Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

650. Sự nguy hiểm của ‘quyền lực mềm’ của TQ

Trí như bạch tuyết tâm như ngọc!!!
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung!!!
---------

'Một chiếc lá vàng động cả thu'
Sao tâm bứt rứt giữa đêm mù
U mê lạc bước trong vườn đắng
Mơ thấy bóng nàng, nay vẫn... đau!

À, các bạn hãy so sánh 2 đoạn... 'thơ' trên để cho có ý niệm về cái được gọi là 'quyền lực mềm' trước khi đọc tiếp nhé, hihi...
Chiều hôm nay (5/3/2015), vì quá mệt sau chuyến hành trình ăn Tết xuyên Việt (Sài Gòn - Sapa - Sài Gòn), tôi mới ngủ thiếp đi, và trong giấc mơ, tôi thấy một người bạn cũ (thực ra tôi không nhớ, vì chúng tôi có gặp nhau gì đó cách đây đã hơn 40 năm!, nhưng anh ta lại nhận ra tôi) mà đã ‘chém gió’ với tôi câu chuyện dưới đây, tôi xin kể lại cho các bạn nghe... Bài viết này gồm có:
  1. Lời bình của tôi cho anh hairachgia
  2. Anh bạn của tôi mới ‘chém gió’ rằng…
  3. Làm sao thoát!
  4. Còn VN thì sao?
  5. v..v…
1. Lời bình của tôi cho anh hairachgia
Trước khi đọc các lời bình in nghiêng dưới đây, xin các bạn vui lòng đọc bài viết và đường dẫn bên dưới:

TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH HAY LÀ CHUYẾN HÀNH PHƯƠNG NAM VĨ ĐẠI?
http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/03/04/hanh_ph_ng_nam_2
1.“Họ đã bẻ cong, bôi bác lịch sử theo yêu cầu chính trị, mà xót đau hơn lại là một thứ chính trị ngoại lai, vong bản (!). Không xem lịch sử như là một bài học để định hình nhân cách cho chính bản thân, cho cộng đồng dân tộc”: dường như cho đến nay, lịch sử VN vẫn chưa được nhìn nhận một cách tự chủ, trung thực, mà vẫn bị nhiễm nặng hệ ML và Tàu, theo tôi.
2.“Và có nên gọi giai đoạn lịch sử này là Trịnh Nguyễn Phân Tranh, một cách gọi mang đầy tính phân liệt và cũng không kém phần báng bổ (!). Và trong suốt cuộc hành trình này, người viết gọi giai đoạn lịch sử đặc biệt này là Hành Trình Về Phương Nam”: cái này rất mới, tôi phải suy nghĩ thêm!
3.“Lựa chọn một hệ tư tưởng, mà hệ tư tưởng đó đủ sức dung nạp và hóa giải những bất đồng trong cộng đồng dân cư để có thể chấp nhận các hệ tư tưởng khác một cách hài hòa…”: Quan điểm này của tiền nhân là rất đúng, muốn phát triển đất nước, ta phải tự xây dựng một nền triết học hẳn hoi, chứ không thể bê của nước ngoài về xài được.
4.“Và vai trò Nho giáo, mầm mống của sự hiếu chiến, tranh đoạt, gần như rất mờ nhạt trong suốt cuộc hành trình hơn 200 năm”: đây là một thắng lợi của giai đoạn lịch sử này, thế mà nay người ta đang cho cái được gọi là “Viện Khổng Tử” măm măm… sữa mẹ Việt!
5.“Có thể nhận ra là văn hóa phương Nam tiếp cận và chấp nhận một cách nhanh chóng, hài hòa với các nền văn hóa hoàn toàn mới so với trước đây nhưng lại chuyển hóa cũng nhanh chóng không kém để trở thành văn hóa Việt mà không gặp bất cứ một sự xung đột nào”: ở miền Nam, đặc biệt là miền Tây, có một nền văn hóa tâm linh đặc dị và ít ngoại lại hơn!
6.Tôi mới đọc cuốn “VƯƠNG PHI CÔNG CHÚA TRIỀU TRẦN” của Hồ Đức Thọ (tôi mua khi ghé Đền Trần, nhân dịp Tết này), tôi thấy tác giả dùng phương pháp tiếp cận lơ lớ Mác-Lênin, nhưng soi kỹ thì thấy tác giả dùng nền tảng văn hóa Tàu để nhận định sử Việt (nhất Tàu, rồi mới đến… VN!, và không có phương Tây), tiếc thay!, và điều này làm cho nhiều công trình nghiên cứu sử Việt bị phai mờ trong mắt người đọc…
(Like!: Bài của anh HRG (khá) độc lập và khách quan - NGLB, nhiều tư liệu và cần đọc kỹ - hoangthu)

Tại sao ở trên, tôi có các đoạn sau: ‘vẫn bị nhiễm nặng hệ ML và Tàu’, ‘muốn phát triển đất nước, ta phải tự xây dựng một nền triết học hẳn hoi, chứ không thể bê của nước ngoài về xài được’, ‘người ta đang cho cái được gọi là “Viện Khổng Tử” măm măm… sữa mẹ Việt!’, ‘ở miền Nam, đặc biệt là miền Tây, có một nền văn hóa tâm linh đặc dị và ít ngoại lại hơn!’, ‘ai đó đã dùng nền tảng văn hóa Tàu để nhận định sử Việt (nhất Tàu, rồi mới đến… VN!)’?

