Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

236. Nhà thơ Tagore - 'thiên thần mặt trời




Cái gì tim tím cũng xinh
Cái gì tim tím cũng sinh nỗi niềm
Em đi sắc tím im lìm
Em đi sắc tím triền miên nhạt nhòa
Em đi sắc tím diết da
Em đi sắc tím hít hà tiếc thương
Lâu ngày không thấy em ‘sương’
Ai ngồi, ai nhớ, ai vương, ai sầu
(NGLB)


Cách đây 5 năm, ở Gia Lai, mình có hỏi một người bạn là:
-Bạn có biết về thơ Tagore không?
Bạn ấy lập tức căng cứng mặt lên và trả lời ngay:
-Có, có chứ, tôi biết nhiều lắm, tôi đọc Tagore từ hồi nhỏ mà… (???)
...Bài viết này không có mục đích ‘phê bình văn học’ mà trên cơ sở những cảm xúc thu lượm dược từ trường ‘đại học bôn ba’ và học hỏi từ các blogger, mình mong sẽ chỉ ra: Có cần thiết lúc nào ta cũng nói ‘tôi thế này’ hay ‘tôi thế nọ’ không? Thế nào là biết thơ Tagore? Và cuối cùng là có phải lúc nào ta cũng đem thơ Tagore ra khoe với người khác không?
Trước tiên, mình xin giới thiệu vài nét về nhà thơ Tagore:
Tagore có nghĩa là ‘Thiên thần mặt trời’. Là nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn, ‘nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại’, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ và thế giới, và là người châu Á đầu tiên được giải Nobel, Tagore (1861-1941) có tên đầy đủ là Rabindranath Tagore. Ông sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc và trí thức truyền thống. Thưở nhỏ, ông vốn thông mình và biết tự học rất tốt, có năng khiếu về văn thơ, nhạc kịch và hôi họa.
Ông được giải Nobel Văn học năm 1913 cho tập thơ 'Thơ dâng'. Năm 1914, Tagore  cho ra đời tiếp tập thơ ‘Người làm vườn’ gồm 85 bài. Những tập thơ nổi tiếng của ông như Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...
Ông là ‘ngôi sao sáng của thời Ấn Độ Phục hưng’, là người kết hợp các trào lưu văn hóa Ấn Độ và tư tưởng đông-tây (ông đã từng tới Việt Nam), có lòng nhân đạo sâu sắc, yêu nước và yêu chuộng hòa bình. Gandhi (1869-1948) gọi ông là ‘Gurudev’ tức là Thánh.
Ông đã để lại cho hậu thế khoảng 50 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, hơn 2000 tranh vẽ, và đặc biệt là 2000 bài hát (Rabindra Sangeet) mà được xem là kho tàng văn hóa của Ấn Độ và Bangladesh. (Nguồn 1)

Một số mẫu chuyện về Tagore:

- Cậu bé Tagore bị… ‘nhốt’ và đồng thời làm thơ:
Là con của một gia đình trí thức truyền thống, từ nhỏ cậu bé Tagore đã được gia đình quản lý rất chặt chẽ, cậu thường ở nhà và ít khi rong chơi ở ngoài đường. Tuy nhiên, cũng có lúc cậu lẻn ra ngoài đường đi chơi, quản gia tìm bắt cậu về và phạt bằng vách vẽ một cái vòng tròn, bắt cậu đứng trong vòng tròn hàng giờ, nếu ra khỏi vòng tròn thì sẽ bị ‘đánh đòn’. Tranh thủ thời gian trong lúc bị phạt, cậu đã ngắm cảnh thiên nhiên và nghe các tiếng động chung quanh mình mà làm ra… thơ.

- Những giọt nước mắt hạnh phúc của cậu bé Tagore :
Cậu bé đã làm được nhiều thơ từ năm 8 tuổi. Đến năm 13 tuổi, thơ của cậu (tập ‘Bông hoa rừng’) đã nổi tiếng nên đi đâu cậu cũng được nhà văn Ba-kim Chân-đơ dẫn đi theo dự các buổi bình thơ, diễn thuyết, yến tiệc… Trong buổi đám cưới của nhà sử học Đớt (Dult), Ba-kim Chân-đơ được tặng một vòng hoa danh dự (vòng hoa nhài) nhưng ông đã tặng lại cho Tagore để tỏ lòng trân trọng tài năng của cậu: ‘Tôi xin nhường vòng hoa này cho một tài năng thơ ca đầy triển vọng, đáng khâm phục đó là thi sĩ trẻ tuổi này’. Sau đó, thơ của cậu đã được đọc lên và làm cho cả hôn trường xúc động. Hôm đó là ngày ‘lịch sử’ trong đời mà những giọt nước mắt hạnh phúc của cậu bé Tagore đã chảy ra.
- Tập thơ bị đánh rơi vô tình đem lại giải Nobel:

Năm 1912, ông phải năm điều dưỡng ở bệnh viện. Để tăng cường năng lực tiếng Anh, ông đã chọn một số bài thơ bằng tiếng Bengal của mình, dịch sang tiếng Anh và đặt tên là Gitanjali (Thơ dâng). Rồi ông đi sang Anh, không may, ông đã đánh rơi tập thơ đó tại một ga tàu điện ngầm ở Luân Đôn. Lịch sử đã lặp lại chuyện ‘Tái ông mất ngựa’, cái không may đã biến thành may, trong khi tìm, tập thơ này hết được chuyển đến tay hoạ sĩ William Rotheinstein, rồi nhà thơ Yeats, rồi nhà văn Stuje Moore… Tập thơ được in thành sách, bán rất chạy và phổ biến toàn nước Anh. Sau đó, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã quyết định tặng giải thưởng Nobel về văn chương năm 1913 cho kiệt tác ‘Thơ dâng’ của Tagore.


Các mối tình của Tagore:
Tuổi thơ còn vương vấn
Từng bước đi tần ngần
Từng giọt sương lưu luyến
Từng cuối chiều bâng khuâng
Người dưng sao quá lạ lùng
Người dưng sao bắt tim rung thế này
(NGLB)
‘Năm 24 tuổi, theo quyết định của cha, ông đã lấy vợ là một cô gái 10 tuổi cùng đẳng cấp với ông. Mối tình ấy về sau càng nồng thắm để ông viết những vần thơ tặng nàng: ‘Em ơi thi sĩ của em định tặng em một bản trường ca. Nhưng than ôi, anh đã vô tình để bản trường ca đó đụng phải mắt cá chân em và tai hại nó đã tan thành mảnh thơ rơi dưới chân em’. Khi người vợ thân yêu bé nhỏ qua đời, ông đã viết những vần thơ sầu muộn, nhớ thương…
Năm Tagore 63 tuổi, có một mối tình khác, thật sâu đậm dù ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng đặc biệt trong tim ông. Đó là một nữ văn sĩ người Arghentina, người đã đọc tập 'Thơ dâng' của ông và thần tượng nhà thơ xứ Bengali cho đến khi họ gặp nhau nhân chuyến Tagore đi châu mỹ Latinh. Và trong cái buồn bị ốm đau có niềm vui gặp gỡ với người đàn bà dòng dõi quý tộc đã đem lòng yêu say đắm thi nhân… Victoria Ocampo, 34 tuổi vừa góa chồng, xuất hiện  bất ngờ trong đời ông. Mệnh phụ ấy đã đón tiếp ông nồng hậu và để có tiền thuê một tòa villa làm nơi  ông nghỉ ngơi dưỡng bệnh, bà thậm chí đã bán đi chiếc mũ nạm kim cương của mình... Đó là mối quan hệ lạ thường vừa thuần khiết của một tình yêu thần tượng lại vừa có tính lãng mạn… Cuối cùng, sau một thời gian ngắn, vì nghĩa vụ với Tổ quốc, ông từ biệt nàng để về nước và họ bắt đầu sống cho nhau trong mộng tưởng... ‘Lời nàng ta chẳng hiểu/Chỉ hiểu đôi mắt nàng/Đôi mắt buồn rười rượi/Ẩn hiện trong giấc mơ’: đó là những câu thơ ông viết tặng người yêu xa xôi trước khi từ biệt thế giới vào năm 1941’. (Nguồn 2)

Một trong những bài thơ hay nhất thế giới (Tagore - Bài thơ số 28):

Đôi mắt băn khoăn của em buồn. Đôi mắt em muốn hiểu thấu lòng anh như trăng kia dò chiều sâu biển cả.
Anh để đời mình trần trụi trước mắt em, anh không giấu em điều gì cả. Chính vì thế mà em không hiểu anh.
Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc, anh sẽ đập vỡ nó thành trăm mảnh, xâu lại thành một chuỗi để đặt lên cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa, tròn trịa, nhỏ nhắn và thơm tho, anh sẽ ngắt nó để cài lên tóc em.
Nhưng em yêu ơi, đời anh lại là trái tim. Làm sao biết được các bến bờ và chiều sâu của nó?
Dù em là nữ hoàng của vương quốc đó, nhưng em cũng chẳng biết được biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một khoảnh khắc hân hoan, nó sẽ nở ra thành nụ cười nhẹ nhõm. Em sẽ nhìn vào và hiểu nó ngay. 
Nếu trái tim anh chỉ là nỗi khổ đau, nó sẽ tan thành những giọt nước mắt trong suốt, và lặng im phản chiếu những bí mật thầm kín.
Nhưng trái tim anh lại là tình yêu, em yêu dấu.
Niềm hân hoan và nỗi khổ đau của nó là vô biên, những mong muốn và sự giàu có của nó là vô hạn.
Tình yêu của anh ở gần em như chính đời em vậy, nhưng em sẽ chẳng bao giờ hiểu trọn vẹn nó đâu. (theo bạn Huy, nguồn 3)
(Hình: Einstein và Tagore)
Một số nhận xét về Tagore:
- ‘Vì Tago không chỉ viết bằng tâm thức của nền văn hoá Ấn Độ mà còn tiếp thu được tinh hoa văn hoá phương Tây nên thơ ông không chỉ chinh phục được các bạn đọc Ấn Độ mà còn có khả năng hoà điệu với nhịp đập con tim của bạn đọc nhiều nước trên thế giới… Tình yêu là đề tài vĩnh cửu của thơ ca. Nhà thơ Tago bằng tài năng thiên phú đã thổi vào tình yêu một luồng gió mới mẻ với triết lí về tình yêu gợi sự đồng cảm trong trái tim hàng triệu người đang yêu… Thơ Tago du dương, êm ái, mượt mà nhưng trầm lắng giàu chất trí tuệ, chất suy tư của một tâm hồn đa cảm... Bài thơ số 28 khẳng định: tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao... Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu chan hòa vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khao khát không bao giờ vươn tới nổi, điều đó tạo nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn muôn đời của tình yêu' (theo Ngô Thị Trúc Đào, nguồn 4).
- ‘Ở Tagore vừa có sự trầm lặng và xuất thế như của nhà hiền triết Đông phương biết được sự phù du của cuộc đời, vừa có nỗi khao khát vươn tới chiếm đoạt, sở hữu, để có thể tận hưởng từng hương sắc của cuộc sống, nỗi hạnh phúc hay đau khổ của con người để đến khi cuối đời, con người có thể hôn vào đôi môi của Thần chết giống như đang thưởng thức những giọt rượu đậm đặc cuối cùng trong Ly rượu-Cuộc đời. Hai mặt tưởng như đối lập ấy lại hoà hợp lạ lùng trong con người và tác phẩm của ông...’ (theo ‘Những người thích đùa').
Thơ của Tagore rất lãng mạn và trữ tình, có tính ‘thiền’ và ‘thoát’, cùng ‘tám lạng và nửa cân’ với thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng… Hơn nữa, thơ của ông có chỗ đứng đặc biệt của nó, đó là từ tâm hồn ‘tĩnh lặng’ mà phát tiết ra âm hưởng tình yêu, một thứ tình yêu vượt qua mọi thứ tầm thường của thế tục, và dĩ nhiên nó không phải là thứ để đề cao cái ‘tôi là hiểu biết’ và càng không phải là thứ để đem ra ‘khoa trương’ giữa chợ đời...

Nếu như tình yêu quyết định bởi chữ ‘hợp’, hay với em, anh là nô lệ cũng là vua (Doanhuyen)', hay 'tình yêu là sự va chạm kỳ diệu của các vì sao (Walter Benton)', hay ‘chỉ có trái tim mới đến với trái tim (Hoa Điệp Vàng)', thì Tagore nói ‘yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau’. Với ông, tình yêu không chỉ là những giây phút lạc thú: ‘tình yêu thật sự là viên kim cương trong bóng tối, là một nhịp tim mà cả các bác sĩ cũng chưa bao giờ nghe thấy… Nó là điều kì diệu thường thấy nhất, là một chùm những ngôi sao đươc tung lên bầu trời đêm'. Nếu không nhầm, ‘ta tôn thờ tình yêu chứ không tôn thờ người tình’, nên tình yêu cũng cần phải được nuôi dưỡng và làm cho nó thêm ‘giàu có’.
Mùa này sao có ít mưa
Mùa này hoa cỏ lưa thưa muộn phiền
Ước nhìn đôi mắt duyên duyên
Ước ôm dáng đứng dịu hiền hay hay
Ước hôn tóc gió bay bay
Ước vàng thu lá, trải dài lối đi
Ước nghe tiếng ngọt thầm thì
Ước hôn rụng nhẹ trên mi, em cười!
(NGLB)
Và dù có cho tình yêu ‘là mênh mông, là vô biên, là bất tận, là trường cửu’ đi chăng nữa, thì thực tế đã chỉ rõ, tình yêu 'có' vị đắng và hàm chứa sự đau khổ tuyệt vời:

‘Có mấy ai viết mà không có tình yêu trong đó. Ai đã tuyên bố ‘hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết’ hay ‘thiên thu vạn tải khổ cũng yêu’, 'yêu' và 'chết vì yêu' có thể đồng nhất hay không đồng nhất đối với từng cá thể, nhưng tình yêu không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là khát vọng sống và khát vọng tự do.
Có phải ánh trăng lửng lờ, mặt hồ man mác, lá rụng mùa thu, mái chèo nhặt khoan, tiếng đàn êm dịu, tiếng sóng vỗ đại ngàn, rừng hoang gió thổi xạc xào lá, những ngọn núi khói sương bàng bạc, những khoảnh khắc tỉnh mộng trong đêm, dõi nhìn những hàng cây trùng trùng điệp điệp, lắng hồn trong khúc ‘phụng cầu kỳ hoàng’, ngồi bên thềm lặng nghe giọt nắng, thảng thốt dưới ánh chiều tà, hay ngồi ở quán bên sông và chìm vào đáy mắt hồ thu của mỹ nhân…, mới đưa tâm hồn ta trở lại sự tĩnh lặng và do đó ta đạt được ngộ tính của tình yêu?'
--------------------------------------
-Nguồn 5: Entry 'Phi-Kim Dung và tình yêu' - http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/category/Kim+Dung/page/2?detail
(Và các tài liệu khác có liên quan). 

7 nhận xét:

  1. Vào một đêm trăng thanh
    Nàng thơ mộng ngày xanh
    Tình anh nỡ hững hờ?
    Nàng buồn tình mỏng manh...

    Anh mơ mộng bóng hồng
    Anh mơ mộng môi xinh
    Mắt ai rất đa tình
    Lòng anh nghiêng Theo hình!

    Lý họa chơi chút thôi,mong nhận tem vàng bên A LBđây.Lý kg có ý chọc quê anh đâu.Chúc đêm mộng đẹp nhé anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB thích tính cách của NTL, rất tháng và vui tính, ngày mới ngọt ngào nghen, về VN chơi đi:
      Về đây mà uống cà phê
      Về đây anh sẽ đê mê hồn người
      Về đây 'em' mặt cười tươi
      Về đây em tặng nụ cười ấy cho
      Về đây em rủ hát hò
      Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
      Về đây em ngón búp măng
      Về đây em bớt giá băng cho chàng
      Về đây anh khỏi lang thang
      Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
      Về đây tình khúc tuyệt luân..

      Xóa
  2. Em cũng nghiện Ta gor. Cảm ơn anh đã cho đọc một entry hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn LC,
      mấy entry này được cóp từ yahoo.360
      nên kg thể cóp các lời bình.
      Tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  3. Em sẽ về bên anh
    Khi tình yêu đủ lớn
    Không vướng bận sự đời
    Bên anh không giàng buộc
    Anh không thuộc của ai
    Em bay về nay mai
    Sân bay anh ra đón..hihi

    Lời chào cao hên mâm cỗ
    Anh lá bàng vui tính.
    Lý tin tình chân thật
    Anh thiệt tình đó nghe
    Em về có ai đe
    Em bắt đền anh đó.
    Lý nói vậy thôi chứ Lý kg bắt vạ như mấy ả ở quán ...
    Đêm khuya rồi Lý buồn ngủ,đi ngủ đây. chúc A ngủ ngon , mơ một thiên thần thôi nhé....?

    Trả lờiXóa

  4. Cái gì tim tím cũng xinh
    Cái gì tim tím cũng sinh nỗi niềm
    Em đi sắc tím im lìm
    Em đi sắc tím triền miên nhạt nhòa
    Em đi sắc tím diết da
    Em đi sắc tím hít hà tiếc thương
    Lâu ngày không thấy em ‘sương’
    Ai ngồi, ai nhớ, ai vương, ai sầu
    (NGLB)
    -------------
    Ôi lâu rồi HTB mới gặp lại Ca ca Bàng. Thơ ca ca Bàng vẫn hay như ngày nào nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, muội đi đâu thế, cám ơn tím nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa