Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

911. Tiên sư, tục sư và... (Truyện ngắn)

chả lẽ ta không biết được con người là một tổng hợp nào đó có thể nói là độc tôn của ‘phi lý + hiện sinh + thực dụng + thị dục huyễn ngã* + phiêu lãng’ sao?, tại sao ta lại phải bắt chước?

Bài này tôi sẽ viết thẳng vào chủ đề với các sự kiện như sau: tôi đọc đươc một bài viết 'Tiên sư và tục sư' (Luận về... cái sự học, Phạm Lưu Vũ), làm tôi liên tưởng đến việc: 1) ông nội tôi có dạy 'Tam tự kinh', ba tôi có dạy tiếng Pháp, 2) em họ tôi có... dạy thuyết của Khổng Tử và tư tưởng Steve Jobs (cười), 3) cháu tôi nghĩ khác với ông Vũ, 4) chuyện Lão Quy và chuyện kể của một sinh viên có thiên tư về 'chiết', và cuối cùng là, 5) tôi trở về trường cũ và kết luận... Bài này sẽ đi thứ tự từ 1 đến 5, không biện minh tại sao nó hơi dài! (chỉ có 3 trang!) mà thiết nghĩ rằng bạn đọc nên biết hay ôn lại một số của những gì xảy ra trước hay sau năm 1975, là cũng tốt chứ sao!
Tôi chỉ có thể trích ngắn phần đầu trong bài viết của ông Vũ, nghe nói là trong 'Luận ngữ tân thư'gì đó: ‘Thầy… chung quy chia làm hai hạng. Hạng tiên sư và hạng tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư ‘lôi’ kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư ‘nhét’ kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách... Hạng tiên sư nương theo con người mà hành đạo. Hạng tục sư nương theo con vật mà hành nghề. Nước có đạo lý thì tiên sư nhiều hơn tục sư. Nước vô đạo lý thì tục sư nhan nhản, có khi bói không ra một mống tiên sư nào. Chính trị đứng đắn chú trọng đến tiên sư. Chính trị lưu manh chú trọng đến tục sư...’ ​(‘Luận về… cái sự học’, Phạm Lưu Vũ, FB Viet Yen Le); rồi phần sau chứng minh rất nhiều hơn rằng chỉ có ông Khổng Tử cách đây trên 2568 năm (mất năm 551TCN) mới nói đúng và đúng y-xì-phoóc như cái mà ông Vũ nói!, ha..ha..ha...
Lưu ý rằng dưới đây có một số người tôi không nhắc tên (trừ ông Vũ, vì có liên quan đến chủ đề bài viết, rất xin lỗi!), vì thiết nghĩ việc của tôi thì tôi làm, việc của họ thì họ làm, không liên quan đến tôi!

1
Nhớ lại, khoảng năm 1960-1963 (thời Ngô Đình Diệm), lúc còn nhỏ, hình như còn đi học mẫu giáo, tôi hay chạy lên nhà ông nội chơi..., thấy:
- Ông, theo đạo Phật, có lẽ là một thầy đồ!, đang dạy tiếng Hán cho một nhóm thanh niên trong làng, mà cho đến nay tôi cũng chả biết đó là những ông nào,
tôi chỉ nhìn qua tí tí rồi chạy đi chơi, nghe loáng thoáng là 'thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn...' gì gì đó. Sở dĩ tôi không nhớ rõ kỷ niệm về ông tôi là vì ông mất sớm: ông ước mơ được sống ở miền Tây ‘phóng khoáng’ và chết ở đó, quả nhiên sau năm 1965, ông vào sống ở Sóc Trăng và lên... niết bàn ở đó luôn!
*
Cũng vào hay sau quãng thời gian đó (1963-1965), đại khái là trước khi quân Đồng Minh đổ bộ vào Việt Nam*, tôi đã học lớp 1 hay 2 rồi, thường chạy xuống nhà dưới, thấy:
- Ba tôi, gần 'Đíp-lôm'*, đang dạy tiếng Pháp cho bọn học sinh lớp 5 trong làng,
(sở dĩ gọi là 'Đíp-lôm' vì sau này ông có dạy tôi học môn Hình học và Đại số của Đinh Quy-Bùi Tấn). Tương tự, tôi cũng chỉ thường nhìn qua, rồi chạy đi chơi, đại khái còn nhớ là 'on, đơ, toa, cách, xanh, xít, xép, uýt, nớp, đít' gì gì đó... Cũng cần nói thêm là vào năm 1965 do chạy tản cư nên tôi được:
- Một 'thằng lính Mỹ' còn trẻ măng, cỡ 18 tuổi, dạy đếm từ 1-10 và một số câu giao tiếp thông thường,
mà nay tôi vẫn còn nhớ là 'oanh, tu, ti, pho, phây, xít, xe-vình, ây, nây, then' hay 'hâu a rờ du?', 'phây, thanh kiều' gì gì đó, hi..hi...

2
Bẳng đi một thời gian... Sau 1975, khi đã đủ lớn, thằng em họ của tôi đi bộ đội, còn tôi thì đi TNXP... Sau khi xuất ngũ, đến năm 2009 thì nó đã làm giám đốc/tổng giám đốc Tiger, rồi Motorola gì đó rồi... Nó mới send (gởi) cho tôi một trong những cái email đầu tiên (thư tay thì bình thường rồi): 'Anh Bàng kính mến,
- Khổng Tử nói rằng: ‘Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai'*,
ối giời ơi, nghe mà điếc cái con ráy!, mệt quá! các bạn tự dịch đi nhé!, hihi… Tất nhiên vì là người rành tiếng Tàu, tiếng Anh... nên nó giải thích ngữ nghĩa Hán-Việt cho tôi rất cặn kẽ, và tất nhiên là mấy năm sau đó, nó làm tôi rất... trọng Khổng Tử!... Tuy nhiên ở đời luôn có chữ 'tuy nhiên' mà làm cho đời luôn có cái mới và càng thêm ý nghĩa, đó là khi Steve Jobs mất vào ngày 7/10/2011, nó liền gởi cho tôi, tâm sự và bảy tỏ lòng ngưỡng mộ cực kỳ của nó đối với Steve Jobs! - mà cùng với thông tin ngay sau đêm đó, với một ‘bài viết 5 trang’ để lại, ông đã làm cho cả thế giới xôn xao với hơn 3 triệu lượt đọc, mà tôi còn nhớ câu:
- 'Cái chết là sáng tạo vĩ đại nhất của tạo hóa' của ông...
Vâng, 'lòng ngưỡng mộ cao độ' của nó và rất nhiều người khác đối với Steve Jos đã tạo bước ngoặc cho tôi nhìn nhận lại về Khổng Tử đến giờ, thanks (xin đa tạ)!



3
Quay lại vụ 'tiên sư và tục sư'...
Trước khi viết tiếp, xin giải thích thêm một tí... Số là thằng cháu họ của tôi cũng có năng khiếu triết, thiệt, ví dụ nó đã từng nói: 'diệt dục là cũng một loại dục lớn nhất trong tất cả các loại dục', v..v..., mà sau đó, tôi và 'ông tiến sĩ kỳ lạ' có nhất trí tổ chức một bữa tiệc phong chức 'triết' cho nó, hihi...; lại tuy nhiên, sau này tôi cảm thấy thất vọng vì nó có lúc không 'control' (kiềm chế) được tính khí của mình và vào cái sát-na đó: nó đã giết... triết!... Cũng cần nói thêm là mấy ông tương đương 'Tiến sĩ V.N. Lanh' đang dạy triết cho các nghiên cứu sinh/thạc sĩ hiện nay ở miền Nam đã góp phần làm cho nó mơ hồ khi hình như có... tuyên tuyền cho sinh viên một thứ 'nhừa nhựa' rất khó chịu, đại khái là: 'có lịch sử Tàu mới có lịch sử VN' (???), tuy nhiên, sau này nó không ‘nghe’ nữa!
Tôi mới thử nó bằng cách kể tóm tắt lại bài viết của ông Vũ,
từ cái: ‘Hạng tiên sư ‘lôi’ kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư ‘nhét’ kiến thức từ ngoài vào’,
ổng mới quất ra cả tràng dài dằng dặc ‘Tử viết’ (Khổng Tử nói rằng) như sau: Nào là ‘bất tri lão chi tương chí’, ‘hành tương tựu mộc tác nhân nan’, ‘hạ học nhi thượng đạt’, ‘lạc dĩ vong ưu’, ‘nhi nhĩ thuận’, ‘tam sự bất tri’, ‘tắc tử’, ‘thực bất tri kì vị’, ‘tòng tâm kì dục, bất du củ’, ‘tri nhi bất hạn, ngu xú bất cận’, ‘xử bất tri kì nhân’ gì gì đó… (nam mô a di thò phò!, các bạn Háng rộng tự dịch nhé!, ngộ chịu!), rồi nào là ‘Tử Hư’, Nhan Hồi, nào là ‘Ông Mỗ làm quan tể ở ấp Trâu’…
- ‘Cháu nghĩ sao?’, rồi tôi hỏi, nó trả lời ngay:
- ‘Ui, nếu không nhầm thì ông Vũ hàm ý… dạy cho chúng ta rằng Khổng Tử nói cái gì cũng là đúng, là thánh! Cháu nghĩ rằng cuối cùng là mượn cái bóng vĩ đại của Khổng Tử để mà diễn giải ra… ý của mình!, thực ra, cái ý của ổng không có gì mới, chỉ là nhai lại thôi, mà làm cho nhiều người, như tụi cháu chẳng hạn, cứ tưởng là ổng sáng tạo!, nên vô facebook bình toàn ‘khen’ và ‘like’ ầm ầm!, híc..híc…
‘Hà..hà…’, lúc đó tôi mới cười và kể cho nó nghe lời bình của tôi: ‘Theo thiển ý của tôi, viết phần đầu thôi thì quá hay!, còn viết nữa (về Khổng Tử) thì lại lâm vào câu của chính tác giả 'Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào'. Và tôi nói tiếp là:
- Chú ấy (đã kể ở trên) mở miệng ra là bảo ‘Khổng Tử nói rằng’, nên cái gì mà chú nói sau đó là ‘đúng’ hết!; còn ông Vũ mở miệng ra là nói như ‘đúng’ rồi, bởi vì ổng căn cứ vào ‘Khổng Tử nói rằng’, ha..ha…, thực ra, bản chất của hai sự việc này đều là như nhau!
- Vâng, người Việt mình khổ lắm chú à, họ nói như ‘thoát’ lắm, có vẻ như mở ra một lối đi mới, nhưng thực ra là họ lại quay lại hay bị trói buộc… vĩnh viễn trong cái con đường mòn cũ kỹ ngàn năm!