2. Anh bạn của tôi mới ‘chém gió’ rằng…
Trước câu hỏi này, anh bạn của tôi mới ‘chém gió’ rằng:
-Số là năm 111 TCN, nhà Hán xâm chiếm và xem nước ta như là một quận của Tàu (Giao Chỉ và Cửu Chân, xem chú thích bên dưới), và nếu không nhầm, cho đến nay, kể cả trong ‘tiềm thức’ và trên thực tế, ‘triều đình’ TQ vẫn còn xem VN là một quận của họ… Tính từ đó cho đến nay là 2116 năm (= 2015 + 111), dân tộc ta ‘hầu như’ bị ảnh hưởng nặng về mọi mặt từ nền văn hóa TQ: từ cái Tết Nguyên đán đến Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ/Tết Trung nguyên… đến tận cái bao lì xì, từ ‘Tứ thư ngũ kinh’ đến tận những câu trích dẫn hay những vần thơ Đường luật, từ miếu mạo chùa chiền đến tận cái bàn thờ, từ thủ tục thờ cúng ông bà đến tận việc thắp cây hương hay cái bái (lạy), từ lời hô hào 'thắng lợi liên tục' ở trên thiên đình đến tận lời cửa mồm 'hoành tráng' ở dưới chợ đời, từ phong cách ‘vạn vạn tuế’ của ông vua cho đến tận phong cách ‘lễ hội’ hay ‘quà cáp qua lại’ của thứ dân, từ cơ chế tổ chức phong kiến ở thượng tầng đến tận cơ chế ‘chiếu trên chiếu dưới’ ở hạ tầng/cấp cộng đồng…, thế nhưng cho đến nay, đặc biệt là sau vụ ‘giàn khoan 981’, có rất nhiều nhà ‘hủ nho’ đang miệt mài lai Tàu không hề tỉnh mộng!!!
-Sau Thế chiến thứ 2, đặc biệt là sau năm 1949, khối ‘xã hội chủ nghĩa’ hợp thành một nhóm 15 nước (như kiểu Liên minh châu Âu hiện nay), gồm: Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức, Hungary, Mông Cổ, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Yugoslavia, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam, và điều này là có tính lịch sử.
-Nhưng họ cũng không ngờ là vào năm 1969, xảy ra các vụ cực kỳ căng thẳng Trung-Xô, trong đó TQ muốn lên làm đàn anh/thống lĩnh khối xã hội chủ nghĩa: sự thống nhất đã bộc lộ mâu thuẫn và bị biến thành hai mặt đối lập, đúng như triết học M!
-Và họ càng không ngờ rằng vào năm 1991, ‘khối Đông Âu’ và Liên bang Xô Viết hoàn toàn bị tan rã.
Kể từ đó (và trước đó), TQ vẫn thừa biết ‘ai chiếm được Tây Nguyên thì sẽ làm bá chủ Đông Nam Á’ và ‘ai nắm được dầu khí ở Biển Đông thì sẽ làm bá chủ năng lượng thế giới vào giữa và cuối thế kỷ 21’, nên họ đã âm mưu ‘câu độ’ VN bằng cách có một ‘phỏm’ ở Tây Nguyên, một ‘phỏm’ ở Hoàng Sa (Trường Sa), và một ‘phỏm’ nữa, rồi… ‘ù tròn’!!!, và âm mưu này đã bị 'bật mí'!

3. Làm sao thoát!
Cũng theo anh bạn này, lý thuyết của nhà Phật như ‘vạn vật vô thường, vạn pháp vô ngã, vạn hữu giai không’, của đạo Chúa như ‘ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi’, hay bản thân lý thuyết của Nho giáo như ‘lục thập nhi nhĩ thuận’ (tạm hiểu là, người 60 tuổi thì nghe cái gì cũng hiểu/cũng thuận tai)… chắc là hoàn toàn không giải được điều này, vì chính người Tàu có nói:
-Đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng.
Điều này có nghĩa là bọn ma giáo luôn phát sinh và phát triển trong cái cõi ta bà này, và chúng ‘thường’ mạnh hơn các lực lượng danh môn chính phái; nó còn có nghĩa là địa ngục luôn tồn tại (vì có địa ngục mới có thiên đường), và theo một số nhà đạo diễn TQ, có nhiều lúc, Đại Ma Vương mạnh hơn Đức Phật hay Ngọc Hoàng Thượng Đế (xem một số phim Hồng Kông, chẳng hạn ‘Tây du ký’), đặc biệt là trong tình hình Biển Đông hiện nay.
…Thế là phía anh chàng Obama tỏ ra vô cùng lo lắng, mà lâu nay, họ đã ngấm ngầm có các kế sách rất ‘tế nhị’ mà không đến phiên các blogger biết được, còn anh bạn của tôi thì chỉ thì thầm bên tai tôi, và bảo rằng ‘thiên cơ bất khả lậu’!
…Trên thực tế thì trong 5000 năm nay, mà là một sự thật lịch sử, đất nước Trung Hoa luôn luôn biến dạng vì bị chia năm xẻ bảy liên tục, nếu không vì lý do xâu xé nội bộ/sống kiểu ‘cá tai tượng’ thì cũng bị các thế lực như Khuyển, Nhung, Tây Tạng, Đại Lý, Liêu, Kim, Tây Hạ, Mông Cổ, ‘Bát quốc liên quân’, Nhật… làm cho Trung Hoa rơi vào cảnh ‘sứ quân cát cứ’…, lý do lịch sử là dân Tàu (cũng như dân Việt) thường có tính của ‘các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ mà mỗi vị hảo hán đều muốn hùng cứ một phương, và tình trạng cực nguy hiểm là khi anh Tàu mà mạnh lên thì ảnh liền lập tức nghĩ đến việc làm bá chủ thế giới (‘chủ nghĩa Đại Hán’, mà ta gọi là ‘bành trướng bá quyền’ trước đây).
…Và không khác những gì mà anh hùng ‘Bắc Kiều Phong’ đã suy nghĩ (hihi…), là dù ở thời đại nào, thì Trung Quốc cũng sẵn sàng ở trong tình trạng ‘Tam quốc chí’ (thậm chí là ‘Thất quốc chí’ hay ‘Thập quốc chí’), vì hễ lần nào thống nhất đất nước thì họ liền ‘cướp quyền tạo hóa’ - một động thái rất ‘Nhạc Bất Quần’ mà thiết nghĩ rằng ‘đấng tạo hóa’ sẽ không bao giờ tha thứ!

