Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

709. Phê bình Lý Tiểu Long. Tính nguy hại của sự đồn đại.

 
Bạo lực, chém giết và máu me!

Địa đàng sao lại cong cong quá
Khắc đã vô tâm một dáng huyền
Đường trần muôn dặm, khi quên, nhớ
Ta vẫn thờ em, em đã quên...

Tôi… tôi… xin lỗi các bạn đọc về nhiều điều mà tôi đã hiểu sai trong mấy chục năm nay, vì sự đồn đại quá đáng của các ‘nhà đạo diễn tư tưởng’ xưa nay của Tàu, kể cả trong nước và thế giới, và dưới đây là các câu chuyện.

Trong bài này, chỉ phê bình chứ không phê phán Lý Tiểu Long - một nhân vật được tôi ngưỡng mộ và yêu mến (xem đường dẫn bên dưới), tôi xin:
  1. kể và phân tích nét chết chóc và máu me trong ‘phim Lý Tiểu Long’..., sau đó,
  2. mở rộng ra khá nhiều vấn đề - đồn đại tai hại trên thế giới xưa nay, và 
  3. kết luận bằng lời bình của 1-2 blogger.
Lưu ý rằng, có người hỏi tôi là ‘tại sao anh không viết phát hiện này thành một cuốn sách dày khoảng 100-200 trang để… ‘để đời’? Ha.. ha.. ha…, tôi mới trả lời một cách tự nhiên, rằng:
-Tôi chỉ viết cho đỡ buồn thôi, đâu có cần vậy, để làm gì, vì hoa lục bình vẫn cứ trôi, dòng sông muôn đời vẫn như thế, cuộc đời này có ý nghĩa gì…
1
Tôi đã được xem phim Lý Tiểu Long từ năm 1973-1975, thời mà Địch Long, Khương Đại Vệ, Lương Tiểu Long, Thành Long, Miêu Khả Tú… đồng nở rộ trên một góc trời của các rạp chiếu phim ở miền Nam (VNCH). Từ năm 1990, khi mà cái đầu Video Nhật (nhập từ Campuchia) xuất hiện ở Việt Nam, tôi đã được xem đi xem lại nhiều lần nữa, cho đến năm 2009 - năm mà tôi bắt đầu tham gia vào công tác hỗ trợ phát triển cho 13 tỉnh ĐBSCL. Mấy năm gần đây, tôi vẫn được xem lai rai trên ti-vi (trong đó có phim ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’), đặc biệt là tối hôm qua (29-30/6/2015), sau khi xem hết phim ‘Lý Liên Kiệt’ - mà trên ti-vi không có phim gì hay để xem, tôi mới buồn buồn mở phim Lý Tiểu Long ra xem lại, thế là có chuyện:
-Tôi phát hiện ra là nội dung 'phim Lý Tiểu Long' có vấn đề!
*
Tôi chỉ xin viết vắn tắt, để có thể chuyển sang các vấn đề khác rộng hơn. Lưu ý rằng tôi không thể viết tuyệt đối chính xác, mà để biết chi tiết, các bạn có thể trực tiếp xem phim mà đường dẫn tôi cho ngay dưới mỗi đoạn phân tích.

Trong phim ‘Đường Sơn đại huynh’ (The Big Boss, 1971), Trịnh Triều An (Lý Tiểu Long đóng) lên thành phố, ở Thái Lan, để tìm việc. Ở đó, anh quen một nhóm bạn, trong đó có một người bạn ‘tốt’ và một cô gái ‘dễ sương’. Xưởng nước đá - nơi anh làm việc là của một tên trùm buôn lậu ma túy. Do phát hiện ra một gói ma túy nằm trong một tảng nước đá, mà nhiều bạn công nhân của anh của anh lần lượt bị giết, trong đó có người ‘bạn tốt’ nói trên; còn ‘cô gái dễ sương’ thì bị bắc cóc. Mặc dù ‘không cho đánh nhau’ (mẹ anh) và bị bọn chủ mua chuộc, nhưng vì cô em tươi xinh và chúng bạn, anh vẫn đi báo thù và tấn công vào sào huyệt của chúng, và cuối cùng là ‘Lý Tiểu Long’ đánh thắng và giết chết ông chủ (và một số đồng bọn). Hết phim.
https://www.youtube.com/watch?v=Qd6KAfu5T6k