4
Tới đây, tôi kể cho nó nghe một cái vụ giống y hệt. Số là Lão Quy (một nhân vật hư cấu của tôi) lúc nào cũng Phật, một Phật, hai Phật, ba Phật, bốn Phật…, ý ổng nói là ổng đã thành Phật rồi!, hạnh phúc rồi!, hết ưu tư đau khổ rồi!…, ok, không phản đối!, nhưng ý quan trọng hơn là ổng quất vào đầu con cháu chúng tôi đúng… 18 cú ‘Giáng long thập bát chưởng’ nặng như Ngũ Hành Sơn, lộ ý ‘chỉ đạo’ là:
- ‘Mầy phải làm giống như tau nè’, ha..ha..ha… (đùa thôi!)
Ôi, đã thành phật rồi thì có ai khoe mình là phật nữa! Chả lẽ ông Trump lại vỗ ngực tự khoe mình là tổng thống!, không, mà có nói:
- ‘My job is not to represent the world. My job is to represent the United States of America’: Công việc của tôi không phải là đại diện cho thế giới, mà là đại diện cho nước Mỹ!
Vâng, ông Trump khá biết điều khi chỉ xưng mình là ‘người đại diện’, chứ không hề tự xưng mình là phật, thánh, là ‘đỉnh cao trí tuệ’ hay ‘lãnh tụ vĩ đại’ gì gì đó!
*
Rồi có một câu chuyện liên quan đến lão như sau… Có một sinh viên ở Bangkok tỏ ra ‘ngộ’ hơn con tôi, theo tôi, bởi những bức email ngăn ngắn của nó mà làm cho tôi, các nhà báo, các nhà chính luận, nhà dân chủ nổi tiếng... đôi khi phải cảm thấy ngưỡng mộ! Lưu ý rằng, người Việt thường tự ái mà không bao giờ chịu cho là người khác/người trẻ là 'hay' hơn hay ‘giỏi’ hơn mình, nhưng tôi 'ngửi' được sự ngưỡng mộ đó của họ! Nó viết:
- Lên (cầu thang cuốn) vào giờ nghỉ trưa, đi thơ thẩn trong khu mua sắm (của Thái)… Đi ngang cái văn phòng bán bất động sản, bất giác nhìn vào vì cái cô môi giới mặc đồ trông nổi bật, cổ cũng nhìn mình, xong rất nhanh trong tích tắc cổ lơ đi nhìn chỗ khác. Thấy lạ, mình nhìn họ thì bình thường, họ bán hàng mà nhìn mình lướt qua rất nhanh, mới để ý là mình cũng đang mặc quần tây áo sơ mi nhưng không đóng thùng, nhăn nheo, nút áo thì phanh ra, dáng đi thì từ từ thẩn thơ, cổ nhìn vào chắc nghĩ ngay là cái thằng như mình chỉ có mua bánh mua cà phê chứ không bao giờ mua nhà... Vỡ lẽ ra thì thấy thật là buồn cười và hạnh phúc. Vì mình vẫn chưa rơi vào cái thế giới thật ấy, nhìn quanh rồi nhìn lại thì mình vẫn còn khá là ‘ẩn số’. Lúc đó vừa đọc cuốn sách của Osho xong nữa, nên thấy hệ quy chuẩn của xã hội thường tình nó bạc bẽo và thấp kém biết bao. Cuộc sống mà con người ta cho là ‘vốn dĩ’ nó mới tù túng làm sao. Làm việc thì ngập trong giấy tờ và sổ sách, người ngợm tấp nập, đến lúc ăn cơm mà cũng vội vã, để cuối tháng họ bước xuống khu mua sắm cách chỗ mình làm 2 tầng lầu và mua đồ ăn, mua quần áo, để hôm sau mặc... đi lên chỗ làm lại, cũng tiếp tục ăn vội vã. Rồi lẩn quẩn trong cái vòng đó một thời gian, trông ai cũng bệnh hoạn (tâm lí) dần, nghe họ nói xấu người này người kia, nghe họ làm bộ làm tịch khách sáo khen nhau, hay chào bâng quơ khi thấy nhau cho có chuyện. Và chính cái cuộc sống ấy, cái lối hành xử đó, người ta lại gọi là ‘người lớn’, 'trưởng thành’, ‘ổn định’. Cho nên hạnh phúc là mình vẫn chưa bị gọi bằng những danh từ hão huyền và vô nghĩa đó. (hahangiang, email from Bangkok).
Lão mới gọi điện cho tôi, tôi cười rất to và nói:
- Không lý thuyết gì ráo, chỉ cảm nhận sâu lắng những gì ở trong hiện thực - mà trong hiện thực thì đã có triết, nó quả là có ‘ngộ tính cao’, thật là thú vị!
Lão… thua, im lặng không nói gì nữa!

5
Tôi có thể viết nhiều hơn, dài hơn, nhưng dường như đó là một sự… tối kỵ trong khi chơi facebook! Tôi nói thiệt, do cuộc đời tôi quá ư là khổ cực, hết chết lần này đến lần khác, nay hầu như không còn bất cứ khát vọng nào để... sống!, nên tôi thấy các thứ lý luận ‘imitate’ (bắt chước) - mà tự đánh mất chính mình một cách vô minh cả đời - của các cái được gọi là học giả, cao nhân hay ‘triết gia được phong’ hay ‘triết gia tự phong’ thì tôi không thể nào tin nổi!, thậm chí rất là buồn cười, vì:
- Tôi thấy nó… cũ rích, xin lỗi!
Tối nay, tôi có việc phải quay lại trường cũ… Ôi, tôi đã ghé thăm… hầu hết các trường đại học ở VN như ĐH Bách Khoa, Công nghiệp, Giao thông, Kinh tế, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Sư phạm, Tổng hợp…; với chiếc xe biển số xanh 80NN, tôi bước vào đó như một người vô hình và ra đi như đã thực hiện xong phần ‘số phận’ của mình! Lần này đến Đại học GT, tôi bước vào, rồi tí bước ra, cô bảo vệ nhìn tôi nói nói cười cười như đã quen biết từ lâu, mấy thầy đang ngồi nhậu trong phòng bảo vệ giúp đỡ rất tận tình những gì tôi hỏi, họ tiễn tôi ra cổng mà còn có chút lưu luyến nhìn theo!, ‘họ có biết tôi không nhỉ!’, dưới những cái ‘building’ (tòa nhà cao tầng) với ánh đèn điện sáng rực trời, tôi như lạc vào một thế giới khác, tự hỏi và tự trả lời ‘không, chắc là không’, vì tôi vốn không muốn lưu lại bất cứ cái gì ở cõi đời này!...; bỗng dáng hình của nàng ‘Trưởng khoa Quan hệ quốc tế’ xinh đẹp nhất… vũ trụ hiện ra trong ký ức tôi, mấy năm trước nàng có hỏi tôi ‘sau này nếu được thì anh về giảng chỗ em nhé’, thực ra, trong thâm tâm, tôi có ‘cảm’ nàng và muốn nhờ nàng, nhưng không, tôi không bao giờ nhờ vả phụ nữ, cũng như bất kỳ ai, rộng hơn:
-Tôi không bao giờ muốn nhờ vả tư tưởng của ai hết!
*
Viết đến đây, tôi chợt nghe bay ra từ bên kia bức tượng Quan Âm trước nhà, bản nhạc sau:
Người yêu ơi, em có thấu chăng lòng anh/Dù năm tháng xa cách làm ta mất nhau/Dù tương lai còn xa/Dù khó khăn vượt qua/Anh vẫn chờ anh xin yêu mãi mình em…/Rồi thời gian sẽ không nhạt phai/Rồi thời gian sẽ không xóa nhòa… 
https://www.youtube.com/watch?v=WWuFKvFNZjs
Dù nước Tàu sau này có ra cái gì đi chăng nữa thì tôi vẫn khen nhạc Tàu!, ví dụ bản ‘Tây Lương nữ quốc’* (‘Tình nhi nữ’) mà truyền thuyết rằng Tam Tạng có yêu Nữ vương của xứ Tây Lương, rồi vì cái lý ‘giải phóng nhân loại’ hay vì cái ‘ý thức hệ ảo’ nào đó, chàng phải đau khổ mà từ biệt, đúng hơn là vĩnh biệt cái ‘vũ trụ’ của mình. Tôi tin sự thật là vậy!, ổng cũng là người, ta cũng là người, cũng vậy thôi!, vì nếu không thì thượng đế tạo nên người đàn bà để làm gì? Câu chuyện khổ đau của họ đã phần nào chỉ ra tính ‘phức hợp’ của mỗi cá thể - với tư cách là một tiểu vũ trụ!

Người ta nói ‘đời là bể khổ’, ‘đời là cát bụi’, ‘không tức thị sắc, sắc tức thị không’, ‘vô môn quan’*, rồi triết học hiện sinh, triết lý phi lý, thuyết phiếm thần, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa ‘cần lao nhân vị’ gì gì đó, chưa kể đến cái lý ‘giải phóng nhân loại’ nằm đâu đó trong bộ não của Ruồi trâu, Paven Coocsaghin, của tay AQ Lôi Phong, hay thuyết ‘Thượng đế chủ thể Juche’ của… Kim Giống Ủn!...
Tôi tự hỏi, chả lẽ ta không biết được con người là một tổng hợp nào đó có thể nói là độc tôn của ‘phi lý + hiện sinh + thực dụng + thị dục huyễn ngã* + phiêu lãng’ sao?, tại sao ta lại phải bắt chước?, chả lẽ ta không biết tự nói ra ý mình sao, dù hay hay dở?, chả lẽ ta không hiểu nổi ‘nó’ sao, suốt đời?, muôn đời?
Tôi không biết, tôi chỉ biết là mình muốn như anh chàng cao bồi Lucky Luke hay tay ‘Kỵ sĩ cô độc’*, một mình một ngựa dưới ánh tà chiều.

(HẾT)
--------- 

Chú dẫn:
  1. Bằng 'Đíp-lôm': thời 1940-1970, người ta thường có bằng Pri-me, Đíp-lôm rồi Tú tài (tốt nghiệp Tiểu học, Trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp), trong đó hai loại bằng sau hơn bị hiếm, bằng đíp-lôm thì mỗi xã có 1-2 người, bằng tú tài thì cả huyện mới may ra có 1-2 người.
  2. ‘Bất tri lão chi tương chí’, ‘hành tương tựu mộc tác nhân nan’, ‘hạ học nhi thượng đạt’, ‘lạc dĩ vong ưu’, ‘nhi nhĩ thuận’, ‘tam sự bất tri’, ‘tắc tử’, ‘thực bất tri kì vị’, ‘tòng tâm kì dục, bất du củ’, ‘tri nhi bất hạn, ngu xú bất cận’, ‘xử bất tri kì nhân’…: Khổng Phu Tử một hôm đang thư thái, bỗng buột mồm nói ra câu: ‘Hành tương tựu mộc tác nhân nan’ (Người ta thường sắp chui vào quan tài rồi, mới biết làm người là một việc khó)… Kẻ không biết phân biệt có ba việc mù mờ (nguyên văn: ‘tam sự bất tri’) như sau: Thứ nhất, ăn không biết thế nào là ngon, uống chẳng biết thế nào là dở, như thế gọi là: ‘thực bất tri kì vị’. Thứ hai, nói không biết nên nói với ai, nghe chẳng biết nên nghe ai nói, như thế gọi là ‘xử bất tri kì nhân’. Thứ ba, đi không biết nên đi theo đường nào, ngồi chẳng biết nên ngồi chỗ nào cho đúng, như thế gọi là ‘hành bất tri kì đạo’… Khổng Tử bảo: ‘Đó là những thang bậc từ thấp đến cao của cái sự học (‘hạ học nhi thượng đạt’). Cũng là những điểm ‘chết’ (nguyên văn: tắc tử) của kiến thức… Ông Mỗ làm quan tể ở ấp Trâu là một người có tiếng ngay thẳng, thanh liêm, rất ghét thói nịnh bợ... Có ai ngờ một người như ông Mỗ cũng đến lúc thay đổi. Ông bắt đầu thích những lời tâng bốc, ca ngợi. Ông bằng lòng và kiêu ngạo với những gì mình đạt được. Ông nhắm mắt, bịt tai trước những lời nói thẳng, những kẻ can gián. Thậm chí còn sai người bắt bớ, bỏ tù họ. Dần dần, ông biến hẳn thành một ông quan bịp bợm, lèo lái, vừa thích nịnh, vừa ăn của đút như ranh. Đám tay chân cũng nhanh chóng a dua theo. Chúng tha hồ nhân danh pháp luật để ăn cắp trắng trợn mọi thứ của dân, không cho dân được kêu ca, oán thán gì... Ấp Trâu trở thành một nơi tăm tối nhất thiên hạ, đểu giả, lưu manh không nơi nào sánh bằng. Dân chúng bị cưỡi lên đầu lên cổ đã đành, lại còn không dám hó hé, suốt ngày phải ca ngợi, mở mồm ra là phải nói lời biết ơn cái lũ đầu trâu mặt ngựa, cầm đầu là ông quan Mỗ ấy (!). Biết ơn lũ kẻ cướp là một việc xưa nay chưa từng có. Chắc chỉ diễn ra ở nơi có cái thứ chính trị đã biến thành lưu manh như kiểu ấp Trâu mà thôi… Ta từng có một học trò xưng là Tử Hư… Những điều trên đây rút ra từ ghi chép của Nhan Hồi - một học trò yêu của Khổng Tử. Khổng Tử có lần đã nói: ‘Này Hồi! ta sở dĩ thích ngươi, chính bởi ngươi là một học trò học đến đâu thấy thiếu đến đó. Vì thế kiến thức không bao giờ dừng lại, cái ngu, cái xấu không có cơ hội đến gần được với ngươi...’ (nguyên văn: ‘tri nhi bất hạn, ngu xú bất cận’)… (‘Luận về… cái sự học’, Phạm Lưu Vũ, FB Viet Yen Le)
  3. Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai: Ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu (hnl dịch)
  4. Kỵ sĩ cô độc (The Lone Ranger), xem phim tại: http://www.phimmoi.net/phim/ky-si-co-doc-73/
  5. Quân Đồng Minh đổ bộ vào Việt Nam năm 1965, xem thêm hồi ký: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/07/588-chuyen-chu-cho-au-thai-va-chien.html
  6. ‘Tây Lương nữ quốc’ có thật: Ngỡ chỉ có chỉ là hư cấu nhưng rồi thật bất ngờ, Tây Lương nữ quốc ấy vẫn tồn tại ngay trên đất nước Trung Hoa ngoài đời tại tỉnh Vân Nam. Vương quốc này theo lịch sử ghi chép là tồn tại đã hơn 2000 năm. Đó chính là bộ tộc Mosuo, sống xung quanh hồ Lư Cô (Lugu) thơ mộng có khu rừng xanh thẳm bao quanh (thuộc huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam). Hồ Lư Cô, theo tiếng Mosuo là hồ Mẫu Thân có diện tích rộng đến 48km2, nằm ở độ cao 2690m so với mặt nước biển và giáp hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam. Muốn đến đây, phương tiện tối ưu là phải cưỡi ngựa, đi thuyền và lội bộ. Khoảng cách địa lý và địa hình cách trở nên họ sống tách bạch với thế giới ồn ả bên ngoài... (baodatviet.vn)
  7. ‘Thị dục huyễn ngã’ không phải là chữ Phương Đông (Phật, Lão, Khổng, Trang, Thiền). Đây là tổ từ Hán để dịch một khái niệm của Freud: ‘Sigmund Freud said that everything you and I do springs from two motives: the sex urge and the desire to be great (tạm dịch: Freud, nhà phân tâm học nói rằng 2 dục chủ yếu của con người là: tình dục và thị dục huyễn ngã). Thị dục huyễn ngã (   ) = the desire to be great (tạm dịch: ham 'đề cao' mình). Thị: có nghĩa là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ bệnh, không phải nghĩa thấy. Dục: muốn (chính xác rồi). Huyễn: nghĩa là nói về mình, tự đề cao, không phải nghĩa huyễn hoặc. Ngã: cái ta (vụ này ai cũng biết) (Nobita)
  8. Vô môn quan: ý nói là ‘không có đường đến’, trong câu ‘Chân lý là miếng đất không có đường đến’ (Truth is pathless land) là kết luận! của Krishnamurti khi giải tán Hội Phật giáo quốc tế 'Ngôi sao phương Đông' năm 1929.

17 nhận xét:

  1. Nhiên Phạm Châu An ... (FB)
    Khổng Tử có nói chữ: Hay
    Giờ em nói lại chữ này... có được không?!
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay thì hay tự ngàn xưa
      Dở thì bởi tại ôm hoài chẳng buông! (Đạo Hạnh thiền sư phẩy)
      Hehe...

      Xóa
    2. Huong Tra (FB)
      Em sang đọc thấy Tiên sư và Tục sư... Lại nhớ lời Mẹ em nói Tà Đạo và Chánh Đạo để phân biệt...
      Bên Blog TV, thấy anh còn chong đèn :) Em vào Comt mà đăng hổng được bị out hoài à... hay là... Anh lại qua bển cùng múi giờ với Trà đâ ? :D
      7 giờ

      Xóa
    3. Đoạn trên của tác giả rất hay, cái chít là ở chỗ TG không minh họa được cái có thể nói là cực mới mà ta nên dùng vào thời @ hay 4G/5G... Đèn sáng có khi là do cái smartphone, chứ có thể là huynh... ngủ rồi!, hi... BTV bị nhiều thứ lỗi, nên chán lắm!
      'Mạng' yếu lắm! Thank muội, ngày mới ngọt ngào!

      Xóa
  2. Viet Yen Le (FB)
    Thanks be good! TUYỆT VỜI... Cảm ơn GS...
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Mạng' bên phây yếu lắm, tôi kg làm gì được, để hạ hồi phân giải nhé!, hi...

      Xóa
  3. Mắt Đời (FB) 16 Tháng 3 lúc 22:51
    Để nói về thầy thì ta có thể đặt câu hỏi rằng thế nào là một ông thầy giỏi? có vài yếu tố về cái giỏi.1/ giỏi truyền đạt cho học trò hiểu bài học, điều này đòi hỏi nhiều sự hiểu biết về tâm lý con người để có phương pháp tối ưu, nhiều hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong đời sống để dùng nó làm công cụ giải thích hay minh họa cho bài giảng. 2/ cái tâm của người thầy: yêu thương học trò và yêu thương việc giảng dạy, chỉ như thế thì mới thúc đẩy sự nỗ lực của chính ông trong công việc của ông. 3/ tâm vô vị lợi: đây cũng là nhân cách của người thầy. 4/ Tầm nhìn hoặc trí tuệ: biết giới hạn của mình để cẩn trọng khi nói về những gì ông ta còn chưa rõ ràng, biết vị trí của mình để hiểu rằng ông chỉ có vai trò dẫn dắt còn con đường là tự học trò đi, học trò không thuộc sở hữu của mình.
    Tóm lại thầy giỏi bao hàm đạo đức, nhân cách và hiểu biết. Ở đây chưa nói đến dạy làm người hay dạy làm việc, cả 2 đều quan trọng như nhau đối với học trò, không nên vì tôn vinh việc học làm người mà chê bai học làm việc, vì cái mà học trò cần đối với nó là tính hiệu quả để tự lực cánh sinh, học làm người còn thời gian rất dài để học. Tuy nhiên, việc học và dạy là mang tính giao lưu trao đổi, không phải cái máy tải dữ liệu, việc dạy học trò làm người đã ẩn chứa trong đó rồi.
    Bài viết sai ở chỗ nói tiên sư chỉ ra cái thiếu, tục sư chỉ cái giỏi. Thầy giỏi khi có thể giúp học trò hiểu bản chất sự việc, từ đó chính nó sẽ nhận ra nó thiếu cái gì cần cải thiện và giỏi cái gì để phát huy. Còn chánh tâm hay tà tâm phụ thuộc vào người thầy dạy về cái bản chất đó có gần đến bản chất thật không. Người viết chịu ảnh hưởng lớn của Nho Giáo Khổng Tử, có thể Khổng Tử thông hiểu đạo lý và ông ta dùng cách nêu cao hình thức để thấm nhuần chân lý, điều này có thể có tác dụng nhưng không sâu, ngược lại, vô số triều đại phong kiến sử dụng học thuyết của ông như thứ công cụ để điều khiển dân chúng, dùng Khổng Tử để mị hoặc và lừa dối. Không biết Khổng Tử khi nhìn thấy điều đó liên tục suốt mấy ngàn năm thì ông sẽ nghĩ gì. Người viết thấy được cái đốn mạt của XH nhưng lại dùng lý luận của ông tổ hình thức thì thuyết phục không được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. …Cách đây 16 năm, mình và một chuyên gia Việt bị ‘bắt cóc bỏ dĩa’ phải lên giảng bài, mỗi người một tiết (cho một khóa đào tạo… quốc tế). Anh bạn lên giảng lý thuyết về ‘3 gói hành trang’ của một người thầy (trainer) là: 1) Kiến thức, 2) Kỹ năng, và 3) Thái độ; vì nó là lý thuyết nên anh ta tỏ ra lúng túng…, và vì là lý thuyết nên mọi học viên đều chán và buồn ngủ vì ít nhất là họ đã nghe một số thầy... tục lải nhải điều này mấy chục năm rồi!, v..v… Đến lượt mình, mình kể các minh họa có thật là thầy A có kiến thức, cô B có kỹ năng, ông C có thái độ (tốt), mọi người đều sáng mắt lên và hết buồn ngủ…, từ đó mình có công ăn việc làm được gần 15 năm, hehe… Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện (thực tế).
      ...Dường như (chúng) mình không có khái niệm thế nào là thầy tốt hay xấu! (hay tiên sư hay tục sư gì đó), bởi lẽ người Tây đánh giá cụ thể một người thầy dựa vào cả chục ‘tiêu chí’, trong đó, sự tham gia một cách ‘dân chủ và đa chiều’ của người học là quan trọng nhất, và cuối cùng là:
      - Ông thầy đó đã đem lại kết quả gì cho lớp, đặc biệt là cho công việc cụ thể của họ, mà có thể ‘đo’ được!
      ...Thiết nghĩ, bài viết của ông Vũ thoạt nhìn thì rất hay, nhưng nhìn kỹ lại thì nó chả đem lại hiệu quả gì cho cuộc sống thực cả, vì ‘viết cũng chỉ là viết thôi’!

      Người ta thường ví dụ nôm na rằng người Tàu đã mang lại cho ta món ‘cơm Dương Châu’ rất ngon (nhưng không hẳn là ngon nhất!, vì ở đời có hàng vạn món ăn ngon, trong đó có rất nhiều món ăn Việt), nhưng món cơm đó cũng có thể làm cho ta bị ‘ngộ độc thực phẩm’ (chẳng hạn, cả trăm em hs ở miền Tây mới đây)... Một chuyên gia nói rằng thực phẩm chỉ nên để trong tủ lạnh không quá 3 ngày, vì nó sẽ bị biến chất - ăn không những không có bổ dưỡng gì mà còn mang hại về sau!; thử hỏi cái được gọi là tư tưởng Khổng Tử không chỉ bỏ trong tủ đời trong… 3 ngày, mà trong… 3000 năm!!! (kể cả thời Khổng và trước đó):
      - Nếu ta ‘ăn’ vào mà không bị ‘ngộ độc tư tưởng’ mới là lạ!

      P/s: Còn nhiều ý lắm… … …, nhưng mình còn nhiều việc phải làm vào buổi chiều, thank bạn, TM.

      Xóa
  4. Huong Dinh Thi Thanh (FB)
    Hay thiệt. Nghe trước quên sau, nhưng rất hay.
    23 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe quên mà vẫn thấy hay là người có... ngộ tính cao!, giông giống trường hợp Trương Vô Kỵ học Thái cực kiếm của Trương Tam Phong, hi..hi...

      Xóa
  5. Chuck Le (FB)
    Rất đồng tình với bạn: "...nên tôi thấy các thứ lý luận ‘imitate’ (bắt chước) - mà tự đánh mất chính mình một cách vô minh cả đời - của các cái được gọi là học giả, cao nhân hay ‘triết gia được phong’ hay ‘triết gia tự phong’ thì tôi không thể nào tin nổi!, thậm chí rất là buồn cười, vì:
    - Tôi thấy nó… cũ rích, xin lỗi!"
    Hôm qua lúc 10:33

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cứ ngẫm lại cái mail của cậu sinh viên ở Bangkok, thấy chỉ nói đến cô bán hàng, mình và đá sơ tí Osho, trong lúc 'học giả' ta nói cả lô 'bóng đè', thấy choán thiệt anh à, mạng yếu quá, sr, thank anh!

      Xóa
  6. Má Boon (FB)
    NGLB ui... Anh đúng là cái chi chi... cũng biết... Em thì không biết cái chi chi hết..., tiên sư hay tục sư... Chỉ biết một điều duy nhất... Nhờ NGLB, em nhớ ba em. Ngày em nhỏ xíu, nghịch phá..., ba em hay mắng tiên sư...
    15 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mạng yếu quá Má Boon à, gần 10' mới trả lời được, cám ơn Má, để mạng tốt đã nhé!, chiều... ngọt ngào!

      Xóa
  7. Lưu comt MTV:

    Vô đề mà tím thế sao!
    Em quay dáng trắng, anh nao nức lòng
    Tóc huyền thả xuống bờ cong
    'Hư vô', em nói!, nhưng... phiền tình anh

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Lão Khoa (BTV)
    Bài: TỪ CHUYỆN BIỂN ĐÔNG
    ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ NÔNG SẢN SẠCH

    Đọc ý của Lão Khoa tôi không có gì để phản đối.
    Còn đọc câu này của ai đó:'Trung Quốc là một nước phát triển rất mạnh. Thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây là thế kỷ Trung Quốc. Hàng hoá Trung Quốc đã phủ khắp thế giới. Chẳng cần đến Trường Sa, Hoàng Sa và cả biển Đông thì Trung Quốc cũng vẫn là một quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất thế giới':
    -Tôi không thể nhịn cười được!

    Trả lờiXóa
  9. Chưa đủ quen thì gọi là gì nhỉ!
    Anh đi đường, cong nổi cả trong tâm
    Nỗi tiếc nuối không bao giờ gặp lại
    Vũ trụ tròn!, sao em khích mắt anh!

    Trả lờiXóa