Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

665. ‘Nhà triết học số 1 của Châu Á’, ha..ha..ha… (Việt Nam không có triết gia! - phần 3)

Trong một lần tôi đến nhà bạn gái, không ngờ cổ lại quay camera tôi, và không ngờ tôi mới phát hiện ra là mình - một người (khá) bi quan - lại cười rất nhiều tiếng ‘ha..ha..ha...’ (mà ông ‘Tiến sĩ xoáy’ bảo là tiếng cười rất sảng khoái!), và lần này tôi lại cười ‘HA..HA..HA…’ rất to, vô cùng to.
Tại sao tôi cười? Tôi xin kể nghen.
*
Một chiều hôm nọ, tôi theo một đám mây trời vơ vẩn mà lọt vào quán cà phê ‘Hoa Vàng’, ở đấy có một người lạ tiến ra chào và bắt tay tôi, sau đó tôi mới được một người bạn giới thiệu:
-Đây là thầy Phạm Thiên Thư.
Nói chuyện hồi lâu, thầy cầm tay tôi và nói:
-Anh là người có năng lượng ‘tâm linh’ rất mạnh (!), tôi cảm nhận được ngay điều đó khi mới vừa nhìn thấy anh.
(Tôi nhớ lại là vào năm 1999, ở Hạ Long, cũng có một người thầy địa lý người Tàu cũng nói vậy; và vào tối hôm nay (11/4/2015), ở quán ‘Trà đạo’ đường Trần Quý Khoách, Sài Gòn, một nữ tu (tại gia) cũng nói y như vậy!)
*
Cơn mơ tâm linh đã đưa tôi bay vào một chiều xoáy nào đó của không gian n chiều, rồi tôi lại hạ cánh xuống một căn ‘Lều Tịnh Tâm’ ở bên cạnh một dòng sông ẩn dáng vào đêm - mà không thấy những nàng lục bình thân yêu của tôi tâm sự vào những buổi chiều tà đầy mơ mộng.
Ở đấy, tôi trông thấy một người tên là Đ. Trong vòng một sát-na, tôi thấy anh ta ngồi trên một cái ghế với đầy vẻ tự tin, tự tin quá (too much). Cũng lúc đó, tôi phát hiện ra những dòng năng lượng sinh học từ các ‘cao thủ’ bay vần vũ đến bộ óc tôi và nhắc nhở rằng:
-Hãy cẩn thận, chưa cần phải nói gì hết.
Vâng, tôi đã tuân thủ những nguyên tắc mà mình đã trải nghiệm qua 40 năm: đừng nói gì khi chưa có đủ điều kiện để suy nghĩ cẩn thận, trong khi đó, có một tiếng hô: ‘action!’ (= quay phim):
Và khai trương bằng những Socrat, Platon, Aristot và hàng loạt những ông ‘mắt xanh mũi lõ’ từ thời cổ đại đến nay, anh ta đã bắt đầu nói về… TRIẾT.

