Cô
Vi làm cho ta phải 1) đeo khẩu trang, 2) rửa tay, rửa tay và rửa tay, 3) không
nên tụ tập hay đến chỗ đông người, v..v..., dĩ nhiên điều 1) và 2) thuộc về khoa học
nên miễn bàn, còn ‘tránh chỗ đám đông người’ mới là chuyện của... ‘triết’!
*
Thực
ra, Hàn Mặc Tử, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Thanh Tùng, Trương Quý Hải...
khi viết lời thơ/nhạc thì họ viết luôn, chứ không có ý này ý nọ ‘cả bãi dài hàng chục
trang’ mà các bình luận viên đã ‘tán’ vào tán ra, tán dài, tán dai, suy ra tán
dại!, vd như: ‘trăng nằm sóng soải trên cành liễu’, ‘nhưng đời làm ngựa hoang
như chết gục’, ‘người nằm xuống, nghe tiếng ru, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững
hờ’, ‘trả về hư không, giọt nắng bên thềm’, hay ‘một xác lá rơi bên hè, mùa
đông tái tê’...
Đọc
‘Tây du ký’, tôi thấy có nhiều người tán nào là âm dương, nào là ngũ hành - kim,
mộc, thủy hỏa, thổ, rồi nào là bát quái cái cmn gì đó, rồi tán ra cả chục trang
hay cả trăm trang!, làm thiên hạ An Nam hoa luôn cả mắt!, NHẦM to!..., mà ý
chính là bởi vì ‘khỉ-người’ là một loài có tính ‘tụ tập bầy đàn’, ‘tò mò, bắt
chước’, ‘nổ’, ‘háo thắng’ và đặc biệt là ‘KHÔNG bao giờ chịu BUÔNG BỎ*’, nên Phật
Bà mới đặt tên cho nó là ‘ngộ không’, nhưng nó không bao giờ ngộ không!, bởi vì
nó là giống... khỉ!
Đọc
‘Hồng Thất Công’, cứ NHẦM ‘Bang chủ Cái Bang’ là một cái gì ghê gớm!, nào ngờ đối
với thế giới quan Hồng Kông thì đó chỉ là một loại ‘King of beggars’ trong truyền thuyết, mà nếu có thật thì may ra có Túy quyền Tô Khất Nhi vào thời nhà vua Đạo
Quang nhà Thanh!, chuyện không bàn nữa... Một ví dụ, Nhạc Bất Quần sở hữu 36
chiêu ‘Tịch tà kiếp pháp’ (nói là 72 nhưng thực ra chỉ có 36!), khi đánh nhau với
Lệnh Hồ Xung thì họ Nhạc đánh ra từng chiêu một, từ 1 đến 36, hết rồi quay lại chiêu số...
1!, nên Lệnh Hồ Xung biết ‘tỏng’ mà đả bại hắn!... Các học ‘giả’, thậm chí là cụ
Wiki, đều NHẦM ‘Giáng long thập bát chưởng’ là 18 cú chưởng riêng lẻ, nên liệt
kê ra tùm lum, mà nếu đánh ra từng chiêu một như vậy thì Hồng Thất Công chết...
chắc!, vì bản chất của nó là kết nối và tuôn ra liên tu bất tận như ‘tràng
giang đại hải’, nên tựu chung ‘nó’ cũng chỉ là ‘một’!
Tương tự, ở VN có ông Vũ
Đức Sao Thế không hiểu được Kim Dung nên mới NHẦM mà phát ra ‘từng chiêu một’,
như nào là ‘võ
đạo’, ‘kiếm đạo’, ‘tửu đạo’, ‘trà đạo’, ‘cờ đạo’, ‘bài bạc đạo’, ‘trồng hoa đạo’, ‘ăn cắp đạo’, ‘tán gái đạo’ hay 'cmn đạo',
nhưng thực ra Kim Dung dở nhất là khoản tán gái (tán mãi nàng Hạ Mộng 3 năm mà vẫn không xong!), ông chỉ có cái giỏi là cuối cùng dẫn đến mọi sự ‘Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong/Bất tri hà xứ lai hề, hà sở
chung’, nên cuối đời ông có lẽ vì cái cõi ta bà với ‘Những năm tháng khó
khăn này/Ai có thể thoát được mối sầu nhân thế/Trong thế giới phù hoa đó/Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ’ (Mộng uyên ương hồ điệp), mà đành phải quy phục đấng ‘Tứ đại giai không’, chấp nhận chui vào Cổ Mộ (đi tu),
để ‘trả về với hư không, giọt nắng bên thềm’!...
Vân vân...
