Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

711. Vương đạo và bá đạo (Cách đánh giá lịch sử - Phần 2)

 

Hạ tới, nhớ về nơi cổ mộ
Thu đòi, ta lắng tiếng hư vô
Người ơi, sao nỡ sa trần thế!
Thượng đế mơ hồ, ta mãi đau

Mấy trăm năm nay, người ta cãi nhau hoài câu:
-Mục đích biện minh cho phương tiện, hay ngược lại???

Theo một tài liệu mà tôi đã đọc thời trẻ, và nếu không nhầm, thì Marx có nói rằng ‘Mục đích (cứu cánh) biện minh cho phương tiện, nhưng phương tiện xấu thì mục đích cũng xấu’.
Cũng phải thừa nhận một cách khách quan rằng, thường, ‘nền văn hóa Tàu’ đã xây dựng khái niệm nào thì ra khái niệm đó (chứ không phải ‘lừ đừ’ như ở ta!). Cụ thể, họ đã xây dựng các thuyết về ‘đạo’ rất là đa dạng, đó là ngoài đỉnh cao ‘đạo’ của Lão-Trang, còn có trà đạo, tửu đạo, kiếm đạo, kỳ đạo (đánh cờ), ‘thần bài’ đạo (đánh bài), ‘sát thủ’ đạo (thích khách)…, đặc biệt là ‘đạo ăn trộm’ (đạo chích) - qua các nhân vật nổi tiếng như Thời Thiên (truyện ‘Thủy Hử’), Tư Không Trích Tinh (truyện ‘Lục Tiểu Phụng’), và nổi tiếng nhất là Sở Lưu Hương với danh hiệu là ‘Đạo soái’ (vua trộm cắp)…
Quan trọng nhất là thuyết về ‘vương đạo’ và ‘bá đạo’ (xem thêm ở đường dẫn bên dưới). Thực tế xưa nay, nếu các nhà chính trị mà không dùng ‘bá đạo’ (= thủ đoạn, xảo quyệt, bạo lực, tàn ác, vô nhân…, ngược với 'vương đạo') thì không thể tồn tại rồi thành công (tột đỉnh) được. Tuy nhiên, Thánh Gandhi (1869-1948) có nói rằng:
-Nếu làm chính trị bằng cách bá đạo thì tất yếu sẽ sinh ra một nhà nước ‘bá đạo’, và tình trạng bá đạo này sẽ kéo dài, kéo dài, mà làm cho một dân tộc nào đó không thể tiến hóa được.
Và tuy nhiên, ngày nay, người ta đã ‘tiến hóa’ đến mức mà quan niệm được rằng:
-Một mục đích chân chính không thể được xây dựng trên nền tảng của những hành vi (phương tiện) xấu xa.
Ví dụ như ông Obama hay bà Hillary có ứng cử tổng thống Mỹ, thì cả đời tư (chứ không phải ‘lý lịch 3 đời ăn củ chuối’!) của họ sẽ được ‘nhân dân’ dùng kính hiển vi soi lại rất kỹ, mà nếu trong quá khứ họ có điều gì mờ ám hay khuất tất, thì người dân sẽ nói là:
-‘Chúng tôi xin kiếu’.
Và tôi quan niệm rằng, ngoài việc không chấp nhận bất cứ một cái ‘gien xâm lược’ nào:
-Ngày nay, làm chính trị tức là làm nghề ‘vương đạo’, mà tất cả các hành động/hành vi của một chính trị gia nào đó - phải là ‘vương đạo’ từ A tới Z.

*
Dưới đây, như là phần 2 của bài viết, tôi ‘tạm’ trả lời một số blogger theo… nguyên lý cơ bản, chứ tôi không phải là một ‘giả sư’.
Hