Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

658. Những kẻ chém gió vĩ đại

Ôi biết làm sao biết làm sao
Mà thông tin 'hot' vẫn cứ vào
Hết ‘cây’ rồi lại sang vụ khác
Ta buồn nghe khúc 'dòng sông đau'
---------
Lúc đó là 4g19’ sáng, tôi thấy mình bay vào một chiều nào đó của không gian vô hạn chiều. Cơn mơ hoang này đã đưa tôi đến một dòng sông trắng với những cơn sóng lớn không ngừng ra vào bờ, những đám lục bình to tà tà trôi về hướng Tây…, bỗng tôi hạ cánh xuống một quán cà phê lãng mạn ven sông với vô số sao trời đầy màu sắc bạt ngàn nhấp nháy treo trên cao như những chùm đèn điện vĩ đại, và xa xa có những nàng thiên sứ với hào quang sáng chói không ngớt bay về phía chúng tôi từ hướng Đông... Và ở đó tôi có gặp một người.
*
Người đó tự giới thiệu:
-Tôi tên là Nguyễn Minh Triết.
Tôi liền bật cười và nói:
-Ồ, ngày mai thức dậy, tôi sẽ viết một bài và kể chuyện là tôi có gặp và tâm sự với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đó nhé!

Rồi chúng tôi cùng cười ồ. Vâng, ở đời này, chuyện trùng tên là có, nếu không muốn nói là bình thường, ví dụ như lớp tôi ngày xưa có đến 2 Nguyễn Văn Hạnh, mà để điểm danh hay cho điểm, cô giáo phải ghi vào sổ là Nguyễn Văn Hạnh A và Nguyễn Văn Hạnh B.
Giới khoa học có nói rằng, cứ mỗi một người thì có một người trên thế giới này giống người đó y như đúc, như hai giọt nước, mà mắt thường không thể phân biệt được, như vậy, thế giới này không phải có 7 tỉ người, mà theo nghĩa này, chỉ có 3,5 tỉ người mà thôi! Giới văn học hay giới tâm linh có nói rằng cứ mỗi một người thì luôn tồn tại một ‘người yêu’ ở một nơi nào đó trên thế giới này - phù hợp và hòa nhập thành 'nhất thể' với mình (và tội nghiệp thay cho những ai có ‘người yêu’ mà suốt đời vẫn không gặp được!), mà có thể mang lại hạnh phúc, và do đó, mang lại sự bất tử ngắn hạn - bù trừ cho cái ‘nỗi đau trần thế’ này - cho con người theo một quy luật tuyệt vời nhất của tạo hóa, đó là tình khúc âm dương - quy luật này đánh vỡ học thuyết của bất cứ một tôn giáo nào khi cho chuyện tình ái là tội lỗi, vì nếu không có ‘tình khúc âm dương’ này thì sẽ không có những Einstein, Nick Vujicic hay Obama, nói chung là sẽ không có nhân loại này, và rộng hơn, nếu không có ‘tình khúc âm dương’ này thì vũ trụ sẽ lập tức bị sụp đổ và hiển nhiên là thượng đế sẽ không còn ‘tồn tại’ và tan biến thành hư vô!
*
Rồi ông Minh Triết nói rằng:
-Thượng đế đã phân chia thế giới này thành (trên) 222 nước, trong đó, VN được phân công là một cái hố rác của thế giới. (!)
Nghe vậy, tôi hơi ngạc nhiên và nói:
-Xin ngài đừng dìm hàng nước tôi… (rồi tôi suy nghĩ một tí, ông ta nói khá... có lý, dưới một góc nhìn nào đó!)
-'Ủa, sao anh lại nói là dìm hàng, nếu thế giới này không có chỗ đổ rác thì đổ rác đi đâu, nhiệm vụ nhận rác thải này là một nhiệm vụ vĩ đại được giao bởi thượng đế' (!), ông ta nói có vẻ hơi ngụy biện.
Tuy nhiên, tôi chợt… ngộ ra. Quả thật, ở Việt Nam, suốt đời này tôi đã nghe nói ‘Khổng Tử nói rằng’, ‘Lão Tử, Trang Tử… nói rằng’, ‘Lý Bạch, Đỗ Phủ… nói rằng’, ‘Tôn Tử, Khổng Minh… nói rằng’, ‘Socrat, Heraclit, Pythagore… nói rằng’, ‘Shakepeare, Hugo, Goethe, Dostoievski, Pautopski, Tagore, Khalil Gibran… nói rằng’, ‘Nietzsche, Jean Paul Sartre, Camus, M-L, Mao… nói rằng’, ‘Osho, Krishnamurti, Dalai Lama… nói rằng’, ‘P, C, Lý Hồng Chí… nói rằng’… Nói chung là nhiều nhà ‘cải cách’ VN ra nước ngoài và, 'có thể',  mang về nước ta (các) túi rác nào đó, và rồi khuyến khích, thậm chí là bắt người Việt phải áp dụng!…
Rồi ông ta hỏi:
-Những ông trên từ đâu đến, và người Việt tự nói được cái gì giá trị ngoài câu chém gió ‘tôi là tài giỏi’?
Và theo ý của ông, ta là nơi chứa ‘rác thải trí tuệ’ của thế giới! Quả nhiên, không nói đâu xa, cứ kể thực tế là từ năm 938 đến nay, ta cứ ngày này qua ngày nọ ngồi bươi đống rác trí tuệ của người ta, và luôn tưởng mình là số một (thế giới)!, và kết quả là ta liên tục, nếu không chém giết lẫn nhau thì cũng bị nước ngoài xâm lược: ta đã bị như một con rùa - mang nặng nề trên người một bộ óc nô lệ với hẩu lốn các hệ tư tưởng nước ngoài, bị ‘quyền lực mềm’, bị ‘châm cứu’ đúng vào hệ thần kinh và làm nó bị tê liệt, làm nước ta bị suy yếu và thành một nước nhược tiểu, vì thế, các thế lực ‘sư tử-cọp-beo’ bên ngoài cứ có cơ hội là ‘vồ’ nước ta, hết Tàu, rồi đến Tây, Nhật, Mỹ, Tàu - ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây’ (Trịnh Công Sơn), nhưng ta lại tự hào ảo là đánh thắng các nước đầu sỏ trên thế giới, là lương tâm của thời đại, và ‘người nước ngoài mơ ước sau một đêm thức dậy được trở thành người Việt Nam’!…
Suy nghĩ một hồi rồi tôi ‘bỗng dưng muốn khóc’.
*
Đến đây, biết ông Minh Triết là một… thiên sứ, nên tôi mới kể một câu chuyện, có câu:
-Nếu ta bóp cổ con gà cho nó gáy thì mặt trời vẫn không mọc.
Ông ta giật mình và nói là ‘hay’.
Thật vậy, câu này có 2 nghĩa. Một là, nếu ta cứ gáy ‘hay’ hoài, ví dụ, nếu nhà văn, nhà thơ… cố viết cho hay đi thì cũng chả làm thay đổi gì được gì cơ bản cho xã hội, chẳng hạn các nhà thơ/văn ‘hay’ đều sinh ra trong thời loạn lạc, như Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư… Hai là, quan trọng hơn, việc mặt trời mọc thuộc về quy luật của thế giới tự nhiên, mà ‘khi nào đến, nó sẽ đến’, nên con người hoàn toàn không thể vì ‘làm con gà gáy ngẫu hứng mà gọi mặt trời mọc lên được’…
…Tôi cứ tưởng là ông ta không biết gì về thơ văn VN hiện đại, ngờ đâu ông biết nhiều bài thơ của Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyên Sa…, và có nhắc sơ đến vài nhà thơ phía Bắc như Nguyễn Lân Cẩn, Trần Đăng Khoa…, có điều ông đánh giá nhẹ là thơ của Nguyễn Lân Cẩn vẫn còn lai ‘chế độ’, chê thơ Nguyễn Phong Việt là ‘phong trào’, chê thơ ông Ca là lai căng (đặc biệt là với 2 câu tặng cô D: ‘Trí như bạch tuyết tâm như ngọc. Vân tưởng y thường hoa tưởng dung), cười ngặt ngẽo với thơ của ông thần-thiền nào đó, đặc biệt là đùa Trần Đăng Khoa là ‘thần đồng chưa trưởng thành’!, ha..ha..ha…
Tới đây, tôi cũng đọc vài câu thơ cho vui:
Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn
Chiều ngát tà dương ngạt nắng vờn
Thấy em áo trắng tươi cười gió
Bỗng rộn hồn tôi nắng giận hờn
Ông ta chỉ hỏi lại 2 từ là ‘ngát’ và ‘ngạt’..., rồi tôi có nói là:
-Thơ thì phải ‘phá’, phải đạp địa ngục, giẫm thiên đường, coi thường biện chứng, phải tự nhiên (vì cái vĩ đại nằm trong cái tầm thường, một chiếc lá phản ánh cả vũ trụ), phải dám nói ‘ta là ta’, chứ cương quyết không nhai lại tư tưởng nước ngoài, không làm bồi bút, và không bắt chước bất kỳ ai...
Ông ta hoàn toàn đồng ý.
*
Ông Minh Triết lại hỏi:
-Tại sao người Việt luôn luôn chém gió?, và tại sao (trên) 222 nước trên thế giới, chỉ có (dân) VN là chém gió, còn 221 nước còn lại thì không?
Ông còn nói thêm rằng ‘như anh đã thấy tại các quán nhậu, bàn cà phê, bàn trà…, người ta chém gió sùi bọt mép, bay nước miếng hôi rình ra khắp tam giới (thiên, địa và người) mà đến giờ về vẫn còn say sưa chém gió quên trời quên đất và không muốn về nhà, mà họ chém gió ngày này qua tháng nọ, và chém gió hoài cho đến hết đời cũng ‘hầu như’ chả để lại cái tư tưởng nào có giá trị cả?... (Lúc đó, tôi sực nhớ hình ảnh Tiêu Phong ngồi chém gió với Đoàn Dự (truyện ‘Thiên long bát bộ’), nhưng nghĩ kỹ thì Tiêu Phong ngồi với mục đích là tìm hiểu về Mộ Dung Phục, còn Đoàn Dự thì… không biết uống rượu - điều này hoàn toàn khác với đa số chúng ta là ngồi để tán phét, hay nói hình tượng hơn, là để chém… không khí!).
Cũng theo ông, lý do (!) là người Việt bị nô lệ tư tưởng nước ngoài trong hơn 1077 năm (= 2015-938), ngoài ra, nếu có nhân tài nào mới mở miệng ra thì liền bị ‘mấy con cua ghen tị trong nồi kéo xuống’ (xem dưới), hay bị mấy ‘cây cao bóng cả’ bảo là ‘còn trẻ biết gì’ - mà ‘ả blogger gà mái’ kêu lên quạc quạc rằng: 'Tôi sẽ kêu ông Nguyễn Thế Thảo đem cưa ra cưa một nhát là hết cây cao bóng cả liền!', hihi... (xem ý kiến của Trần Đăng Khoa, đường dẫn bên dưới)..., nên lâu lâu ta bị bọn ‘Nhậm Ngã Hành’ kéo qua ‘dạy cho một bài học’… Dân Việt mặc dù không biết là đã bị một thứ ‘quyền lực mềm’ ngàn năm vô cùng khủng khiếp ngấm ngầm đè nặng lên đầu óc họ từ thế hệ này đến thế hệ khác, làm họ vô tình trở thành những con kiến vô cùng bé mà hầu như không dám bất phục (vd: ai dám không phục Khổng Tử?), nhưng họ lại có tính cách ngàn năm của loại ‘kiến lửa’ không chịu để ai đè đầu cởi cổ mình, vì thế mà trong tiềm thức họ vẫn cảm nhận có một cái gì đó ‘rất vướng’, và vì thế mà một số đã phản kháng mãnh liệt, mà làm cho bọn nước ngoài phải nhiều phen kinh hoàng, nhất là tập đoàn Tàu khựa. Đồng thời, đa số họ - mà hiểu chưa đến chỗ tận cùng, loại có trí mà chưa có tuệ - thì luôn tìm phương thức bù lỗ bằng cách:
-Làm con ếch ngồi đáy giếng kêu ‘oạc oạc oạc’ kiểu ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, mà làm náo động cả vùng chung quanh, nhưng rồi chả biết trời cao đất rộng là gì!
Cụ thể là nhiều cầu thủ đội tuyển bóng đá nam/ca sĩ/người mẫu… thì tự xưng là siêu sao!; đội tuyển bóng chuyền nữ xinh đẹp của chúng ta thì lúc nào cũng vô địch giải quốc tế!; nhà thơ nhà văn thì bay ra lạng quạng như cò trên cánh đồng, để rồi có thể thụ nhận là ‘kim cổ nhất hiền nhân’!, thậm chí là được đề nghị lãnh giải Nobel!; bất kể ông bà nào chết rồi mà nổi tiếng ít nhiều trong lịch sử đều có thể được phong ‘thánh’; có ai đó đòi hạ gục Lý Tiểu Long trong vòng một cú đấm móc hàm!; có ai đó tự xưng là mình hiểu chủ nghĩa Marx hơn cả Marx!; có ai đó gọi Nguyễn Tiến Minh là ‘cầu thủ cầu lông vĩ đại’ (great player) hay là một ‘huyền thoại cầu lông Việt Nam’! (đùa thôi), rồi nào là ‘Huyền chíp’, nào là Đỗ Minh Xuân ('Tân Truyện Kiều’, với sự lăng xê của ông Ca), nào là ‘Bà Tưng’ nổi tiếng như cồn!, đó là chưa kể đến việc nổi hứng lên ra chỗ cúng tế mà hát ‘một bầy tang tình con xít’, chặt cây Hà Nội, hay lấn sông Đồng Nai!…
Nhưng có một điều lạ là ‘dường như’ nếu ai thoát ra khỏi hình chữ S này thì lại làm nên đại nghiệp, như Nguyễn Xuân Vinh (vẽ quỹ đạo phi thuyền Apollo), Đặng Thái Sơn (vô địch giải Chopin năm 1980), Ngô Bảo Châu (đạt giải Fields, xem dưới)… Chắc là phải có một cái gì đó, nhưng tôi chỉ kể đến đây thôi...
*
Ngoài ra, ông Minh Triết cũng có chém gió về ‘vô thường’, và cho đó là một chân lý đỉnh cao! Tôi có nói ‘đỉnh cao’ cũng không hết khổ, và đưa ví dụ về cái khổ cuối đời của Khuất Nguyên, Nietzsche, Jack London, Hemingway, Marquez, Maiacopvski, Esenin, Maxim Gorki, Bùi Giáng, Kim Dung…, vì những biến số của cuộc đời này là vô cùng bất chợt, ai có ngờ được!... Và cho đến khi tôi nói ‘cái chết là sáng tạo vĩ đại nhất của tạo hóa (Steve Jobs), hay ‘chỉ có sự thay đổi là không bao giờ thay đổi’, ‘chỉ có cái chết là không bao giờ chết’ (và là mẹ của sự sống), ông ta mới ngớ người ra…
Rồi tôi nhớ lại là có một thiên sứ bảo là ‘thượng đế bảo anh viết và ban tặng mì tôm’, còn ông tâm linh thì bảo là ‘thượng đế giao cho anh nhiệm vụ viết entry’…, quả là vô cùng… đúng, vì tôi có kiểm tra lại toàn bộ là bất cứ khi nào tôi cần trí tuệ hay nhà-trí-tuệ thì ‘chúng’ liền đến với tôi trong vòng một sát-na, như vụ gặp ông Minh Triết ở trên chẳng hạn, hihi... Rồi tôi bỗng buồn cười cho cái ‘Lão tặc thiên’ này (ngôn ngữ của Tạ Tốn, trong ‘Ỷ thiên đồ long ký'), vì tại sao ngài chỉ cho tôi ăn ‘mì tôm’ để ngồi viết, và chưa bao giờ cho tôi ‘mười triệu đồng’!, như vậy thì lấy gì để tôi sống!

Và lúc đó, ánh dương hồng đã lấp ló phương Đông, tiếng gà gáy sáng ào ạt đã đuổi khéo các hồn ma hay ‘thiên sứ’ trở về (những) thế giới khác: ông Minh Triết tạm biệt ra đi, rồi đến một phương trời vô định nào đó, ai mà biết!

(HẾT)
--------
Chú thích:
  1. Con cua ghen tị: ‘Ở xứ X, có một đàn cua bị bỏ trong cái nồi và sẽ bị luộc, một con cua đã trèo lên được tới đỉnh nồi, và thò tay nâng các con cua khác lên. Ở xứ Y, cũng có một đàn cua bị rơi vào tình trạng tương tự, nhưng khi một con cua sắp ngoi lên đến đỉnh nồi thì nó bị các con cua khác xúm nhau níu xuống!’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/402-vi-nhan-cung-binh-thuong-thoi-hi-hi.html
  2. Đỗ Minh Xuân: ‘Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…’!!! (Vũ Khiêu), xem: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=5294%3Asa-hn-1000-n-v-t-ca-truyn-kiu-mt-hanh-ng-vo-o&catid=63%3Avn-hc-vit-nam&Itemid=106&lang=vi
  3. Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, Nguyên Sa: Nguyễn Du (1765-1820), thời Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn - Tàu; Hàn Mặc Tử (1912-1940), thời Pháp thuộc; Bùi Giáng (1926-1998), Nguyên Sa (1932-1998), thời Pháp thuộc, nội chiến Nam Bắc, hậu chiến.
  4. Nguyễn Thế Thảo, bài viết của Trần Đăng Khoa, xem: http://laokhoa.blogtiengviet.net/2015/03/23/ch_l_ong_ch_t_ch_ha_n_i_khong_co_n_i_gi_
  5. Nguyễn Xuân Vinh, Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn: Nguyễn Xuân Vinh (nghiên cứu tại Mỹ từ 1962-1998 (về hưu), vẽ quỹ đạo phi thuyền Apollo), Đặng Thái Sơn (học tại Nhạc viện quốc gia Tchaikovsky ở Moskva, vô địch giải Chopin năm 1980), Ngô Bảo Châu (nghiên cứu tại Pháp từ 1992-2008, rồi đạt giải Fields, với Bổ đề Lie/Langlands). 

38 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Ui, nhanh tay sế!
      Cho số đt, hôm nào LB sắp đi TN rồi! Thanks, chiều vui nhé.

      Xóa
    2. Huynh mới đi dạo bờ sông, về nhà phải sửa lại tí, thường huynh viết có 1 buổi, nhưng phải dò lại hết... 3 ngày, nên ai muốn đăng lại thì phải đợi đến ít nhất là 3 ngày sau, hihi..., tối vui nhé.

      Xóa
    3. 'Tan nát đời một cánh hoa xinh'
      Có gì đâu, em phải tự hỏi mình
      Sài gòn cách Tây Ninh không xa lắm
      Một chuyến đò, cà phê quán, ngắm sông, hihi...

      Xóa
  2. Ái Nữ [Blog Tiếng Việt] Email 26.03.15@14:15
    Lá Bàng lại đặt chuyện rồi nhé! Gà Mái mà nó muốn cưa thì tự nó khắc cưa chứ cần gì phải gọi đến ông Nguyễn Thế Thảo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Truì ui, nội công thâm hậu thế à,
      hôm nay mới biết nghề của nàng,
      hôm nào giúp cho một tay nhé!

      Xóa
  3. Sa mạc phố chiều nay anh đi dạo
    Dáng em tròn, anh lạc cõi thiên thai
    Nhớ năm xưa, núi Hoa Quả, thành hình
    Anh bỗng muốn Hầu Vương là anh đó

    Trả lờiXóa
  4. saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 26.03.15@20:01
    Định viết còm về bài này lìn nhưng nhìn trên còm 3 tui thấy từ Sa Mạc Phố và nhìn giờ còm là 19/29 vậy rỏ ràng là anh cuỗm cái tựa thơ thẩn của tui bên nhà ràu mà chưa được sự đồng ý của tui nhá! Phải làm gì đó đi.
    * Giờ thì còm của tui cho bài này nè:
    "-Thơ thì phải ‘phá’, phải đạp địa ngục, giẫm thiên đường, coi thường biện chứng, phải tự nhiên (vì cái vĩ đại nằm trong cái tầm thường, một chiếc lá phản ánh cả vũ trụ), phải dám nói ‘ta là ta’, chứ cương quyết không nhai lại tư tưởng nước ngoài, không làm bồi bút, và không bắt chước bất kỳ ai..."
    *Tui khoái cái khúc này vì điều sau:
    -Hôm Trước trong bài Một Thuở Xuân Thì của tui được anh Trúc Thanh Tâm chọn đăng ở trang Trăng Nguyên Thủy bên blogspot, thế là có một người liên lạc với anh ta rằng " tôi ko hiểu anh nghĩ thế nào mà chọn bài này của thằng saumietvuon đăng ở đây..." bởi anh chê khổ đầu như sau"
    Ta từ biệt nói lời sương giá
    Khi nắng hanh nhuộm đỏ cung đường
    Em ngây thơ mắt tròn trên cỏ
    Xuân đi rồi cũng nhạt mùi hương.
    *Thì anh Trúc Thanh Tâm trả lời rằng "anh có hiểu điều gì nó gửi trong đó ko?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Sáu làm mình cừ quá trời, và được bổ sung năng lượng tối nay!, hihi..., bài đó mình tặng bạn thì chắc chắn là từ 'sa mạc phố' phải từ bên nhà bạn, có điều mình thấy rất lạ, đó là hình như lời bình của mình cho bạn (hay anh Hai) thì 2-3 ngày mới đến!, mình có cảm giác là blog Việt có trục trặc gì chăng!
      Và thực ra, ý thơ của ai đó cũng không dễ hiểu đây, bài trên có chữ 'Hầu Vương' là do bức hình từ bên nhà bạn đó.
      Thanks, tối vui nhé.