4. Còn Việt Nam thì sao?
Giáo sư Mỹ Joel Brinkley, trong một chừng mực nào đó, đã khá có lý khi bảo rằng dân Việt là hung dữ (aggressive!), điều này càng được bổ sung sắc sảo hơn bởi nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bài ‘Hung hãn và hèn nhát’ khi anh chỉ ra rằng người Việt thường hung hãn với cái nhỏ (đánh chết tên trộm chó chẳng hạn) và hèn nhát với cái lớn (nhịn nhục/bạc nhược trước sự đè nén của TQ)!…
Với ông Joel Brinkley, anh ta nghĩ rằng nên dùng chữ ‘hoang dã’ là hợp lý hơn!, vì người Việt vốn không ai chịu ai, điều này là tiêu cực khi ta thường, hoặc là ‘theo đuôi’, hoặc là gáy ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, nhưng lại là tích cực vì nếu như thế thì họ sẽ yêu ‘chủ nghĩa tự do’ và dĩ nhiên là ghét độc tài/ghét bị không chế, vì thế mà trong lịch sử ta đã có trên 17 lần mà các tập đoàn phong kiến phương Bắc phải ù té chạy khi bị dân Việt đánh đuổi ra khỏi bờ cõi…, và nay là hàng loạt các tâm sự bức xúc/khát vọng đã và đang được đưa vào ‘dòng văn học blog’…
Nay anh ta còn nghe trên mạng nói có một cuộc ‘tị nạn giáo dục’ gì đó, mà trong đó, các gia đình - nếu có điều kiện - đều đưa con sang học bên Mỹ: hiện có 15.000 sinh viên Việt đang học bên Mỹ, chưa tính đến ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Thái Lan…, chứ không sang Tàu, điều này vô hình chung minh họa rằng nền văn hóa phương Tây là ưu việt hẳn so với nền văn hóa Tàu, hay nền văn hóa hủ nho Hán-Việt của ‘quyền lực mềm’ ngàn năm TQ…, ví dụ, anh ta còn kể thêm một câu chuyện sicandal mới đây về một ông già trăm tuổi nào đó đã tặng 2 câu đối… Tàu cho một cô gái Việt 18 tuổi mà không hề rành về từ ngữ Hán-Việt!...
Và tính tích cực nói trên còn chỉ ra rằng nước ta sẽ tiến đến một thời kỳ ‘tự do’, mà cụ thể hơn, với các diễn biến có tính lịch sử đã biện giải ở trên, Quảng Đông và Quảng Tây sẽ hợp nhất với VN như ước mơ của Nguyễn Huệ!, và cụ thể hơn nữa, Hoàng Sa sẽ trở về với Việt Nam trong một tương lai không xa!

Anh ta ‘chém gió’ quá đi!, hihi...

(HẾT)
---------
1. Bổ sung tư liệu (từ hairachgia):
Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là “Con ếch không biết mình đang bị luộc… và những bài học khác ở đời”, được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề “Sự nghịch lý của con ếch”.
Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982: Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của “boiling frog syndrome”.
Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:
Chiến thuật “tầm ăn dâu”, từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.
Chiến thuật “luộc ếch” thâm độc hơn nhiều: lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân, lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phượng, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt, v.v... Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.
Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu???
Mong rằng mọi người thức tỉnh kịp thời. (Trần Mộng Lâm), xem: http://tylerdo.blogtiengviet.net/2015/03/02/boiling_frog_syndrome#comments
2. Ghi chú:
-Bắc thuộc lần thứ nhất: Nhà Hán đánh chiếm Nam Việt năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việt làm chín quận là Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Thương Ngô, Uất Lâm (Quảng Tây), Chu Nhai, Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam), Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (Âu Lạc cũ). Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Vùng đất này được nhập vào lãnh thổ chung với miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay lần đầu tiên sau khi các quan cai trị Giao Chỉ tiến xuống thu phục các bộ tộ phía Nam dãy Hoành Sơn trong thời thuộc Hán và hình thành quận Nhật Nam. (wikipedia)
-‘Câu độ’, ‘có phỏm’, ‘ù’, ‘ù tròn’ là các thuật ngữ trong môn đánh bài, tên là ‘đánh phỏm’.
-‘Hung hãn và hèn nhát’, xem: https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/02/27/hung-han-va-hen-nhat/
-Lịch sử Trung Quốc, 2852TCN đến nay, bắt đầu từ thời ‘Tam Hoàng Ngũ Đế’, sau đó là nhà Hạ, nhà Thương (chính thức lịch sử TQ) và nhà Chu, rồi Tần, Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, rồi Tống-Nguyên-Minh-Thanh, CS.
-Người Việt hung hăng, xem http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/joel-brinkley-la-ke-qua-hung-hang.html
-Trữ lượng dầu khí: Có người dự báo thềm lục địa Nam Việt Nam có tiềm năng dầu khí rất lớn, đến mức nếu lấy trữ lượng dầu khí của Trung Đông so với dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam thì chẳng khác gì như con tem dán trên lưng con voi…. (Tiềm năng dầu khí Biển Đông được đánh giá rất khác nhau. Theo một khảo sát tiến hành năm 1966 của Ủy ban Kinh tế của Liên Hiệp Quốc về châu Á và Viễn Đông, Biển Đông được coi là một trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới, với khoảng 3 - 7 tỷ tấn dầu. Các công ty dầu khí và giới chuyên gia Trung Quốc còn lạc quan hơn nữa vào tiềm năng dầu khí ở Biển Đông khi đưa ra các con số ước tính khổng lồ, từ 17 đến 50 tỷ tấn dầu…), xem: http://petrotimes.vn/news/vn/dau-khi-pho-thong/tai-nguyen-tru-luong-dau-khi.html

29 nhận xét:


  1. hoangthu3-1403 [Blog Tiếng Việt] 06.03.15@07:36
    Anh NGLB thân mến,
    Bài này và bài của anh HRG nhiều tư liệu và cần đọc kỹ.
    Về Lịch sử, tôi đã bàn về "Sử liệu và Sử luận": Từ Sử liệu rút ra Sử luận là Khoa học, xuôi; Ngược lại, từ Sử luận (tự đặt mục tiêu trước) rồi gom Sử liệu để chứng minh là ngược, duy ý chí, phản khoa học.
    Về nền tảng Văn hóa và tiến trình lịch sử các tộc người có thể coi thêm "Các nền văn minh" của Jares Diamont.
    ...
    Thân mến, V.Đ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hoangthu
      Vâng, tôi hiểu ý của anh, phương pháp tiếp cận trên - "từ sử liệu rút ra sử luận" là hợp lý, vì sự thật mới là chân lý.
      Và thực ra, tôi lang thang trên đường đời (kể cả trong giấc mơ), gặp đâu liền lấy bút ghi chép lại mà thành bài.
      Cám ơn anh, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  2. hairachgia [Blog Tiếng Việt] 06.03.15@10:11
    HRG tui khoái anh chàng chém gió này đấy NGLB ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh làm tôi cừ quá trời buổi sáng đây nè, chuyện 'mơ' có thật đó, anh chàng này là 'Nễ Hành thời @', có lẽ vậy, hihi... Ngày mới vui anh nhé.

      Xóa
  3. Và tính tích cực nói trên còn chỉ ra rằng nước ta sẽ tiến đến một thời kỳ ‘tự do’, mà cụ thể hơn, với các diễn biến có tính lịch sử đã biện giải ở trên, Quảng Đông và Quảng Tây sẽ hợp nhất với VN như ước mơ của Nguyễn Huệ!, và cụ thể hơn nữa, Hoàng Sa sẽ trở về với Việt Nam trong một tương lai không xa!

    Anh ta ‘chém gió’ quá đi!, hihi...
    .......
    Tội gì không 'chém gió' LB nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, nếu gặp người ẹp MTV thì LB sẽ vừa uống cà phê, vừa chém gió gấp 10 lần đấy nhé, có sợ hôn? Hihi...,
      chiều cuối tuần vui nhé.

      Xóa

  4. hairachgia [Blog Tiếng Việt] 06.03.15@18:17
    Đọc Chém Gió, tôi nhớ tời con ếch bị luột của blog TyLer:
    "Cô Tuyết, bạn học cũ thời Đại Học (Sài Gòn), hiện đang sống ở Paris lại gởi về bài: Boiling frog syndrome, tôi có sửa một vài chi tiết rồi post lên đây đọc cho vui!!!"

    Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
    Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc… và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.
    Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982: Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
    Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».
    Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:
    Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.
    Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn nhiều: lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân, lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phượng, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt…v.v... Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.
    Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu???
    Mong rằng mọi người thức tỉnh kịp thời.
    (Trần Mộng Lâm)
    http://tylerdo.blogtiengviet.net/2015/03/02/boiling_frog_syndrome#comments

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá!,
      LB sẽ trích và đưa vào phần ghi chú,
      vì LB vẫn cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó!,
      thank anh, chúc tối vui.

      P/S: Bản dịch này rõ hơn bàn dịch của Lời Gió Thì Thầm, vì ta tưởng có 2 con, con ếch và con cóc (đều là frog), trong đó, con cóc không bị hội chứng như vậy, vì vậy, ta nên học hỏi ở con cóc!!!

      Xóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 06.03.15@19:40
    Phải có 1 năng lực siêu nhiên mới có thể chém gió ào ào, ko phải ai cũng chém được đâu.
    VTR "lại quả" nè, dù com này lạc đề rồi, nhưng LB bang chủ ui, thông củm giùm nha.
    "HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pelé” “huyền thoại Maradona”... Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?”
    HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.
    (trích Book Hunter Club)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, tôi hiểu ý VTR,
      tôi cũng hiểu huyền thoại, như huyền thoại Lý Tiểu Long/Lindan, là trong cuộc đời của ai đó có cái gì đó siêu thực, khác người, không tưởng tượng nổi,
      tuy nhiên, người ta đang lạm dụng từ Hán-Việt một cách quá đáng, ví dụ như cuộc đời của cầu thủ cầu lông Lindan (cầu thủ vĩ đại = great player!) có cái gì là huyền thoại!, và nếu hiểu như vậy thì ở VN thiếu gì huyền thoại!
      phải chăng người ta thích dùng từ để câu view!, hay để ca tụng người nước ngoài/để kích ta!. v..v...
      Cám ơn VTR nghen, tôi chỉ trả lời về 'ý' cho vui thôi, còn về 'nghĩa' thì anh HRG hay anh Cuồng Từ, chẳng hạn, mới tham gia chi tiết được.
      Chúc 8/3 vui nhiều nhé.