Người ta hay ‘xxx’ ông Các Mác (Karl Marx), tùy!, ‘no table’ ở đây, tuy nhiên, ổng
có một câu rất hay ‘HOÀI NGHI TẤT CẢ’ (nhưng chúng đệ tử của ‘Các Mác phái’ lại
không mần vậy!), đó là lý do chính mà người Đức còn tự hào về ổng!... Ý nói gì?
Ý nói thằng nào không hoài nghi thì thằng đó... déll là triết gia, cụ thể là:
-Đọc sách
Tàu thì đừng có tin!
Thật vậy!, nói có ‘nhân
chứng, vật chứng’ hẳn hoi, điển hình như bài ‘Người đến từ Triều Châu*’ mà các ‘Karaoke sĩ’ ai cũng biết!
KHÔNG
THẸN VỚI LÒNG
(Tác giả: Văn Tâm Vô Quý (Đài Loan), trình bày: Trác Y Đình*, nguyên
văn từ trang chinese-com)
-Lúc
chưa được như ý xin đừng oán trách
Khi
gặp trắc trở cũng đừng nên nản
Làm
sao lại oán trách ông trời, rồi tủi thân một mình
Nửa
tỉnh nửa mơ, rồi cảm thấy tự ti tiêu cực...
Đời
người nhấp nhô như cơn sóng thủy triều
Được
và mất chỉ nằm trong ý nghĩ mà thôi
Thành
công, thất bại đều phải nên thản nhiên đối mặt
Sinh
mạng thật đáng quý, đừng bỏ phí những tháng năm
Nhưng
cũng mong đừng để lòng hổ thẹn.
NGƯỜI
ĐẾN TỪ TRIỀU CHÂU
(Lời Việt bởi Lê Hựu Hà!, trình bày: Quang Linh)
Nghìn
trùng xa ai còn vấn vương sông hồ/Mà nơi đây, bỗng dừng bước phiêu du/Ở đây có bếp lửa hồng, và nơi đây có mối duyên nồng/Cũng nơi đây em đang chờ anh xây mộng kết tơ... Ngày anh đến ấm lại mùa đông giá lạnh mịt mờ/Ngày anh đến cánh hoa vườn em ngát hương/Sẽ không còn, những u buồn, chúng mình mãi gắn bó suốt đời nhau/Ngày anh đến với em, gió cũng hát lao xao, cùng đàn én trong vườn xuân...
...Như
vậy, từ một bài hát Đài Loan rất giàu chất triết lý, tàng ẩn tính lạc
quan và đầy 'nhân bản’, khuyên con người không vì ‘cái tôi’ mà kiêu căng hay nản
lòng..., vì thành công, thất bại, được mất chỉ là suy nghĩ chủ quan của con người
thôi, điều cốt lõi là hãy sống sao cho không thẹn với lòng!; nhưng, KHI CHUYỂN
SANG VIỆT NAM do ngẫu hứng mà bỗng nó bị biến thành... tình dục yêu yêu đương đương, thương
thương nhớ nhớ: ‘Ngày anh đến với em, gió cũng hát lao xao, cùng đàn én trong vườn xuân’
hay ‘Biết em! Biết em! Thế nên cỏ hoa thật là dễ thương’! (Hoa cỏ mùa xuân)...,
làm ta bỗng thấy một mớ ‘nàng tím’ như Thần tiên tỉ tỉ Lưu Diệc Phi, Trường
bình công chúa A Cửu hay Thánh cô Nhậm Doanh Doanh... xuất hiện... lâng lâng... đầy... phấn khởi! (H.1)
Tóm lại, từ chỗ có tính tổng quát, vĩ mô, nhân bản, do sự thiếu hiểu biết hay do tính ‘Đại Háng’ hay tính ‘thờ Tàu’... mà triết lý 'Đài Loan’, rộng hơn là triết lý Á Đông hay triết lý thế giới... đã và đang bị ai đó lái thành các công cụ phục vụ cho ‘giới thượng tầng’, ‘nhóm lợi ích’, nhiều nhất là cho các ‘cái tôi... lơi bơi... khoái nổi’!
*
Tóm lại, từ chỗ có tính tổng quát, vĩ mô, nhân bản, do sự thiếu hiểu biết hay do tính ‘Đại Háng’ hay tính ‘thờ Tàu’... mà triết lý 'Đài Loan’, rộng hơn là triết lý Á Đông hay triết lý thế giới... đã và đang bị ai đó lái thành các công cụ phục vụ cho ‘giới thượng tầng’, ‘nhóm lợi ích’, nhiều nhất là cho các ‘cái tôi... lơi bơi... khoái nổi’!
*
Thời
sự tí... Tôi
có thấy tấm hình của Thủ tướng Ấn Độ Modi ngồi bên cạnh ông Trump và bà Melania (25/2/2020) trên một cái bậc thềm của một cái nhà kho bình thường, dưới nắng chiều cũng rất
bình thường (H.2)...
Hãy
ra Hà Nội, ghé chùa Trấn Quốc, ta sẽ thấy nhiều người Ấn Độ ra chào: Tổ tiên họ
đã đến Việt Nam từ thời Lý Nam Đế của VN, hay thời Lương Vũ Đế của Tàu, tức vào
những năm 500-550, cách đây đến 1500 năm!... Trước đó, người Ấn Độ (người Chà
Và, rộng hơn là người Nam Á) đã có ở VN từ 'trước' tk 4, tức cách đây trên 1700 năm!...
Như vậy, ai đó đã NHẦM khi nói là người Việt có gốc Hán, vì về mặt nhân chủng học,
ông cha ta có công thức ‘Tây-Nam-Chà-Chệt’, trong đó Nam là Việt Nam, Chà
là Ấn Độ, Chệt là người Hoa và Tây là người đến từ châu Âu...
Ta
hay nói Tàu thế này thế nọ, như tể tướng Bá Hi (thái tể), Án Anh hay Vương An
Thạnh, tướng Ngũ Tử Tư, Mã Thốc hay Ngao Bái, người đẹp Tây Thi, Dương Quý Phi
hay Trần Viên Viên..., mà hầu như déll biết cái cmn gì về Ấn Độ!... Và dưới đây là một
stt đầy ‘triết lý’ của một fbker:
QUYỀN LỰC CỦA CHỖ NGỒI!
Hoa Kỳ hay còn gọi là xứ Cờ hoa sao chẳng có hoa? Cũng không một bóng cờ như để tự hào cái vinh quang và lòng yêu nước vì màu cờ sắc áo...! Có thua xa, rợp hoa và cờ ở “thiên đường” không!?
Hoa Kỳ hay còn gọi là xứ Cờ hoa sao chẳng có hoa? Cũng không một bóng cờ như để tự hào cái vinh quang và lòng yêu nước vì màu cờ sắc áo...! Có thua xa, rợp hoa và cờ ở “thiên đường” không!?
Hình ảnh chân chất như chốn nhà quê của 3 vị
có lẽ quyền lực nằm trong Top 10 của thế giới 7 tỉ người. Họ ngồi như phơi nắng
bên thềm nhà kho cũ kỹ phủ bụi (gốc cột mốc meo sau lưng đệ nhất phu nhân), bên
lớp sơn tường cũ kỹ bong tróc..., như trò chuyện, như cái chân chất của Nam Cao
viết cho Chí Phèo và Thị Nở trong chuyện Làng Vũ Đại Ngày Ấy...
Người ta bảo, chốn công đường thường lắm thị
phi. Thị phi hay không, thị phi đàm tiếu chê trách tiếp đón không tử tế. Suy
cho cùng thị phi hay tử tế do bởi tấm lòng của con người ta mà ra.
Ai đó nói, chiếc áo không làm nên thầy tu,
thì cũng vậy Chiếc ghế, Cờ hoa và sự hoàng tráng không làm nên quyền lực. Quyền
lực của sự trấn áp của kẻ cầm súng, dí dao đè xuống hãm hiếp..., sẽ khác xa và
rất khác thứ quyền lực mãnh liệt và vĩnh cửu của con tim và ánh mắt để được
dâng hiến, rung động và khát khao yêu thương...
Hôm nay, Đạo Thiên Chúa Giáo giành riêng một
ngày có tên là “Thứ Tư Lễ Tro”, để làm gì vậy... Nhắc nhớ phải ăn ngay ở
lành. Hành động xức tro lên trán, nhắc nhớ tự bản thân mình và mỗi người “kiếp
người” Tro Bụi sẽ trở về Tro Bụi...
Sẽ không có một thứ quyền lực nào hơn quyền lực
của trái tim và lòng biết ơn. Ngai vàng hay cờ hoa chỉ là thứ phô trương hào
nhoáng về chiến lợi phẩm của kẻ cướp chiếm được, và trong đó chất chứa máu và
nước mắt cùng bao tiếng than oán rên xiết bất công và áp bức giữa lòng xã hội
chúng ta đang sống!!!
TG:
Jack Ng
***
Tôi
tự hỏi lúc nhỏ ông Modi có ‘cào nghêu’ hay ‘học bằng đèn đom đóm’ mà làm thủ tướng
Ấn Độ - một nước ngang cơ với ‘Trung Quốc’* và là ‘bạn vàng’ của VN - chính hiệu
con nai vàng!
Tôi tự nghĩ triết
gia thường đứng ngồi một mình, suy tư một mình, dành rất nhiều thời gian để suy
nghĩ, chứ đến chỗ ‘tụ tập chém gió’, ‘dâng sao, thỉnh vong’, ‘mở LON COCA’, ‘hát
ồn cả xóm’, ‘nhậu nhẹt bí tỉ’, ‘một hai ba, dzô’ để làm gì!, đến để ngắm mông cô Vi chăng! (H.3), vì thế mà vụ ‘Nghị
định 100’, nhất là vụ ‘con C’ đã
giúp người Việt Nam suýt trở thành triết gia!, hahaha...
Triết
gia không bao giờ tự xưng mình là triết gia, cũng như ông Trump chẳng cần tự xưng
mình là tổng thống hay đấng ‘tế thiên hành đạo’ gì gì đó... Tức cười nhất là đoạn
nào ông Modi phát biểu cũng có từ ‘pờ-re-xi-dinh tờ-răm’ (President Trump), làm
tôi liên tưởng đến 'củ Trump' và... ‘tờ trăm’ ngàn đồng của VN mà có thể giải cứu được... nửa kí tôm hùm... đểu,
hehe...
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Ấn Độ là
một nước ngang cơ với ‘Trung Quốc’: Ấn Độ là một đại lục rộng lớn, diện tích đứng
thứ 7 thế giới, sau lần lượt Nga rộng nhứt, Gia Nã Đại, Tàu, Mỹ, Ba Tây, Úc; đặc biệt
dân số rất đông: 1,3 tỉ người, chỉ sau Tàu với 1,4 tỉ người (fb Nguyễn-Chương
Mt)... Ấn Độ được dự báo sẽ soán ngôi Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm
thế giới vào cuối năm nay. Sau đó, quốc gia này sẽ chỉ cần thêm 6 năm nữa để vượt
qua Nhật Bản, trở thành NỀN KINH TẾ LỚN THỨ BA THẾ GIỚI...
(doanhnhan-saigon-vn)
2.
Con khỉ không có trí huệ “buông bỏ”. Con
người có trí huệ để “buông bỏ” hay không? Có người có, có người không. Có người
có những lúc có, có người có những lúc không có. Con người ta sẽ luôn có một số
thứ không nỡ buông bỏ, đây chính là nhược điểm của con người, cũng là bản tính
sẵn có của con người... Thời gian đến tận hôm nay, tôi cảm thấy nhân loại đang
đứng trước nguy hiểm lớn nhất, chính là khoa học kỹ thuật của nhân loại (TQ) ngày
càng tiên tiến thì dục vọng của con người ta ngày càng bành trướng thêm... (Nguyễn
Lan Anh). Đăng trên fb Nguyễn văn Hùng, đọc chi tiết tại: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2521717034762445&id=100007725196095
3.
Người Ấn Độ đã có ở VN ít nhất là từ tk 4:
Lâm Ấp (192-605) ...sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam (ĐBSCL hiện nay) cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào tk IV,
đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ.
Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Champa và vua Campuchia đều là hậu duệ
của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata...
(wiki)
4.
Trác Y Đình (Timi Zhuo), sinh 1981, là một
ca sĩ (nổi tiếng nhất!) Đài Loan. Cô đã thu rất nhiều album và ca khúc bằng cả
hai thứ tiếng Quan Thoại và Đài Loan... Những bài hát hay nhất của cô: Lời hứa
trong gió, Tìm một từ để thay thế, Sẽ không nói lời yêu anh, Nước mắt em sẽ
không rơi vì anh, Nụ hôn và giọt nước mắt... (nhaccuatui-com)
5. Triều
Châu: ‘Ở VN, người Triều Châu (bắc Quảng Châu) có mặt từ khá sớm, tập trung ở SG
và miền Tây'... Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt và trao đổi mua bán..., người Hoa
cũng tập nói tiếng Việt..., chính đặc điểm này mà người ta hay bắt gặp những
chú chệt khi hỏi khách mua hàng bằng những câu chào mời song ngữ (Lứ mua
cái gì?) nếu nói đúng theo tiếng Tiều thì phải là (Lứ bợi mí cái?)... Bây giờ
cũng trong gia đình người Hoa việc nói tiếng Tiều đã trở nên hiếm hoi... (fb Cộng
Đồng Người Triều Châu Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét