tết này), tôi thấy tác giả dùng phương pháp tiếp cận lơ lớ Mác-Lênin, nhưng soi kỹ thì thấy tác giả dùng nền tảng văn hóa Tàu để nhận định sử Việt (nhất Tàu, rồi mới đến… VN!, và không có phương Tây), tiếc thay!, và điều này làm cho nhiều công trình nghiên cứu sử Việt bị phai mờ trong mắt người đọc.
    7. Bài viết của anh (khá) độc lập và khách quan, tuy nhiên anh nên xem lại vài chỗ - nếu quá chủ quan (cười), vì tôi nghĩ là đôi khi ta cũng nên nhìn lịch sử bằng cặp mắt “nước ngoài” - nếu cần.
    8. Ngoài ra, có một chuyện không quan trọng: anh có thể để dành thì giờ kiểm tra lại vài chỗ chính tả, ví dụ: “Năm 1644, Nhà Minh (bị) diệt vong” (thụ động cách), “xáp nhập” (tôi nghĩ là “sát nhập” hay “sáp nhập”: Tìm kiếm trên Google, cho ta kết quả: SÁT NHẬP có 83.100.000 lượt (0,23 giây), còn SÁP NHẬP là 819.000 lượt (0,16 giây). Số lượt xuất hiện SÁT NHẬP cao hơn SÁP NHẬP là 10 lần), v..v...

    Còn nhiều ý lắm anh Hai à, nhưng tôi không đi… chuyên sử, nên không mày mò đọc kỹ (sr), mà chỉ tạm có vài dòng, chúc mừng công trình của anh!
    NGLB.

    Trả lờiXóa
  13. Muội sang thăm huynh lá bàng chúc ngày mới an vui nghen, em bận quá mắc nghiên cứu sử học . Đăng mấy bài rồi mà chưa thấy a sang huhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB có ghé qua và bình rồi,
      LB có ghé Tây Ninh cả chục lần, nhưng vẫn chưa rành TN lắm,
      tối vui nhé.

      Xóa