*
Anh ta nói được 10 phút, 20 phút, rồi 30 phút, rồi tôi thầm nghĩ:
-Nếu tôi là thầy triết của anh thì tôi sẽ cho anh 0 điểm.
Anh ta nói những gì mà tôi cho 0 điểm?
Đầu tiên, anh ta dùng lập luận ‘A là A' của Socrat gì gì đó (nhưng tôi lại thích áp dụng công thức 'A không phải là A', hihi...), rồi ‘Tam đoạn luận’ của Aristot, với một số ví dụ mà lúc thì nghe tạm ổn, nhưng đa phần là không minh bạch, có lẽ là vì anh đã không rành lắm môn ‘Luận lý toán học’, rồi tôi cảm thấy thum thủm mùi âm giới của câu 'Nam mô a di đà Socrat' và tiếng 'khờ...inh' bay ra đâu đó từ dưới 'long môn...gờ' của Thập Điện Diêm Vương - nhưng người ta không khờ-inh ông Socrat, mà khờ-inh người niệm... 
Tôi không thể viết dài, mà ‘đại khái’ là sau đó có các câu sau:
-Phương Đông không có triết học (‘Trung Quốc chưa hề có triết học’… mà mấy ngàn năm nay chỉ biết lải nhải có một câu là trong âm có dương, trong dương có âm).
-Phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ba-Tư...) không có lịch sử.
-Phương Đông không có văn hóa.
-Phật không trả lời được câu hỏi ‘bản thể là gì?’.
-Đạo Phật ngày xưa bị bên Ấn Độ gọi là ‘tà giáo’ (đúng, nhưng phải cân nhắc các diễn biến lịch sử vài thế kỷ sau đó - NGLB)
-Một số thiền sinh không hiểu, thiền sư liền lấy cây ba-ton đánh vào đầu một cái là liền ‘ngộ’ (hiểu ra) - đó là một ‘công án thiền’: hiểu mà không nói ra thì bố ai mà gọi là hiểu!...
v..v...
*
Tôi mới ‘tạm’ nghĩ là ‘A là A, B là B’, đúng - nhưng cuộc đời vốn không đơn giản như thế, vì có cái không thuộc về A, mà cũng không thuộc về B, nên người ta mới sáng tạo ra một đại lượng là C (= giao giới) mà không thuộc về bên nào, ví dụ: giữa thiện và ác, giữa dân chủ và độc tài, giữa ngày và đêm… chỉ cách nhau có một sát na, vì giữa chúng vốn không có một ranh giới rõ ràng, hơn nữa, trạng thái ‘thiện’ có thể lập tức bị chuyển thành ‘ác’ (hay ngược lại) do một tích tắc suy nghĩ của con người, ví dụ: định không nổ súng rồi quyết định nổ súng…
Nhưng có cái không thể cho là, ví dụ, A - đúng, B - sai, C - giữa hai cái, mà người ta còn sáng tạo ra một đại lượng D nữa - đó là không có A, nên không có B, nên dĩ nhiên là sẽ không có C, ví dụ: 'ta từ đâu đến?', thì có vô số câu trả lời, mà không thể nào khẳng định câu trả lời nào là đúng cả, vì thế mà nhân loại mới gọi D là trạng thái ‘vô ngôn’, ‘bất khả tri’ hay là ‘sắc sắc không không’.
Chính vì có trạng thái C, D (vô thị vô phi, hay vô vi/vô thường) này mà đã sản sinh ra triết học TQ hay Ấn Độ…, nếu không nhầm.
Và cũng chính vì cái ‘A là A’ này mà vô số các triết gia/nhà khoa học/nhà thơ-văn ‘phương Tây’ đã tự tử hay điên loạn ít nhiều, như Hemingway, Jack London, Marquez, Nietzsche, Maiacovski, Maxim Gorki, Dostoievski, Esenin, Hölderlin, Henry Miller…:
-‘Hölderlin, một nhà thơ đã điên trong ba bốn chục năm còn lại của đời mình…’ (Phạm Công Thiện),
-‘Rượu - Tình Dục - Ma Túy mà là triết cái gì. Văn của Miller là kinh điển trụy lạc, thập niên 70 ở Mỹ còn cấm...’ (blogger Trần Quốc Trung),
trong đó, có một số đã tìm sang Triết Đông như Heidegger, Steve Jobs, Hermann Hesse, Michael Jordan… với các tác phẩm ‘Câu chuyện dòng sông’ (Hesse), ‘Minh triết Đông phương’ (Jordon) - những bằng chứng của phương Tây cho sự hiện hữu đương nhiên của Triết Đông…
*
Tôi không thể viết dài…
Cơn mơ tâm linh này chuyển sang giai đoạn 2: tôi đã bay lên Sao Hỏa. Ở đấy, tôi được ngồi… ngắm ‘anh’ Đức được khoảng 2 tiếng đồng hồ:
Trông anh - với đầu tóc hơi bù xù - cũng khá hiền lành, và không ‘nổ’ lắm: tôi có cảm tình với anh. Nhưng tôi tạm đoán là các luồng năng lượng sinh học ‘phía Nam’ đã làm anh không thể kéo dài sự tự tin như khi mới bước vào căn ‘Lều Tịnh Tâm’ nói trên: vâng, tiếng xì xào chê anh nói ‘SAI’ đã thầm vọng lên đâu đó tại căn bàn bên cạnh, ngoài cổng ‘thiên đình’, thậm chí là trong toilet…
…Tôi hạ dần độ cao để trở về nơi trần thế, tôi định viết về anh, nhưng ‘sở dĩ LB suy nghĩ lâu vì sự việc có thực, nên phải cân nhắc Đóm à’ (trả lời trong entry ‘VN không có triết gia!’ - Phần 2), và nhưng, tôi có hỏi ‘ả Gà Mái’ và ả hỏi ‘có phải ông Đ. mà nổi đình nổi đám trên mạng trong thời gian qua không?’, ‘phải rồi’…, rồi (chúng) tôi kết luận:
-Vô cùng thất vọng, cái gì mà người ta xúm lại càng đông, càng nổi, càng ca tụng nhiều, thì cái đó lại càng… giả dối. 
Rồi đôi cánh thiên thần đưa tôi sà sà đến một dòng sông hư ảo khác, mà có bóng Nam Tào và Bắc Đẩu đang ngồi nhậu lai rai ở đó. Tôi hỏi ý kiến 2 ông:
-Tôi mến anh ấy, anh ấy là bạn, nên tôi không thể viết về anh ấy…
Bắc Đẩu nói:
-Tôi thấy kiến thức 'triết' của anh ấy bị ‘lủng’ rất nặng, cứ lấy cái này lắp vào cái kia, không đâu vào đâu, lại ‘phán’ bậy lung tung, cái trí thức từ lò xhcn ra ấy mà!…
Nam Tào (đã hơn ngàn tuổi) trách Bắc Đẩu:
-Tại sao anh lại bố trí cho thằng ấy đến ‘Lều Tịnh Tâm’, ông định lăng-xê cho nó à?
Bắc Đẩu tỏ ra rất hối hận.
*
Đêm xuống dần, các thiên sứ nói ‘các anh về đi, em phải về trời đây’… Áng mây mờ với ánh đèn đường lấp lóa khêu gợi - đã đưa tôi xuống mặt đất, và đâu đó dưới địa ngục đã vang lên các câu nói của/về ông Đ:
-Ở Việt Nam không có đối thủ triết học để tranh luận cùng ông (!!!)
-‘Tôi đập nát bét. Tôi đập nát bét’. Sợ quá! Chẳng hiểu ông đập bét tôi hay đập nát nhà triết học Trần ĐứcThảo (nói như vậy là ông Đ. đã tự xưng là 'triết gia'!, NGLB)? Nghĩ nhanh mới biết mình dại, và tôi ân hận…
-Thơ với ông phải là trường ca Illiad, và Odyssey của Homer, hay Thần khúc của Dante (!!!)
-Cái cần thiết không chỉ trình độ mà còn phải có bản lĩnh to lớn nhất (vâng, ông là số một!)
-Nhà thơ là phải có nhiều bài, nhiều câu, nhiều tập và phải biết viết Trường ca. Không biết viết trường ca coi như chỉ là nhà thơ hạng ha… Trường ca mới là lâu đài đá xanh uy nghi, hùng dũng (!!!)
-Ông hạ mình ‘ban phước lành’ đọc cho một truyện ngắn Dị Hương đã là quá may mắn… (!!!)
-Lịch sử văn học phải ghi công tôi đã xóa sạch văn chương Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa (!!!)
-Ông luôn bảo người tranh luận đề xuất một nhà lý luận giỏi nhất Việt Nam để ông thách đấu (vâng, xin chào Lý Tiểu Long!)
-Gọi là có máu mặt như Trần Mạnh Hảo và Đông La hùng hổ ở đâu, chứ gặp tôi, tôi lừ mắt một cái là cóm róm ngay. Tung hoành ngang dọc gì cũng chỉ từ vĩ tuyến 17 trở vào, chớ dại có vượt sông bến Hải ra bắc… Ông chỉ tay vào mặt Trần Mạnh Hảo, tuyên bố: 'Nếu ông bước vào sới triết học thì tôi chỉ đập một nhát là nát bét đầu ngay' (!!!)
-Đến như Trần Đức Thảo còn dưới cơ ông thì không còn ai đáng để ông đối thoại (!!!)
-Ông chê Mạc Ngôn không xứng đáng đoạt Giải thưởng Nobel và ông viết hẳn một bài dù chưa hề đọc Mạc Ngôn (!!!, quả thật là 'chưa biết đã viết tràng giang' - PTT)
-Thước đo giá trị văn chương nghệ thuật trước hết là phải dầy dặn, đồ sộ (!!!)
-Ông luôn thách đố bất kỳ ai đặt câu hỏi khó nhất thế giới để ông trả lời…
*
Chắc là tôi không muốn đề cập đến chuyện cá nhân, nên để khách quan hơn, các bạn hãy tham khảo dưới đây lời bình của blogger Alaykum Salam: 

-Nhân vật nêu trên có hà rầm trong cuộc sống thuộc dạng điên thứ 12 (‘ham đề cao ‘tôi là số một’ là... hoàn toàn điên!’, ở bài viết phần 2) cũng có thể xếp họ vào trường phái ‘Chủ nghĩa Duy Danh’ mả dân gian quen gọi là theo học thuyết ‘Hoang Tưởng’ - cái tôi của họ quá lớn, không biết không biết trời cao đất dày là gì… 

Ôi, nếu tôi viết nữa thì sẽ bị... điên mất, tôi mới vừa nghĩ thầm là mấy câu trên được trích ra từ nguồn ‘địa ngục’, nhưng có lẽ tôi đã nhầm:
-Nó vang lên từ một… thiên đường đầy chết chóc.

--------- 
Chú thích:
-Luận lý toán học: Luận lý là khoa học về lý luận, đặc biệt là lý luận đúng. Luận lý toán học khảo sát sự quan hệ của những mệnh đề (toán học), không khảo sát ý nghĩa của nó. Phương pháp luận lý được dùng trong toán học để chứng minh những định lý. Luận lý toán học rất đa dạng... Ứng với năm liên từ mệnh đề trong ngôn ngữ thông thường, ta có năm phép toán mệnh đề trong luận lý toán học: Phép phủ định, Phép hội, Phép tuyển, Phép điều kiện, Phép tương đương. Trong đó, Phép phủ định là luận lý đơn giản nhất:
Cho một mệnh đề p. Phủ định của p, ký hiệu ~p, là mệnh đề không p. Bảng thực trị: Giá trị của mệnh đề ~p được định nghĩa trong bảng thực trị sau.
                              p     ~p                                                              
                              đ       s
                              s       đ                             

Mệnh đề ~p đúng nếu p sai; ~p sai nếu p đúng. Xem thêm: http://hoangvthanh.blogspot.com/2014/10/luan-ly-toan-hoc.html

20 nhận xét:

  1. Ái Nữ [Blog Tiếng Việt] Email 11.04.15@06:53
    Nghe cứ như... thật ấy nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, nằm mơ thui, còn có thật hay không thì hên xui, hihi...

      Xóa
  2. hairachgia [Blog Tiếng Việt] Email 11.04.15@07:00
    HRG thì đếch biết gì vê triết học. Có nhiều lý do cho "hiện tượng" này: Một là do bị ngu; hai là ngôn ngữ triết quá lu bu; ba là do các triết gia hay nói chuyện trên trời; bốn là do bận ăn và thở để làm những chuyện linh tinh. Một người bị hội tụ 4 điều này thì chẳng biết gì về triết nên đành chịu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...năm là do người ta núp bóng ở môt hệ thống triết nào đó, nên 'quá' tự tin để dìm hàng hàng Phật, Thiền, các môn phái khác, và nền văn hóa phương Đông, hihi..., mà có lẽ 'người đó' hội đủ cả 5 yếu tố, chắc vậy anh Hai à.

      Xóa
  3. ĐomĐóm [Blog Tiếng Việt] Email 11.04.15@10:17
    Đóm đi theo LB để học triết mà coi bộ món này khó xơi quá ! Vì cứ phải chém gió và dùng đao to búa lớn như thế này thì ko hợp với tính cách của Đóm ! Thôi thì bản chất mà Tạo hóa ban cho Cha Mẹ sinh ra Đóm như thế nào thì Đóm xài vậy cho nó lành chứ nghe riết ko ĐIÊN cũng LOẠN ! huhuhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB đã nói rồi, LB kg phải là nhà triết học, mà chỉ là Nhà gom lá bàng thui...
      Thì cái 'người đó' tưởng mình là nhà triết học... vĩ đại, trong khi đó, y học triết chưa cơ bản, nên ai nói theo y thì chắc chắn sẽ bị... điên đóa, híc..híc...

      Xóa
  4. nhagomlabang [Blogger] Email 11.04.15@10:42

    Ái Nữ đã chia sẻ ghi chú của Nhà Gom Lá Bàng. (Facebook)
    3 giờ trước ·
    Cái bác Nhà Gom Lá Bàng này cũng "nổ" quá đi. Bác ta quyết đem triết thuyết "bóng hồng" ra để dìm hàng các triết gia Việt Nam đấy phỏng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Lý Thiên Đằng và Ái Nữ, còn tại hạ là Thích... Bóng Hồng chứ không phải là Thuyết Bóng Hồng ạ, hihi...

      Xóa
  5. Xin chào Nhà Gom Lá Bàng
    Nhân vật nêu trên có hà rầm trong cuộc sống thuộc dạng điên thứ 12 ( ở bài viết phần 2 ) cũng có thể xếp họ vào trường phái " Chủ nghĩ Duy Danh " dân gian quen gọi là theo học thuyết " Hoang Tưởng " cái tôi của họ quá lớn , không biết không biết trời cao đất dày là gì . Học được một mớ kiến thức lộn sộn , rồi đi thuyết giảng như những con vẹt , tôi mà gặp những người như vậy thì tiếc gì lửa cháy mà không cho thêm ít xăng , cho họ " NỔ " banh ta lông luôn
    Nói về triết học mình phải biết triết học là gì , chỉ cần hiểu được hai vấn đề cơ bản của nó : Vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy , giữ vật chất và ý thức sau đó mới phát triển , mở rộng ra , Mỹ học , Chính trị học , Khí tượng học , Thiên văn học , Địa chất học , Vật lý học , Sinh vật học v v v từ đó anh đưa ra một Học thuyết hay một Chủ thuyết mà mọi người phải thừa nhận . Theo tiêu chí trên thì Việt Nam chưa có Triêt Gia nào . Chỉ có những nhà tư tưởng lớn mà thôi , nếu nói về tư tưởng "Dân Tộc Học " thì Việt Nam chỉ có hai người đó là Nguyễn Trãi và Nguyễn bỉnh Khiêm bởi vì trải qua hàng trăm năm mà tư tưởng của họ vẫn sống mãi đến tận bây giờ
    Ai bảo Phương Đông không có triết học là người điên nặng , triết hoc phương bao gồm : Triết học Ba Tư , Triết học Ấn Độ , Triết học Trung Hoa . Bao trùm và xuyên suốt của triết học Phương Đông là , Chủ nghĩa nhân quả , Đạo nghĩa luận , Đức hạnh học
    Tôi không phải là fan của Bùi Giáng , nhưng có cảm nhận BG có " Cái điên trong cái tỉnh" hoặc " Cái tỉnh trong cái điên " cũng như nghe nhạc Trịnh công Sơn ta thấy được " Cái Đạo trong Nhạc " hoặc cảm nhận được " Cái Thiền trong Nhạc " đó là điều mà nhạc sĩ đã truyền tải được tới người nghe
    Xã hội bây giờ có xu hướng a dua theo số đông , theo suy nghĩ của tôi một trăm người nói chung một giọng , nghĩ chung về một điêu chưa hẳn là đúng ? Một người nghĩ điều ngược lại chưa hẳn đã sai ? Đứng trước một sự việc đã hoặc sắp xảy ra mình phải bình tĩnh, bằng suy nghĩ của chính mình mà nhìn nhận sự việc một cách khách quan . Tôi cảm mến Nhà Gom Lá Bàng vì điều này , cũng như tôi dù comnt của tôi nhiều khi còn ngây ngô , nhiều lúc còn ngu dốt nhưng tôi vẫn vui vì đó là suy nghĩ của chính tôi , không phải là đi vay mượn
    Mấy lời thật lòng , chúc NGLB khoẻ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách hành văn của bạn thật giống mình!, hihi...
      Mình đã sử dụng một đoạn của bạn để đưa vào bài viết:
      "Nhân vật nêu trên có hà rầm trong cuộc sống thuộc dạng điên thứ 12 (ở bài viết phần 2) cũng có thể xếp họ vào trường phái "Chủ nghĩ Duy Danh" dân gian quen gọi là theo học thuyết "Hoang Tưởng" - cái tôi của họ quá lớn, không biết không biết trời cao đất dày là gì... "
      Cám ơn bạn nhiều, chúc chiều t7 vui nhé.

      Xóa
  6. Trả lời
    1. Ui, viết vào lúc 4g sáng đóa, buồn ngủ quá đê!, tks, tối vui nhé.

      Xóa
  7. Ái Nữ [Blog Tiếng Việt] Email 11.04.15@11:55
    Đã thừa nhận là thầy tu Thích Bóng Hồng rồi đấy nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là lý luận 'bóng hồng học':
      A không phải là A
      do nhà... gom lá bàng sáng tạo vào 4g khuya ngày 10/4/2015, hihi...

      Xóa
  8. Lý luận của LB về A,B và C, D rất kín kẽ, nhưng MTV nhớ toán hồi cấp 3 vẫn dùng tập nguồn, tập đích và có tập giao... giao điểm giữa A và B, nói là của A cũng đúng và của tập B cũng không sai? ... thế nó mới là Đời, LB ạ, nói đúng cũng đúng, mà nói sai cũng sai... vậy nên đúng sai thuộc về tay kẻ mạnh... LB có đồng ý với MTV vậy không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Uh, đúng hay sai đôi khi thuộc về kẻ mạnh, đôi khi thuộc về kẻ yếu (vd, giang san = mỹ nhân), cho nên 'đúng', 'sai' đã có vấn đề rồi, rồi mệnh đề hội 'đúng hay sai' cũng có vấn đề, nên ta phải tùy cơ ứng biến, vì đúng ở không-thời gian này, nhưng lại sai ở không-thời gian khác, cái này được gọi là 'tư tưởng tương đối' mà dường như là một sáng tạo của thế kỷ 20 - hơn xa so với kiểu luận lý ‘A-là-A’ thời nhà Tần (một cách nói xoáy-xoay của người miền Bắc, để chỉ sự quá lạc hậu, cũ kỹ, cổ xưa).

      Xóa
  9. huongtra [Blogger] Email 12.04.15@02:15
    Chào anh
    Bên đạo Phật các Sư Thầy học thuyết và đạo Thiên Chúa các Linh mục cũng phải học
    Phải chăng những vị đứng đầu Giáo Hội là dùng Thuyết để Thuyết Phục mọi người theo con đường chính nghĩa... haizà... Chẳng biết thiển ý của Trà có đúng không đây... (Xin các Ngài tha tội cho con vì con lầm mà chẳng biết) hii
    Anh thức sắp trọn đêm rùi đáy ạ... Ngủ ngon nhé anh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không nhầm thì các 'thuyết' đó không hề dẫn nhân loại đi đến chính đạo (mà nếu có thì chỉ có... chút chút), và LB cũng nói như Hương Trà là "Xin các Ngài tha tội cho con vì con lầm mà chẳng biết", hihi...

      Xóa
  10. tranquoctrung78 [Blogger] Email 14.04.15@01:08
    Hic hic :( bỏ qua đoạn đầu - đọc ba chữ "lều tịnh tâm" trong bài bạn LB. Chợt tự nhiên lại nghĩ đến "chung thân tù". Tự dưng lại thấy sờ sợ nên thôi - ko đọc nữa. Mà cái đoạn AA BB là gì vậy bạn LB. Công nhận bạn LB kiến thức mênh mông thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, nói chung (mình có nghe nói, sr.) là ngày xưa Socrat có đưa ra luận lý 'A là A', hay 'A là A, B là B' gì đó, nói nôm na là 'A là A, chứ không phải là B'. Với tinh thần đó, Aristot - hậu duệ của ông - đã xây dựng nên Tam đoạn luận 'A = B, B = C => A = C' với ví dụ khá nổi tiếng sau đây 'Mọi người đều phải chết, Socrat là người, vậy Socrat phải chết'... Tuy nhiên, triết học Đông phương dường như lại rộng hơn khi họ xây dựng nên khái niệm 'giao giới' (mà một trong những hệ quả của nó là thái độ 'trung dung') - mà một số người gọi nó là 'ba phải'!, rộng hơn nữa, họ còn có khái niệm 'sắc sắc không không/hư vô' mà mệnh đề 'A là A' không có cửa...
      Chắc bạn biết rõ hơn mình!, còn mình chỉ tạm nói vậy, vì không muốn đi sâu vào chi tiết này. Thân.

      Xóa