Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

1482. Nguồn gốc dân tộc Việt (Thư giãn)

Con người thì luôn muốn tìm cách thoát khỏi số phận, nhưng nghiệt ngã thay, số phận thì luôn luôn rượt đuổi theo con người!

---
‘Chết’ là hết, là thành... Phật*, hahaha... Vâng, sống ở cõi ta bà này vô cùng phức tạp, cứ hết chuyện này đến chuyện khác thò ra thụt vào, mà có phải chuyện do ta gây ra đâu!..., ta cứ tưởng là ta ‘sống’ nhưng không phải vậy, vì người Tàu có một câu: ‘sống không bằng chết’, hahaha, ta cười một cách chua chát... Thực vậy, thượng đế đã tạo ra cái chết, và dường như cái chết mới là cõi thiên đường và bất tử thật sự, vì chết là hết và chỉ có cái chết mới vĩnh viễn không bao giờ chết!...
Vâng, ‘chết’ là hết, chỉ ân hận có một điều là tôi có số... xui nên đã đi làm việc ở 63 tỉnh thành ở VN (và nước ngoài) nên đã tận mắt chứng kiến nhiều người/cảnh vật tươi đẹp cũng như không ít điều ‘BẤT PHỤC’, mà nếu không kể lại thì quả thật là đáng tiếc!... Ôi, Việt Nam ta ‘tài ba’, có ‘kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá’ gì gì đó đã ‘sáng tạo’ ra cái gì để hết nhập tàu lửa của Tàu (Cát Linh) đến của Nhật (đồ vứt đi!), vv..., xem tiếp bên dưới.
*
Có tài liệu nói ‘gen’ của người Việt là ‘gen của người Hán'!, nhưng cụ thể là Sĩ Nhiếp - tổ tiên ông bà của ông ta đã đến ‘Giao Chỉ’ 6 đời rồi - sống cách đây đến đến 1.800 năm, đã bị đồng hóa con mẹ nó rồi, nên còn Hán đâu mà Hán, may ra chỉ còn lại cái Háng... khai rình!, vậy không có khái niệm ‘gen Hán’ gì ở đây... Vì thế, người Việt hiện nay có nguồn xuất phát chủ yếu từ '4 chủng người bản địa + hòa huyết’ và họ cùng nói một thứ ‘tiếng Việt’ với sự khác biệt về ‘thanh’ và ‘phương ngữ’ (cũng chia ra thành ‘4 vùng phương ngữ Nam Đảo’ chính) sau đây:
1. Người vùng Tây Bắc và Đông Bắc VN, đại để là từ ‘nền văn hóa sông Hồng’: thường phát âm ‘nờ’ thành ‘lờ’ và ngược lại, vd như: ‘Hà Nội’ thành ‘Hà Lội’, gọi ‘cô Liên’ thành ‘cô Niên ơi cô Niên’, hay ‘I don’t... low’, ‘lòng lợn’ thành ‘nòng nợn’, kkk...; phát âm ‘tr’ hay ‘s’ thành ‘t’, vd như: ‘mặt trăng’ thành ‘mặt tăng’, ‘con sò’ thành ‘con thò’, cách phát âm này hiện vẫn còn khá phổ biến ở người già ở vùng Đồng bằng sông Hồng...; phát âm ‘tr’ thành ‘ch’, vd như: ‘con trâu’ thành ‘con châu’, ‘trấu’ thành ‘chấu’, ‘tri thức’ thành ‘chi thức’, ‘trục trặc’ thành ‘chục chặc’...; phát âm ‘s’ thành ‘x’, vd như ‘sợ’ thành ‘xợ’, ‘búp bùm bụp, sít sìn sịt, chát chàn chạt’ thành ‘xít xìn xịt’, ‘sâu sắc’ thành ‘xâu xắc’, ‘sờ chim’ thành ‘xờ chim’, kkk...; phát âm ‘hỏi’ và ngã’ rất chuẩn (có đủ sáu 6 thanh là ‘không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), vd như: ‘còn gì nữa!’ thành ‘còn gì nứa!’, ‘Hà Tĩnh’ thành ‘Hà Tính’, hay ‘ngàn năm gương cũ soi kim cổ’ (thơ Bà Huyện Thanh Quan) thành ‘ngàn năm gương cú soi kim cộ’, vv...
2. Người vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh đến Quảng Bình, chủ yếu là người Mường, đại để là từ ‘nền văn hóa núi Đọ’: người ở một số tỉnh gần Thanh Hóa, đặc biệt là người Thanh Hóa phát âm ‘o’ thành ‘oa’, vd như: ‘có’ thành ‘cóa’, chó thành ‘chóa’, ‘quê cha’ thành ‘quê choa’...; thường phát âm không phân biệt ‘hỏi’, ‘ngã’ (chỉ dùng có 5 thanh là ‘không dấu, huyền, sắc, hỏi và nặng), hay ‘dấu hỏi, ngã’ thường có âm ‘nặng’, vd như: ‘Hà Tĩnh’ thành ‘Hà Tịnh’, ‘chả hiểu nổi’ thành ‘chạ hiệu nội’...; người Mường hiện nay vẫn còn phát âm ‘đau’ là ‘tau’, (quả) ‘đào' là ‘tào’, 'đậu' (hũ) là 'tậu' - rồi người miền xuôi gọi là ‘tầu hũ’ hay ‘tàu hũ’ - và phải chăng ta hay nói ‘Tàu’ là từ đây!...; có rất nhiều ‘dị ngữ’ như: bój = muối, bua = vua, chặc = giặc, chần = gần, chí = (con) chấy, chít = giết, cơl = cây, gấy/kí = (con) gái, kang = gang, k’lơi = trời (bua k’lơi = vua trời), kơl = cơn, mâl = mây, nak = nước, pôj = vôi, puj = vui, saj/ thaj = tai, say/thay = tay, súk/thúk = tóc, tải = dãi, ti = đi, tlu/tru = trâu, tlù/trù = trầu, túl = tối, tứng = đứng..., thậm chí gọi như tiếng Quảng, vd, cái chồ = cái gác, cái nà/cái bùng = vùng (đất ven sông), ‘hò tắc, hò rì’ = rẽ trái, rẽ phải...
3. Người từ Quảng Bình rồi Quảng Nam đến tuốt Bình Thuận, trước đây chủ yếu là người Chàm (kể cả người Ê đê, M’Nông... ở Tây Nguyên), đại để là từ ‘nền văn hóa Sa Huỳnh’: cũng phát âm không phân biệt ‘hỏi’, ‘ngã’...; phát âm ‘ao’ thành ‘ô’, như ‘thuốc Lào, dép Lào, bịnh hắc Lào’ thành ‘thuốc Lồ’, ‘dép Lồ’ hay ‘bịnh hắc Lồ’, ‘boa xạo’ thành ‘ba xộ’, ‘nói tào lao’ thành 'núa tồ lô’, ‘xin chào’ thành ‘xin chồ’, ‘đi đâu’ thành ‘đi mô’ với rất nhiều thứ ‘chi, mô, răng, rứa, hỉ’....; người từ Quảng Bình đến Huế thường phát âm ‘sắc’, ‘hỏi’ hay ‘ngã’ thành ‘nặng’ (hầu như chỉ dùng có 3 thanh là ‘không dấu, huyền và nặng), vd như ‘Huế’ thành ‘Huệ’, ‘đủ’ thành ‘đụ’, ‘cu Tuấn’ thành ‘cu Tuận’, ‘đi mô rứa’ thành ‘đi mô rựa’, ‘đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh’ thành ‘đi mô cụng nhợ về Hà Tịnh’, kkk...; người Bình Định, Phú Yên thường phát âm ‘a’ thành ‘e’, hay ‘uê’ thành ‘ơ’, vd như: ‘hột gà’ thành ‘hột gè’, ‘làm... thơ’ tức ‘đi làm thuê’, kkk...; người Quảng thường phát âm ‘vờ’ thành ‘dờ’, vd như: ‘vợ’ thành ‘dợ’, ‘cái vai’ thành ‘cái dai’, ‘viên phấn’ thành ‘diên phấn’, ‘thằng này có võ’ thành ‘thèn này có dỏ’, ‘con voọc’ thành ‘con dọc/con dộc’...; người Quảng thường phát âm ‘a’ thành ‘oa’, ‘am’ thành ‘ôm’, ‘ăn/ăng’ thành ‘en’, vd như: Quảng Nam Đà Nẵng’ thành ‘Quoảng Nôm Đòa Nẻn’, kkk...; thậm chí, phát âm ‘au’ thành ‘ay’, ‘ạp’ thành ‘ộp’, ‘qu’ thành ‘h’, hay ‘kh’ thành ‘h’..., vd như: 'không biết thành 'hông biết/hổng biết', ‘Quảng Nam Đà Nẵng’ thành ‘Hoảng Nôm Đòa Nẻn’, ‘xe đạp’ thành ‘xe độp’...; có một số ‘học giả giả’ hay dịch ẩu từ Việt sang Tàu một cách tùy tiện, vd ‘núi Non Nước’ thành ‘Ngũ Hành Sơn’, hay vụ ‘Tôn Ngộ Không bị hấp diêm ở... Đà Nẵng’, hahaha...
4. Người từ miệt Sông Bé/Sài Gòn đổ vào Cà Mau hay Rạch Giá, có thể gọi chung là người ‘miền Tây’ hay người ‘ĐBSCL’, đại để là từ ‘nền văn hóa Óc Eo’ hay ‘nền văn minh sông nước’: phát âm không phân biệt ‘hỏi’ hay ‘ngã’, và các học giả miền Nam thường mắc khá nặng về lỗi ‘hỏi-ngã’ này!, vd như thường viết ‘bỗng nhiên’ thành ‘bổng’ là cây gậy, ‘mỡ heo’ thành ‘mở’ là mở cửa, và ‘sửa xe’ thành ‘sữa’... ông Thọ, hahaha...; 'vờ’ thành ‘dờ’ như ‘miệt dườn’, cũng như người miền Trung...; thường phát âm ‘ịt’ thành ‘ịch’, vd như: 'địt' thành 'địch', ‘cái nịt’ thành cái ‘nịch’, ‘thịt vịt’ thành ‘thịch dịch’...; ‘ê’ thành ‘ơ’, như ‘thịt ếch’ thành ‘thịch ớt’, ‘miệt bển’ thành ‘miệt bởn’...; âm ‘ênh’ của miền Bắc thành ‘anh’, như ‘Thênh Hóa’ thành ‘Thanh Hóa’..., ‘in’ thành ‘inh’, vd như: ‘xỉn’ thành ‘xỉnh’, ‘Vin’ thành ‘Vinh’, ‘Hồ Chí Min’ (miền Bắc) thành ‘Hồ Chí Minh’ (miền Nam)..., ‘ôi’ thành ‘ui’ như trong ‘bà xã tui number one’...; âm ‘uấn’ thành ‘ún’, cũng như người miền Trung, vd như ‘cu Tuấn’ thành ‘cu Tún’ hay ‘cu Tứn’ (người miền Bắc nghe thành vậy!)...; đặc biệt, vì sống gần Chợ Lớn hay với người Tàu ở miền Tây, nên có xài khá nhiều từ ‘Tàu’ hay ‘lai ‘Tàu’, như ‘há cảo/sủi cảo’, ‘mì Hoành Thánh’, ‘tàu hũ/tàu hũ thúi’, ‘tả’ (là đánh, trong câu ‘ngộ tả nị hằm bà lằng’), ‘tả pí lù’ (là tá lả, mọi thứ, tất cả, như trong tên sách ‘Sài Gòn tả pí lù’ của Vương Hồng Sển), ‘tỉu nà má’ (đụ má/đụ mẹ), ‘xí quách’ (xương heo/bò hầm không còn thịt, để nhậu), ‘xì dầu’ (cho nên cũng gọi dân Tàu là ‘dân xì dầu’), ‘xá xíu/xíu mại’, (bài) ‘xập xám’, ‘xực/xực phàn’ (vd, bị cẩu xực là bị chó cắn)...
