Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

699. Tiểu Quy từ Thái Lan trở về (Nền văn hóa ‘bắt chước’ - Phần 3)

 


Một con én nhỏ, nghiêng chiều xuống
Sóng bỏ dòng sông, cuộn tới trời
Sóng theo bóng tím, tìm thương nhớ
Mắt tím tươi cười, tim sóng rung

PHẦN III

Ôi, tí xíu nữa là tôi không viết được bài này rồi.
Tôi suy nghĩ gần 2 ngày mà vẫn chưa tìm ra một nội dung thích hợp để viết, vì nếu tôi viết về văn hóa Pháp, Nga, Mỹ, Tàu… thì các bạn sẽ ‘ứ’ thèm đọc, huhu. Bỗng tôi nhớ lại chuyện Bùi Giáng và Phạm Duy, thế là tôi ngồi bật dậy, và bắt đầu viết…
À, tại sao tôi lại gọi là Lão Quy hay Tiểu Quy nhỉ! Không phải tôi cố ý nói ‘chiếng chàu’ đâu, mà ý nói là một cụ già và một cậu bé, nhưng tại sao lại có chữ ‘Quy’ trong đó nhỉ! Đó là vì tôi nhớ về làng tôi - mà tôi hay gọi là ‘xứ rùa X’, ý nói là ai đó bị ảnh hưởng bởi cái ‘hệ-Tàu-ngàn-năm’ mà tiến chậm như rùa.

*
Tiểu Quy đã về. Vâng, cậu bé mới ở bên Thái Lan về, mà tôi hoàn toàn không biết.
…Tôi dựng xe máy, bước vào, thì thấy một cái lưng trần. Tôi bước tới nữa, thì thấy cậu bé - mặt rất giống mẹ. Ông chủ nói:
-Lá Bàng, ngồi xuống đây nghe thế hệ 9X nói chuyện nhé.
Tôi đến đây không phải để nói chuyện, mà vì nghe có ai đó nói rằng ‘chủng tử rùa này là chủng tử bắt chước/không sáng tạo’, ‘dân xứ rùa là dân nô lệ’, nhưng quay phim lại bức tranh ở ‘làng rùa’, thì tôi thấy không đúng lắm, vì làng đó sản sinh ra nam nữ hầu hết là cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có các nhà thơ, nhà chính luận, thương gia, blogger… gần gần tầm cỡ quốc gia, thậm chí có võ sư tầm cỡ quốc tế!, nên tôi đến chỉ để kiểm tra lại rằng lời đồn đại đó đúng không?, và nếu đúng thì đúng ở giới hạn nào?, thế thôi, ai ngờ...
*
Các Tiểu Quy nói như sau:
-Ở đời, hễ mạnh thì ăn hiếp yếu, tại vì ta… dại mà nước ta yếu nên bị Tàu ăn hiếp, còn kêu ca cái nỗi gì!
-Cháu chạy xe ra đường cứ nơm nớp là sẽ bị phạt, rồi bị ‘ăn chặn’, và nhiều cái ‘ăn chặn’ khác, mà đó là cái ấn tượng mà mỗi lần cháu tiếp xúc với các ‘đại diện’ của chân lý, nên sau này (chúng) cháu chỉ biết làm việc ngày mấy tiếng, rồi đi nhậu/uống cà phê/hát hò…, tức là sống chỉ để ‘vui chơi’, chứ cháu không quan tâm đến ‘họ’, họ có chết chúng cháu cũng không cứu (!)
-Sau này khi học Thạc sĩ xong, cháu sẽ ở lại định cư ở nước ngoài, Singapore hay Thái Lan chẳng hạn, nếu có một triệu đô, chúng cháu sẽ mua nhà ở Hawaii, chứ không ở VN. (Tại sao?). Tại vì chúng cháu không muốn bị ô nhiễm môi trường ở VN (!)
-Tàu của Tàu đến Philippines thì họ đưa cả giàn hỏa tiễn Patriot giương ra như lông nhím trên cả ngàn km bờ biển, đến Indonesia thì họ 'bùm' cho thành xác pháo, đến Nhật thì Thủ tướng Abe bàn với Mỹ, họp với Philippines, xin Quốc hội quyền 'đánh' vào bất cứ lúc nào, nhưng đến húc chìm tàu VN thì trở thành 'tàu lạ', ở nước ngoài cháu tức lắm, tức vài lần, mà thấy 'bên chân lý' không tỏ ra tức, nên cháu không quan tâm nữa ạ.
-Dạ, cháu mới vừa nói là ‘tự cháu sẽ có tư tưởng’ thì lập tức bị một người lớn tuổi hơn bảo ‘mầy trẻ tuổi hơn tau mà biết cái gì!’, cháu mới nghĩ là ‘mặt trời không bao giờ có thực’. (Ý cháu nói là sao?). Nghĩa là ở VN, thế hệ trẻ không bao giờ nói được cái gì đâu ạ, vì nếu có nói ra cái gì mới, lạ, thì sẽ bị thế hệ già ‘dập chết’ liền ạ. (Hả?, tôi giật mình)…
*
Thế thì tại sao cậu bé lại nói là ‘nếu thế hệ trẻ có nói ra cái gì mới, lạ, thì sẽ bị thế hệ già dập chết liền’?
Một Tiểu Quy đã kể ra vài câu chuyện có thật sau đây, còn ai nói thì cậu bé quên tên mất rồi, vì họ nói ở bàn nhậu, mà lúc đó thì cậu đang ‘xỉn’! Lưu ý rằng những chuyện dưới đây đã xảy ra (khá) lâu rồi, và cậu cũng không bình luận đúng sai.
1. Không biết chú Ngô Bảo Châu của cháu có lỡ lời làm mất lòng một Lão Quy nào đó không!, mà lão bảo:
-Giải Fields là cái quái gì!, chỉ có 15.000 đô, còn giải Nobel tới 1.000.000 đô (!)... Trí thức, trí ngủ, trí trá, nó là cái thằng trí trá (!)
2. Một Lão Quy, khi nghe một bạn nhậu nhắc đến chuyện Huỳnh Thục Vy, thì nổi giận đùng đùng, muốn đập bàn đập ghế, lão gầm gừ:
-Cái con đó ăn nói bố láo, tau mà gặp nó thì… hừ.. hừ... hừ…, tau sẽ đập vào mặt nó, đập vào mặt nó, đập vào mặt nó (!)
3. Một Lão Quy khác, có lẽ là có vài lần nói không tốt về 'kỹ năng' của Đàm Vĩnh Hưng, nhưng không ngờ hôm đó, có một phóng viên tọc mạch ghi chép lại và đăng lên báo, có câu như sau:
-Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sĩ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Hưng là một người hát. Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu (!) (Đàm nổi giận và bảo ông là ‘Ngụy quân tử’, xem thêm ở đường dẫn bên dưới).
4. Huyền Chíp cũng bị nhiều đàn anh/Lão Quy cho một trận… tơi bời hoa lá, tuy nhiên, tình hình tỏ ra rất phức tạp:
-Nếu bênh vực nàng thì cũng có nhiều cái… đúng, nếu đả kích nàng thì cũng có nhiều cái… đúng, 'nếu dùng triết học để phân tích thì cũng có nhiều cái rất hay, nếu dùng kinh nghiệm của những người đã từng đi bụi ở châu Phi hay rành luật quốc tế để mổ xẻ thì cũng rất… chí lý' (Gwens83), nếu nghe ông Nguyễn Lân Dũng nói nàng viết ‘hay’ thì cũng… xuôi tai (xem thêm ở đường dẫn bên dưới)
5. ‘Ca sĩ không chuyên’ Lệ Rơi cũng bị không ít ‘ca sĩ chuyên nghiệp’/Lão Quy ném đá tơi tả, rồi có trang mạng trên Facebook với tên là ‘Anti Lệ Rơi’ (chống Lệ Rơi), thậm chí còn miệt thị bạn ấy là ‘nông dân’ (!)

Về chuyện chàng ‘Lệ Rơi’, Tiểu Quy nhận xét:
-Hôm trước, cháu có đọc một trang web của cậu bé khoảng 11-12 tuổi, bên Bỉ hay Đan Mạch gì đó (quên rồi), đánh cầu lông rất giỏi, và cậu bé nói là ‘tôi đánh cầu lông giỏi nhất thế giới’. Nhưng, các lời bình (bằng tiếng Anh) của người nước ngoài - bên dưới bài viết của cậu bé - thì rất lịch sự: người ta động viên, góp ý/khuyên bảo, chỉ cho cách thức, và cầu chúc cho cậu bé sớm trở thành một vận động viên vô địch thế giới; trong khi đó, ở VN, ví dụ như lời bình cho ‘Lệ Rơi’, cháu thấy bên dưới có rất nhiều lời bình ném đá, và không ít lời bình với toàn là các từ tục tĩu không à!
*
Lão Quy kể chuyện…
Hôm đó, Lão có 2 ông bạn đến chơi (toàn là loại ‘thất thập cổ lai hi’ không à). Một ông là một nhà thơ lão làng, còn ông khác - mới từ bên Mỹ về - là một nhà thơ khá có tên tuổi trước 75… Lão nói:
-Tôi nản quá, mấy ổng làm thơ gì mà toàn là dùng ‘điển cố văn học’ của Tàu không à! Để cho oai!

Ông nói tiếp... Điển cố văn học, cũng đồng thời là tên của một loại từ điển, trong đó gồm các từ cổ xưa, thường có liên quan đến các chuyện xưa, tích cũ, nhất là ở bên Tàu, ví dụ như Tôn phu nhân, Từ Thứ, Linh Tựu Cung, Can Tương, Mạc Tà, Tư Mã Tương Như, Phụng cầu kỳ hoàng…
*Linh Tựu Cung: Truyền thuyết rằng, trong dãy Tuyết Sơn ở Tây Vực (bên Tàu), có đỉnh Thiên Sơn mơ hồ, trên đó có một cung điện nguy nga, được gọi là Linh Tựu Cung. Cảnh ở đó đẹp đến nổi mà hậu thế có các câu thơ sau đây: ‘Minh nguyệt xuất thiên sơn. Thương mang vân hải gián. Trường phong kỷ vạn lý. Xuy độ ngọc môn quan’ (tạm dịch: Trăng sáng rọi Thiên Sơn. Bồng bềnh giữa biển mây. Gió đưa mấy vạn dặm. Thổi đến Ngọc Môn quan).
*Can Tương, Mạc Tà: Truyền thuyết rằng, hai thanh kiếm quý bằng huyền thiết (nam châm + đồng đen!) được chế từ thời Ngô Hạp Lư (thời Xuân Thu), mà để chế được hai thanh kiếm quý như vậy, khi sắp luyện thành, vợ của Can Tương là Mạc Tà phải nhảy vào lò luyện kiếm, từ đó mà nó được nổi tiếng cho đến nay. ‘Tuy nhiên năm 1965 người ta đã đào được thanh Kiếm Câu Tiễn có cùng niên đại với Can Tương Mạc Tà, thanh kiếm này có cấu tạo chủ yếu lại là từ đồng’ (wikipedia).
*Từ Thứ tức là Từ Nguyên Trực, là một mưu sĩ rất tài giỏi thời Tam Quốc, theo Lưu Bị, mà rất có hiếu với mẹ là Từ Trắc. Không thể dụ ông về với mình được, Tào Tháo bèn cho bắt mẹ ông, vì thế, ông bất đắc dĩ mà phải bỏ Lưu Bị mà sang làm cho kẻ gian hùng là Tào Tháo, mẹ ông tức giận tự vẫn! Trong trận Xích Bích (năm 208 SCN), ông biết được kế của Bàng Thống (‘xúi’ Tào Tháo xích các chiến thuyền của mình lại, rồi Khổng Minh dùng kế hỏa công), nhưng không nói ra, mà xin về trấn giữ hậu phương ở phương Bắc, nên thoát chết!
*Tôn phu nhân tức là Tôn Thượng Hương, em gái của Tôn Quyền. Theo truyền thuyết thì Lỗ Túc và Chu Du hiến kế cho Tôn Quyền (bên Đông Ngô) gả nàng cho Lưu Bị để hại ông! Nhưng trên thực tế thì có lẽ là một năm sau trận Xích Bích, tức là vào năm 209 SCN, Tôn Quyền muốn liên kết với Lưu Bị để giữ hòa hiếu, nên gả nàng cho Lưu Bị, vì thế mà nàng phải theo chồng về sống tại nước Thục. Năm 213 SCN, Tôn Quyền bí mật cho đón nàng về Giang Đông (con của nàng là Lưu Thiện bị Triệu Vân giữ lại), từ đó không nghe nói đến nàng nữa.
*‘Phụng cầu kỳ hoàng’ (phượng trống tìm phượng mái) là một nhạc khúc nổi tiếng của Tàu. Truyền thuyết rằng, Tư Mã Tương Như (179-117 TCN) khi đến xứ Lâm Cùng (nước Thục), đã đến nhà đồng nghiệp là Trác Vương Tôn, rồi gặp một mỹ nhân ở đó là Trác Vương Quân (con gái của họ Trác). Tương Như mê nàng, hàng đêm đem đàn ra gảy khúc ‘Phụng cầu kỳ hoàng’, rồi Văn Quân cũng mê chàng, đang đêm bèn bỏ nhà mà theo chàng. Sau này hậu thế có câu ‘Khúc đâu Tư Mã phượng cầu. Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!’ (Nguyễn Du).
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Phuong-Cau-Hoang-Chen-Zezhao/IW6O8IWI.html
*
Đến đây, tôi sực nhớ lại mấy câu thơ:
-Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương (Khalil Gibran)

-Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc, anh sẽ đập vỡ nó thành trăm mảnh, xâu lại thành một chuỗi để đặt lên cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa, tròn trịa, nhỏ nhắn và thơm tho, anh sẽ ngắt nó đề cài lên tóc em. (Tagore)

-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)

-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin) 

-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Jack London, Xuân Diệu dịch!)


Đặc biệt là bài thơ sau:
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
(Lời vĩnh biệt, thơ Apollinaire, Bùi Giáng dịch)

https://www.youtube.com/watch?v=nkKKeMZNKs8
*
Nghe vậy, Lão Quy than:
Ôi, toàn là thơ của những người nổi tiếng thế giới, mà đâu có cần dùng các ‘điển cố văn học’ nào của Tàu!
Ôi, hết cái để bắt chước rồi sao, mà lại bắt chước Tàu!


Tiểu Quy mới ở Thái Lan về, cũng than theo:
-Ôi, mặt trời không bao giờ có thực!

VÀ CUỐI CÙNG… là trả lời của mình cho bạn Alaykum Salam: 

Ui, mình đọc sách Tàu, coi phim Tàu, hay học tiếng Tàu không có gì đâu bạn à, thú vị lắm chứ, nhỉ!, hihi... Tuy nhiên, đọc và bắt chước là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau, ví dụ mình thấy người ta mua... cọp Tàu về nhà nuôi, trông cũng hay hay, nhưng mình không điên gì mà lại đi nuôi... cọp Tàu, hihi... Còn dân mình thì tuyệt đa số, ai cũng là 1000 năm bắt chước, bị đè dưới Ngũ Hành Sơn (bị xâm lược) mấy chục lần mà vẫn... không chịu tỉnh ngộ, đến nổi mà Tôn Ngộ Không phải kêu dân ta bằng... cụ. Nghĩ nản lòng ghê gớm, chắc không thể thay đổi gì được đâu bạn à, 100 năm thì nữa nước ta cũng y như vậy thôi, thậm chí là thụt lùi, mà lần nào cũng thấy trên mạng phân tích là ta chậm tiến hơn so với nhiều nước trong khu vực đến vài chục năm/cả trăm năm, và chậm tiến hơn so với Tây đến vài trăm năm, huhu...

HẾT.
--------
Chú giải:
  1. ‘Ca sĩ không chuyên Lệ Rơi’: Tên thật là Nguyễn Đức Hậu sinh năm 1987 tại Hải Dương, tốt nghiệp ĐH, công việc hiện tại của anh là làm vườn ở nhà với 2 mẫu ổi tươi!, hiện đang là ca sĩ nổi tiếng nhất giới showbiz…, xem thêm: http://clipbadao.net/tieu-su-cua-ca-si-le-roi-cho-ai-chua-biet--n108
  2. Huỳnh Thục Vy: nghe nói là một blogger ‘lề trái’ (!), viết lách và ăn nói (khá) ‘thẳng’, tuy nhiên tôi chưa chưa đọc bài viết nào của nàng, và cũng chưa thấy mặt bao giờ, nên dĩ nhiên là chưa gặp.
  3. Linh Tựu Cung, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/376-phuong-phap-viet-entry-va-moi-tinh.html
  4. Lời bài hát ‘Phụng cầu kỳ hoàng’ (Hán-Việt): Phượng hề, phượng hề quy cố hương, Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng, Thời vị ngộ hề vô sở tương, Hà ngộ kim tịch đăng tư đường. Hữu diệm thục nữ tại khuê phường, Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường. Hà duyên giao cảnh vi uyên ương Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
  5. Thơ Apollinaire: ‘J'ai cueilli ce brin de bruyère. L'automne est morte souviens-t'en. Nous ne nous verrons plus sur terre. Odeur du temps brin de bruyère. Et souviens-toi que je t'attends…’ (L'adieu)
  6. Thơ Jack London: ‘I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot’ (Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm, Xuân Diệu dịch!)
  7. Vụ Huyền Chíp, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/469-huyen-chip-va-te-thien-ai-thanh.html
  8. Vụ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/08/429-ve-vu-nguyen-anh-9-va-am-vinh-hung.html 

16 nhận xét:

  1. vomtroirieng [Blogger] Email 05.06.15@10:32
    VTR có mặt và đã đọc hết...
    Chỉ xin nói về Đàm ca sĩ, VTR hổng ưa người này, kể từ khi lên chàng sân khấu hát, bị ném đá vì bộ quần áo kỳ dị, chàng nói đó là thời trang, thiết kế cả trăm triệu, sao VTR thấy y chang... cái mền quấn vô người...
    Thỉnh thoảng VTR hay chui tọt vào cư xá Bắc Hải, nhìn ngôi nhà xưa, nhà chàng cũng ở trong đó, thấy ngậm ngùi, vì trước nhà có bảo vệ chia ca 24/24, mà bảo vệ như ngang bằng tuổi họ Đàm, vậy mà xe chàng về, là lật đật đứng lên chào, ôi... tại sao cùng tuổi, mà kẻ làm công người làm chủ, có phải vì bất tài ko, đại hiệp.
    Nhìn lại bản thân, ôi..., ta cũng bất tài...
    (com lạc đề,xin thông củm nha đại hiệp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cái này phân tích khó lắm, phức tạp lắm, VTR à.
      Nó cũng là sản phẩm của nền 'văn hóa bắt chước', nhưng trước hết, không hẳn hoàn toàn là lỗi của anh ta, mà của cái xã hội 'duy tiền'/'sùng bái đồng tiền' này, nhưng bản chất là ở đâu? Có lẽ là vì ta không có tư tưởng 'chính' (theo nhiều nghĩa), đạo đức/giáo dục thì... mất gốc (sr), ông lớn thì tha hóa, nên dân/thế hệ trẻ mất lòng tin/không biết đâu là lần/không thể tự điều chỉnh bản thân (chẳng hạn, Tiểu Quy phát biểu ở trên là một phần), nên họ thờ thần thánh khắp nơi, kẻ thì 'makeno', kẻ thì hành động vô cùng quái đản, thậm chí có thể hớ một cái là giết... người, và ta cũng không ngoại lệ, vâng, 'mặt trời không bao giờ có thực'!, híc...
      Cám ơn VTR nhé, ngày mới... ngọt ngào, hihi...

      Xóa
  2. Người Hà Nội [Bạn đọc] 05.06.15@18:58
    ‘b…, c…, đ…, đm…’ là gì mà chấm nhiều vậy thế bác Lá Bàng ơi!

    Ps.
    Chuyện ngoài lề về Huyền Chíp.
    Dân Việt Nam ném đá cô ta tơi tả. Các bác VN chia bè kéo cánh đánh nhau vì Huyền Chíp. Thực ra để tìm ra sự thật không khó lắm. Chỉ cần đoàn kết lại quyên qóp đủ tiền cho một vị hay hai vị hay ba vị hay bốn vị... lên đường du ngoạn theo con đường Huyền Chíp đã đi để mà truy lùng lại tung tích của Huyền Chíp. Ngoài ra có thể phân tích chất lượng các bức ảnh do Huyền Chíp cung cấp, do cao thủ hay thấp thủ chụp. Bản thân tôi không ủng hộ gái trẻ đẹp một thân một mình vạn dặm chu du. Tai nạn, rủ ro với phụ nữ nhiều lắm.
    Còn nước ngoài thì đánh giá cao cô ấy. Như là học bổng toàn phần của trường ĐH danh tiếng của Mỹ: ĐH Stanford. Theo đó, nhà trường sẽ hỗ trợ tài chính toàn bộ chi phí ăn ở, học tập (hơn 60.000 USD/năm). Xem ở đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình không ngờ có cái tin này, việc phê phán cuốn sách của Huyền Chíp là thật hay giả bao nhiêu% là không quan trọng lắm - mà đã tốn rất nhiều giấy bút và năng lượng của người Việt, giá mà việc quảng bá hình ảnh này tốn giấy bút và năng lượng của người Việt ‘gấp nhiều lần’, thì chắc đầu óc của các Tiểu Quy sẽ ‘open’ hơn nhiều, cám ơn NHN - bạn quả là tay sưu tầm thông tin cừ khôi, TM.

      “Không có gì ngoài sự vui sướng” chính là cảm xúc của Huyền “Chip” khi nhận được học bổng toàn phần của ĐH Stanford - ngôi trường danh tiếng nước Mỹ.
      2/4/2014, dantri.com.vn
      Cách đây không lâu, Huyền “Chip” (tên đầy đủ Nguyễn Thị Khánh Huyền) đã khiến nhiều bạn trẻ phải ngưỡng mộ về điểm số SAT ấn tượng của mình: 2290 SAT1 và 800 điểm SAT II Toán và tiếng Tây Ban Nha.
      Và không nằm ngoài dự đoán về kế hoạch du học Mỹ của nhiều người song cô gái này còn tiếp tục tạo bất ngờ hơn nữa khi nhận được học bổng toàn phần của trường ĐH danh tiếng của Mỹ: ĐH Stanford. Theo đó, nhà trường sẽ hỗ trợ tài chính toàn bộ chi phí ăn ở, học tập (hơn 60.000 USD/năm).
      Chia sẻ với PV Dân trí, Huyền đã khẳng định đây là ngôi trường mình sẽ lựa chọn để theo học. Vì năm thứ 2 mới phân ngành nên hiện tại, cô vẫn chưa có quyết định cụ thể cho ngành học của mình tại trường ĐH Stanford
      Được biết, ĐH Stanford (California, Mỹ) được thành lập vào năm 1885, tính theo năm của giấy phép thành lập được công nhận. Cùng với ĐH Harvard, Yale và Princeton, ĐH Stanford nằm trong nhóm những viện ĐH tốt nhất và danh tiếng của Hoa Kỳ. Không chỉ vậy, đây còn là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua.
      Huyền đã nộp hồ sơ vào trường từ cuối tháng 12/2013, đến nay mới nhận được kết quả. Mặc dù có thông tin ngoài ĐH Stanford, Huyền "Chip" cũng nộp đơn theo học vào một số trường khác tại Mỹ nhưng tác giả của “Xách balô lên và đi” gây nhiều tranh cãi tỏ ra khá kín, chưa muốn tiết lộ thêm vào thời điểm này.
      Hiện tại, Huyền cho biết đang du lịch ở Hội An. Dường như cô vẫn muốn tiếp tục trải nghiệm với những chuyến đi trong nước, trong khi chờ sang Mỹ nhập học vào khoảng tháng 8 - 9/2014.
      Mặc dù không công bố rộng rãi nhưng Huyền vẫn nhận được nhiều lời chúc mừng, khen tặng từ bạn bè, độc giả trên fanpage và Facebook cá nhân.

      Xóa
    2. Người Hà Nội [Bạn đọc] 05.06.15@20:17
      Cái Ps. của còm 2 là phần phụ, thế mà bác Lá Bàng trả lời nhiều thế.
      Còn phần chính thì sao?

      Xóa
    3. Phần phụ của bạn, nhưng là (một trong những) phần chính của bài viết, hehe..., tối bên ấy vui nhé.

      Xóa
  3. kieuthien [Blogger] 05.06.15@20:34
    Câu chuyện này của bác chắc sẽ lấy nhiều thời gian và tâm sức của bạn đọc đấy.
    Văn của bác mang tính sa khoáng nặng lắm, không thể đọc lướt mà hiểu được.
    Chú trọng đầu nhiều là vì bác Lá Bàng và Ái Nữ đấy !

    Chúc ngày nghỉ vui nhiều, bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này là 'Sa khoáng Iod', nên làm cho khỏi... bướu cổ, cũng tốt đấy chứ, hehe... (Sao lại có Ái Nữ ở đây!)
      Cám ơn bạn KT nhé, chúc tối vui.

      Xóa
    2. "Chú trọng đầu nhiều là vì bác Lá Bàng và Ái Nữ đấy! Chú vừa đọc, vừa dứt tóc nên... nhớ cả hai người!": Ui, bây giờ mới... hiểu, bạn Trần Hồ Dũng (người miền Trung) nói là bài anh viết 'nặng kí' lắm, hihi..., cám ơn nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  4. Gió qua tuổi đời, níu thi nhân
    Thơm vương trên má - quyện chút hồng
    Gió ơi đã đến, đừng quay gót
    Ta cảm thương rồi, ai biết không!
    (Lưu comt Nguyễn Thu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mắt lệ làm chi, ướt tuổi đời
      Ngậm ngùi, mưa thấm, mọng đôi môi
      Long Xuyên, còn nhớ bao hình bóng
      Lối về, xa cách, cố nhân đau!
      (Lưu comt Hoàng Anh)

      Xóa
  5. (Facebook) Mietvuon Sau, Dung Tran, Hoàng Anh, Văn Khánh, Minh Tâm Lý, Lienlien Tran, Thu Hường, Hoài Phố, Tuyết Lanh... thích (bài) này.

    Trả lờiXóa
  6. Một xã hôi như thế nào thì sẽ có một nền văn hoá tương xứng với nó . Văn hoá không không phải bỗng dưng mà có . Văn hoá phải được nuôi dưỡng và vun trồng qua bao thế . Giữ được văn hoá thì cực kỳ khó , còn nếu phá thì rất nhanh
    Người ta hay nói ( Đi tắt đón đầu ) mà quên đi một điều là : Với một nền văn hoá hái lượm như nước Việt thì không bao giờ theo kịp được văn hoá của các nước văn minh
    Salam vẫn rất thích cách nâng niu và trân trọng trẻ thơ ở nhiều nước . Không phải tình cảm giữa con người với con người mà còn đối với động vật họ cũng vậy
    Theo Salam điều hình thành nên nhân cách một con người , quan trọng nhất vẫn là gia đình . Người ta hay nói ( Rau nào sâu nấy ) bỏi vì khi nhìn vào những đứa con thì sẽ biết những bậc cha , mẹ là người như thế nào rồi .
    Hiện tại xã hội Việt đang hình thành một nền văn hoá bầy đàn , điều đó cho thấy người Việt đang tự ti mà không tự tin . Vụ việc hùa nhau ném đá một người nào đó , họ cho rằng mình có quyền đó . Đó là một sự hiểu biết rất nông cạn bởi vì đơn giản là không ai có quyền phán xét một người khác ngoài cha mẹ họ ( Nhưng phải đúng mới được )
    Còn một điều nữa là người Việt còn có một thuộc tính nữa là thù dai , họ không dễ dàng bỏ qua một lỗi lầm mà một người nào đó vô tình mắc phải . Bản thân Salam hay nghĩ , mọi việc cứ để cho qua đi , bởi vì mình đang sống cho hiện tại và tương lai , chứ không phải là sống cho ngày hôm qua . Nếu cứ mãi chấp những chuyện cũ thì Salm sẽ thành một người nhỏ mọn , không xứng đáng tồn tại trong mắt của những đứa con của mình . Salam suy nghĩ như vậy Lá Bàng thấy có đúng không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, đọc mấy câu cuối của Salam, làm mình cừ quá trời nuôn...
      À, thực ra, mấy câu trả lời của mình cho Salam, vốn không phải là trả lời trực tiếp cho bạn, mà mình đang nói chuyện với các blogger trẻ, chắc bạn hiểu ý!
      Còn vấn đề mà bạn nêu lên ở các phần trên, LB sẽ cố gắng diễn đạt bằng một entry mới, từ cơ sở của một nền văn minh hiện đại (nhất) của nhân loại.
      Nói tóm lại là mình không viết bằng những cái cũ kỹ, hay những cái mà người ta đã nói rồi, lại càng không có tính... chủ quan, bạn hãy theo dõi tiếp nhé.
      Cám ơn bạn, chúc chiều vui, gửi lời thăm các cháu nhé.
      TM,
      NGLB.

      Xóa
  7. Cây hướng lên trời cao
    trút cạn tinh lực vào lá bay theo gió ...
    quên mất quanh mình ... Bốn mùa thay sắc ... ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da, chào bạn mới, tư... tưởng ghê quá!, hihi..., cám ơn.
      Chúc chiều vui.

      Xóa