      Xóa
  6. Lưu tư liệu:
    http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/?blog=277955&title=c_n_s_t_kh_ng_t&cat=597959&posts=10&page=1&more=1&c=1&tb=1&pb=1&disp=single#c3380542
    -Tôi muốn giải thích cho độc giả rằng Khổng Tử thực ra không phải là một vị thánh. Vị Khổng Tử mà các hoàng đế tôn sùng từ triều đại này qua triều đại khác không phải là Khổng Tử thật, mà là một Khổng Tử “nhân tạo”. Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” (trong thánh, ngoài vua) gì cả… Khổng Tử chỉ là người, một người xuất thân bình dân, luôn tin rằng kẻ sĩ cổ đại (những “quân tử” đúng nghĩa) đã định ra chuẩn mực mà mọi người nên noi theo để đối nhân xử thế; một người yêu chuộng những gì cổ xưa, học hành chăm chỉ, không nản chí; một người thầy tận tụy, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa người xưa và khích lệ học trò học tập kinh sách cũ; một người không có chức, cũng không có quyền – chỉ có học vấn về đạo đức – nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về. Đó là Khổng Tử thật.”
    -Nhưng, đàng sau cơn phấn khích của đám đông kia, tôi cho rằng không phải là ước muốn khôi phục nền đạo đức cũ, mà là toan tính phục hồi truyền thống sùng bái thánh Khổng, một phần không thể thiếu trong kế hoạch của nhà nước nhằm đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
    -Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của chế độ, rằng sự trường tồn của các triều đại là việc đã được vũ trụ an bài. Lập luận này khoác lên mình chế độ bạo lực toàn trị một lớp áo nhân trị êm ái. Đương nhiên các đế vương thấy ngay tác dụng của lớp áo ngoài này, nên đã tiếp tục lập đạo Khổng thành một ý thức hệ chính thống độc tôn và trở thành con đường chính thức để kẻ có học lập thân, có nghĩa là trở thành “đầy tớ ngoan ngoãn” cho kẻ cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  7. Người nhàn, hoa quế đâu mà rụng!
    Xuân về, chiều vắng chẳng bóng em
    Trăng xa, chim chóc say tình mới
    Lặng thầm, khe đón lục bình trôi

    Đó là cảnh bờ sông Sài Gòn vào buổi chiều, có nhiều hoa giấy, có mấy người đàn ông - chẳng bóng hồng, có trăng chiều mọc sớm xa xa, có nhiều chú chim bay tới bay lui, mà có lúc, từng đôi, từng đôi, và có một cái khe nhỏ, trong đó lục bình vào tìm chỗ nấp - rồi ra đi vào lúc nào, ai mà biết!…

    Tôi tả… thực, hihi…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nguyenchunhac [Blog Tiếng Việt] Email 08.03.15@07:13
      @ NGLB Cảm ơn anh với khúc ngẫu hứng SG.

      Xóa
  8. Trả lời
    1. Uh,
      mỗi không gian, một nổi niềm
      yên tâm thì... ít, đứng... tim thì nhiều
      hihi..., tối vui nhé.

      Xóa
  9. Vào thời nhà ở mặt... đường,
    ông lá bàng không theo An Lộc Sơn,
    mà về quê lung linh chơi,
    nên sau khi loạn đảng bị dẹp,
    ông ấy vẫn bằng an,
    nên vẫn... qua nhà lung linh chơi
    và chúc mừng 8 tháng ba!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản hồi từ: Thu Phong [Blog Tiếng Việt] Email 07.03.15@20:48

      Có chuyện đó sao? Tại ông LB ham vui mà thoát nạn hay tại vía TP hên nhỉ? Nghe nói ALS cuối cùng cũng tiêu phải không?
      Thơ và lời chúc vui, ngộ quá.
      Nói nhỏ nghe nè LB: "Tự nhiên muốn đổi mới quá nên... đổi tên nick luôn" , bạn ăn chè rồi gọi theo cho mình nhờ nhé. Không biết có trùng với ai nơi Xóm Lá không nữa, theo mình biết thì không, phải không bạn?

      Xóa
  10. NGƯỜI BUÔN BÁN VÀ NGƯỜI LÀM CÁCH MẠNG
    (Vì bận theo dõi bài mới (‘Quyền lực mềm’), và vì không tiện đăng bài đã viết, nên tôi đăng ở đây để lưu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là người lớn lên trong buổi giao thời, trước 1975 và sau 1975, nên tôi biết yêu quý và hoài cảm về thời thanh thiếu niên, cũng như biết trân trọng những cái gì xảy ra kể từ khi thực sự bước chân vào ‘trường đại học bôn ba’ cho đến nay, và do luôn đi trên những đoạn đường đời đầy gian truân và cay đắng, nên tôi không phân biệt trước 75 hay sau 75, cách mạng hay không cách mạng, ‘lề phải’ hay ‘lề trái’, Cali hay Việt Nam…, như tôi sẽ kể dưới đây. Bài viết này gồm có:
      1. Tôi đã về thăm lại chiến trường xưa
      2. Người buôn bán lớn và người làm cách mạng lớn
      3. Sự thật lịch sử!

      Xóa
    2. 1. Tôi đã về thăm lại chiến trường xưa
      Chắc các bạn cùng lứa tuổi tri-thiên-mệnh như tôi, đã từng biết đến bộ đồ bộ đội/TNXP, chiếc áo đại cán, cái túi xích-cót! (một lọai túi bằng da bò, thường dành cho sĩ quan), đôi giép râu hay đôi giép tiền phong, khẩu súng K54 hay AK, những đêm nằm dưới giao thông hào hay những lần ngồi trong xe u-oát đầy sinh tử với tay ôm chặt khẩu súng, những lần vác ba-lô đi bộ hàng chục cây số trong những khu rừng hoang vắng đến rợn người, hay bơi qua những con sông/suối đầy nguy hiểm, những lần ăn sắn/khoai lang/cá suối nướng và đánh bài ‘tiến lên’ ở nông trường, những đêm tâm sự với các nhóm bộ đội hay TNXP cầu đường đi ngang qua, hay đánh đàn guitar và… tình tự với những nàng nữ TNXP còn tươi rói… Và một số rất ít bạn tôi đã chết trong thời chiến tranh biên giới Campuchia/chống Fulro hay chết bệnh/chết già, nhưng đa số là vẫn còn sống cho đến nay… Sau đây là vài kỷ niệm:
      -‘Lớn hơn nữa, hắn cũng đã được lãng mạn cùng với một người đẹp có tình yêu đơn phương đi dạo trong rừng cả 2 cây số mà mối tình đó dĩ nhiên không bao giờ thành hiện thực. Bước vào trường đại học bôn ba, hắn lại gặp một dòng suối khác, đó là suối EaSúp với chung quanh chằng chịt những dây leo và cây rừng rậm rạp. Ôi, lúc đó hắn như là một chú bộ đội bán vũ trang, vai vắt ba-lô, dũng cảm bơi qua dòng suối đang chảy cuồn cuộn đó, trên bờ có hơn mười em TNXP ra tiễn đưa. Ôi, cái quần đùi bán ở Cửa hàng thương nghiệp có ‘chất lượng cao’ đến nổi hắn mới bơi nửa chừng thì tuột ra mất, hắn một tay níu cái quần đề khỏi lòi …, môt tay bơi, hôm đó hắn uống nước gần chít, còn mấy người đẹp đứng trên suối cứ thế mà bịt miệng cười, my God!’ (entry ‘Những dòng suối nhỏ’, đường dẫn bên dưới)
      -Cách đây mấy năm, tôi đã về thăm lại chiến trường xưa - khu rừng tắc kè, mà vẫn còn mấy người bạn nữ TNXP U50 ra đón: không ngờ có nhiều người chưa có chồng đến thế!, có 2-3 nàng làm ở huyện ủy mà vẫn sống một mình nuôi con (họ ‘xin’ con từ ai đó), trong đó có một nàng Vũ Thư (một huyện của tỉnh Thái Bình) mà tôi suýt lấy làm vợ (cười). Vâng, tôi mến các nàng lắm, gặp nhau vui lắm, họ mời tôi ăn món ‘thịt kỳ đà bảy món’, rất ngon, mà suốt đời tôi không thể nào quên, và sau đó, tôi có chấm món ‘thịt kỳ đà bảy món Ea Súp’ là một trong những món ăn ngon nhất VN, thiệt… Không biết các bạn xuất thân từ khu rừng tắc kè sau 1975 có nhớ đến tôi không, nhưng tôi vẫn nhớ các bạn, và tôi đang… ứa nước mắt...
      Vâng, tôi trân trọng quá khứ, vì nó chứa đầy kỷ niệm, và ít nhất là chứa tình yêu thời thanh niên của tôi.
      …Nhưng, tôi đang nói chuyện vào thời 2015.

      Xóa
    3. 2. Người buôn bán lớn và người làm cách mạng lớn
      Sau 1975, (tôi chỉ đưa ra ví dụ điển hình), tôi có 2 người bạn, mà cả đời, họ rất thân với nhau!
      Bạn A hình như là thuộc ‘gia đình cách mạng’. (Ở đây, tôi dùng từ ‘hình như’ vì trước 1975, đa số gia đình ở thôn quê đều có ít nhiều ‘tham gia’ kháng chiến, chẳng hạn như dòng họ tôi, kể cả nội ngoại, có đến trên 80% - đây là một sự thật lịch sử, thậm chí, ngay cả bây giờ, con cháu của tôi hay của các nhà hàng xóm có thể là bộ đội, lính hải quân, hay công an). Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A vào làm ở một công ty nhà nước, rồi vào đảng, rồi dần dần vào cấp ủy (thành ủy, tỉnh ủy gì đó, tôi không hỏi), nói chung là sự nghiệp chính trị của anh ta khá thành công (còn nếu được lên làm bộ trưởng thì thuộc về một ‘phạm trù’ khác), nhưng có lẽ thành công chính của anh là việc kết hợp giữa làm chính trị với làm kinh tế.
      Còn bạn B thì hình như gia đình có dính líu một ít đến chế độ cũ gì đó (lâu lắm rồi, tôi không nhớ), nên sau 1975, anh ta đi làm ăn linh tinh lang tang ở đâu đó, ai mà biết!... Nhưng, cách đây khoảng 15 năm, khi tôi đi làm ở Hà Nội về, thấy anh ta xuất hiện ở một căn nhà mặt tiền (trên một con đường lớn) và đang bán hàng khá sôi nổi… Khoảng 2 tháng trước, đi nhậu thịt chó, tôi nghe các bạn nói là anh ta giàu đến nổi ‘tiền xài không hết’ (!), và có tuyên bố rằng ‘nếu có thằng nào chết thì tau sẽ tặng miễn phí cho một cái quan tài’ (ha.. ha…)… Nhớ một lần khá tức cười, đó là tôi có đến dự ‘họp bạn’, thấy anh ta cầm một cái phong bì dày cộm, và nói với tôi ‘nôn ra, nôn ra’ (ý nói là đóng góp tài trợ), lúc đó tôi chỉ cười trừ và nghĩ thầm:
      -Tôi làm gì mà có tiền, mà hiện nay tôi sắp phải ăn mì tôm để sống qua ngày đây nè!

