Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

551. Hùng John và phát biểu ‘người Việt Nam có tính thụ động’

Hôm nay, có blogger Ái Nữ qua ‘nhà’ tôi và có nhắc đến cái tên ‘Hùng John’ và ‘tính cộng đồng’ (mà là nội dung vài viết của tôi, hôm qua). Hơi tò mò, tôi lần theo đường dẫn của bạn ấy và đọc được bài viết ‘Nói gì với Hùng John’, vì thế, tôi vô mạng tìm hiểu thêm và viết nên bài này.
*
Anh tên là Trần Hùng John, năm nay 25 tuổi, là Việt kiều, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Anh tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, tại Trường đại học Berkeley. Sau đó, vào tháng 8/2010, anh sang Việt Nam du học theo một chương trình trao đổi văn hóa. Và sau 2 năm đi lang thang tiếp cận với đời sống thực ở VN, trong đó có đi bộ 80 ngày, anh đã xuất bản cuốn sách với nhan đề là ‘John đi tìm Hùng’, đại ý nói là một người Việt kiều (John) về Việt Nam để tìm hiểu về quê mình, người mình và để mình ‘trở nên Việt Nam hơn’ (vnexpress.net).
Cuốn sách vừa xuất bản đã gây được dấu ấn mạnh trên văn đàn VN, mà một câu phát biểu của anh đã trở thành đề thi Văn cho 4000 sịnh viên dự thi khối D ở Việt Nam năm 2013, là:
‘Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn’. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của Trần Hùng John không?
Không những anh chỉ có một câu nói gây ‘xốc’ này, mà còn có các câu khác như ‘Hãy dám làm điều mà bạn thực sự thấy hạnh phúc, chứ không phải điều bố mẹ muốn, hay xã hội buộc bạn phải làm’ hay ‘Tôi nghĩ mọi người quyết định số phận của chính họ. Nếu thực sự tin tưởng vào điều gì đó và làm mọi thứ bằng hết sức lực để đạt được nó, chẳng có gì có thể ngăn bạn tới thành công’…
Có phải đa số người Việt là ‘thụ động’, ‘theo sau’, và ‘phải đi theo một con đường đã vạch sẵn’ không?
Tôi có làm cho các dự án phát triển trong khoảng 20 năm, và thấy rằng giữa ta và Tây có một sự khác biệt rất lớn về việc ‘chấp hành mệnh lệnh của cấp trên’. Đó là các ông Tây, chưa chắc đã chủ động hay giỏi hơn người Việt, nhưng khi xếp bảo ‘phải làm như thế này’, nếu họ làm khác ý xếp thì họ chả có gì mà phải sợ hay lo lắng, mà trả lời rất lịch sự rằng ‘chúng tôi kiến nghị là nên làm theo cách của chúng tôi’... Còn các cán bộ của ta luôn mồm bảo ‘xếp là đúng’, ‘điên gì mà làm trái ý xếp’, thật vậy, nếu ai làm trái ý xếp, thì cán bộ đó (mặc dù có tài) sẽ chịu một áp lực bị ‘trù dập’ rất nặng, thậm chí xác suất bị đuổi việc rất cao...
Phải thừa nhận tồn tại một sự thật là có không ít người Việt đã có sẵn tâm lý sùng bái Tây: Hôm đó, ở một xã nọ, chúng tôi cùng đi làm với một người bạn Tây cùng cấp, bỗng thấy một cán bộ xã của ta đang say xỉn nằm bên lề đường, vừa nhác thấy bóng… ông Tây, anh ta lập tức… tỉnh hẳn, đứng lên, khúm núm bắt tay ông Tây bằng hai tay, giật đi giật lại nhiều lần, và anh ta không nhìn thấy chúng tôi! Còn ông xếp ngày xưa của tôi cũng không ngoai lệ, ổng luôn ‘phán’ như là… thầy của tôi và bắt tôi phải làm theo ý ổng, còn khi ‘thằng bạn Tây’ của tôi mới cầm viên phấn viết lẹt xẹt mấy chữ trên bảng, ổng liền ghi lấy ghi để vào sổ tay và thực hiện đúng như những gì nó nói!…