      Xóa
  5. Có một cuộc tình sinh ra nơi quán nhậu
    Lâu ngày rồi, em hỏi 'nhớ em không?'
    Lục hết óc, không, làm sao anh nhớ được!
    Lúc nhớ rồi, tìm, em bỗng biến đi đâu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin trả cho người, con phố xưa
      Đường cong em dẫn đến giao mùa
      Mấy năm xa vắng, em đâu mất
      Chợt những chiều buông, anh thấy... mưa...

      Xóa
    2. Hoa gạo thế nào, anh biết đâu
      Chùm cher-ry đỏ, chả phai màu
      Em cười khanh khách, anh còn nhớ
      Ba cái xuân rồi, chưa thấy nhau!

      Xóa
    3. vanba65 [Blog Tiếng Việt] Email 27.03.15@08:45
      Nhìn nhau đổ lệ lòng thêm đau
      Ngảnh mặt quay lưng đón nhận sầu
      Để khỏi thẹn lòng khi gặp mặt
      Chẳng thà trăn trở suốt đêm thâu...

      Xóa
    4. Ui chà, anh vanba lại cảm xúc thơ tình nhé, coi chừng 'sư tử' biết đó, hihi..., hay lắm, cám ơn anh, chúc chiều vui

      Xóa
    5. Hoa Gạo tươi hồng, đẹp không anh
      Tháng ba hoa nở thắm trên cành
      Tiếng cười thưở ấy xa rồi nhỉ
      Năm tháng dần trôi..xuân mong manh..

      Xóa
  6. TỪ TÂM NGUYỄN (Google+) 11:28 PM
    Người ta chém gió còn mình thì chém thằng chém gió. Hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ TỪ TÂM NGUYỄN
      Tuyệt! Thanks.

      Xóa
    2. Tôi ngồi nhặt bóng khuya đau
      Gió nào thổi lạnh, đêm sầu man miên
      Đường bay khói thuốc: dáng tròn
      Địa đàng tôi vướng, vô thường bỗng... xa

      Xóa
    3. TỪ TÂM NGUYỄN.
      Không có nhiều trang viết đa chiều và sâu sắc như anh đâu. Nguyễn trân quý thật lòng đấy.

      Xóa
    4. Thank bạn nhiều, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  7. Anh Công Bồ (Facebook)
    That ra tat ca moi thu deu co hai mặt cua no. Vn là dong rac tri thức, nhung cung nhờ đó mà nhiu nha văn nha tho, nhiu nguoi vn tro thanh "tri thuc". Đồng ý la con sau lam "giau" nôi canh, nhung chung ta cung len de cho lop tre nhan thức duọc cai tự hao dan toc de chung biet cach dưa dat nuoc phat trien dung nghĩa. Thử hoi co đất nước nào phát triển mà k co cái goi là tự hào dân tộc k?
    3 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá. Mình có viết "phải dám nói ‘ta là ta’, chứ cương quyết không nhai lại tư tưởng nước ngoài, không làm bồi bút, và không bắt chước bất kỳ ai...". Cám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
    2. Anh Công Bồ Hjjjj khuya rui kèm cái tâm trang cha noi duoc voi ai len k đọc nguyen cai cau ay. Minh chi muon noi toi cái tự hao dan toc thui. Cứ mất ngủ lại nghien trang cua chu.

      Xóa
    3. Uh, có người nói 'cái xấu là mẹ của cái tốt', nên ta cần phải nghiên cứu cái xấu một cách sâu sắc, ngủ ngon nhé, đừng... nghiện, hihi...

      Xóa
  8. Mù sương lại đẫm mù sương, lạnh
    Bóng trắng xa xa ảo ảo trời
    Thuyền con đưa xác ta lờ lững
    Mấy cái mười năm?, ta sang sông.

    Trả lờiXóa
  9. -Làm con ếch ngồi đáy giếng kêu ‘oạc oạc oạc’ kiểu ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, mà làm náo động cả vùng chung quanh, nhưng rồi chả biết trời cao đất rộng là gì!

    Em like câu nầy thật nhiều! Anh khoẻ nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc bạn đồng cảm với mình đó,
      ôi, làm sao mà tưởng lầm là ta biết hết mọi thứ được!,
      ôi, làm sao mà tưởng lầm ta là tài giỏi được!,
      ôi, buồn thay!
      Cám ơn bạn HP, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  10. "ta cứ ngày này qua ngày nọ ngồi bươi đống rác trí tuệ của người ta, và luôn tưởng mình là số một (thế giới)!,"
    MTV thích câu này của LB nhất ạ... "Ở đời phải biết mình là ai chứ" LB nhỉ? chẳng hiểu gì cả " Trời không mưa sao lại mặc áo mưa?" hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, nếu LB và MTV cùng mở một trang web về... triết nhỉ!, chắc là sẽ có nhiều ý gặp nhau đóa, hihi...,
      cám ơn muội nghen, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  11. kieuthien [Blog Tiếng Việt] Email 27.03.15@16:22
    Hay. Nhưng to tát quá, kẻ phàm trần này không dám tham gia.
    Chúc Bạn viết hay và nhiều hơn nữa nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn bí mật quá, hi..., mình không biết là nhân vật nào, nam/nữ?, có quen bên yahoo?, blogspot?, cám ơn nhiều nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  12. hairachgia [Blog Tiếng Việt] Email 27.03.15@18:30
    Một entry rất thú vị, nhưng vẫn còn thiếu khi không nghe ông Nguyễn Minh Triết nhắc tới: “Mark nói…”, “Lénin nói…”, Mao Xì Tung nói…”, “Tập Cặn Bã nói…”
    Có một vị Thiền Sư suốt đời đi hết nơi này đến nơi khác, để hoằng dương phép Bụt. Ngài nổi tiếng đến độ không có một ai dám phản bác lại những lời thuyết pháp của ngài. Một hôm có một nhà sư trẻ đến gặp ngài và tuôn ra hết lời tâng bốc ngưỡng mộ. Chờ cho nhà sư nói hết, ngài từ tốn trả lời:
    - Này thầy đừng nói thế. Tôi chỉ là người nhai lại những thứ mà người khác đã tiêu hóa rồi. Thầy hãy chuyên chú tu và hành đừng nhai lại nữa nhé.
    “Những thứ người ta tiêu hóa rồi” là cái gì nhỉ? HRG suy nghĩ hoài mà chả biết giờ thì biết rùi. Hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tưởng đâu có một mình ả gà mái, té ra anh Hai cũng có luyện môn 'Càn khôn đại na di... dìm hàng', xin bái phục, nhờ đó mà LB học thêm được 2 từ mới là Mao và Tập, hihi...
      Câu chuyện Thiền lý thú lắm, xin ghi nhận!
      Cám ơn anh, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  13. Đạt [Blog Tiếng Việt] 27.03.15@22:51
    Quên hết những thứ kia vì khá nhức đầu, tôi chỉ quan tâm đến chuyện ông Nguyễn Minh Triết nói về thơ mà thôi. Vậy chớ ổng có nói gì về thơ đường luật không anh? Ổng có thuộc bài nào của tác giả hiện đại nào viết theo thể loại này không anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình có đọc sơ qua tập thơ của ông (trong giấc mơ, hihi...), thấy nhiều thơ mới và thơ lục bát, hình như không có Đường luật, nhưng thời gian quá ngắn, mình không kịp hỏi nhiều về chuyện thơ (văn),
      cám ơn bạn Đạt, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  14. Lâu Văn Mua [Blog Tiếng Việt] Email 30.03.15@11:43
    Viết hay lắm chú à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, khuya bỗng tỉnh giấc, không ngủ lại được, nên cảm hứng viết một entry nào đó, cho đến khi mỏi mắt mới ngủ tiếp được... Cám ơn nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  15. Anh ở đây chứ anh ở đâu
    Sao em ngồi đó mắt âu sầu
    Biển tình rạo rực, Lam Phương hát
    Trăng vàng dụ dỗ, bóng ai say

    Trả lờiXóa