*
Lưu ý rằng ta nên dùng từ ‘Tàu’ chứ đừng nên dùng từ ‘Trung Quốc’, vì không thể nói ‘thịt heo kho Tàu’ là ‘thịt heo kho Trung Quốc’ được!, và vì có lần em tâm sự với tôi là ‘em là người Tàu Chợ Lớn’, chứ nếu em nói ‘em là người Trung Quốc Chợ Lớn’ thì anh đây... đéo hiểu!, kkk...;
nên dùng từ ‘Champa’, ‘Chăm’ hay Chàm’, ‘Khmer’ hay ‘Khơ-me’..., vì ta có bài hát ‘Hoa đẹp Champa’, có ‘Tháp Chàm’, ‘văn hóa Chăm’, hay thường nói là ‘người Khmer ở Sóc Trăng’ hay đã quen với cụm từ ‘Khờ me Đỏ’ (Khmer Rouge)..., chứ đừng dùng mấy từ ‘Tàu quá cổ’ như Chiêm Thành, Chân Lạp/Thủy Chân Lạp, Lâm Ấp (nước Cau và nước Dừa, còn ‘Lâm Ấp’ là do người Tàu đặt), Xiêm La, Cao Miên... cái con mẹ gì đó làm ta phải tra wikipedia thấy mẹ!
...Và vì bài viết này chủ yếu là rút ra từ trường đại học Bôn Ba có pha tí lý thuyết, nên cần phải có thực hành. Đố các bạn: 1. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘hoạt huyết dưỡng não’ thành ‘hoạt huyết dưỡng... lão’, ‘con lợn’ thành ‘con nợn’, và ‘cái lồn’ thành ‘cái... nồn’?...; 2. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘trục trặc’ thành ‘cục cặc’ của ông... Buồi Hiền?...; 3. Người Việt ở vùng nào phát âm theo kiểu ‘lờ ngắn’ và ‘lờ dài’...; 4. Người Việt ở vùng nào phát âm theo kiểu ‘sờ nặng và sờ nhẹ’, và ‘sờ chim’ là sờ nặng, sờ nhẹ hay sờ... sơ sơ?...; 5. Người Việt ở vùng nào nói ‘rị quần xuống’ = tuột quần xuống?...; 6. Người Việt ở vùng nào nói ‘cả tỉnh tôi đều đi làm... thơ’ tức ‘đi làm thuê’, kkk?...; 7. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘vái lạy’ thành... ‘dái lạy’?...; 8. Người Việt ở vùng nào nói Lục Nhĩ Kiển Hầu trong truyện ‘Tây du ký’ là con khỉ dộc sáu tai, dộc nghĩa là gì?...; 9. Người Việt ở vùng nào nói ‘hòn dái’ thành ‘hòn dấy’ hay ‘hòn doái’?...; 10. Người Việt-Lạ nào nói là ‘Tôn Ngộ Không bị hấp diêm ở... Đà Nẵng’?...; 11. Người Việt ở vùng nào mắng con là ‘Coái thèn noày!, en hông en tay độp cho moột độp!’, nghĩa là gì?...; 12. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘địt’ thành ‘địch’?...; 13. Người Việt ở vùng nào nói ‘ăn hột mít địt lên, ăn rau dền địt uống, ăn rau muống cuốn địt’ thành ‘ăn hột mích địch lơn, ăn rau dờn địch uống, ăn rau muống cuốn địch’?...; và,14. Người Việt ở vùng nào phát âm ‘đủ, tét, lộn’ (đu đủ, bánh tét và vịt lộn) thành ‘đụ tét xxx’?, cái lày ngộ cũng không piết luôn!, kkk...
Bạn nào trả lời được một câu - khi gặp - sẽ được tôi chiêu đãi một chầu... Karaoke, hehe...
H...ết.
---
*Bài đọc thêm:
-CHẾT MỚI THÀNH... PHẬT: Có lần tôi coi phim ‘Bao Thanh Thiên’ có tướng cướp Sở Thiên Hành, sau khi giết người vô số, y vô cùng hối hận, quyết tâm đi tu nên giác ngộ thành Phật; mà đã là Phật thì phải cứu nhân độ thế, y cứu được một cậu bé thì té ra là đứa con mà ngày xưa do y hãm hiếp một phụ nữ mà ra, nên y không dám nhận con vì phải giấu bí mật này... suốt đời!, y cứu được một cô gái thì té ra cô ta là kẻ thù bất cộng đái thiên của y, vì cô ta là con của một gia đình đã bị y giết sạch và do đó cô ta lúc nào cũng rình mò giết y để báo thù...; không có ai thông cảm cho y cả, chỉ trừ Bao Công sai y đi ‘đoái công chuộc tội' bằng cách ‘giết một người (tướng cướp khác) cứu vạn người’, khi hoàn thành nhiệm vụ, y ‘chết và mới được thành Phật'...
-NGƯỜI VIỆT CŨNG LÀ NGƯỜI CHĂM: Chế Mân cưới Huyền Trân, khu vực châu Ô, Rí thuộc Đại Việt. Ranh giới Đại Việt mở rộng đến sông Thu Bồn. Tuy nhiên, thực tế khu vực này người Chăm vẫn chiếm đa số; thời Chế Bồng Nga khu vực này trở lại thuộc Chăm. Năm 1402, Hồ Hán Thương đánh bại Chăm Pa ép vua Chăm là Ba Đích Lại - Vira... Bhadravar- mandeva cắt đất đến Chiêm Động - Cổ Lũy (Bia Tư Lương - Đak Pơ lập dưới thời vị vua này). Ranh giới Đại Việt mở rộng đến sông Trà Khúc (Quảng Ngãi)... Hồ Quý Ly quê Thanh Hóa, từ năm 1402 - 1407 đã cho di dân một số lượng lớn người Thanh Hóa vào khai phá, định cư vùng đất mới chiếm của người Chăm. Di dân đến Quảng Nam - Quảng Ngãi hầu hết là đàn ông. Người có gia đình nếu mang theo thì chỉ mang đứa con trai thứ 2 đi cùng (người con cả ở quê nhà thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường). Vì vậy ở đây, người con lớn nhất trong gia đình gọi là anh hai, chị hai (chứ không có anh chị cả)... Năm 1403 - 1404, Hồ Hán Thương tổ chức đưa vợ con những người đã di cư vào Thăng Hoa, Tư Nghĩa để đoàn tụ gia đình, “nhưng giữa đường bị bão chết đuối hết, dân phần nhiều ta oán” (Đại việt sử ký toàn thư). Nhưng cư dân đầu tiên này và những thế hệ sau lấy gì để lập gia đình, duy trì nòi giống khi không có phụ nữ Việt. Tất nhiên, họ phải cưới gái Chăm. Cha Việt mẹ Chăm đã hình thành nên cộng đồng người Việt ở đây và các thế hệ tiếp theo. Như vậy, hơn một nửa dòng máu đang chảy trong huyết quản người Nam Trung bộ là dòng máu Chăm (miền Nam di dân chủ yếu từ khu vực Quảng Nam đến Phú Yên cũng mang dòng máu Chăm cả)... Những người mẹ Chăm dạy con học nói tiếng Việt sẽ rất khác với người Việt gốc. Tiếng Việt của những người con thế hệ sau bị biến âm đi rất xa. Đây là những hạt giống đầu tiên hình thành nên giọng nói Quảng Nam đặc trưng ngày nay. Sau đó mở rộng ra thành phương ngữ toàn miền Nam... (theo trang ‘Nghiên cứu Champa’, đăng trên fb Thuong Nguyen)
*Hình 1: Văn hóa, nói chung là ngôn ngữ, cách ăn mặc và sinh hoạt của người VN không giống Tàu; Hình 2: Người vùng Đồng bằng sông Hồng dùng dấu ‘hỏi, ngã’ rất chuẩn, vd, ‘đỉa’ là con đỉa, còn ‘đĩa’ là cái đĩa, 'bảo' là dạy bảo, còn 'bão' là cơn bão, ‘nổi’ là nổi lên, còn ‘nỗi’ là nỗi nhớ, nỗi niềm, nỗi lòng...; Hình 3: Dùng Hán Việt một cách tùy tiện, tiếng Anh dùng từ ‘Rest Room’ hay ‘Toilet’ để chỉ cái nhà vệ sinh, không phân biệt là đi đái hay đi ỉa (đi tiểu và đi cầu)...; Hình 4: Món ‘nòng nợn’, kkk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét