Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

562. Chuyện con rùa và ‘tứ thư ngũ kinh’

Chú rùa sống ở trong một căn nhà nọ, lúc thì trong buồng tắm, lúc thì ông chủ cho nó ra ngoài tắm nắng dưới một cái giếng trời. Nền nhà lát bằng gạch bông ngoại hay một thứ đá hoa cương nào đó mà trơn ơi là trơn, nhưng chú không sợ…
Trước khi có các tâm sự dưới đây, chú xin kể một câu chuyện riêng mà có lẽ là có tính quyết định trong cuộc đời của chú. Đó là trong giấc mơ, chú thấy mình gặp một ông thầy bói, ổng mới đưa cho chú bốc 5 lá bài bất kỳ, chú xóc bài và bốc được… 1 bích, 2 bích, 3 bích, 4 bích và 5 bích, toàn là con bích, đó là chú có một cái số phận đen nhất trong… loài người. Nhưng, chú không tin, nên tự tiến hành kiểm tra số phận của mình. Vào một lần khác, trong khi đánh ‘phỏm’, chú lại được bốc con bài ‘cá’, thì trong 10 lần, đến 8-9 lần là chú bốc trúng con 1 bích - con bài nhỏ nhất trong 52 lá bài, mọi người đều nhìn thấy và công nhận như vậy, và cũng ngay khi đó, đối thủ của chú lại được chia đúng 4 con xì, tức là khi chú xui nhất thì, hoàn toàn ngược lại, đối thủ của chú lại hên cực đại - thành công gấp 36 lần (theo luật đánh phỏm): chú đã hiểu được cái số phận bất-khả-tri đã dành riêng cho chú, nên chú chả bao giờ thiết sống để làm cái quái gì, hihi…
*
Vâng, đúng vậy, chú đang sống thong dong và tự do ở trong rừng sâu thì bị đấng-bất-khả-tri... chiếu tướng và chú bị bắt, người ta khoan vào mai chú một cái lỗ, xích chú lại, và đem ra chợ bán. May thay, chú gặp được một… triết gia khá hiền lành, đem chú về nuôi chung với một cô rùa cái, bỏ chúng gần một cái ao cá, nhưng cô ta không hề có tính tư tưởng nên hành hạ và mắng chửi chú suốt ngày: số phận cô đơn của chú vẫn hoàn cô đơn, thậm chí còn tệ hại hơn cô đơn rất nhiều, chỉ trừ chút may mắn là đôi khi chú được ông chủ nhìn và mĩm cười một cách dịu dàng với chú.
Sáng hôm nọ, thấy một bó rau muống toát ra mùi thơm ơi là thơm, chú cố gắng rướn người về phía trước, bỗng nghe cái 'cạch...', té ra là chân trái của chú bị… liệt (!). Vì thân hình rất nặng, nhất là về phần đầu, nên khi di chuyển, chú khởi động bằng cách dùng lực ở một trong hai chân trước, rồi hai chân sau mới tựa thế mà giúp chú tiến lên, nay một chân trước đã bị liệt nên cứ mỗi lần bước lên, cả người chú lại qụy xuống nền nghe một cái ‘cạch’, đến mấy chục lần luôn, chú mới thầm nghĩ rằng:
-Ủa, ta thường sống ở nơi ẩm thấp, nên làm gì có chuyện bị bệnh ‘thấp khớp’!
Chú bèn tư vấn ý kiến của ông chủ, ổng nói:
-Đó là vì bên trái ngươi mang nặng ‘tứ thư ngũ kinh’, bên phải ngươi mang nặng ‘triết học phương Tây’, nên ngươi không bị qụy xuống mới là lạ...
*
Chú bèn ngồi nghĩ lại nền giáo dục xưa nay mà chú bị… thụ hưởng, nào là ở trường, chú được học ‘Cổ học tinh hoa’, ‘Nhị thập tứ hiếu’, rồi thơ/văn của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Shakepeare, Tagore, Balzac, Victor Hugo, Aitmatov; nào là ở tủ sách (trong nhà) chú được đọc ‘Đạo đức kinh’, ‘Nam hoa kinh’, ‘Kinh Dịch’, ‘Lục tử tài thư’; nào là ở thư viện (hay trường đời) chú được truyền bá triết lý của Bồ Đề Đạt Ma, Muju (thiền sư, cuốn 'Góp nhặt cát đá'), Newton/Einstein, Nietzsche, Marx, Krishnamurti, Kim Dung…
Chú nhớ mang máng là trong ‘Cổ học tinh hoa’ có chuyện ‘Khổng Tử gặp một cô gái đánh mất một một cái trâm cài tóc bằng cỏ mà khóc cả… buổi’,  chuyện ‘Kỷ Sảnh luyện gà đá cho Tề Tuyên Vương’; trong ‘Nhị thập tứ hiếu’ có chuyện ‘một anh nông dân vì cứu mẹ mà dũng cảm cầm đòn xóc để đánh lại một con cọp’; trong ‘Đạo đức kinh’ có câu ‘Đạo mà nói được thì không phải là đạo, danh mà xưng được thì không phải là danh’ hay ‘ta không thể lấy cái hữu hạn của mình để theo đuổi cái vô hạn của trời đất’; trong ‘Nam hoa kinh’ có nói ‘thoắt lặng không hình, biến hóa không thường’, ‘nếu ta là con gà trống thì ta sẽ gáy canh, nếu ta là con chim thì ta sẽ hót’; trong ‘Kinh Dịch’ có ‘thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật’; trong ‘Góp nhặt cát đá’ có chuyện ‘một thiền sinh hỏi sư phụ: thiền là gì?, ổng nói: hãy đi pha trà đi’ hay ‘hoàng đế Nhật hỏi một thiền sư: thiền là gì?, ổng chỉ trả lời bằng cách thổi lên một tiếng sáo, rồi cáo từ ra đi'; rồi có ‘tôi tư duy, do đó tôi tồn tại’ hay ‘con người là cây sậy biết tư duy’ gì gì đó, rồi nó còn nghe người ta suốt ngày chém gió về trận Mã Lăng (Tôn Tẫn-Bàng Quyên, Đông Chu liệt quốc), trận Cai Hạ (Hán Sở tranh hùng), trận Xích Bích (Tam quốc chí), trận Waterloo (Chiến tranh và hòa bình/Hội chợ phù hoa), trận ‘đại náo Thiên cung’ (Tây du ký), rồi chuyện tình Romeo-Juliet, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Napoleon-Betsy, Kenedy-Monroe, Hứa Văn Cường-Trình Trình…
Nói chung là chú đã được trang bị tư tưởng của Tây-Tàu hơi bị nhiều, còn tư tưởng Việt mà chú được đào tạo thì hầu như chả có bao nhiêu!
*
Chú liên tưởng đến khái niệm ‘Dịch’ mà người phương Tây đã đơn giản dùng chữ ‘change’ (= biến đổi). Chú nghĩ là Pháp-Anh-Mỹ có vận dụng ‘Kinh Dịch’ đâu mà chế ra máy bay Boeing hay Airbus bay đầy trời đó, ông Steve Jobs/Bill Gates có vận dụng ‘Kinh Dịch’ đâu mà chế tạo ra các loại máy tính với các tính năng hiện đại sản hồn luôn, Mỹ có vận dụng 'Trận đồ Bát Quái' như Khổng Minh (vây khổn Lục Tốn) đâu mà đánh... thắng Afghanistan hay Iraq đó, còn mới đây, ông Obama không cần vận dụng ‘Kinh Dịch’ mà đã hô rầm lên là cần phải ‘change’ nước Mỹ đó, có sao đâu. Tất nhiên là chú hiểu, ‘Kinh Dịch’ có một nền tảng một triết lý và là một khoa học rất hữu ích, nhưng không phải mọi người cần phải có ‘Kinh Dịch’ mới… sống được, hihi…
Chú cũng liên tưởng đến khái niệm ‘Thiền’ mà người phương Tây đã đơn giản dùng chữ ‘meditation’ (= trầm tư mặc tưởng). Chú biết rằng họ chả ngồi thiền mà sống lâu đến 80-90 tuổi, còn ta thì ‘chửa qua 49, đã đến 53’, mà mới có trong tháng Tư này, chú đã có có 2 người bạn chết vì bị ung thư, còn một người bạn chết vì bị xơ gan (do uống nhiều rượu), cả 3 người này tuổi đều chưa đến 53, híc.. híc… Tất nhiên là nó hiểu, khái niệm ‘Thiền’ có một nền tảng triết lý và đặc biệt là rất hữu hiệu trong lĩnh vực y học/rèn luyện sức khỏe tinh thần cũng như vật chất, nhưng không phải mọi người phải ngồi thiền mới… sống lâu được, ít nhất là ở nước nào đó, người ta đã uống 3 tỉ lít bia/năm, thì ‘thiền’ không có chỗ để tạm trú, hihi…
Chú nghĩ rằng nói về chữ thiền, chữ tiêu dao, chữ hiếu, chữ tình… thì ở ta có đầy, như ‘thiền’ của Trần Nhân Tông/Thích Nhất Hạnh (nhà tâm linh có ảnh hưởng đứng hàng thứ tư trên thế giới), ‘tiêu dao’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm/Nguyễn Công Trứ, ‘hiếu’ của Lục Vân Tiên, ‘tình’ của Trần Khắc Chung và Huyền Trân, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân, Lan và Điệp…
*
Quay trở lại chuyện chú rùa, khi chú đang… đau khổ vì cái mai ‘tứ thư ngũ kinh’ vô cùng nặng nề của mình, chú bỗng thấy một bạn mèo phóng một cái vèo từ đầu phòng khách đến cuối bếp, chú ngạc nhiên hỏi:
-Ủa, tạo sao bạn phóng đi nhẹ nhàng và nhanh đến như vậy?
Chú mèo mới trả lời rằng:
-Tôi là tôi, tôi không phụ thuộc vào tư tưởng của những người đi trước, nên tôi thấy đầu óc rất nhẹ nhàng và có thể phóng đi một cái vèo đến bất cứ bến bờ tư tưởng nào, hi..hi… Ngoài ra, tôi hay quan sát ở đời và gom được nhiều thứ lắm, ví dụ như:
“Rót xuống bờ môi những nụ cười
Cho hồn sa mạc chợt xanh tươi
Em cười, thế giới cười trao lại
Nhưng khóc, riêng mình em khóc thôi!” (Thích Tánh Tuệ)
"Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc 
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!” (Con Đường Niết Bàn)
“Không có cái gì là tuyệt đối, chỉ trừ cái tuyệt đối.
Không có cái gì là không biến đổi, chỉ trừ cái biến đổi.
Không có cái gì là bất tử, chỉ trừ cái chết.
Không có ai là không đau khổ, chỉ trừ người chết” (NGLB)
“Nếu như có phép lạ
Tôi xin được ngủ yên
Không bao giờ dậy nữa…
Nếu như có phép lạ
Biến tôi thành người câm
Để không bao giờ nói
Lời thương thành sương khói
Dễ làm buồn lòng ai.
Nếu như có phép lạ
Cho tôi thành kẻ mù
Để không nhìn thấy được
Những buồn vui cuộc đời
Để khóc cũng như cười
Không thấy đời ngang trái...” (trích blog Bút Chì)
“Vắng em thu tàn lối bơ vơ
Rừng thu xao xác bóng ai chờ
Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ
Lá thu hờ hững rơi trong mơ” (NGLB)…
Nó lại tâm sự tiếp:
-Ở ta đã có khá đầy đủ các loại tư tưởng, thiền có, vô thường có, vô vi có, thân phận con người/đau khổ có, tình yêu có…, nhưng rất nhiều người do ‘vô minh’ mà nghiện tư tưởng Tây-Tàu, lúc thì trích dẫn Lão Tử/Trang Tử/Khổng Tử nói rằng, lúc thì trích dẫn Lý Bạch/Tagore/Khalil Gibran có câu thơ rằng…, đúng như bạn Hùng John đã nói ‘Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong’, hi..hi…
*
Sau khi nghe bạn mèo nói, chú rùa mới thấm hiểu, chú gật gù và nghĩ: tại sao người ta cứ nhồi nhét các loại tư tưởng ngoại nhập vào đầu óc của thế hệ trẻ thế nhỉ, bởi vì ta không có!, hay vì người ta không hiểu (!), nên họ luôn thần thánh hóa nó và cho nó là… vĩ đại!
Và bây giờ chú rùa đã… già rồi, chú thấy rằng các tư tưởng trong mấy câu chuyện của Tây-Tàu nói trên rất là quen thuộc, vì chúng đã có đầy ở trong đời thực, mà nói như Hoài Linh đã đóng trong một clip quảng cáo là:
-Thường thôi
Ha.. ha.. ha...

19 nhận xét:

  1. Trần Thuận Thảo
    GIÓ rì rào bên cành lá dịu êm
    mà xôn xao trước tình anh nóng bỏng! hi hi vui nhe anh?
    55 phút trước

    Trả lờiXóa
  2. Lưu comt Lê Thùy Trang:
    Em hôn chiếc lá trong vườn
    Thế mà anh tưởng hôn nhầm môi... ai
    Chiều về sương khói nhạt phai
    Buồn trong không bóng, buồn ngoài không em...

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt Vũ Mai:
    Quê mình nhớ dàng em xinh
    Nhớ bờ tre rậm dẫn đường ra sông
    Ngước nhìn núi chảy song song
    Mây quần trắng xóa, tiếng lòng mãi mê...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mắt em hút cả trăng vàng
      Dáng em hút cả ngỡ ngàng tối nay
      Sao trời nhấp nháy trên cao
      Mắt anh rụng xuống, trên bờ vai em...

      Xóa
  4. Nhiên Phạm Châu An
    Định Thiền hay Thiền Định?
    Mục đích ... để làm gì?
    Cuộc sống ... để mà chi?
    Vô thường hay vô .... ích
    49 phút trước

    Trả lờiXóa
  5. Nhiên Phạm Châu An ... Anh tìm hiểu thử tư tưởng này nhé!!!!
    Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy trong các hang động chứng minh loài người biết tế lễ cách đây 50.000 năm...
    https://www.facebook.com/notes/nh%C3%A0-gom-l%C3%A1-b%C3%A0ng/chuy%E1%BB%87n-con-r%C3%B9a-v%C3%A0-t%E1%BB%A9-th%C6%B0-ng%C5%A9-kinh/234476093410931

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Vô thường hay vô .... ích: xuất sắc!
      -Bài viết trên có lập luận đủ thuyết phục.
      -Cuối entry mình cười ha..ha..ha... rồi.
      Cám ơn bạn Nhiên Phạm Châu An.

      Xóa
  6. Lưu comt Biển Xưa:
    Chìm trong một giấc mơ tiên
    Ngủ luôn để khỏi ưu phiền thế nhân...

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt Nguyễn Thu:
    Biết làm gì đây: đến ngồi bên
    Thủ thì nhỏ to chuyện cuộc đời
    Em ơi sao mắt em buồn thế
    Đi uống cà phê với anh nghen...

    Trả lờiXóa
  8. Thà làm mèo mà ăn no ngủ kỹ, làm... rùa chi cho nặng nhọc tấm thân, đường tìm chân lý ôi rất đỗi gian truân...

    Lại nhắc đến mèo rồi, Ái Nữ với Lá Bàng thật có duyên!
    "Tài hoa và bí hiểm - đặc điểm của người Việt Nam" là bài viết của Ái Nữ có thể bổ sung cho bài viết này của Lá Bàng. Người khắp năm châu cần học hỏi người Việt Nam mới đúng chứ! Ha ha ha...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình cho blog của Ái Nữ:
      À, LB có đọc
      1. bài 'cây gậy thương hiệu': LB không tham gia đúng/sai ở đây, chỉ biết là Ái Nữ có lập luận rất tốt; và
      2. bài trên: hồi thanh niên, LB có nghe chèo Thái Bình nhiều lần; hồi nhỏ có xem hát bội/hát bài chòi (lô-tô) vài lần, LB chép lại dể AN đọc cho vui nhé:
      *Trương Phi bước ra sân khấu, lấy tay vuốt râu, đâu ngờ bỏ quên bộ râu ở trong phòng tập, diễn viên lanh trí bèn nói:
      -A, như ta đây là Trương Phì, con của Trương Phi, để ta vào ta kêu cha ta ra.
      Thế là y vào trong, lấy râu dán vào, rồi mới bước ra sân khấu xưng mình là Trương Phi!, hì.. hì…
      *Có một diễn viên đóng vai hoàng thượng, quân lính khiêng kiệu của y ra sân khấu, không ngờ hôm đó bị ‘ỉa chảy’ nặng, diễn viên không thể đứng lên và đi lại, vì nếu như thế thì ‘chất ấy’ sẽ rơi ra trên sâu khấu, y bèn lanh miệng nói:
      -Trẫm đây long thể bất an, truyền ba quân khiêng luôn cả ghế.
      Thế là lính khiêng nguyên ‘vua + chất ấy + ghế’ vào trong, y vệ sinh xong, thay long bào khác mới ra diễn lại được, hay là người ta phải thay y bằng một ‘trẫm’ khác, hì.. hì…
      *Lẳng lặng mà nghe tôi hô con cờ ra, cờ ra con mấy, con số gì đây...
      Thương em mái tóc sùi Côn. Ghét em quăng cục bồn bon trên đầu. Thương em mặc áo nhạt màu. Mặc quần ống kính mang đôi giày đít cô. Số 1 rô, số 1 rô là (con số 1)
      Đi một vòng, đi cho thật là nhanh. Ta bước đi cho đều 1 2 3 4. 4 3 í a 2 1 (con số 1)
      Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nè, 1,2,3,4,5, anh em ta về cùng nhau ta sum họp nè 5,4,3,2,1 (con số 1)
      Cắt cùm cum, cắt cùm cum, cắt cum, cắt cùm cum. Chén dĩa ly, chén dĩa ly, chén ly, chén dĩa ly. Trán cằm tai, trán cằm tai, trán tai, trán cằm tai (con số 2)
      ...Chúc tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  9. Lão SA
    Còn Trạng Lợn ‘thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng"
    Còn cái chưn thứ 5 của GLB sao chưa đề cập ? ha ha
    Cái lão GLB là Trích tiên sao ?
    Nam Tào tâu : Bẩm quả có tên GLB
    Đày xuống nước Nam vì tội ... (khó nói)
    khoảng một giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Lão Sa, dưới một giác độ nào đó, có lẽ mỗi con người là một 'trích tiên', hihi...

      Xóa
  10. Lưu comt Yên Phạm:
    Em hay đứng nơi hàng hoa phượng
    Thương tóc dài, áo trắng tươi xinh
    Đỏ sau lưng, dáng hình in đậm
    Tím rực trời, xanh vẽ dáng em

    Trả lờiXóa
  11. Bài viết này có tầm nhìn khá tổng quan.
    Mình có xem một số phim Việt hiện nay, thấy có một số người ăn chơi thời thượng, mặc dù chính mình cũng đã có nhiều lần ngẫu nhiên được như vậy, nhưng thấy vẫn còn thua xa các cảnh ăn nhậu VIP trong... phim. Còn việc có người thích 'hôn nhiều ếch', thiết nghĩ đó không phải là một sai lầm, vì ta đang sống trong một thế giới với quá nhiều stress...
    Mình xin đường dẫn bài này về blog, vì nó có nhiều tư liệu... quý về văn học, cám ơn tác giả.
    https://www.facebook.com/notes/quy-nguyenhoang/nh%C6%B0-qu%E1%BB%B3nh-%C4%91%C3%A3-h%C3%B4n-bao-nhi%C3%AAu-%E1%BA%BFch/854089427939943

    Trả lờiXóa
  12. Dung Tran
    Bài viết hay tuyệt !
    30 Tháng 4 lúc 5:34

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình hay ngồi uống cà phê một mình, có chú mèo bên cạnh, và thỉnh thoảng nhớ về con rủa ở xa mà viết nên bài này, hi...

      Xóa
    2. Nhưng dù sao con rùa cũng đứng trong hàng Tứ linh.
      Là bài học trong câu chuyện Thỏ và rùa, một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop.

      Xóa