Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

706. Xin mời Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử về nước…

 

Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng

Thời gian trôi qua quá nhanh, nên tôi không thể ngừng viết…
Không biết ngày mai, tôi có còn sống không, nên tôi phải viết vội…
Tôi không thể viết dài, vì viết dài là… vô ích.
Tôi chỉ viết ngắn thôi, mà rất may là đã có… tư liệu, nên thiết nghĩ rằng, nó khá đủ ý nghĩa.
*
Dũng cảm là gì?
Theo tôi:
Dũng cảm không hẳn có nghĩa là ai đó không sợ chết, vì chết là chuyện bình thường, và nếu không nhầm, chết là… hạnh phúc (vì được giải thoát!), nói chung là, vì sớm hay muộn gì, ta cũng phải chết.
Dũng cảm không có nghĩa là ‘ngu trung’, vì chắc chắn ngu trung không phải là dũng cảm.
Dũng cảm không phải là ‘nam mô’ các vĩ nhân, vì, nếu không nhầm, đó chỉ là sự nô lệ về tư tưởng (của người khác)…
Mà dũng cảm là, có thể, một phần căn cứ vào trải nghiệm của các ‘người khổng lồ’ đi trước, mà ta tự sáng tạo ra tư tưởng, cụ thể là không bao giờ nói là ‘Đấng X nói rằng’, rồi mới nói.
Nói tóm lại, kẻ dũng cảm là kẻ không phải vị nể tư tưởng của ai hết.

*
1. Tôi có biết đâu đó, từ một người bạn tôi:
Khổng Tử nói là ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, tạm hiểu là: cái gì mà ta không muốn người khác làm cho ta, thì ta đừng làm điều đó cho người khác. Tôi thấy nó quá bình thường, chả lẽ tôi không muốn người khác ép tôi uống rượu, mà tôi lại đi ép người khác phải uống rượu!
Khổng Tử nói là 'Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai', tạm hiểu là: ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu (xem entry ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’). Tôi thấy nó quá bình thường, thì cây hoa bằng lăng tím vẫn nở trước mắt tôi, cho dù chúng tôi có ngồi chém gió cả buổi, thì vũ trụ đại ngàn vẫn lặng lẽ trôi qua trước mắt tôi, ôi, nó cần quái gì chúng tôi có nói gì, nên chúng tôi có nói gì cũng là không nói!
Còn cái chuyện ‘tôi phải tuân vua’, ‘trò phải tuân thầy’, ‘vợ phải tuân chồng’, ‘con cái phải tuân cha mẹ’… Tôi thấy nó quá tầm thường, và là xưa lắm rồi, vì nay bên Tây, vua và tôi đều gọi với nhau là ‘you’, có nghĩa là tôi (người dân Mỹ) biết thế nào là đúng/sai, mà chả có cái gì mà tôi phải tuân theo ông Obama cả!
2. Tôi có biết từ sách vở:
Lão Tử nói là ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’, tạm  hiểu là: đạo không thể diễn đạt được bằng lời nói. Tôi thấy nó quá bình thường, vì cái gì đã là đạo, hay nói nôm na là chân lý, lại há có thể diễn đạt được bằng lời sao?, ai có thể định nghĩa được ‘thiền là gì’, ‘tình yêu là gì’, ‘hạnh phúc là gì’, ‘phật là gì’, ‘thượng đế là gì’, hay ‘ta là ai, từ đâu đến, và sẽ đi về đâu’…, vì chắc gì Thiền sư hay Phật đã hạnh phúc!, và chắc chắn là vì ta đâu có phải là Thiền sư, là Phật, hay là Chúa… đâu mà biết được! Các bạn hãy xem chút tư liệu:
* Một ông nọ đi chung với một con quỷ trên một con đường, họ nhìn thấy một người nông dân cúi xuống nhặt được một cái gì đó và bỏ vào túi, ông ta bèn hỏi:
-Anh ấy nhặt được cái gì vậy?
Con quỷ đáp:
-Đó là một mảnh của chân lý.
-Ấy chết, thế sao ngươi không cản lại, nếu loài người mà tìm được chân lý thì ngươi chỉ có con đường chết!
-Ngươi yên tâm đi, con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó, vì thế mà ta suốt đời ngự trị loài người, ha..ha..ha… (tự kể theo một ý của Krishnamurti, xem chú dẫn bên dưới)
* Truyền thuyết rằng, trước khi trở thành bậc chánh giác, có 3 con yêu nữ (bao nhiêu con không quan trọng) đến quấy phá Đức Phật, nhưng có một đệ tử nói rằng 'ngài đã trở thành đấng giác ngộ, các ngươi không được quấy phá ngài nữa', đám yêu nữ bèn bỏ đi nhưng còn ngoái cổ lại và nói: 
-Chơi như chúng tôi đây mới là hạnh phúc, còn ngồi xếp bằng như ngài thì chưa chắc đã là hạnh phúc.
3. Tôi cũng có biết từ sách vở:
Trang Tử nói là ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?' (‘Thiên hạ’, Trang Tử), hay đại khái có câu là ‘'nếu làm con gà thì gáy, làm con chim thì hót, làm con người thì vui chơi'. Tôi thấy nó quá bình thường, vì mọi sự ở đời là vô thường, sẽ chuyển đổi nhanh chóng, nay sống, mai chết, nhưng dòng sông cứ chảy, ai mà không biết! Hơn nữa, đàn chim sẻ trước mắt tôi đang vui đùa trước nắng, còn mèo đang nằm ngủ thanh bình trên cái gác-mân-rê, có chó đang nằm ngủ ngon lành dưới chân tôi, chả lẽ con chim sẻ muốn làm con mèo, con mèo muốn làm con chó, hay ai đó muốn làm ông Obama!


