Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

702. Giấc mơ của hoàng đế Tàu (Phần 1)

 

Mắt lệ làm chi, ướt tuổi đời
Ngậm ngùi, mưa thấm, mọng đôi môi
Trong mơ, còn nhớ bao hình bóng
Lối về, xa cách, cố nhân đau!

Tối hôm qua, hắn nằm mơ…
1
Hắn mơ thấy mình chuẩn bị trình bày cái Luận văn Tiến sĩ của hắn. Trên bàn giám khảo, có mấy người thì hắn không nhớ rõ, chỉ nhớ là có hai ông - đều là bạn của hắn. Hai ông này đều là… học trò của hắn, mà bằng cách, một ông chỉ qua một đêm - nhảy một cái rẹt từ Phó tiến sĩ lên Tiến sĩ, mà không cần phải qua thời kỳ quá độ, còn một ông là bộ đội từ chiến trường Campuchia trở về - chả biết là mày mò viết cái gì đó, mà cũng trở thành tiến sĩ… Tóm lại, Phó tiến sĩ mà chấm thi tiến sĩ, tại sao vậy? Hắn chợt vỗ đùi đánh đét một cái:
-À, chuyện này chỉ có trong giấc mơ mà thôi.

*
Ông Phó tiến sĩ mới lật lật vài ba trang trong cái luận văn của hắn, và nói:
-Anh trình bày về ‘Phê bình văn học vào thế kỷ 20’ đi.
Hắn nhớ là trước khi đi trình bày, hắn đã dượt qua cái Luận văn của hắn, sao mà không có Phần này nhỉ! Và với một phản ứng khá là có kinh nghiệm chiến trường, hắn bèn lục cặp và lấy ra bản Luận văn phô-tô, vừa hơi lê lết leo qua mấy cái bàn hội trường để đến chỗ trình bày, vì hắn đang bị ốm nhẹ: làm vậy để độc giả trong hội trường thông cảm!, và để có một cơ hội ngắn là xem lướt lại cái nội dung ‘Phê bình văn học’ trong Luận văn, đồng thời khi quên chi tiết nào thì có thể dở nó ra xem lướt một tí, thiết nghĩ rằng Ban giám khảo không cấm.
*
Hắn nhớ lại là mấy ông Tây có chỉ rằng:
-Không có cái gì tốt hơn là ‘nói tự nhiên’, vì nói tự nhiên sẽ làm bạn có thể đỗ vào bất cứ bến bờ nào của trí tuệ, còn nói theo sách thì bạn sẽ bị nô lệ vào nó, và ngọn lửa sáng tạo của bạn, nếu có, thì sẽ bị tắt ngấm chỉ trong một thời gian ngắn ngủi sau đó.
Nhưng hắn ‘nói tự nhiên’ bắt đầu từ cái gì nhỉ!, chả lẽ lại bắt đầu từ chuyện vũ trụ!, mà từ chuyện vũ trụ bắt qua chuyện ‘văn học’ hay ‘hoàng đế Tàu’ gì đó - là rất khó. Tuy nhiên, dù sao thì hắn cũng bắt đầu từ câu chuyện ‘giấc mơ của hoàng đế Tàu’.
2
Tên Hoàng đế nói:
-Nước ta có lịch sử 4000 năm…
Tư Mã Thiên vội tâu:
-Ấy chết, thưa bệ hạ, ở Việt Nam có tay Nguyễn Hiến Lê nói là ‘thời các nhà Hạ, Thương, Chu ở nước Tàu là thuộc về huyền sử’ đó.
-Ủa, Việt Nam mà cũng có người giỏi vậy à? Y có tượng đài không? (Không). Nhưng, với tư cách là hoàng đế, ta không thể nghe lời y hết được. Thôi, ngươi hãy ghi tạm vào ‘Sử ký’ là lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Thương, tức là nước ta có bề dày lịch sử là 3600 năm nhé.
-Vâng, nhưng…
-Nhưng cái gì?
-Có nước X bảo là họ có ‘4000 năm văn hiến’, như vậy là hơn nước ta!
-Ngươi buồn cười nhỉ. Cũng với tư cách của một vị hoàng đế - không vì quá tự hào dân tộc mà mất đi tính khách quan, ta nghĩ là: Cái được gọi là ‘văn hiến’ thì phải tự soạn ra Kinh sách, tự sáng tạo ra Triết học, chứ cứ mãi học ‘Tứ thư ngũ kinh’ của ta, đến năm 2015 mà họ còn mài mòn đít quần để tìm hiểu thơ Tàu, hay trợn mắt lên ti-vi để xem phim Tàu…, nói chung là ai đó còn phụ thuộc tư tưởng Tàu thì sao gọi là văn hiến được, cái đó chỉ tạm được gọi là... ‘văn hóa’ thôi nhé.
-Vâng, hạ thần xin tuân theo ý chỉ của hoàng thượng.


Bổ sung tự liệu: Thống kê 'phim Tàu' chiếu trên các kênh truyền hình cáp VN (trong thời gian gần đây): Anh hùng xạ điêu, Ân oán tình thù, Cạm bẫy tình thù, Câu chuyện gia đình, Cầu vồng sau cơn mưa, Con tim lạc lối, Cuộc chiến hồng nhan, Danh gia vọng tộc, Đầu bếp bí ẩn, Đội điều tra đặc biệt, Gia đình vui vẻ, Giấc mơ danh vọng, Hậu cung Chân Hoàn truyện, Hoài Ngọc truyền kỳ, Mối tình đầu, Nấc thang cuộc đời, Phong thủy thế gia, Sóng gió gia tộc, Tấm lòng cha mẹ, Thiên trường địa cửu, Thiết mã tầm kiều, Tiêu Thập Nhất Lang, Tình đầu khó phai, Tôn Tử đại truyện, Tranh quyền đoạt lợi, Trái tim người mẹ, Triều bái Võ Đang, Trò đùa uyên ương, Vòng xoáy kim tiền, Võ Tắc Thiên, Võ Tòng - anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, Vô ảnh kim đao, Vương Chiêu Quân…

*
Lão Tử vào tâu:
-Tâu bệ hạ, thế nước ta tên là gì ạ?
-Là 'Trung Quốc'...
-Ấy chết, tâu bệ hạ, ‘Trung Quốc’ là nước ở chính giữa, mà trên đời thiếu gì cái nằm ở... chính giữa, nói nhỏ nè (hoàng đế kê tai vào mồm Lão Tử), nói như vậy mấy blogger bên Blogspot và Blog Tiếng Việt cười chết đó! Hạ thần xin tư vấn tí nhé (Ừ).
Nếu ta gọi là ‘Trung Hoa’ thì chỉ ra rằng tổ tiên ta thích đất Hà Nam (xem chú dẫn bên dưới), chứ bọn Tây phương dùng chữ ‘China’ quen rồi, còn dân Việt thì gọi là là ‘Tàu’ quen rồi (họ nói là ‘giặc Tàu ô’, ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’, hay nay gọi ta là ‘Tàu khựa’ đó). Thôi, gọi là ‘Tàu’ - vì mấy tay tị nạn chính trị của ta qua An Nam thường đi bằng tàu, hay là vì thương gia Việt thường qua biên giới của ta mà buôn bán với người nước Tào (của Tào Tháo) - cũng được, nghe cũng thuận tai và rất bình dân, bệ hạ nhỉ! (Ừ).

Thế là kể từ đó, đất nước của ‘hoàng đế’ có tên là Tàu, mà đôi khi còn gọi là ‘Tàu khựa’, với chữ ‘khựa’ có nghĩa tích cực là ‘khách’, và có nghĩa tiêu cực là ‘bẩn’ - nếu họ còn lăm le muốn hùng cứ 'Biển Đông'.
*
Hoàng đế lại cho truyền Khổng Tử vào, hỏi:
-Ta vốn không hợp lắm với tư tưởng ‘sống là chơi’, ‘ta là bướm, và bướm cũng là ta’ gì gì đó của Trang Tử, tham nhũng đang thống trị cả nước, ta đang ngồi duyệt tấu chương thấy… mẹ đây nè. Vậy ta hỏi ngươi, tư tưởng chủ đạo của nước ta là gì?
-Dạ, muôn tâu. Thời Tào Tháo, y có nói rằng ‘Huyền Ðức, Tôn Quyền chẳng thuận lòng trời, sao chúng ngu làm vậy… Nay mai đài Ðồng Tước xong, thỉnh được nhị Kiều về thì vui tuổi già xiết bao!’, rồi y giả say cầm giáo đâm chết Lưu Phúc - kẻ dám phê bình thơ của y, mà nghe y nói có vẻ ‘trời là ta’, và có vẻ là sau khi kẻ bạo tàn bị thay thế bởi kẻ tàn bạo thì bao nhiêu lợi quyền, tất qua tay ta, ý đồ của y lộ liễu quá đi, dân nó biết. Thời @, Kim Dung có dựng lên hình tượng của Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền, Nhậm Ngã Hành/Đông Phương Bất Bại… với các thành ngữ như ‘thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’, hay ‘muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ’, dân nó sợ… Vậy bệ hạ chọn tư tưởng nào ạ?
-Thôi, duyệt cái ‘muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ’, cái tư tưởng 'Đại Hán' này ta rất ‘thít’, và thít nhất là bằng cách cử mấy tay như Kinh Kha tráng sĩ, Võ Tòng - anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, ‘Đạo mộ bút ký’ yêu nữ, Bao Kế Xung - Triều bái Võ Đang… ra xơi gọn cái 'Biển Đông' trước cái đã, ha.. ha.. ha…
*
…Sau đó, Lý Bạch bẩm báo là có nhà thơ Thường Kiến (đỗ Tiến sĩ năm 727 SCN, thời Thịnh Đường) vào xin… chém gió, rồi y dâng lên bài thơ ‘Đề Phá Sơn tự hậu thiền viện’ như sau: 
Thanh thần nhập cổ tự/Sơ nhật chiếu cao lâm/Khúc kính thông u xứ/Thiền phòng hoa mộc thâm/Sơn quang duyệt điểu tính/Đàm ảnh không nhân tâm/Vạn lại thử câu tịch/Duy văn chung khánh âm.

Hoàng đế khen ‘hay’, thế là bọn quan ‘tuổi Thân’ tranh nhau họa lại bài thơ này trong… 1288 năm luôn (= 2015-727)!, nhưng Lý Bạch lại bẩm:
-Muôn tâu, ở An Nam có một bài thơ cũng có ‘cảnh vật’ như thế, nhưng hoàn toàn không bắt chước tí nào, hạ thần xin đọc cho hoàng thượng nghe nhé (Ừ):
Sớm mai mở cửa đã thấy chùa
Rừng chiều lay động, nắng say sưa
Đường vô xóm nhỏ, nàng không đến
Hoa hờn, cỏ giận, lá không ưa
Tường xưa chim chóc nô đùa gió
Róc rách hồ reo, cá lượn lờ
Rùa mơ không động, ai ngờ động
Một tiếng chuông ngân, nắng đã mờ

Nghe xong, ngài hỏi ‘ai làm bài thơ đó vậy?’, ‘dạ bẩm, một tên vô danh tiểu tốt ở Việt Nam ạ’, hoàng đế Tàu bỗng khóc to lên một cách tức tưởi:


-Ôi, ta tưởng ta đã là ‘Độc cô cầu bại’ rồi, nào ngờ ở Việt Nam lại có một tên có ngạo khí hơn ta, huhu…

---------
Chú giải:
A. ‘Tam quốc chí’, hồi thứ 48:
Ðêm ấy trăng rằm vằng vặc, mặt Trường Giang như một tấm lụa trải uốn éo. Phía Nam là núi Nam Bình đỉnh ngọn như thếp vàng.
Trời như dâng cao, gió đưa hây hây, Tào Tháo bảo chư tướng:
-Ta bình sinh đánh Nam dẹp Bắc, nhưng chưa hao giờ thấy tâm hồn sảng khoái như vậy. Giang Nam nay mai thâu xong, ta sẽ cùng các ông sống một cõi thanh nhàn cho thỏa lòng ao ước.
Các quan cùng thưa:
-Chúng tôi xin ra sức sớm chiến thắng để vừa lòng Thừa tướng.
Tháo đang vui liền bảo dọn tiệc rượu dưới trăng, cho đờn ca hát xướng tưng bừng, lòng người lâng lâng như ở chín từng mâỵ
Tào Tháo trỏ về phương Nam mà rằng:
-Huyền Ðức, Tôn Quyền chẳng thuận lòng trời, sao chúng ngu làm vậy. Ta nay đã năm mươi bốn tuổi, lấy xong Giang Nam là mãn nguyện một đời. Ta có quen với Kiều công, người có hai con gái là trang khuynh quốc khuynh thành song Tôn Sách, Châu Du lay hết. Nay mai đài Ðồng Tước xong, thỉnh được nhị Kiều về thì vui tuổi già xiết bao! Nói rồi cười vang.
Bỗng có quạ kêu, bay về hướng Nam.
Tào Tháo hỏi điềm gì. Các quan thưa:
-Vì trăng tỏ nên chim ngỡ trời sáng mà kêu.
Tào Tháo cả cười. Lúc đó đã hơi say Tào Tháo cầm ngọn Sóc đứng ở mũi thuyền nói với các quan:
-Như cây sóc này, ta dẹp Huỳnh Cân, Lữ Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu, tung hoành thiên hạ, phá Ðông Liêu, bình phương Bắc, kể đà phỉ chí nam nhi.
Tào Tháo tức cảnh sanh tình liền làm một bài thơ, ca ngâm rồi lại mời các quan cùng họa, tất cả mọi người đều phấn chấn. Duy có Lưu Phúc làm Thứ sử Dương Châu nói rằng:
-Bài ca hay, tuy nhiên câu: "Sao thưa, chim bay về Nam, không nhánh nào đậu đặng" là lời không tốt, xin Thừa tướng sửa lại.
Ðang lúc say lại cao hứng, Tào Tháo giận lắm, chém luôn một gươm, Lưu Phúc chết tốt…
B. Khác
  1. ‘Đạo mộ bút ký’: Cuốn sách “Đạo mộ bút ký” và bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách, với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở đây... Vì thế, cũng như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận Wechat với một cái kích chuột xác nhận mà không để ý tới điều khoản “đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”. “Sự thật” ở đây là tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền TQ…, xem thêm: http://nguyenhuuhop.blogspot.com/2015/05/ao-mo-but-ky-sach-luoc-tai-tao-hinh.html
  2. ‘Đề Phá Sơn tự hậu thiền viện’ (dịch nghĩa) Sáng sớm đi vào trong ngôi chùa cổ/Ánh mặt trời sáng sớm chiếu vào trong rừng cây cao/Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến chỗ yên tĩnh/Ở gần thiền phòng hoa và cây mọc rậm rạp/Ánh sáng (nhu hoà) trong núi làm chim thích quanh quẩn/Ảnh chiếu trong mặt đầm làm khách bỏ hết (lòng trần tục)/Ở đây mọi thứ thanh âm đều ngưng nghỉ/Chỉ còn có tiếng chuông và mõ (thivien.net)
  3. Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền, Nhậm Ngã Hành/Đông Phương Bất Bại: là tên của những ‘đại ác ma’ trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’ của Kim Dung.
  4. Tên gọi Trung Hoa: bính âm: Zhōnghuá, hay Jhonghuá; nghĩa là ‘màu mỡ, tinh hoa trung tâm’, ban đầu để chỉ mảnh đất giàu văn hóa Hà Nam… Tiếng Nhật: Chūka, Tiếng Triều Tiên: Junghwa, Chunghwa, Tiếng Indonesia: Tionghua. Người Trung Hoa ở hải ngoại thường được gọi là Hoa kiều… (wikipedia)
  5. Sự tồn tại của nhà Thương: Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, 1600-1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600-1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhi Lý Cương, Trịnh Châu và Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân, gồm rất nhiều văn bản giáp cốt... (wikipedia)
  6. Thời gian thành lập nhà Hạ: Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập nhà Hạ là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Nhi Lý Đầu ở trung tâm tỉnh Hà Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN…, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. (wikipedia)

5 nhận xét:

  1. Còn đó em ơi, bờ vai trắng
    Rừng tím mênh mông, bóng một nàng
    Sao em đứng đó, buồn ngơ ngác
    Anh có chút trà, em ghé nghen
    (Lưu comt Lê Mai Thúy)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng có lúc... làm thơ như tên lửa
      Lá bàng rơi chưa kịp xuống mặt đường
      Bay lang thang và nhìn không gian ảo
      Có bóng nàng nhè nhẹ bước hư không.
      (Lưu comt Kiều Thiện)

      Xóa
  2. Thu Phong 62 [Blogger] Email 10.06.15@22:47
    "Xem tiếp Phần 2:
    Hoàng đế than: Bọn Mỹ, Australia, Nhật, Phillippines, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Myanma…, kể cả Cuba, khối EU và G7 đang đồng loạt ‘bao vây’ nước ta, mà tàu của ta đến đâu thì chúng ‘bùm’ tới đó đây nè!"
    -Ơ được đấy TP "thít" khúc này nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ơi là trời, chưa viết mà đã 'thít',
      cô nương làm cho Đội tuyển U23 VN chưa đá mà xác định là phải thắng U23 Myanma đó, híc... Thôi cố vậy!
      Chúc ngủ ngon nhé.

      Xóa
  3. (Facebook) Minh Tâm Lý, To Thanh Binh, Hoàng Anh, Mietvuon Sau, Tuyết Lan, Dung Tran, Hoài Phố... thích (bài) này.

    Trả lờiXóa