Trong phim ‘Mãnh Long quá giang’ (The Way of the Dragon, 1972), Đường Long (Lý Tiểu Long đóng) đến Roma, nước Ý, để giúp ông chú họ cùng kinh doanh nhà hàng với một cô cháu gái xinh đẹp. Nhà hàng này bị một tên chủ Tây ức hiếp, cho bọn côn đồ đến phá hoại, đòi cô phải sang nhượng lại nhà hàng này, nhân viên nhà hàng đánh không lại. Vì cô em xinh tươi, Đường Long quyết bảo vệ phe nhà hàng, bọn côn đồ đánh không lại anh, nên tên chủ Tây thuê một võ sĩ vô địch bên Mỹ (tên Colt) sang quyết chiến với Đường Long tại đấu trường Colosseum. Kết quả, ‘Lý Tiểu Long’ đánh thắng, bẻ gãy cổ và giết chết tên võ sĩ người Mỹ này, ngoài ra, 2 người nhà của cô em họ bị đâm chết bởi ông chú (phản bội cháu), ông chú bị bắn chết bởi tên chủ Tây, tên chủ này bị cảnh sát bắt… Hết phim.
https://www.youtube.com/watch?v=UgD1pU_5nic


Trong phim ‘Tinh võ anh hùng’ (Fist of Fury, 1972), Trần Chân (Lý Tiểu Long đóng) là đệ tử cưng, về nước dự đám tang của sư phụ là Hoắc Nguyên Giáp - mà có tin đồn là bị người Nhật đầu độc. Mặc dù được sư phụ dặn dò là ‘không được gây sự đánh nhau’ - cùng với sự khuyên ngăn của các huynh đệ đồng môn, nhưng vô cùng phẫn nộ vì bốn chữ ‘Đông Á bệnh phu’ do một võ đường Nhật tặng (!), Trần Chân mới, một mình, tìm đến võ đường này và hạ gục một tên võ sư. Sau khi khám phá ra âm mưu ám hại sư phụ mình (!), vì trả thù cho sư phụ, anh cũng, một thân một mình, dùng mưu đột nhập và tấn công sâu vào võ đường Nhật, tại đó, ‘Lý Tiểu Long’ dùng ‘côn nhị khúc’ đánh thắng và giết chết tên võ sư đầu não (và vài tên khác), đồng thời, sư huynh đệ của Tinh Võ Môn cũng bị bọn võ sĩ người Nhật giết chết gần hết (chỉ còn lại vài người), rồi Trần Chân - với cái mác là ‘anh hùng Trung Hoa’ - bị người Nhật xử bắn … Hết phim.
https://www.youtube.com/watch?v=UgD1pU_5nic


Nói chung là ngoài cái việc thích trừ gian diệt bạo: vì trả thù cho bạn, vì giúp bạn gái (và ông chú họ) kinh doanh, vì quá ‘phẫn nộ’ đối với những hành vi tàn bạo và khinh người của người Nhật…, (‘đúng’), những nhân vật này được… các nhà đạo diễn đưa lên màn ảnh với tư cách là ‘anh hùng Trung Hoa’, nhưng những phim này đều nổi bật lên các tính chất là: 1) cá nhân, 2) trả thù, 3) bạo lực, 4) sức mạnh, 5) chém giết..., mà cuối phim là người Tàu luôn luôn… thắng, người của các dân tộc khác luôn luôn… bại, đi cùng với những cảnh chết chóc, máu me, qua khuôn mặt diễn xuất của vai chính với những tiếng gào rú dã man và thỏa mãn một cách thú vật, …, mà ngoài kỹ thuật đấu võ điêu luyện (võ thật) và kỹ thuật diễn xuất ‘làm thay đổi thế giới điện ảnh’, chúng không có tính nhân bản, không có tính tư tưởng hay triết lý cao, cụ thể là không không toát lên tình yêu chúng sinh và không mở ra một cánh cửa ‘khai phóng’ cho nhân loại, kể cả cho dân tộc Tàu.
2
Tôi cũng xin nhắc thêm về các ‘anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc’ mà thuở bé tôi thường hâm mộ, như: Võ Tòng, Tống Giang, Lý Quỳ…

Võ Tòng, ngoài có tài đánh võ, còn có tài uống rượu, vì trả thù cho anh là Võ Đại Lang (có vợ đẹp ngoại tình là Kim Liên) bị một tên đại gia là Tây Môn Khánh gián tiếp đầu độc, anh ta đã giết liền một lúc 3 mạng người (Tây Môn Khánh, Kim Liên và Vương Bà) và bị lưu đày đến thành Mạnh Châu. Tại nhà tù, được cha con Thi Ân đối đãi như… thượng đế, Võ Tòng mới đồng ý đi diệt Tưởng Môn Thần - tên đã cướp một quán rượu làm ăn của Thi Ân. Tại quán rượu, Võ Tòng dùng ‘túy quyền’ đánh họ Tưởng hộc máu (mà phải dẫn vợ con đi khỏi xứ). Họ Tưởng bèn qua cầu cứu tên quan Trương Đô Giám mà cuối cùng đã dùng mưu (mỹ nhân và vàng bạc) bắt được Võ Tòng đem đi giết. Thoát được, trở về, Võ Tòng giết đại gia đình Trương Đô Giám tất cả là 17 người (kể cả tên họ Tưởng và ‘người đẹp Ngọc Lan’), rồi viết một dòng chữ bằng máu trên tường là ‘Sát nhân giả, Võ Tòng đả hổ’ (Kẻ giết người là Võ Tòng đánh hổ). Sau đó, anh gặp bọn ăn thịt người là vợ chồng Tôn Nhị Nương, rồi bỏ lên ‘tụ nghĩa’ tại Lương Sơn Bạc...

Tống Giang là một tên quan nhỏ thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, thường qua lại và giúp đỡ giới giang hồ lục lâm thảo khấu, nên được gọi là ‘Cập Thời Vũ’ (mưa cứu hạn). Qua môi giới của tú bà là Diêm Bà, y có lén lút hú hí với một ả giang hồ là Thị Tích (Bà Tích, kẻ ngoại tình với Trương Tam) mà vô tình phát hiện ra là y có qua lại với một tên thuộc ‘thế lực thù địch’ là Lưu Đường, vị anh hùng Tống Giang bèn… giết người diệt khẩu, rồi bị xử lưu đày... Trên đường đi lưu đày, đến thành Giang Châu, y đã uống rượu say và nổi hứng lên mà viết lên tường những câu thơ ‘phản động’. Bị một tên ‘hủ nho’ là Hoàng Văn Bính tố giác với quan địa phương là Lương Trung Thư!, Tống Giang bị bắt, bị kết tội nặng, và bị đưa ra pháp trường xử tử, và tại đây, y được lực lượng của Tiều Cái (Chủ trại, phối hợp cùng bọn Lý Quỳ và Tôn Nhị Nương) giải cứu và đưa lên ‘tụ nghĩa’ tại Lương Sơn Bạc.

Lý Quỳ là một gã dễ bốc nóng nhanh như một con lốc và đen thui, nên được gọi là ‘Hắc Toàn Phong’ (gió lốc đen). Y chuyên môn món nợ quỵt, uống rượu xù…, và trong một lần đi mua cá về nhậu, y đã tranh giành, cãi nhau và đánh nhau với chủ thuyền là Trương Thuận, các vụ việc đều được Tống Giang đứng ra ‘đền bù’. Cảm nghĩa, họ Lý kết nghĩa huynh đệ và trở thành tên ‘đệ tử’ trung thành nhất của họ Tống, rồi sau vụ ‘cướp pháp trường’ (nói trên), họ cùng lên tụ nghĩa tại Lương Sơn Bạc... Có lần Tống Giang (nói trên), sau nhiều lần hy sinh vô số binh lính, đã tiêu diệt được Chúc gia trang (phối hợp với Hổ gia trang…), nhân cơ hội đó, vị ‘anh hùng hảo hán’ Lý Quỳ, một mình hai búa, đã giết chết sạch trên 100 người của dòng họ Hổ (bà con của Hổ Tam Nương), mà bây giờ nhân loại nghĩ lại vẫn còn đau đớn lòng…

Để tránh ‘độc quyền về chân lý’, tôi xin trích một lời bình của Giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia:
-Lý giải về việc bộ tiểu thuyết này từ bao đời nay được người dân Trung Quốc và thế giới đón nhận nhiệt thành, GS Bill Jenner cho biết: “Tôi cảm thấy các nhân vật trong Thủy Hử không phải là sự miêu tả cuộc sống chân thực, cuộc sống hiện thực không như thế giới hảo hán trong Thủy Hử. Nghĩa khí giang hồ trong Thủy Hử là sự tô đẹp hành vi lưu manh - loại giá trị quan này rất có tính phá hoại. Sở dĩ cuốn tiểu thuyết này cùng với bộ phim truyền hình nhiều tập được cải biên dựa vào tiểu thuyết đó được phổ biến rộng rãi là do, thế giới trong sách tồn tại một sự tương phản với cuộc sống hiện thực. Các hảo hán trong sách ra tay choảng nhau không xét tới hậu quả. Trong đời sống hiện thực có nhiều người ưa thích cuốn sách này, đó là do họ phải chịu sự trói buộc của các thế lực quyền thế trong xã hội, chỉ có từ các anh hùng hảo hán phóng đãng bạt mạng trong sách họ mới tìm kiếm được sự giải thoát và trút bỏ nỗi phẫn nộ trong lòng. Đây là hiện tượng làm mọi người rất lo ngại”. Xem thêm: http://vietbao.vn/Van-hoa/Thuy-Hu-la-bo-tieu-thuyet-benh-hoan/65100733/181/
*
Ngoài ra, trong blog này, tôi đã từng kể rằng: Kinh Kha muốn dùng cục đất để ném cá, Thái tử Đan liền đưa cục vàng cho y sử dụng… Kinh Kha khen hai bàn tay của một mỹ nhân là ‘đẹp’, Thái tử Đan liền chặt hai bàn tay ấy tặng cho Kinh Kha: quá cảm kích vì ‘tính cách vô cùng nhân đạo’ này của Đan, kẻ anh hùng hảo hán ‘ngu trung’ không biết phân biệt đâu là đúng/sai là Kinh Kha liền lên đường đi hành thích Tần Vương, để hòng thay thế một kẻ bạo tàn bằng một kẻ tàn bạo!
*
Tóm lại, không hiểu vì lý do gì mà cả ngàn năm nay, Tàu tuyên truyền do dân của họ, nhất là cho ta, hầu hết là những hình tượng ‘khủng khiếp’ - giải quyết vấn đề bằng cách... giết người, mà khá thiên về bản năng động vật và ‘thiếu tính nhân bản’ như vậy:
-Nam mô a di thò phò…
3
Tôi xin kết luận bằng hai lời bình:
-Phạm Đình Trúc Thu: Nếu không lầm thì khi sản xuất những bộ phim ‘giải trí’ này thì Hồng Kông còn là ‘một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997’. Gần 150 năm. Kinh nhỉ?
Môt loại phim hành động ‘giải trí’ như bao phim hành động khác của Mỹ tôn vinh ‘Anh hùng cá nhân’ đầy máu me trong tay NGLB thì trở nên là những tác phẩm ‘ghê gớm’. Đúng là một sự ‘nghĩ ra’ thật là tài.

-NGLB: Nói chung là tôi định viết bài 'Tính nguy hiểm của sự đồn đại của nhân loại', nhưng mở rộng ra 'của nhân loại' thì quá... dài, hơn nữa, tôi cũng không quan niệm là chơi blog để được cái gì đó!, nên chỉ viết (ngăn ngắn) cho vui thôi.
Còn 'nay' tôi rất ít bị lung lạc bởi các 'hình tượng' của nhân loại, tôi chỉ tự tin với những gì mà mình suy nghiệm được từ thực tế, tự hào và mong làm rạng danh những gì mà Việt Nam có và đưa chúng về... 'mặt đất'.
 

(HẾT)
--------
Chú giải:

  1. Anh hùng Lương Sơn Bạc giống xã hội đen: “Tân Thủy Hử” do sư đệ của "ông trùm thể loại võ thuật Hồng Kông" Đỗ Kỳ Phong - đạo diễn Cúc Giác Lượng chỉ đạo thực hiện. Phong cách của "người thuyền trưởng" này đã khiến phiên bản mới ít nhiều chịu ảnh hưởng của loạt phim "Cổ Hoặc Tử" (Người trong giang hồ). Trong những tập phim đầu tiên, khán giả đã phát hiện một số chi tiết đậm nét giang hồ phong trần và 'bỗ bã' khó thể chấp nhận… Sự thiếu chính xác về bố cục, logic câu chuyện và cách thể hiện theo tiết tấu nhanh gọn giống hệt phim hành động đương đại đã bị khán giả Hoa ngữ lên án: Tiều Cái giống như trùm xã hội đen… Không ít cư dân mạng đã thẳng thắn bình luận: Nhìn thấy Cao Thái Úy của "Tân Thủy Hử" khiến họ liên tưởng tới thời đại của Gà rừng, Hạo Nam trong "Người trong giang hồ" năm xưa… Mặc dù không thể phủ nhận rằng trong truyện gốc cũng xuất hiện một số miêu tả về cảnh "chòng ghẹo" tán tỉnh trai gái nhưng có lẽ sẽ không thể chấp nhận việc sa đà khai thác yếu tố "sắc giới" như phiên bản phim truyền hình 'bom tấn' này. Cục diện trên đi theo xu hướng làm phim quen thuộc của các nhà sản xuất đương đại nhưng lại bị xem là "nhát dao sau gáy" phiên bản remake tác phẩm kinh điển. Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/tan-thuy-hu-phim-anh-hung-hay-xa-hoi-den-888584/
  2. Long tranh hổ đấu: Giữa năm 1973, “Long tranh hổ đấu” tạo nên cơn chấn động thế giới khi phát hành ra rạp… Lý Tiểu Long trở thành thần tượng điện ảnh. Tiếc thay, Lý chưa bao giờ được xem Long tranh hổ đấu do đột tử trước khi phim ra rạp ngày 19.8.1973. Đạo diễn Robert Clouse thú nhận: “Tôi ngồi xem Long tranh hổ đấu cùng Linda Lee chỉ vài tuần sau khi Lý qua đời. Thật khó khăn cho tôi và cả Linda khi nhìn lại Lý trên màn bạc”. (thanhnien.com.vn)
  3. Lý Tiểu Long (Bruce Lee): có tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh năm 1940 tại San Francisco, và mất năm Hồng Kông, thọ 32 tuổi. Thời trẻ, anh vốn là 1 sinh viên khoa Triết của trường Đại học Washington, khi còn 1 năm cuối nữa là ra trường, anh bỗng xin nghỉ học vì ước mơ ‘mở võ đường’ của anh lớn hơn ‘tấm bằng tốt nghiệp đại học’. Anh có giảng Triết học Tàu tại Trường Trung học Garfield (Seatle, Washington) vào khoảng năm 1963, mà đó là một cơ duyên để cô học trò Linda Emery trở thành vợ của anh vào năm 1964. Xuất thân từ võ Tàu, nhưng Lý Tiểu Long sẵn sàng thụ giáo bất cứ nền võ học nào trên thế giới như Nhật, Hàn quốc, Mỹ/Anh, Philippines,Singapore, Thái… Anh bị hấp dẫn bởi đạo diễn Châu Văn Hoài, rồi ở lại Hồng Kông để đóng hàng loạt phim chấn động thế kỷ như ‘Đường Sơn đại huynh’, ‘Tinh võ môn’, ‘Mãnh long quá giang’, ‘Long tranh hổ đấu’… Riêng bộ phim ‘Tử long du hí’ hay ‘Trò chơi tử thần’ (công chiếu vào năm 1978) được đánh giá là một trong những bộ phim võ thuật hay nhất của mọi thời đại. Sáu ngày trước khi hoàn thành cuốn phim này, anh bị chết một cách bí ẩn: đó là ngày 20/7/1973. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/413-ly-tieu-long-la-mot-triet-gia.html
  4. Một chuyện kỳ lạ trong phim ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’: Có đoạn, sau khi vô địch tại một giải đấu Karate toàn Mỹ, năm 1965, Lý Tiểu Long đã hô to lên nhiều lần rằng ‘Tôi là người Trung Quốc’ (???)
  5. Tử vong du hí: Bộ phim cuối cùng của Lý Tiểu Long là “Tử vong du hí” (Game of the death). Phim đang quay nửa chừng thì Lý mất nên nhà sản xuất là hãng Gia Hòa phải chỉnh sửa kịch bản. Trong phần đầu phim, Lý đấu với Kareem Abdul-Jabbar, vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ cao đến 2,25 mét. Đoạn sau, vai của Lý được một diễn viên khác đóng thế. (thanhnien.com.vn)

18 nhận xét:

  1. THƠ THỜI @ 2 !
    - thơ vui Nguyễn Thanh Bình (Facebook)

    Lượm chữ ghép vần tạo thành thơ
    Mơ hồ, bóng bẩy đọc vật vờ
    Mượn từ Nôm, Hán ở đâu đó
    Ép vào câu chữ ý mập mờ !

    Thời @, làm thơ cởi mở
    Hay dở do Trời - miễn có Thơ
    Chẳng ai kiểm duyệt đâu mà sợ
    Thỏa mái đăng lên những nhóm thơ !

    Thời @, làm thơ vậy đó
    Viết chữ ngoằn ngoèo dấu chẳng cho
    Biết tìm đâu được thơ tầm cỡ
    Lắng động, ru hồn cõi mộng mơ

    Thời @, làm thơ vậy đó
    Gần thơ ngửi được mùi thơm tho
    Đọc hết bài thơ, con mắt đỏ
    Đầu đau, cũng chẳng hiểu ý thơ !

    Trả lờiXóa
  2. Phim võ thuật Tàu một thời khuynh đảo màn ảnh thế giới , vì nó mới lạ và cũng nhờ kỷ sảo . Cũng vì nhờ khán giả đã quá nhàm chán những phim cao bồi viễn tây Mỹ , và những phim hàn lâm của Châu Âu . Đến một ngưỡng nào đó khi đã bão hoà trong lòng độc giả thì tự khắc nó chìm dần .
    Salam hồi xưa cũng rất thích nhưng bây giờ không thích nữa , vì có quá nhiều điều vô lý . Còn về tác phẩm Thuỷ Hử đọc chuyện hay hơn xem phim . Theo Salam thì đó cũng chỉ là tiếng nói phản kháng , niền khao khát sự công bằng của những người cùng khổ đối với Vương triều đương thời mà thôi . Một đièu rất dở là lại gửi vào những tên đầu trộm đuôi cướp ( Có cả ăn thịt người )
    Có một điều mà lâu nay Salam thắc mắc là tại sao một cốt chuyện mà quay tới quay lui , vài năm lại quay lại . Qua tìm hiểu thì mới biết ở Tàu bị kiểm duyệt cực kỳ khắt khe , vì thế các đạo diễn chọn đề tài lịch sử cho nó lành . Những đạo diễn của Tàu cũng rất giỏi , trong đó Salam thích nhất là ông Lý An và Trương nghệ Mưu . Ông Lý An đã từng đoạt giải Oscar với danh hiệu " Đạo diễn xuất sắc nhất " cho bộ phim Mountain Breaks . Nếu như cho họ tự do sáng tạo thì họ sẽ không thua các đạo diễn Mỹ .
    Nhận xét của LB về phim võ thuật của Tàu rất đúng
    - ( Chúng không có tính nhân bản , không có tư tưởng hay triết lý cao , cụ thể là không toát lên tình yêu chúng sinh , và không mở ra cánh cử để ( Khai phóng ) cho nhân loại , kể cả dân tộc Tàu )

    P/s : Salam trả lời câu hỏi của LB hôm kia :
    Stephan R Covey là một thuyết khách và là một nhà tư vấn có rats nhiều ảnh hưởng tới nhân loại trong thế kỷ 21 ( Ông mất rồi ) . Là tác giả của rất nhiều cuốn sách giá trị mà trong đó nổi bật là cuốn " Bảy thói quen để thành đạt " nổi tiếng không chi trong nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới
    Salam thích Ổng là vì xuyên suốt trong các tác phẩm của Ông là tính trung thực , lòng vị tha và bao dung , niềm đam mê học hỏi và phấn đấu không ngừng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. *À, mình xem phim Tàu, cách đây 10 năm đổ lại, họ hay đóng phim 'trinh sát', 'kiếm hiệp'/'võ thuật', 'tình cảm bi tráng... rất hay, nhất là phim trinh sát. Nhưng trong toàn bộ lịch sử phim Tàu, đặc biệt là hiện nay, họ hay đóng phim cổ điển như Võ Tắc Thiên, Võ Tòng - anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, Thủy Hử, Triều bái Võ Đang, Tiêu Thập Nhất Lang, Kinh Kha truyền kỳ, Ngô Hạp Lư, Tôn Tử..., điều đó chứng tỏ là 'tư tưởng' hay 'triết học' của Tàu đang bế tắc, nên họ không có lối thoát nào ngoài việc quay lại cái 'hoài cảm' về thời phong kiến, và theo đánh giá của một số học giả thì:
      -Nước Tàu đang ở chế độ phong kiến hơn cả... phong kiến (!), mà có thể gọi là 'chế độ phong kiến thời @' hay 'chế độ phong kiến thời hiện đại'.
      Việc khoảng 70% số phim trên truyền hình VN là phim Tàu, chứng tỏ là ta cũng đang có bế tắc tương tự...

      *À, Stephen R Covey có tên trong wikipedia, sinh 1932-2012, chủ yếu là một nhà diễn giả của Mỹ, ông được biết đến với cuốn sách nổi tiếng "7 thói quen của người thành đạt" (The Seven Habits of Highly Effective People), cuốn sách gối đầu giường của các nhà lãnh đạo cũng như các tỉ phú thế giới. Ông từng ở trong danh sách một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất vào năm 1996 do tạp chí Time bầu chọn... Ông qua đời vào ngày 16 tháng 7 năm 2012, do sức khỏe yếu đi từ khi bị tai nạn xe đạp từ hồi tháng 4 năm 2012. (Mình quên điều tra, chiều nay mới biết, híc...)

      Cám ơn bạn, chúc chiều vui.

      Xóa
  3. vomtroirieng [Blogger] Email 02.07.15@13:32
    Vì cô em dễ suơng, hay vì trả thù, hay... vì gì nữa cũng dễ hiểu, mọi việc đều có nguyên nhân của nó mà.
    Cũng như truyện kiếm hiệp của Kim Dung, các nhân vật có đi làm, có lao động gì đâu mà có nén vàng nén bạc xuống bàn mỗi khi tính tiền, theo LB có nguy hại gì ko, có phải là nguyên nhân gây chây lười lao động ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Truyện kiếm hiệp thì có cấu trúc và mục tiêu riêng của truyện kiếm hiệp, chẳng hạn, người ta dẫn chuyện 'cách' làm sao mà một anh/chị X trở nên vô địch thiên hạ về kiếm pháp hay chưởng pháp, (thậm chí là thủ đoạn pháp, như Vi Tiểu Bảo), vậy nhà văn nào nói cái 'cách' ấy phong phú nhất/tế vi/thăng-trầm nhất/có tình-lý nhất... là nhà văn hay nhất.
      Ngoài ra, nhưng cao thủ võ lâm, dĩ nhiên võ công là phải cao cường, mà vào thời đại đao kiếm, kẻ có võ công cao cường thì khó mà quá nghèo được (như Lã Bố, Quan Công, Trương Phi...), ngay cả ngày nay, kẻ giỏi võ cũng hiếm khi quá nghèo.
      Vì thế, các tác giả không chú tâm v/v chứng minh nguồn gốc kinh tế của mỗi cao thủ, ví dụ như Giáo chủ Trương Vô Kỵ và Quận chúa Triệu Minh mà... nghèo mới là lạ!, và họ cũng không lười đâu:
      -Họ 'yêu' siêng lắm, hehe...

      Xóa
  4. Ui, LB học được từ mới là 'thời ôn dịch', cám ơn nhé, hihi...
    Với thời nói trên, trốn nắng là thuộc loại 'không khôn, cũng không dại, cũng không biết', nên có thể ra khỏi vùng sống chết, có thể thôi (vì người = giang hồ). TM.
    (Lưu comt HRG)

    Trả lờiXóa
  5. Mình có suy nghĩ khá kỹ (cười), đó là người Việt không được giáo dục "tự" nhận biết đúng sai khi mới biết nói hay mới vào mẫu giáo, ngược lại, chúng lại được giáo dục những gì vĩ đại mà quá xa xôi!
    Ví dụ: Chúng nên biết việc nho nhỏ và thực tế như nói tục/nói ác ý là sai, xả rác ra đường là sai, nói dối là sai, bắt chước/học vẹt... là sai, hơn là 'phải' biết việc 'đào núi và lấp biển' luôn luôn là... đúng!
    (Lưu comt Duy Bến)

    Trả lờiXóa
  6. Chiều, tìm tứ tuyệt, dáng em xinh
    Thoang thoáng đường thơm, em thắm tình
    Là mây, là gió, hay là tím
    Anh mãi vòng quanh, hôn dáng em
    (Lưu comt Hoàng Anh)

    Trả lờiXóa
  7. Sang thăm NGLB thôi , ko biết bình đâu , lâu lắm rồi bận ko vào nhà này thấy người và cảnh vẫn như xưa , có khác là lại thêm một tuổi mới nhưng thấy trí vẫn "sung" chả thấy "nhụt" đi tẹo nào ...chúc anh một ngày mới và cuối tuần luôn vui khỏe anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tí xíu nữa lo viết bài và... nấu cơm mà quên mất lời bình của cô 'lều vịt của em' rồi, hihi...
      cám ơn nhé, tối LB sẽ qua thăm.

      Xóa
  8. nếu không lầm thì khi sản xuất những bộ phim "giải trí" này thì " Hồng Kông còn là "một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997". Gần 150 năm. Kinh nhỉ?
    Môt loại phim hành động "giải trí" như bao phim hành động khác của Mỹ tôn vinh " Anh hùng cá nhân" đầy máu me trong tay NGLB thì trở nên là những tác phẩm " ghê gớm". Đúng là một sự " nghĩ ra" thật là tài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung là tôi định viết bài 'Tính nguy hiểm của sự đồn đại của nhân loại', nhưng mở rộng ra 'của nhân loại' thì quá... dài, hơn nữa, tôi cũng không quan niệm là chơi blog để được cái gì đó!, nên chỉ viết (ngăn ngắn) cho vui thôi.
      Còn 'nay' tôi rất ít bị lung lạc bởi các 'hình tượng' của nhân loại, tôi chỉ tự tin với những gì mà mình suy nghiệm được từ thực tế, tự hào và mong làm rạng danh những gì mà Việt Nam có và đưa chúng về... 'mặt đất'.
      Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  9. vomtroirieng [Blogger] Email 03.07.15@22:47
    Chẳng biết Tàu hay Mỹ, nhưng phim nào có Lý Liên Kiệt, có Tom Cruise, có Tom Hank, cả Tom... and jerry là có VTR xem, nghệ thuật ko biên giới, nhất là có giai đẹp làm diễn viên. Đêm... ngọt ngào...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB định viết bài này bằng cách viết một lá thư cho diễn viên điện ảnh Thư Kỳ đó, hehe..., nhưng với các nội dung khá phức tạp (mặc dầu ngắn) thì khó mà diễn đạt qua cách viết thư được, híc... LB chấm Thư Kỳ (và Lý Liên Kiệt... do tên của họ dễ nhớ, LB không nhớ tên diễn viên Tây!), mặc dầu nàng không đẹp lắm, nhưng đóng có điệu bộ rất đạt theo từng hoàn cảnh và có lực hấp dẫn nam giới rất mạnh!, hihi... Chúc ngày mới... ngọt ngào.

      Xóa
  10. ngvanan [Blogger] 04.07.15@11:18
    Qua đọc anh, chỉ hiểu "đại khái" thôi.
    Nghĩ Tầu thì ngán, nghĩ mình thì chán ?
    Chúc một cuối tuần vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, anh bình 'chỉ hiểu đại khái' là chính xác đó (anh nên xem thêm Phần 1), LB thấy sự nguy hiểm của những lời đồn đại bong bóng xưa nay (làm lung lạc tư tưởng của nhân loại) của Tàu/Tây về các vĩ nhân/anh hùng hay ông 'muôn năm'... Tuy nhiên, bài viết không mở rộng hết cho Đông Tây được (dài khoảng 2-300 trang!), vì LB không có thì giờ (phải tồn tại trước cái đã!) nên chỉ khá tập trung vào cái được gọi là ‘anh hùng Đại Hán’. Cám ơn anh, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  11. Võ Hoàng Anh (Faebook)
    Tóm lại cái bọn giang hồ khát máu cả ngày chỉ biết đi đánh nhau hết nơi này đến nơi khác mà không cần phải ăn cơm hay làm gì cả..
    Hôm qua lúc 13:14

    Trả lờiXóa