Chi tiết hơn về Khổng hay Lão/Trang, các bạn có thể đọc thêm hai entry ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’ và ‘Trang Tử thời nay’, đường dẫn cho ở bên dưới.
*
Đánh giá về Khổng Tử, may thay, tối nay, tôi có đọc được một bài viết, xin trích đoạn:
Hiện nay Trung Quốc khởi xướng cơn sốt đọc lại Luận ngữ và mở hàng loạt Viện Khổng Tử nhằm lan tỏa quyền lực mềm, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, ngay tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến phản đối.
Giáo sư Lý Linh, Đại học Bắc Kinh, xuất bản cuốn sách có tên “Chó nhà tang - Tôi đọc Luận ngữ”, NXB Nhân dân Sơn Tây, Trung Quốc, 2007, trong đó kết luận: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
Ông viết: “Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” gì cả… Khổng Tử chỉ là người không có chức, cũng không có quyền - chỉ có học vấn về đạo đức - nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về.”
Ví Khổng Tử như con chó vô chủ là câu chuyện ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên viết rằng, vào năm 40 tuổi, khi không đạt được gì, Khổng Tử đã than rằng “Ta cùng đường rồi!” và rằng “Chẳng chỗ nào trong thiên hạ dung được ta!” Cũng theo Sử ký, dân chúng thời Khổng Tử đã tả rằng nhìn ông “băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang”. Khi đệ tử kể lại cho Khổng Tử nghe lời nhận xét này về mình, ông đã bảo rằng “nói như thế là đúng làm sao, đúng làm sao!”
Chính người Trung Quốc cũng nhận xét “Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường, chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn… Những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lí thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức”.
Lúc sống không được trọng dụng nhưng các triều đại sau lại ra sức lợi dụng Khổng Tử để củng cố quyền lực của họ, khiến cho hình ảnh thật sự của người trí thức cổ đại Khổng Khâu khác hẳn với “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” sau này.
Vì thế, chính người Trung Quốc nhận xét, đại bi kịch của lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải là việc Tần Thủy Hoàng (259-210 trước CN) “đốt sách chôn nho”, mà chính là việc Hán Vũ Đế “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”. Từ chủ trương này, Đổng Trọng Thư (175-105 trước CN) đã sửa đổi học thuyết của Khổng Tử, biến những đế chế vốn dĩ được thiết lập dựa trên bạo lực trở thành biểu hiện của đạo trời. Nguyên lý của Đổng Trọng Thư, ghi trong cuốn Lịch sử Tiền Hán, cho rằng “trời không đổi gì thì không gì phải đổi” (“thiên bất biến đạo diệc bất biến”) là căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của triều đại, rằng sự trường tồn của các triều đại phong kiến là việc đã được vũ trụ an bài. 
(nguồn: congly.com.vn, xem đường dẫn bên dưới)
*
Nói chung là khi nghe tin ‘Xây dựng Văn Miếu’ thờ Khổng Tử!!! (đang bàn cãi) ở tỉnh Vĩnh Phúc, tôi cảm thấy rất… khó chịu. Người ta đã bỏ ra 300 tỉ đồng tiền thuế của dân, để làm cái việc viễn vông ‘ngàn năm gương cũ soi kim cổ’ trợ Tàu này, tại sao không cho mỗi em học sinh hay sinh viên xuất sắc về toán, lý, hóa, tiếng Anh, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học… vài chục triệu đồng, như vậy ta sẽ có cả trăm em hay cả ngàn em được khuyến khích học giỏi + sáng tạo, để đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà!, đó là chưa kể đến những em nhà nghèo, ở vùng sâu vùng xa mà vẫn lo chuyên cần học tập để sau này đóng góp phần nào cho sự tiến bộ của xã hội! Lại nghe nói, cán bộ tỉnh có qua TQ học tập (!) rồi mới về mà làm nên cái công trình… sáng tạo (!) này, để khuyến khích các thế hệ tương lai nên học tập cái hình tượng cổ lỗ sĩ cách đây trên 2500 năm! Phải chăng thời nay không có hình tượng nào để các cháu học hỏi!
Và ai đó không tự hỏi là:
-Tại sao mà trên 2500 năm nay, đất nước ta lại không sản sinh ra nổi một ông Khổng Tử?
Và tôi tự hỏi là:
-Phải chăng vì ai đó đã quỳ xuống để cho người ta cao lên?
*
Tóm lại, tôi thấy rằng tôi không… cần Khổng Tử, Lão Tử hay Trang Tử nữa, xin mấy ông biến về nước cho tôi nhờ.
Mà tôi chỉ tạc tượng này:
Tạc chữ tình đêm lặng
Tưởng đã biến hư không
Nào ngờ em biển động
Tim ta bỗng cuộn vòng

Và anh Hai Rạch Giá có viết rằng (xem chú dẫn bên dưới):
-Lại tiếp tục xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc hàng mấy trăm tỷ đồng để thờ thằng Chệt Khổng Tử.
http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/06/11/nong_qua_3

Anh Hai nói Khổng Tử là ‘thằng Chệt’, thằng Chệt là thằng gì? Tôi đang… tìm hiểu, các bạn hãy tìm hiểu cùng với tôi nhé.

(HẾT)
---------
Chú giải:
A. Thằng Chệt nghĩa là gì?
Câu trả lời hay nhất:  Bạn thân mến. Từ Chệt là một số người muốn nói đến người Trung Hoa sinh sống ở VN. Về mặt văn hóa thì đây là một cách gọi tiêu cực (có ý không tôn trọng). Số người Hoa sang VN nghèo khổ và đông nhất là nhóm người Triều Châu. Trong ngôn ngữ người Triều Châu thì từ Chú (gọi người con trai em của ba mình đó) gọi là: A- CHEẠT. Người VN khi nghe qua thì đọc trại ra là Chệt. Một số người Việt có ý thức thì gọi là Mấy chú Chệt. Một số người (không ưa người Hoa) thì gọi là: Mấy thằng Chệt! Thậm chí chúng ta còn nghe câu này nữa nà:
Quảng Đông ăn cá bỏ đầu.
Triều Châu thấy vậy, xỏ xâu đem về.
(ý nói người Triều Châu hà tiện, keo kiết...)
Kể từ đó những người trẻ sau này, chưa hiểu chỉ biết nghe từ Chệt, là liên tưởng đến người Hoa thôi. Nguyên do là theo như trên đã chia sẻ. Trong ngôn ngữ dân gian (hay còn gọi là ngôn ngữ đại chúng khi giao tiếp bình thường) thì ưa dẫn đến nhiều cách gọi. Ví dụ: Thời thực dân Pháp, người tốt thì gọi ta là dân Việt, hoặc người Việt. Đám thực dân thì gọi là Annammít, hoặc là dân An Nam. Và trở lại người Việt cũng vậy, khi nói về người Hoa ở VN có nhiều cách: Tôn trọng: Hoa kiều, Trung tính: Việt gốc Hoa, (Không tôn trọng): Mấy thằng Ba Tàu, …Chệt.
Tuy nhiên, xem lại thì ta thấy rất nhiều người Hoa kiều sống đã lâu và có nhiều đóng góp cho xã hội VN đấy chứ: Như Chú Hỏa để lại căn nhà to đùng ở đường Hồ Văn Ngà - Phó Đức Chính - Q1 nà. Chủ tập đoàn Kinh Đô, Chủ tập đoàn An Đông... Suy cho cùng thì họ đã mang lại lợi ích… cho VN, nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. HCM). Mình xin chia sẻ thế thôi. Câu hỏi mà bạn đặt ra hơi bị hay đó nghen. Chào bạn nhé.
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090928150618AAVLMYk 
B. Khác