      Xóa
    4. 3. Sự thật lịch sử!
      Và thế là có những cuộc ‘họp bạn’ của chúng tôi, từ lớn đến nhỏ, kinh phí thường do 2 anh này tài trợ!… Hôm đó, hai đại gia gặp nhau trong một cuộc ‘họp bạn’ gần 200 người, được tài trợ bởi 2 người: một người buôn bán lớn và một người làm cách mạng lớn, mà tôi thấy 2 người là… như nhau.
      Khi ra về, tôi suy nghĩ lung tung (để có ý niệm mà viết bài), mà theo suy nghĩ của tôi - vào thời hội nhập WTO - thì anh A chưa hẳn là người làm cách mạng, vì một người tốt nghiệp đại học ra, rồi vào đảng (nếu có lý lịch tốt), rồi đi làm cho nhà nước trên 30 năm, thì túc tắc thế nào cũng sẽ được lên chức trưởng phó phòng, giám đốc/phó giám đốc sở (hay bộ trưởng/thứ trưởng) - dĩ nhiên là anh ta phải có một số năng lực ‘chính trị’ nhất định và hơn nhiều so với các đồng nghiệp khác, thiết nghĩ đây cũng là chuyện rất bình thường (không kể các trường hợp lên chức nhanh như… chớp do ‘cơ chế’), mà cụ thể là khi nói chuyện hay tâm sự, anh ta toàn là nói chuyện bên… Mỹ, chuyện ‘dân chủ’ hay ‘lề trái’, khen nhạc Phạm Duy, hay thích trích dẫn văn học/triết học phương Tây…, và đây cũng là chuyện bình thường.
      Còn anh B thì làm nghề ‘buôn bán’ trong hơn 30 năm, mà thời nay, ai cũng đều biết là làm kinh tế là đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phát triển đất nước (hay việc chúng ta đang tham gia vào ‘nền văn học blog’ cũng vậy), và nói như thế, đặc biệt là vào thời điểm ‘phát triển’/hội nhập TPP (viết tắt của cụm từ ‘Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement’ - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương), thì vô hình chung, anh B hay chúng ta… đúng là những người làm… cách mạng, vì đứng trên khái niệm ‘phát triển’ thì làm tư nhân và làm nhà nước có cái gì là khác nhau?, mà như tôi đã nói ở trên: ‘họ toàn là nói chuyện bên… Mỹ, chuyện ‘dân chủ’ hay ‘lề trái’, khen nhạc Phạm Duy, hay thích trích dẫn văn học/triết học phương Tây…’, và đặc biệt là:
      -Hầu hết các bạn của tôi đều không thích… Tàu, hihi…
      Và đây cũng là một sự thật lịch sử.
      (HẾT)

      Xóa
  11. Bài viết hay anh ạ! Em không thích TQ , không thích nữa nạc nữa mỡ ! Chán xừ...
    Mà em gốc người hoa huhu làm sao bi giờ ..,
    Thiệt đó ! Ông cố em người phúc kiến lấy bà cố người Việt Nam ... Vì hồi đó chiến tranh thế giới thứ2 đừng ghét em nha..
    Ghét em hổng biết em chơi với ai bi giờ huhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, ở đây anh nói về 'triều đình Tàu', chứ không phải 'dân Tàu'... Cụ thể là, hồi anh công tác ở miền Tây, trên chuyến xe Phương Trang/Thành Bưởi, đa số là Cần Thơ - Sài Gòn hay Sóc Trăng - Sài Gòn (và ngược lại), anh có quen một số cô gái Tàu (Hoa kiều, có người gốc Phúc Kiến - thời ông nội/ông ngoại đã đến định cư tại VN), thậm chí anh có... yêu một cô gái Tàu, chuyện như sau:

      Xóa
    2. Có một lần trên chuyến xe Phương Trang, chúng mình gồm có: mình, một tiến sĩ, một Cục trưởng (!), một nữ và vài cán bộ từ các dự án khác. Các ông thì ngồi tuốt trên đầu xe, còn mình thì lặng lẽ chọn ghế cuối xe (vì đông khách quá), thế mà mình may mắn được ngồi bên cạnh ‘nàng’. Nàng tên Nữ (!), khoảng 22 tuổi, đủ đẹp, hơi mình dây, mặc bộ đồ hơi xì-tin, quần tíc-kê màu trắng, áo cánh dơi, có thắt nơ, nàng ít nói, khuôn mặt ‘thoát trần’, tính điềm đạm, nhỏ nhẹ, cặp mắt sáng và ánh lên nét dịu dàng và khiêm tốn, mặt như cười mà không cười, đôi môi như cười mà không cười. Mình đã từ tốn nói chuyện với nàng, từ đó mình cũng biết nghề nghiệp, hoàn cảnh, sở thích và nơi ở của nàng (nhưng không cụ thể địa chỉ), rồi mình cũng đưa cho nàng số điện thoại của mình, trong thời gian nói chuyện với nàng, được ngắm đôi mắt 'thu hút hồn người' của nàng một cách si mê, mình cảm thấy như có một tiên nữ ở đâu đi lạc xuống cõi trần, ngồi bên cạnh mình:
      Kìa một nàng Trung Hoa
      Răng trắng tinh như là ngà
      Nụ cười tươi như hoa thắm
      Cô em tha thướt mượt mà.
      Lòng tôi thêm vấn vương
      Những khi chiều tà nhìn cánh chim qua
      Mộng được như đôi chim bay tới chân trời xa
      … Kìa nàng Trung Hoa xinh
      Đôi mắt em như hạt huyền
      Nàng nhìn tôi sao không nói
      Khiến tôi lo lắng ưu phiền
      Lòng tôi như bóng trăng
      Sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên
      Để lòng cô say mê mãi khúc ca triền miên (Cánh hồng Trung Quốc - LV Phạm Duy)

      Xóa
    3. Cơn mơ chưa dứt thì đến trạm dừng, mình mới vừa bước ra khỏi xe thì Xếp (lớn hơn mình 10 tuổi) bảo:
      - Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé.
      Trời, một cô ‘hương thầm’ ngồi cuối xe mà làm cho hầu hết những đàn ông trên xe đều rung động và tò mò. Nhiệm vụ Xếp giao khó quá, mình đâu có phải là chuyên gia tán gái, đâu có dễ gì mà mời một người con gái lạ ăn cơm với chúng mình. Nhưng đã là tiên nữ thì dĩ nhiên phải có ‘phép lạ’, sau khi mọi người đi vệ sinh xong, nàng lại chọn đúng ngay cái bàn mà mọi người đã ‘đăng ký’ (trước đây, chúng tôi thường xuyên đi xe này), thế là chúng tôi bước đến chào hỏi và làm quen với nàng. Xếp nói nhỏ vào tai mình:
      - Lần này để tôi bao nhé.
      Nàng ít nói, nhưng nói chuyện rất nhỏ nhẹ và tự nhiên, thỉnh thoảng nàng có cái cười nhẹ ‘chết người’, thiệt, nàng mà hơi hé môi cười là tim chúng tôi phải rung nhè nhẹ theo. Bữa ăn đó, được ngồi gần nàng, ai cũng thấy rất thư giãn, thoải mái và hạnh phúc. Khi Xếp trả tiền, nàng nhất quyết đòi trả tiền cho phần ăn của mình, nàng nói:
      - Em không muốn mắc nợ ai.
      Mình phải đỡ lời:
      - Hôm nay các anh mời em, hôm sau em mời lại, mình còn gặp nhau nhiều lần mà (được nàng im lặng đồng ý).
      Xe về đến bến xe miền Tây, bạn nàng ra đón (anh/em hay bạn trai gì đó), có một điều lạ là xe máy của nàng chạy theo chiếc xe trung chuyển của mình, nàng tí tí lại ngước mắt nhìn mình, tí tí lại đưa tay vẫy chào tạm biệt, cuộc chia tay ‘lưu luyến’ kéo dài đến… 3 cây số, rồi xe nàng rẽ trái và … biến mất.
      Sau đó, mình không được gặp được nàng nữa (mình thường tổ chức hội nghị, không bắt máy số lạ, nếu nàng nhắn tin thì may ra), nghĩ lại, ôi, lúc đó mình ngu quá, tại sao mình chỉ cho nàng số đt của mình mà không xin luôn số đt của nàng! Cứ mỗi lần đi miền Tây, đến trăm lần, nơi các bến xe, mình dõi mắt tìm nàng trong vô vọng, không lẽ ‘anh không được gặp em lại lần nữa hay sao, hỡi ‘thiên thần bé nhỏ’’.
      Năm sau, rồi năm sau nữa, nhiều lần Xếp nhớ, Xếp hỏi:
      - Anh có gặp lại cô ấy không?
      ... Ai cũng có cảm tình, cũng nhớ, cũng thương cô ‘hương thầm’ đó, đọc câu chuyện này, em ‘hương thầm’ ơi, các anh nhớ ‘thiên thần bé nhỏ’ lắm, không biết có lúc nào em nhớ đến các anh không...

      http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/163-nguoi-ma-chung-minh-ton-trong-nhat.html

      Xóa
  12. Một chiếc lá vàng động cả thu'
    Sao tâm bứt rứt giữa đêm mù
    U mê lạc bước trong vườn đắng
    Mơ thấy bóng nàng, nay vẫn... đau! (LB)
    ...
    "Sợi chiều lóng lánh thả trước thềm
    Ai ngồi xỏa tóc gió mơn thơm
    Lả lơi lá thu đùa với nắng
    Tương tư gieo nhớ đến êm đềm." (BM)
    ..
    Em cám ơn Anh qua hỏi thăm và chúc 8/3 bên NC hihi - do em bận ko viết gì thêm được nên tạm để blog vậy. Khi nào thong thả em trở lại sẽ ghé thăm và đọc bài viết của Anh. Chúc anh LB luôn vui, nhiều bài viết hay, nhiều tư liệu quý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vào nhà không có chủ,
      buồn lắm,
      chắc người đang có chuyện gì đó,
      cũng như ta thôi,
      đời chắc chắn là như vậy,
      chỉ khi ta tắt thở,
      đời sẽ... dừng lại,
      vĩnh viễn.

      TM.

      Xóa