LTS: Đáng lẽ tôi định viết một phần về ‘Phép biện chứng’, tức là định nói về Hegel, Karl Marx và tính nghịch lý của nó, nhưng thôi, vì vấn đề này khá nhạy cảm, xin hẹn trong một dịp khác. Và dưới đây, tôi sẽ chém gió là: ‘tôi đã thành… phật’, hihi…
Không có cái gì là tuyệt đối, chỉ trừ cái tuyệt đối.
Không có cái gì là không biến đổi, chỉ trừ cái biến đổi.
Không có cái gì là bất tử, chỉ trừ cái chết.
Không có ai là không đau khổ, chỉ trừ người chết.
Không có cái gì là không biến đổi, chỉ trừ cái biến đổi.
Không có cái gì là bất tử, chỉ trừ cái chết.
Không có ai là không đau khổ, chỉ trừ người chết.
1
Trong số các bà con của tôi, có khoảng 1/4 là theo đạo Phật, 1/4 theo đạo Chúa, 1/4 làm 'cán bộ' (không luôn có nghĩa họ là người vô thần), và 1/4 là dân thường (không luôn có nghĩa họ là người nghèo, hay 'tầm thường') - tất nhiên là các con số này có 'giao' nhau, còn tôi thì làm... cán bộ được gần 40 năm, và tôi nghĩ là các bạn có hoàn cảnh gia đình/dòng họ cũng gần gần như thế… Khi 6 hay 7 tuổi, thỉnh thoảng tôi có đến chơi ở một nhà thờ Tin Lành (ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) và con của vị Mục sư là bạn (học) của tôi… Sau 1975, tôi càng được gặp nhiều nhà sư và cha nhà thờ là nhờ vào việc học chung tiếng Anh, và nhờ vào nhiều cơ duyên khác… Nay tôi càng có cơ hội để tiếp xúc với nhiều cán bộ… lớn, Việt kiều, và các ‘cao thủ’ của đạo Phật và đạo Chúa… Vì thế, tôi không thiên về tôn giáo nào hay chế độ nào.
Nhưng, dường như trong các entry, tôi viết về đạo Phật nhiều hơn!, lý do là hồi nhỏ, bà nội tôi thường dẫn tôi chạy tung tăng quanh chùa (ở gần nhà), mà ấn tượng này đã ăn sâu vào đầu óc tôi, và do đó, tôi thường viết ‘không ngần ngại’ về đạo Phật, vì hàng ngày tôi được tiếp xúc trực tiếp với ‘Đấng tạo hóa’, và vì triết lý đạo Phật không hạn chế việc phát biểu của người ngoại đạo.
*
(Lưu ý rằng, không phụ thuộc vào Kinh sách, tôi dùng từ ‘Phật/Chúa’ hay ‘Thượng đế’ là có tính đại diện, mà Phật/Chúa = Đấng giác ngộ, còn Thượng đế = Đấng tạo hóa)
Tôi đã mãi suy nghĩ:
-‘Phật là gì nhỉ?’, ‘Đấng giác ngộ là gì nhỉ?’, hay ‘Thiên đàng hay Niết bàn là gì nhỉ?’, và tôi đã suy nghĩ từ năm 1973 đến nay, tức là trên là 42 năm!
Phật nói rằng ta đang sống trong ‘cõi ta bà’, tức là nó có mọi thứ: hạnh phúc, đau khổ, lạc quan, bi quan, nồng ấm, cô đơn, thiện, ác, chính, tà, sống, chết, khỏe mạnh, ốm đau bệnh tật/tai nạn, phát triển, suy tàn, hòa bình, chiến tranh, thái bình, thiên tai... mà tất cả mọi người/sinh vật đều phải chấp nhận, và 10.000 năm nữa, thì mọi chuyện vẫn như vậy. Như vậy, các phát biểu 'đời là bể khổ' hay 'người là cát bụi' là hiển nhiên, nên nó là bình thường và không có gì là vĩ đại cả, vì không lẽ 'đời là bể sướng' hay 'người không phải là cát bụi phù du'?, và do đó, khái niệm ‘duy hạnh phúc’, ‘bất tử’, thiên đàng/niết bàn’ là nghịch lý với quy luật khách quan và phổ quát của ‘Đấng tạo hóa’. Vậy, ngoài sự tồn tại 'siêu nhiên' và 'bất khả tri' của Ngài, thì ‘hạnh phúc’, ‘bất tử, ‘thiên đàng/địa ngục’ nên được hiểu như thế nào?
*
Trước đây, tôi có một người bạn luôn ca ngợi lạc quan/hạnh phúc, thì cũng lập tức có một người bạn khác lại ‘ca ngợi Cô Đơn có nghĩa là ta đang ca ngợi Tình Yêu trong ta đã và đang bùng dậy từ sâu thẳm cuộc sống nhân sinh’ (blogger Hồ Điệp), điều này dường như chỉ ra rằng ‘sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh, gian khổ’ (câu cửa sổ của blogger Mùa Thu Vàng). Vậy, không có bất cứ nơi nào trong không gian vô hạn chiều này mà ‘chỉ có toàn là hạnh phúc’.
Trịnh Công Sơn đã chết đi, và thế là không có một bản nhạc nào của ông nữa; Bùi Giáng đã chết đi, và thế là không có một bài thơ nào của ông nữa; Hemingway đã chết đi, và thế là không còn một tác phẩm nào của ông nữa…, vĩnh viễn và vĩnh viễn. Vậy, bất tử có hai nghĩa: một là, cái ‘tinh thần’ mà ta đã để lại, lâu hay mau, cho hậu thế, và hai là, cái ‘chủng tử’ mà hậu thế tiếp nối ta (con, cháu)… Vâng, chết là hết, và ‘cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs).
Thế thì tại sao ‘TÔI’ lại có tham vọng bất tử?, có tham vọng là linh hồn của ‘TÔI’ vẫn còn mãi mãi, để rồi phải suy nghĩ mãi mãi?, có tham vọng được lên thiên đàng hay niết bàn, để làm gì?, để tôi tiếp tục viết entry!, để blogger Alaykum Salam tiếp tục hành nghề kinh doanh!, để Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng tác nhạc ‘về những giấc mơ đời hư ảo’!, để Bùi Giáng tiếp tục làm ‘thơ điên’!, để Hemingway tiếp tục yêu thử và viết tiểu thuyết!, hay để các bà già lên đó để tiếp tục nhai trầu và chém gió???... ‘Ngộ’ được như thế, tôi đã trả lời cho bạn Kiều Thiện như sau:
-Tôi đã viết đến các entry để... xác định lại việc này, rồi tôi sẽ chết và trở về với cát bụi, vĩnh viễn.
Thực ra, theo tôi nghĩ, thì Phật cũng không nói quanh co về ‘hạnh phúc’, ‘thần thông’ hay ‘thiên đàng/niết bàn’ gì đó đâu (mà phức tạp là do hậu thế suy diễn theo ý mình), mà tôi nhớ là blogger Nobita có nói rằng ‘khi lòng đã bình an là đã có Phật hay có Chúa trong đó rồi’. Do đó, ‘đấng giác ngộ’ là người đã tu luyện đến mức mà các blogger thường hay chúc nhau là ‘an lạc’, tức là đã đạt được trạng thái ‘mất tất cả mà vẫn vui, và mĩm cười trước khi chết’ - là cõi niết bàn hay thiên đàng rồi đó, và cõi này chỉ và chỉ có ở chốn địa ngục trần gian này (mà không có nơi nào khổ hơn nó), mà nếu ai đó sống mà chỉ muốn ‘được’ thì đau khổ ráng chịu, và tôi cũng không ngoại lệ khi trả lời bạn Kiều Thiện là:
-‘Chính mình cũng không thoát ra được cái vòng kim cô đó, và đang cố gắng’.
2
Như đã nói ở trên, trước khi chết, tôi muốn xác định việc gì?
1. Ta cứ chờ cái gì mà ‘thằng Tây’ sáng tạo thì đem về xài, như: thuốc chữa/phòng chống H5N1, SIDA, viêm não Nhật Bản, điện thoại Nokia, xe máy Honda, xe hơi Toyota, súng đạn, máy bay, tàu ngầm…, tôi rất đau lòng khi thấy rằng đến cả triết học/chủ nghĩa là cũng do ‘Tây’ sáng tạo, nhưng đau lòng nhất là ta vừa hưởng xái lại vừa cãi nhau:
Tối buồn nước vọng xè xè
Thằng Tây sáng tạo, mang về cãi nhau.
Thằng Tây sáng tạo, mang về cãi nhau.
2. Từ năm 938 đến nay, dân ta cứ mãi đánh nhau làm cho đất nước ta bị suy yếu, mà mỗi lần đất nước ta bị suy yếu thì bị giặc ngoại xâm, mà trong đó, người ta luôn biện hộ là ‘ta giết nhau là vì chính nghĩa hay vì ý thức hệ’ (!), chưa biết là đúng hay sai, nhưng hệ quả là nước ta bị nô lệ, không dưới hình thức này thì hình thức khác, để cho người ta làm ‘ngư ông đắc lợi’ mà lên sao Hỏa ngồi uống cà phê, trong khi đó ta tiếp tục ‘cày’ ở mặt đất để tranh giành nhau ba chữ ‘ta là nhất’:
Chiều buồn nói với hư không
Bắc, Nam? Nam, Bắc?, để lòng chia hai
Người ta đã đáp trên cao
Còn ta dưới thấp, nhao nhao giật giành!
Bắc, Nam? Nam, Bắc?, để lòng chia hai
Người ta đã đáp trên cao
Còn ta dưới thấp, nhao nhao giật giành!
3. Và phải chăng, vì như thế mà người ta phải tìm cái ‘thoát’, mà có thể là ẩn náu trong thế giới ‘siêu hình’ của Thiền, Phật, Chúa, trong thế giới ‘tâm linh’ hay các thế giới ‘mê tín dị đoan’ khác, hay trong một thế giới ‘không biên giới’, ‘không đẳng cấp’ và ‘coi thường sự vĩ đại’:
Hạ rơi trên cánh tay mềm trắng
Bỗng động lòng ta, thoang thoáng tình
Trời sinh nam nữ làm chi thế!
Vàng nắng trước nhà, nhoi nhói tim.
Bỗng động lòng ta, thoang thoáng tình
Trời sinh nam nữ làm chi thế!
Vàng nắng trước nhà, nhoi nhói tim.
hay:
Lối về đôi mắt sáng trưng
Em nhìn hướng ấy, anh rung rinh hồn
Nắng qua trước cổng tự tình
Ngồi trong phòng vắng, anh - tim rộn ràng.
Em nhìn hướng ấy, anh rung rinh hồn
Nắng qua trước cổng tự tình
Ngồi trong phòng vắng, anh - tim rộn ràng.
4. Nhưng, cái thế giới đau khổ tuyệt vời đó của tình yêu vốn không phải là cứu cánh, tức là không mang lại sự ‘an lạc’ cho tâm hồn, nhưng vì không phải là thầy tu, và vì cuộc đời này là quá ngắn ngủi, ta có nên yêu hay không: Tại sao không?
Nhìn nàng xỏa cát bên sông!
Cát trôi tuyệt đỉnh, anh hồn trôi theo
Người trần cảm xúc đê mê
Có yêu?, không!, có!, cũng về hư vô.
v..v...
Cát trôi tuyệt đỉnh, anh hồn trôi theo
Người trần cảm xúc đê mê
Có yêu?, không!, có!, cũng về hư vô.
v..v...
Và cuối cùng, khi tôi đã kết luận được ‘Phật là gì? - mặc dù chưa ‘ngộ’, thì tôi tin vào điều đó, điều này có nghĩa là dù cho Đấng nào, Kinh sách nào, hay ‘ông Tây/Tàu’ nào… có nói gì thì cũng không có ‘xi-nhê’ gì đến kết luận của tôi, vì:
-Tôi không phụ thuộc vào cái được gọi là ‘vĩ đại’.
(HẾT)
MT sang thăm anh , chúc anh cuối tuần vui về , may mắn anh nhé !
Trả lờiXóaUi, cám ơn Công chúa pé pỏng, tối t7 bên ấy vui nhé.
Xóakhi lòng đã bình an là đã có Phật hay có Chúa trong đó rồi’.
Trả lờiXóaChính xác anh ạ!
Ui, PH và bạn My-Anh có cùng... tư tưởng, hihi..., cám ơn nhé, tối t7 vui.
XóaChào NGLB
Trả lờiXóaCàng ngày đọc LB càng thích , học hỏi thêm nhiều điều hay
Con người ta không phải bây giờ mới sống trong hoang mang , mà đã có từ xa xưa . Cái thời mông muội chém giết , tàn sát nhau , tranh cướp đất đai , cướp miếng ăn của nhau . Giữa thế giới hỗn mang đó , con người không có lối thoát , không có phương hướng . Con người cần phải bám víu vào một cái gì đó ( giống như người chết đuối ) cần tin vào một cái gì đó . Các dòng đạo trên thế giới ra đời cũng để đáp ứng điều này . Tôi tin tất cả các dòng đạo đều hướng con người tới CHÂN , THIỆN , MỸ ,đức Phật hướng tới TỪ BI , thiên chúa hướng tới BÁC ÁI ,đạo hồi hướng tới NHÂN NGHĨA
Hồi nhỏ nghe Mẹ kể , tôi hay thắc mắc : Tai sao đã bác ái , nhân nghĩa mà Giáo Hoàng và Giáo Chủ ( đạo hồi ) lại phát động cuộc thánh chiến tàn khốc kéo dài mấy trăm năm , bây giờ vẫn còn rơi rớt đây đó . Giờ tôi mới hiểu đó là : các Vương triều cầm quyền muốn biến ( THẦN QUYỀN ) cho mưu đồ riêng của mình nên biến tấu , làm biến dạng đi bản chất ban đầu của nó , mỗi thời một it mà méo mó cho tới tận bây giờ
Không cứ gì vua , chúa mới sợ chết , mà tất cả mọi người , không phân biệt sang hèn đều sợ chết ( Một ngày trên dương thế bằng vạn ngày dưới âm phủ )
Nhưng không có cái gì là vĩnh viễn , tất cả chỉ là nhất thời , chỉ là một kiếp phù du ngắn ngủi . Tiếc thay con người không ngộ ra điều đó , đến khi ngộ ra thì đã quá muộn
( Đau lòng nhất là ta vừa hưởng xái lại vừa cãi nhau )
Nhận xét của LB rất chuẩn . Cái dở nhất của con người là thói HÁO DANH , từ cổ chí kim tất cả mọi người không thoát ra được cái ẢO DANH đó . Phải nhận thức được, mỗi con người là một cá thể độc lập, dù hay dù dở thì mỗi một con người đều có lý trí , suy nghĩ độc lập . Anh không thể đưa tư tưởng và suy nghĩ của mình mà áp đặt lên người khác . Nếu cứ tư duy theo kiểu ( Chân lý thuộc về kẻ mạnh ) thì quá bats công với người yếu thế . Mọi chân lý chỉ chỉ có tính tương đối , một khi chân lý còn tương đối thì còn cãi nhau không có điểm dừng , thậm chí lên thiên đường hay xuống đị ngục vẫn còn cãi nhau
Hãy suy ngẫm rằng mình chỉ là một hạt cát nhỏ , tồn tại trên thế gian một vài chục năm, rồi một mai sẽ trở về cat bụi mà thôi . Mượn câu kết của LB để kết thúc cho commt này ( Nhung " Đau lòng nhất " là ta vừa hưởng xái lại vừa cãi nhau )
P/s Nói LB nghe , tôi không phải bloger bởi vì
1- Không có trình độ chuyên môn , và cũng không có thời gian để chăm sóc " Nhà " của mình
2- Tụi sắp nhỏ nói ( Với cách nhìn vấn đề như Ba , nếu viết Blog dễ bị ăn gạch , đá ) vì thế tôi sợ
3- tôi chỉ thích làm sao ( 36 ) của LB thôi , cho nó lành. Chúc LB khoẻ
"...Giáo Hoàng và Giáo Chủ (đạo Hồi ) lại phát động cuộc thánh chiến tàn khốc kéo dài mấy trăm năm, bây giờ vẫn còn rơi rớt đây đó":
Xóa-thật ra tôi cũng muốn tìm hiểu về các vụ này lắm, tuy nhiên, tôi ít đi vào đề tài tôn giáo hay chính trị, tiếc thay!, hihi...
Người ta gọi người 'chơi blog' là blogger, nên nếu bạn có 'chơi' tí xíu thì bạn cũng là blogger, hihi..., còn người ta sẽ không 'ném đá' chúng ta đâu, vì chúng ta chỉ là những kẻ... 'vô danh tiểu tốt' và chưa có danh tiếng gì để mà họ phải mất thì giờ để ném đá, hihi...
Thank bạn, tối t7 vui nhé.
saumietvuon [Blogger] Email 18.04.15@05:47
Trả lờiXóaKhông có cái gì là tuyệt đối, chỉ trừ cái tuyệt đối.
Không có cái gì là không biến đổi, chỉ trừ cái biến đổi.
Không có cái gì là bất tử, chỉ trừ cái chết.
Không có ai là không đau khổ, chỉ trừ người chết.
**Vừa vào đã thấy khúc này nghe chí lý nên khoái!
Ui, mình đi... họp cả ngày, mới về tới nhà, mệt quá!, hihi...
XóaCám ơn bạn Sáu nhé, tối t7 vui.
My-Anh [Bạn đọc] Email 18.04.15@07:46
Trả lờiXóaĐạo Tin Lành gọi là Mục Sư, chứ không là Linh Mục Bạn ạ!
Không ai buộc ta phải lệ thuộc vào ĐẤNG nào.
Mà ta hòan tòan tự do, tự do suy nghĩ, tự do tin theo, và ngay cả tự do chê chối!
(Tâm hồn bình an là có Chúa, có Phật rồi... Câu nói thật chí lý...)
Cảm ơn Bạn nhiều.
Cám ơn bạn mới, mình mới đi... họp về, đã có chỉnh sửa,
Xóachúc tối thứ 7 vui nhé.
Nhiên Phạm Châu An ... (Facebook)
Trả lờiXóaMặt trời rực rỡ.
Trăng trắng mịn màng.
Sao hoài không gặp.
Vạn vật rỡ ràng.
15 phút trước
Hay! Nên tận hưởng cuộc sống ở địa ngục trần gian này, nhỉ!
XóaNhiên Phạm Châu An
XóaVốn là như vậy:
Cho nhau vài hơi thở
Để vẹn chút duyên thừa
Đem hơi về cất giữ
Trời chợt nắng chợt mưa
Ước chi được gặp chú Lá Bàng một phen
Trả lờiXóa(Phúc - Bình Dương)
phamphuclanguage92@gmail.com
Chú đã mail cho 'cháu', cháu nt cho chú nhé, chú sẽ gọi lại.
XóaTM.
Chào LB
Trả lờiXóaTối thứ bảy vui , tôi là sao (36 ) những lúc rảnh rỗi hay lang thang trên mạng , tính tôi nhạy cảm , cũng hơi khó tính , thỉnh thoảng lại chộp được câu thơ, ý thơ , tứ thơ , lại lưu lại, lâu lâu đọc chơi và suy ngẫm :
Vô thường gió thoảng chao cánh bướm
Động cả chân thường cõi tịnh không
Người ơi ! Cảnh động hay tâm động
Mà cả trời thơ , chợt vỡ tung
Nhà sư Phổ Đồng
Một cuộc tình phù vân
Một cuộc tình trôi nhanh
Chút tình nào còn lại
Cho em ấm cõi trần
NGLB
Mọi so sánh , hay , dở đều là khập khiễng nếu không có tâm hồn cảm nhận nghệ thuật
Tôi ! Tôi cảm nhạn của riêng tôi , cả hai tứ thơ đều hay. Một bên là bậc chân tu chưa hết bụi trần , một bên là một người trần tục muốn vươn lên thoát tục , nhưng cả hai người đều bị cảm xúc , bản ngã của chính bản thân minh trước cái đẹp của thiên nhiên , trước cái đẹp của trần thế hạ gục , đó mới là cuộc sống , đó mới là ...Đời
Ồ, bạn sành cả thơ nữa à: ngưỡng mộ!
XóaThú thật là lúc mới mở blog (tháng 8/2011, rồi blog yahoo bị 'sập', còn blog này mới mở tiếp vào cuối năm 2013), tôi không biết làm... thơ, sau đó nhờ mấy câu thơ ngâm trong bài hát 'Hòn vọng phu 1':
'Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.'
mà làm tôi bắt đầu biết làm... thơ chút chút, hihi...
Ngoài ra, các blogger như Vĩ Cầm Trắng, Mùa Thu Vàng, Bạch Mai... và ông Thích Tánh Tuệ có thổi 'hồn' vào... thơ tôi, xin cám ơn!
Đùa tí cho vui, cám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.
kieuthien [Blogger] Email 18.04.15@23:22
Trả lờiXóaBác nghĩ khỏe và viết khỏe thật đấy.
Những học thuyết của bác vừa nghĩ, vừa viết (tất nhiên là nó thai nghén lâu rồi) lại lo rào trước đón sau nữa, thế mà hôm nào cũng thấy có bài.
Em nghĩ bác là "thánh viết" hoặc là "thánh triết học giao thoa xã hội học"...
Phục bác thật !
Phục đến nổi mũi em "cày" sát đất luôn í !
Ở đời đau khổ lắm bạn ạ. Tôi suốt ngày bị hết cao thủ này đến cao thủ khác lôi kéo ra... chợ đời, lúc thì gặp đại gia 'giả'!, lúc thì gặp sư phụ Yoga 'thật' (người New Zealand), v..v...
XóaRồi tối về nhà, tôi cảm thấy đi như vậy là không hữu ích lắm - mặc dầu, ví dụ, sư phụ Yoga này đã kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện ở nước ngoài - mà tôi thấy việc viết các entry này là 'thực' hơn và có... hạnh phúc hơn!
Cám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.
Thu Phong 62 [Blogger] Email 19.04.15@07:47
Trả lờiXóaLàm gì mà ca ngợi cái chết dữ vậy LB: ‘cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs).
Tôi nghĩ chúng ta sắp thấy nó rồi đó chỉ sau một cơn bạo bệnh. Đón chờ "sự tuyệt vời nhất của tạp hóa" thì tâm trạng sẽ vui mừng và nhẹ nhàng hơn.
Gió bay tan tác thiên hạ chém
XóaThà biến đi đâu, khỏi bị hành!
Hồi trước ở HN, mấy người bạn của LB có một câu tiếng Anh tếu như sau:
-D'ont onion summer me! = Đừng - hành - hạ - tôi.
...Vì 'chơi thì chơi, sợ gì mưa rơi', nên nếu có chết thì cũng là chuyện... hên xui, hihi...
Cám ơn TP nhé, chủ nhật tươi lành.