  1. Chuyện kể của Krishnamurti, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/694-khong-tu-co-phai-la-triet-gia-cai.html
  2. Đức Phật và 3 con yêu nữ, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/10/cai-chet-la-su-song.html
  3. Khổng Tử: 551-479TCN, Lão Tử: 571-531TCN (theo một tài liệu nước ngoài, wikipedia, nhưng đa số các học giả cho là ông sống vào thế kỷ thứ 4TCN - cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc), Trang Tử: 365-290TCN.
  4. Ngu trung: tạm hiểu là trung thành một cách mù quáng, ngu muội.
  5. 'Trang Tử thời nay': http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/284-trang-tu-thoi-nay.html
  6. Vấn đề thờ Khổng Tử, xem thêm: http://congly.com.vn/van-hoa/du-lich/cong-trinh-van-mieu-tinh-vinh-phuc-nen-doi-thanh-van-hien-tu-tho-danh-nhan-dat-viet-102090.html
  7. ‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html

37 nhận xét:

  1. Hehhee cái nầy để Nhà Nước lo, xây nhiều tỷ mà anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều tỉ, nhưng là tiền thuế của dân, mà không hỏi ý dân...
      Còn khoảng hơn 10 lời bình nữa trên mạng, nhưng mình đang bị ốm (mệt) nên chưa đưa vào đây được.
      Cám ơn bạn PH, chúc tối vui.

      Xóa
  2. Ui da ! Sao lại mời Khổng tử, Lão tử, Trang tử về nước. ?
    - ( Triệu Đà là con cháu vua Hùng ) do nhà nghiên cứu văn học Bùi văn Nguyên ( 1918 - 2003) . Theo cụ Bùi thì Triệu Đà là cháu gọi bằng Bác của Hùng duệ Vương ( tức là Hùng Vương thứ 18 ) . Nghiên cứu này của Giáo Sư bùi văn Nguyên đã được xét tặng giải thưởng cấp nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2005.
    - Võ tắc Thiên là người Việt , do nhà nghiên cứu Hà văn Thuỷ
    - Từ trước năm 1975 đến nay , có một nhóm học giả Việt Nam còn tìm ra được rằng : Khổng Tử cũng vốn là người Việt . Tổ tiên ông đã từ đồng bằng bắc bộ ngày nay, đi ngược lên phía bắc khai thác vùng trung nguyên và dạy chữ Hán cũng như đạo Nho cho người Hán . Bởi vậy theo nhóm học giả , thì việc thờ Khổng Tử ở Việt Nam là điều hoàn toàn dễ hiểu
    Theo Salam thì học thuyết của Khổng Tử nên trả về nơi nó được sinh ra . Con người sắp lên sao hoả rồi , mà còn ngồi tranh luận những chuyện xa xưa . Thế kỷ này là thế kỷ 21 rồi , đừng đem một học thuyết cách đây hàng ngàn năm áp đặt lên một ý thức hệ