Theo tôi, thời buổi này, sự thụ động đó còn xuất phát từ cơ chế quan liêu - một cơ chế thông qua rất nhiều ‘cấp trên’, áp dụng chế độ chính sách một cách rất máy móc, ai cũng sợ trách nhiệm, cộng với một áp lực phải chấp hành mệnh lệnh của cấp lãnh đạo gần như tuyệt đối, các yếu tố này làm vô cùng mất thời gian chờ ‘phê duyệt’, mà có một cán bộ lão thành đã nói là ‘tôi làm việc tức là lãnh lương chờ’…
Quay lại chuyện lịch sử. Thời ngàn-năm-Khổng-Mạnh thì ông bà cứ tụng thuộc lòng ‘Tứ thư ngũ kinh’, hết trích dẫn Lão, Trang, Khổng, Mạnh, rồi Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… mà không hề tự biên soạn cho nước mình một bộ sách giáo khoa riêng và thường không có phát biểu/sáng tạo gì mà dám vượt qua khỏi bức tường Khổng-Mạnh!, thời Tây-Mỹ đến nay thì cứ lệ thuộc vào tư tưởng nào là của Jean Paul Sartre, Camus, Nietzsche, nào là của Henry Miller, Heidegger, Krishnamurti, Osho, rồi của Tagore, Whitman, Khalil Gibran, Dalai Lama… mà chưa có sáng tạo gì nhiều cho nền triết học/khoa học/văn học của thế giới…
Ta thường hay ngồi uống cà phê/trà và chỉ nói chuyện với người... trong nước, thiết nghĩ rằng rất cần thiết để biết là những người 'ngoài nước' nhìn ta như thế nào, và dưới một giác độ nào đó, Hùng John đã nói khá khách quan và cơ bản là... đúng: đa số người Việt ‘có tính thụ động’ hay ‘nói theo’, cụ thể là ‘ta thường theo đuôi các sự kiện một cách quán tính hay bản năng’ mà nó có thể là một trong những hệ quả của việc ‘bản thân con người mình có tính cộng đồng ghê lắm’ (lời bình của bloger Ái Nữ)…
*
Viết đến đây, tôi cũng xin mở rộng vấn đề qua thực tế.
Thường, tôi có một cách tiếp cận khác để hiểu thế giới chung quanh tôi mà không nhất thiết phải đọc toàn bộ (các) tác phẩm/bài viết của ai đó. Ví dụ như đọc cuốn ‘Ỷ thiên đồ long ký’, thật ra, cho đến nay, trong số các bạn của tôi, chưa có ai hiểu ý ông Kim Dung muốn nói gì, rồi trải qua… 30 năm, tôi cứ nhớ đi nhớ lại mấy câu ‘lai như thủy hề, thệ như phong, bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung’ (đến như nước chảy, đi như gió, không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu), rồi ‘Tạ Tốn cũng là cục phân, cục phân cũng là Tạ Tốn’, rồi ‘từ nay ta sẽ vẽ lông mày cho ái thê’…, tôi mới chợt hiểu ý của ông ta tựu chung là:
-Dù ta có làm gì trên đời này đi chăng nữa thì tất cả cũng sẽ chỉ là con số 0, mà trong đó tình yêu là một thứ diễm tuyệt, kỳ ảo, và dường như là một giải pháp khả thi trong cái cuộc đời quá ư là phức tạp và đầy đau khổ này của con người.
Tôi càng tin vào cái… hiểu này, vì tôi lại có lập luận là, ‘thượng đế’ đã tạo nên đàn ông và đàn bà thì phải có một mục tiêu nào đó rất quan trọng, chứ không phải là để họ… ngồi chơi xơi nước!
Tôi còn nghĩ rằng sách vở chỉ là sự sao chép thụ động và tam sao thất bổn từ thế giới tự nhiên, thế thì ta điên gì mà không suy nghiệm… chân lý trực tiếp từ thế giới tự nhiên mà phải nô lệ vào sách vở! Vì thế, mỗi bước chân tôi đi, tôi đều quan sát thế giới tự nhiên rất kỹ, rồi tôi lấy những điều suy nghiệm được từ nó mà soi rọi lại là sách vở nói đúng hay sai, và điều quan trọng là tôi sẽ viết là ‘tôi thấy rằng’ chứ không phải vĩ nhân A, ông B, hay bà C nào đó thấy giùm tôi…

11 nhận xét:

  1. Ta thường hay ngồi uống cà phê/trà và chỉ nói chuyện với người... trong nước, thiết nghĩ rằng rất cần thiết để biết là những người 'ngoài nước' nhìn ta như thế nào, và dưới một giác độ nào đó, Hùng John đã nói khá khách quan và cơ bản là... đúng: đa số người Việt ‘có tính thụ động’ hay ‘nói theo’, cụ thể là ‘ta thường theo đuôi các sự kiện một cách quán tính hay bản năng’ mà nó có thể là một trong những hệ quả của việc ‘bản thân con người mình có tính cộng đồng ghê lắm’ (lời bình của bloger Ái Nữ)…

    Trả lờiXóa
  2. "Tôi còn nghĩ rằng sách vở chỉ là sự sao chép thụ động và tam sao thất bổn từ thế giới tự nhiên, thế thì ta điên gì mà không suy nghiệm… chân lý trực tiếp từ thế giới tự nhiên mà phải nô lệ vào sách vở!"
    Cái này OK trăm phần trăm nghen! Ấy chết lại sính tiếng Tây nữa rồi, sorry...

    Trả lờiXóa
  3. Bài này anh viết gọn và dễ hiểu !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, mình viết thì trước tiên mình phải hiểu đã, LB cố gắng trình bày ngắn gọn, nhưng ví dụ minh họa thì không đủ, vì mình đã nêu lên trong entry 550 rồi, cám ơn bạn HHP, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  4. "Tôi còn nghĩ rằng sách vở chỉ là sự sao chép thụ động và tam sao thất bổn từ thế giới tự nhiên, thế thì ta điên gì mà không suy nghiệm… chân lý trực tiếp từ thế giới tự nhiên mà phải nô lệ vào sách vở!" Cái này thì OK trăm phần trăm nghen! Ấy chết, mình lại sính tiếng Tây nữa rồi, sorry...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., Ái Nữ có lập luận rất độc đáo, lại có văn phong rất... nam tính, mà là một nữ bác sĩ mới có dưới 40t à, hihi,..., chiều ngọt ngào nghen cô nương.

      Xóa
    2. Lần này mấy bạn đọc quen thuộc của tôi làm tôi bị lộ hết rồi. Lá Bàng thử xem nốt ở đây xem Ái Nữ có "nam tính" đáng kể không.

      Xóa
  5. Lưu:
    Mình dựa vào nhau cho thuyền ghé bến
    Sưởi ấm đời nhau bằng những môi hôn
    Mình cầm tay nhau nghe tình dâng sóng nổi
    Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn...

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Nguyễn Ngọc Nga:
    Dáng nàng nghiêng dưới bụi tre
    Nắng xôn xao dáng, lập lòe sau lưng

    Trả lờiXóa
  7. Tôi đã giáp mặt Trần Hùng Jhon nghe anh ta trong chương trình VTV1 nhưng chưa đọc cuốn sách anh ta viết. Bất kể anh ta viết gì duy chỉ việc cuốn sách được xuất bản và gây sốt trên thì trường sách và dân cư mạng đã là một thành công.Hôm nhân ngày thơ Việt Nam tổ chức ơ Văn Miếu TÁC PHẨM MỚI với sự "bật đèn xanh"của gs Nguyễn Lân Dũng tạp điều kiệ để mọi người gặp Hùng Jhon để giáo lưu.Chủ yếu là giới thiệu cuốn sách của Trần Hùng Jhon. Sau đó mỗi người mua "làm phúc"mỗi người một cuốn với giá 60 ngàn đồng. Đến lượt tôi thì hết ,Có lẽ tôi cũng tìm đọc cuốn này xem sao.Cảm ơn NGLB và Aí Nữ đã đọc và thông tin những điều cơ bản nhất của cuốn sách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Sau đó mỗi người mua "làm phúc" mỗi người một cuốn với giá 60 ngàn đồng. Đến lượt tôi thì hết", hihi... Anh Duy à, tôi vốn không quan tâm đến cuốn sách của Hùng John lắm, có điều cậu ấy mới có 24t mà nghĩ được như vậy là rất tốt, tôi mong các cháu thế hệ 9x cũng nên đừng hấp tấp mà hãy suy nghiệm... kỹ như cậu ấy, cám ơn anh, chúc ngủ ngon.

      Xóa