Bài viết này mình cũng nói chuyện thực tế mà không nói lý thuyết, vì lý thuyết chỉ là một thứ gì đó vô hồn trong khi đó một thực tại sinh động đang hàng ngày diễn ra trước mắt ta. Và những mẩu chuyện dưới đây chỉ có tính chất minh họa mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm ra các ví dụ khác tương đương.
Cộng đồng (community) là một nhóm hay một tập thể người có cùng tính chất/đặc điểm/hoàn cảnh về địa lý, sở thích, mục tiêu, hoạt động…, ví dụ như: hội đồng hương, hội những người chơi cây cảnh, các câu lạc bộ thơ văn/thể thao, cộng đồng sinh viên, cộng đồng mạng, cộng đồng các tín đồ… Đối với các dự án phát triển cộng đồng thì có: cộng đồng các người dân thôn bản (villagers), cộng đồng những người nghèo (the poor), cộng đồng các dân tộc thiểu số, cộng đồng những người khuyết tật, bị nhiễm HIV, cần đào tạo nghề…
*
Ở các nước kém phát triển/đang phát triển, đặc biệt là ở nông thôn, thì 'tính cộng đồng' thể hiện rất rõ. Tính cộng đồng này có các biểu hiện như sau:
-Thông tin cá nhân, nội bộ, hay tập thể được bàn bạc, thổi phồng, rỉ tai nhau và lan truyền đi khắp làng/xã, nói như ngôn ngữ hiện nay là ‘buôn dưa lê’ hay ‘làm bà tám’, ví dụ như: ‘thằng A chùi đít bằng que kem’, ‘thằng B keo kiệt nhất trong dòng họ’, ‘bà C già lắm rồi, chả còn nhớ ai hết, mà chỉ nhớ tiền’, ‘ông cảnh sát giao thông D rượt theo ông kia và lấy mấy trăm ngàn bỏ túi’, ‘ông Đ nói phét là đứng trên tàu lá chuối nhìn thấy Tòa thánh Vatican’, ‘ông E nói tiếu lâm là ổng lao xuống ruộng, chụp được con ếch nặng 3kg, bỏ vào cái bình tích, sáng ra không thấy, té ra là nói chui ra từ cái vòi’…
-Viếng qua viếng lại, ngồi quanh bàn trà cả tiếng, mời mọc tiệc tùng cả buổi…, ví dụ như: 2 vợ chồng đứa cháu ghé thăm nhà ông chú, rồi ông chú ghé thăm nhà 2 đứa cháu đáp lễ, rồi anh của ông cháu mời cả ông chú và 2 vợ chồng đến nhà ‘làm vài quai’ (vài ly rượu), rồi anh của ông anh mời cả 4 người sang nhà để ăn tiết canh lòng lợn và ‘chào buổi sáng’ (uống rượu vào buổi sáng, thuật ngữ của cộng đồng nhậu), rồi cả 5 người sang thăm và tặng quà nhà ông anh của ông anh của ông anh, rồi ông này dẫn 6 người đi thăm và tặng quà nhà bà cô…, và cứ như thế, như thế, như thế, chuyện này xảy ra quanh năm suốt tháng.
-Tặng quà/biếu xén qua lại là một thủ tục… ngàn năm, ví dụ như: có một anh hàng xóm của mình, làm ăn cả năm, sau khi tiêu pha, cuối năm tích lũy được 10 triệu đồng, rồi anh về thăm quê, thế là tiền bạc dành dụm được cả năm… đi đứt vì phải đi tặng phong bì hay quà cáp cho các ‘chiếu trên’ (anh chị, chú, bác, ông bà) và các bà con khác ở quê; có một lần, mình thấy một chiếc xe ô-tô về thăm quê, chủ nói là ‘xe chỉ chở quần áo không thôi’, thế mà cái gầm xe sà hẳn xuống đất!, té ra sau cốp xe và trong xe (làm chật cứng chỗ ngồi) là ‘quà cáp’ nhiều gấp 4 lần khối lượng hành lý mà họ mang theo!; hay, có một bà nọ làm lớn, nên người dân - có con cháu làm việc cho công ty của bả - thấy có… nghĩa vụ là trước Tết phải đến thăm bả, mặc dù ở nhà thường chả mấy khi họ có gà để ăn, nhưng mỗi nhà cố gắng hết sức đem tặng bả 2 con gà, tức là 10 nhà thì tặng bả… 20 con gà, vì nể người ta nên bả phải nhận, rồi bả phải đem mấy chục con gà đó nuôi ở phía sau vườn… lan, mình đến nhà bả, tưởng là bả mở trại chăn nuôi gà!, và buồn cười nhất là cái đoạn ‘video clip’ về vợ, chồng và con bả phải khệ nệ mang gà đi biếu lại cho các nhà khác trong suốt mấy ngày trước Tết, hihi…
-Chúc tụng sáo rỗng và nói thuộc lòng như một cái máy, ví dụ như: có một lần trên ti-vi, có 16 đội tham dự một giải đấu bóng đá quốc gia, có một ‘nhà gì học’ nào đó đã nói ‘chúc tất cả các đội bóng đều thành công’ (!), mình đang ngồi xem bỗng bật cười, 16 đội thì chỉ có 1 đội thành công, ông làm thế nào mà chúc 16 đội thành công được!; tương tự, người ta thường ‘chúc vạn sự như ý’, ‘chúc mọi sự tốt lành’, ‘chúc ăn nên làm ra, muốn gì được nấy’, ‘chúc luôn gặt hái được những thành công mỹ mãn’, ‘chúc năm mới làm ăn thắng lợi, gấp mười, gấp trăm lần năm ngoái’, ‘chúc hạnh phúc trăm năm, răng long đầu bạc’, ‘chúc sống lâu trăm tuổi’, ‘chúc nhà cao cửa rộng, con cháu đầy đàn’…
-Không xác định được là giờ sau hay ngày sau làm gì, ví dụ như: có một anh bạn mời hai vợ chồng nọ sáng mai uống cà phê, sáng hôm sau, hai vợ chồng này thức dậy từ 6g30 sáng, không đi uống cà phê như thường lệ mà ở nhà làm việc nhà và chờ (anh ta tắt máy), đến 11g, ảnh mới đến, bị nhắc khéo, anh ta liền tìm cách chống chế: ‘tôi mời anh chị mai đi uống cà phê, chứ có nói mấy giờ đâu’, ha.. ha.. ha…
-Làm rồi mới… nghĩ, ví dụ như: có một anh nọ chạy xe máy 40km để đến nhà người bạn chơi, người bạn không có nhà, anh ta quay về nhà và gặp một bạn khác, anh mới nghĩ lại và nói là ‘giá như mà tau gọi điện hỏi trước là anh ấy có nhà không thì đỡ tốn thời gian biết bao nhiêu’; có một anh làm ăn vô tình trúng mánh được 5 triệu đồng, ban đầu ảnh không biết dùng để làm gì nên lên Sài Gòn và… xài hết sạch, xài xong, về nhà, nghĩ lại ảnh mới biết là tuần sau cần 5 triệu đồng để xây mộ cho cha ảnh, vì ảnh không có tiền, nên chạy đi mượn của một người bà con khác và rồi suốt đời… im lặng!
-Chỉ biết cái lợi trước mắt, ví dụ như: có một ông nông dân ở Gia Lai, cách Sài Gòn đến 14g xe đò, gửi cho con 20 cái trứng gà, mà giá trứng gà ở đó là 2000đ/cái, ở SG là 3000đ/cái, ông ta tính là nếu gửi lên SG thì sẽ tiết kiệm được… 20.000đ, mà ở SG có bán đầy… trứng gà!; rồi có một bà già cũng ở Tây Nguyên, nhờ một sinh viên mang giùm lên SG cho con một… trái mít nặng 7g (giá khoảng 50.000đ), bằng xe đò, thực ra, con của bà có thể ra chợ Bà Chiểu mua một kg mít chừng 20.000đ là ăn chán chê!, mình nhớ lại, thật buồn cười, đứa con và cha của nó cũng chỉ ăn được có 1kg, còn lại 6kg, vì tiếc của, hai cha con khệ nệ cởi xe máy đi tặng cho các gia đình ở 6 quận ở SG, tốn hết 200.000đ tiền xăng và suýt bị tai nạn mà về thăm ông bà vải; rồi có một ông thầy, nhà ổng ở nông thôn cách SG cả ngàn cây số, gửi cho ổng một… xấp bánh tráng, ổng ra bến xe chầu chực cả buổi, nhận hàng rồi khệ nệ mang đi khắp SG để tặng mỗi nhà vài cái!, mà nhà họ làm gì mà có than để nướng, nên họ để lâu ngày, mấy cái bánh tráng đó bị mốc hết và phải đem vứt vô thùng rác!...
-Rất hay bàn về cái hay/cái dở của người khác, ví dụ như: có một lần, mình gặp một ông… tiến sĩ, hôm nay thì ổng ca tụng Tagore ‘hay’ chỗ này, mai thì Nguyễn Du hay chỗ khác, mốt thì Đỗ Phủ hay chỗ nọ, và ổng ‘bình loạn’ về đủ thứ trên trời dưới đất, kể cả Putin, Obama, Hồ Cẩm Đào… để được 'nổi' hay để đề cao 'tôi là hiểu biết', mình mới hỏi ổng: ‘Trong 30 năm nay, ông có thấy bản thân ông sai chỗ nào không?’, ổng sững người, vì cả đời ổng, ổng không bao giờ tìm hiểu rằng mình dở chỗ nào để cải thiện, hay chỗ nào để phát huy, mà, cho dù ổng có sống thêm 30 năm nữa thì suốt đời ổng cũng chỉ tìm mọi cách để nói về cái hay/cái dở của người khác, ha.. ha.. ha…
-Tò mò, tọc mạch chuyện của người khác, ví dụ như: có một phụ nữ tên H, đã 50 tuổi nhưng vẫn còn rất hấp dẫn, thế là có một anh chàng khoảng 30 tuổi cà rà bên cạnh; cách đó 30m, trước cổng nhà chị này, có một bà đang quét sân, có vẻ như đang rất tập trung vào ‘chuyên môn’!, nhưng mắt và lỗ tai của bả thì lại để ý, tò mò, tọc mạch hết mọi chuyện ở bên nhà chị H, rồi đem nó ra làm một ‘món quà’ tặng cho các người hàng xóm, bà ta bới chỗ này, móc chỗ nọ, chê chị H là ham mê bài bạc, suốt ngày bỏ nhà bỏ cửa đi chơi, nợ tiền nợ bạc, dụ dỗ trai tơ…, chị H bèn sang nhà bả để nói chuyện nghiêm chỉnh thì bả chối phét đi và nói ‘mỗi người mỗi tính, mỗi cách sống, tôi đâu dám có ý kiến gì đâu’ (!)...
*
Việc tặng quà này ban đầu là để ‘có qua có lại mới toại lòng nhau’, rồi tiến đến chỗ để đền ơn đáp nghĩa, rồi tiến đến chỗ để được ‘giúp đỡ’ sau, mà số tiền ‘tạm ứng’ trước có thể lên hàng chục, hàng trăm triệu đồng, thậm chí có thế đến vài triệu USD. Và nếu không nhầm, cái tập quán quà cáp/biếu xén trong cộng đồng này đã có từ trước thời… Đinh Bộ Lĩnh, còn ở bên Tàu thì có từ trước thời… nhà Tần…
Dưới thời buổi này, đa số người đều bận làm việc, nhất là những người làm khoa học/nghiên cứu, quản lý, kinh doanh với cường độ cao, thậm chí làm từ sáng đến tối mịt mới về, mà việc chợ búa gần như nhờ vào siêu thị với các đồ ăn chuẩn bị sẵn, hay các ‘món ăn nhanh' (fast-food), họ không có thời giờ để tiếp chuyện ai đó cả tiếng đồng hồ để nhận một con gà, để chạy ra chợ mua một cái bếp lò và than, rồi ngồi quạt lửa than để nướng mấy cái bánh tráng mà khói đen bay mù mịt trong nhà và lan ra cả xóm, để mang một trái mít đi bằng xe đò cả mấy trăm cây số, trong khi đó họ chỉ cần gọi với qua quán bên cạnh ‘bán cho tôi...’ là có ngay trong vòng một nốt nhạc!…
Những lời chúc tụng viễn vông ở ta như ‘chúc anh năm mới làm ăn hơn gấp mười, gấp trăm lần năm ngoái’… chắc khác với người phương Tây với những lời chúc rất bình dị như: chúc mừng năm mới, chúc mừng đám cưới/sinh nhật, chúc thượng lộ bình an, chúc một ngày mới tốt lành…
Mình nhớ lại khi còn nhỏ, ở làng của mình, có môt thầy giáo nói rằng: đối với những người mà việc của mình thì làm không xong, mà suốt ngày lo dí mũi vào việc của người khác, thì được mô tả với thành ngữ như sau: ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’, hihi...
Chắc còn nhiều chuyện để kể như: việc người ta thường theo đuôi các sự kiện một cách quán tính hay bản năng, việc người ta rất thường xúm lại, hai mắt nháo nhác, hỏi tới hỏi lui... tại những chố xảy ra các 'sự kiện' mà không có liên quan gì đến họ, việc chạy theo các danh xưng ảo như thạc sĩ, tiến sĩ, giám đốc, tổng giám đốc... mà không có thực chất, việc nói xấu/'ném đá' nhau trong giới thuyền thông hay thế giới mạng, việc tôn thờ 'tửu thần', 'dô 100%' và uống mỗi năm 3 tỉ lít bia (=3 tỉ USD), việc chen llấn, xô đẩy và 'hối lộ' thần thánh tại một số lễ hội, việc 'hôi của', đậu xe chình ình giữa đường, họp chợ trên lòng đường, lấn chiếm lề đường - vì nó được việc cho mình thôi, cần gì để ý đến quyền lợi của những người khác!...
Thật ra, không có cái gì là tuyệt đối đúng hay sai mà tùy thuộc vào ‘hệ tọa độ’ mà mỗi sự việc xảy ra. Có cái đúng ở chỗ này, vào thời điểm này, với người này, nhưng lại sai ở chỗ khác, vào thời điểm khác, với người khác. Truyền thống cộng đồng thường được nghĩ như là một cái gì đó thuộc thế giới tâm linh, là cái 'mỹ' tồn tại lâu dài và có rất nhiều yếu tố đáng trên trọng, nhưng liệu rằng tính cộng đồng như đã nói ở trên có phải luôn là một truyền thống... tốt đẹp trong thời đại hiện nay!
Những lời chúc tụng viễn vông ở ta như ‘chúc anh năm mới làm ăn hơn gấp mười, gấp trăm lần năm ngoái’… chắc khác với người phương Tây với những lời chúc rất bình dị như: chúc mừng năm mới, chúc mừng đám cưới/sinh nhật, chúc thượng lộ bình an, chúc một ngày mới tốt lành…
Trả lờiXóaMình nhớ lại, khi còn nhở, ở làng của mình, có môt thầy giáo nói rằng: đối với những người mà việc của mình thì làm không xong, mà suốt ngày lo dí mũi vào việc của người khác, thì được mô tả với thành ngữ như sau: ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’, hihi...
Em thăm khuya anh. Chúc anh ngủ ngon.
Trả lờiXóaCám ơn bạn PH, mình mới đi uống cà phê, chúc ngày mới tốt lành.
XóaTính cộng đồng có nhiều mặt tính cực, nhất là những nước như VN, nhưng cái chưa đúng nó phụ thuộc vào thời gian, không gian hay là sự lợi dụng tính cộng đồng để làm những việc không hay
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới tốt đẹp
Mình cũng nghĩ vậy, giáo dục là vô cùng quan trọng, và quan trọng nhất là phải có thật nhiều người làm gương... Cám ơn bạn TMC, chúc ngày mới tốt lành.
XóaLưu comt Lê Thùy Trang, Hoài Phố:
Trả lờiXóaEm nghĩ gì đây, nghĩ đến anh!
Mơ mơ đôi mắt. dáng cong tròn
Ngoài kia bướm lượn, trời không nắng
Anh ở nơi này, em ở đâu!, hihi...
Nhiem Ngoc
Trả lờiXóaTệ tặng quà bị biến tướng hết rồi
51 phút trước
Ui, chào bạn Nhiem Ngoc, đôi khi mình thấy cũng có cái hay nếu đừng thái quá, hi...
Xóa"Nói gì với Hùng John" là bài viết mới nhất Ái Nữ mới đăng trên Blog Việt, có thể bổ sung cho bài viết này của Lá Bàng.
Trả lờiXóaĐọc bài này Ái Nữ thấy bản thân con người mình có "tính cộng đồng" ghê lắm. Đang chuẩn bị một màn "đưa chuyện" cho bà con Xóm Lá mắt mũi xanh lè một phen. Còn bên làng Blogspot thì Ái Nữ chưa quen biết nhiều, chưa thuần "thổ nhưỡng" nên chưa kịp nghiên cứu ra giống "dưa lê" nào thích hợp. Với người Việt là nên có "câu chuyện làm quà". Với Blogspot, nếu chưa trồng được "trái dưa" thật "hoành tráng" thì Ái Nữ chưa dám phục vụ.
Hôm nay, có blogger Ái Nữ qua ‘nhà’ tôi và có nhắc đến cái tên ‘Hùng John’ và ‘tính cộng đồng’ (mà là nội dung vài viết của tôi, hôm qua). Hơi tò mò, tôi lần theo đường dẫn của bạn ấy và đọc được bài viết ‘Nói gì với Hùng John’, vì thế, tôi vô mạng tìm hiểu thêm và viết nên bài này *entry 551', hihi, chúc ngủ ngon nghen.
Xóa