    Cho LB nè

    ..Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
    Tuổi nào ngồi mơ kết mây trong sương mờ
    Xin chân em qua từng phiến ngà
    Xin mây xe thêm màu áo lụa
    Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ

    ( Còn tuổi nào cho em " Trịnh công Sơn " )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nhận thấy bạn Salam rất là hài hước, nếu bạn mở blog thì sẽ có một Aziz Nesin tái xuất giang hồ, hihi...
      Dù sao thì thông tin mà bạn biết cũng đáng ghi nhận... và dùng cho bài mới...
      Về chuyện 'ngàn năm gương cũ Tàu soi kim cổ', cách đây 1 tuần, có 1 ông già nói là chuyện 'gà què ăn quẩn cối xay', mình chợt thấm ý, cừ quá trời!
      À, may thay là ta có Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Tú Xương, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... không dính (hoặc dính rất ít)... mùi hôi nách của Tàu, hihi...
      Cám ơn bạn, chiều vui nhé.

      Xóa
  3. Mietvuon Sau (Facebook) DỊ ĐOAN
    Phàm phu tục tử được phong thần
    Bởi bọn tim đen óc dưới chân
    Lớn dái khom lưng luồn ngốc dại
    To đầu phục gối cúi ngu đần
    Khói nhang uyên ảo thờ vô thánh
    Lửa nến chập chờn phụng giả nhân
    Của cải máu xương bao phí phạm
    Dị đoan nên cứ phải hàn bần.

    14 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bài thơ được quá, mình sẽ đưa vào bài viết nhé, cám ơn nhiều.

      Xóa
  4. hatrongdam [Blogger] Email 22.06.15@16:24
    Không nhớ rõ cụ thể nhưng tôi cũng đã có lần đọc ở đâu đó nói rằng: Khổng Tử, Lão Tử hay Trang Tử với những lời nói được gán cho từ một nhóm người lợi dụng vì lợi ích.

    Hình như cuộc cách mạng văn hóa ử Trung Quốc đã phá dỡ hết những nơi thờ các "Ngài" rồi. Việt Nam lập đền thờ... buồn thật sự.

    Ngạn ngữ có câu: Cá không ăn được Kiến thì Kiến ăn Cá... ngẫm cũng thấy hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này (VN lập đền thờ Khổng Tử) lại là một dấu hiệu 'thất vọng thêm' cho những người khao khát sự tiến bộ (cho đất nước), ôi!
      Cám ơn anh đã bình, chúc tối vui.

      Xóa
  5. Người Hà Nội [Bạn đọc] 22.06.15@17:54
    Tôi có cái may là mãi gần đây do đọc Blog Tiếng Việt mới biết về Khổng Tử, Lão Tử...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình biết là bên Tây người ta không quan tâm đến Khổng-Mạnh-Lão-Trang đâu, vì các bạn ấy đã có vô số hình tượng tiến bộ để nói về. TM.

      Xóa
  6. hairachgia [Blogger] Email 22.06.15@23:00
    HRG đếch biết tại làm sao người ta kêu là "thằng Chệt". Chỉ nghe vậy và biết vậy và viết vậy. Nhưng nếu kêu là "Tàu Khựa" như Phương Uyên thì rất hình tượng và thời sự. Haha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn anh Hai, LB đang bị... ốm, để hồi nào khỏe sẽ... tìm hiểu thêm, hihi... (và mới đi thăm các nhà được), chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  7. phieudu9 [Blogger] Email 23.06.15@10:40
    Bọn này do Tàu thuê cúng đó. Có tiền thì chúng nó làm có sá gì ai nguyền rủa. Khổ dân Việt...
    3 Tử ấy mà về Tàu thì ở Ta có lắm thằng tự tử !
    F9 CHỔNG BÁI.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Phieudu bình... vui quá, xin ghi nhận (có rút gọn tí xíu, sr),
      mình đang ốm nên kg viết bài mới được,
      cám ơn bạn, chúc chiều vui.

      Xóa
  8. Tháng sáu mưa dầm, em biết đâu!
    Chiều hoang đưa tiễn, chút giao mùa
    Đường trường rong ruổi, đêm say tỉnh
    Anh hướng về em, mưa vẫn mưa!
    (Lưu comt SMV)

    Trả lờiXóa
  9. Nhiều khi nhắc lại chuyện xưa lại thấy hay anh ạ
    ===
    Chúc anh ngày mới khỏe vui ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện xưa đã hay, chuyện nay lại càng hay... hơn, nên:
      -Chỉ nhắc lại chuyện xưa khi trời mưa thôi.
      Hihi..., ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. Biển gì giống biển quê tôi
      Trong sương quyền quyện, mắt người... dễ sương

      Xóa
  10. ngày mới chúc LB vui vui nhé. anh ốm nay đã đỡ chưa LB. ( ahf mưa ddax đọc hết bài viết, đọc hết cả comt. hiiiiiiiiii)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời mưa dầm, ngồi đọc đây đó
      Bước ra vườn, mưa gió chửa thôi

      Hihi..., ngày mới đừng 'mưa' nhé.

      Xóa
    2. Mưa gì mưa cả ngày đêm
      Đi qua đi lại, dáng mềm ở đâu

      Xóa
  11. Góc trời kỷ niệm, bóng vàng thu
    Em nghiêng nghiêng dáng, góc mây mù
    Vừng dương cong ấm, chờ ai đến
    Anh ở góc này, tim nhói đau...
    (Lưu comt Hoàng Anh)

    Trả lờiXóa
  12. Ca khỏe chưa ?
    Ráng giữ gìn sức khỏe Ca nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng đang mệt sư muội à, trước hết là chưa viết được bài... mới, cám ơn muội, chiều vui nghen.

      Xóa
  13. Triết lý và cảm nhận
    nét giống ở trí tuệ và tinh thần
    Khác ở kết quả và kết luận ... ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn bình như... thiền sư vậy, đầy bí ẩn!, hihi...
      Cám ơn nhé, chúc chiều vui.

      Xóa
  14. vomtroirieng [Blogger] Email 24.06.15@23:41
    'Thằng chệt là gì?"
    Đó là "thằng" gọi dân Việt ta là "Giao Chỉ'
    Hổng biết đúng ko nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hợp Phố... đều là 'chiếng Chàu', LB đang suy nghĩ về vụ này, cám ơn VTR nhé, chiều... ngọt ngào, hihi...

      Xóa
  15. nguyentheduyen [Blogger] Email 24.06.15@17:50
    Nói tóm lại, kẻ dũng cảm là kẻ không phải vị nể tư tưởng của ai hết.
    CÂU NÀY ĐÚNG MỘT NỬA MÀ SAI MỘT NỬA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, ở 'cõi ta bà' này rất khó để khẳng định đúng sai, nếu không muốn nói là không có cái gì là đúng cả, đặc biệt là ở góc độ lịch sử tự nhiên. TM.

      Xóa
  16. kieuthien [Blogger] 25.06.15@02:40
    Khó bình nuận quá bác ơi
    Thôi chú xin bác đọc chơi rồi về

    Chúc bác ngủ ngon !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, chính LB cũng khó viết,
      vì bài này được tính bằng đơn vị thời gian là... '1000 năm',
      cám ơn bạn KT nhé, chúc chiều vui.

      Xóa
  17. Lưu tư liệu:
    https://www.facebook.com/vietyen.le.5?fref=nf&pnref=story

    Luận ngữ Tân thư - Phạm Lưu Vũ
    Vô tích sự
    Người giữ cổng thành nhà Chu một hôm hỏi Lão Tử:
    “Tôi nằm mơ thấy một con hổ béo tốt mỡ màng đang mải miết ăn một đống giun dế, nom rất kinh tởm. Chẳng hay đó là cái điềm gì?”
    Lão Tử bảo:
    “Đó là cái điềm ông sắp được trông thấy vua...”
    Người giữ cổng thành hỏi:
    “Có thể giải thích rõ hơn được chăng?”
    Lão Tử bảo:
    “Hổ tuy là chúa sơn lâm, chuyên ăn thịt các loại hươu, nai, cầy, cáo... Song cũng có những con vật nó không thể ăn được như báo, voi, sư tử... Những giống này vì thế cũng không nằm trong vòng cai quản của nó. Nay hổ mà chỉ ăn có giun, dế thì đích thị là vua chúa ở cõi nhân gian này. Giống “hổ” này thà biến tất cả thành giun dế, thà chỉ xơi giun dế, còn hơn tồn tại những giống vật mà nó không thể xơi được, cũng không cai quản được.”
    Câu chuyện trên (có vẻ) chẳng ăn nhập gì đến cái đoạn sau này. Song vì đoạn sau có nhắc đến Lão Tử. Vậy nên chép ra đây cho có vẻ đầu đuôi hình thức một tý. Âu cũng là một cái “Lời tựa” cho Luận ngữ Tân thư kì này.
    Vua nước Vệ bỗng dưng tỏ ra lo lắng việc nước đến nỗi quên cả tắm gội, cũng chẳng thiết gì tới yến tiệc. Một hôm sai người mời Khổng Tử, ngỏ ý muốn Khổng Tử giới thiệu cho một học trò để bổ làm quan coi về công việc giáo dục của nước Vệ. Khổng Tử thấy thế thì cảm động lắm, bèn bảo:
    “Khâu này có tới 3000 học trò. Gần trăm người trong số đó đều có thể đảm đương được việc ấy. Chẳng hay nhà vua muốn chọn người như thế nào?”
    Vua Vệ bảo:
    “Trên thì sáng được cái ngôi của ta, dưới thì trăm họ thần phục, già trẻ lớn bé, không kẻ nào ra khỏi sự cai quản của ta. Bảo học là phải học, bất kể đúng sai ra sao. Đã học là phải thuộc, bất kể có hiểu hay không. Đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức thế nào... Liệu có ai làm được như vậy chăng?”
    Khổng Tử vẫn thăm dò:
    “Chẳng hay nhà vua muốn làm sáng dân hay muốn cho dân tối tăm, mờ mịt đi?”
    Vua Vệ bảo:
    “Ngài vẫn được thiên hạ tôn là Thánh nhân, vậy mà còn phải hỏi câu ấy sao? Giả sử nếu sáng dân mà ngôi vua của ta vẫn được vững bền, vẫn truyền được đến muôn đời con cháu sau này thì ta cũng đâu có tiếc gì…”
    Khổng Tử tỏ ra hiểu ý bèn nhận lời rồi lui trở ra. Về đến nhà, trước tiên Ngài gọi Nhan Hồi tới hỏi:
    “Này anh Hồi. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
    Nhan Hồi trả lời:
    “Cố nhiên Hồi này sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “minh” mà thôi. Nghĩa là luôn luôn nghĩ đến việc làm sáng dân, mới dân...”
    Khổng Tử thở dài bảo:
    “Sáng dân lợi cho nước, song không lợi cho ngôi vua. Thế thì đừng hòng người ta cho anh làm quan. Không những thế, kẻ làm thầy mà luôn nghĩ đến việc sáng dân tất sẽ nghèo kiết xác. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm thầy. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có mười người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
    Nhan Hồi ra. Tăng Tử bước vào. Khổng Tử hỏi:
    “Này anh Sâm. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
    Tăng Tử trả lời:
    “Cố nhiên Sâm này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “hiếu” mà thôi. Nghĩa là dạy mọi người phải sống sao cho tròn với đạo “hiếu.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      Khổng Tử trầm ngâm bảo:
      “Chữ “hiếu” dẫu bao trùm tất cả. Song người nước Vệ xưa nay vốn luôn tự coi mình là “hiếu” nhất thiên hạ rồi. Lúc nào cũng lôi truyền thống ông cha ra để “phát huy”. Đến nỗi đình chùa cũng có thể biến thành chỗ nuôi lợn, kẻ cướp cũng có thể được phong anh hùng... Thế mà anh còn đòi đem đạo “hiếu” ra giảng giải thì có khác nào chửi vào mặt người ta. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm học trò. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có trăm người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
      Tăng Tử ra. Tử Hạ bước vào. Khổng Tử hỏi:
      “Này anh Bốc. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
      Tử Hạ trả lời:
      “Cố nhiên Bốc Thương này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “thi” mà thôi. Nghĩa là sao cho mọi người ai cũng biết yêu văn chương, chữ nghĩa, hiểu được những nghĩa lý sâu xa của Kinh Thi...”
      Khổng Tử cười bảo:
      “Người nước Vệ xưa nay đi đâu cũng tự hào mình là một nước văn hiến. Làm ra của cải thì chẳng có mấy ai, song bọn bồi bút làm những nghề văn, thơ, nhạc, họa thì đông không kể xiết. Trải đã mấy đời như thế, đầu óc mọi người đều chật ních những thứ dối trá, giả nhân giả nghĩa cả rồi. Thế mà anh còn đòi mang Kinh Thi ra giảng thì có khác gì đàn gảy tai trâu, hỏi còn nhét vào chỗ nào được nữa? Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có nghìn người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
      Tử Hạ ra. Tử Cống bước vào, Khổng Tử hỏi:
      “À anh Tứ? Anh có tiếng là một người giỏi buôn bán. Vậy nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
      Tử Cống trả lời:
      “Tứ này chỉ nhớ được mỗi câu của Lão Tử: “Thiện nhân giả bất thiện nhân chi sư / Bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư” (nghĩa là người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành). Chung quy phải làm sao cho thiên hạ càng ngu càng tốt. Khi đó, chẳng những luôn vừa ý đấng Chí tôn, mà những kẻ làm thầy cũng tha hồ kiếm được nhiều của cải... Vậy Tứ tôi xin theo học thuyết của Lão Tử...”
      Khổng Tử vừa nghe đến đó bỗng tỏ ra mừng rỡ. Ngài bảo với Tử Cống:
      “Té ra anh ở trong cửa ta mà vẫn lén lút đọc sách của cái lão già gàn dở người nhà Chu ấy đấy. Điều lão nói là nói cho mãi những đời sau này. Song nếu đem áp dụng vào đời bây giờ tưởng cũng chẳng hại gì, miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Tất nhiên giáo dục mà theo cái triết lý ấy thì những kẻ làm thầy sẽ được thể mà nghĩ ra trăm phương ngàn kế để làm giàu. Than ôi! cái “đạo” làm thầy, ta chưa kịp hoàn thiện nó thì nó đã hỏng sẵn từ trước đó rồi. Giờ ta mới biết, đối với cái chính trị của nước Vệ kia, đến ta còn vô tích sự, huống chi những kẻ vừa hăng hái lại vừa nông nổi như các ngươi. Thì ra vua Vệ nói thế chẳng qua là muốn đuổi khéo ta ra khỏi địa giới nước Vệ đấy thôi.”
      Nói xong, Ngài bèn bảo các học trò thu xếp để nhanh chóng rời khỏi nước Vệ.
      Quả nhiên khi nghe tin thầy trò Khổng Tử đã bỏ đi, Vua Vệ hết sức mừng rỡ, lập tức trút hết mọi lo lắng, lại tiếp tục lao vào yến tiệc như cũ...
      Nhân chuyện đó mà càng những đời sau, các nhà phụ trách công việc giáo dục trong thiên hạ càng thích bắt chước cái triết lý giáo dục ấy của Tử Cống.
      Tháng 2 năm Đinh mùi (2007).

      Xóa
  18. Vui chơi cho hết tháng ngày
    Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
    Đời là một cuộc ngược xuôi
    Đến khi hết thở là thôi chạy vòng thiệt là hay .Lâu nay anh bận chi mà quá lâu không gặp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mấy hôm nay LB bị ốm, nên ít đi thăm mấy 'nhà' và chẳng... viết lách được gì cả.
      Cám ơn Anh Nguyên nghen, chúc ngủ ngon.

      Xóa
    2. Độc hành là chuyện xưa nay
      Sao không người khác!, lại ta với... nàng
      Đêm về... gió lạnh mơn man
      Mệt nhoài nằm xuống, mắt mông mênh... buồn

      Xóa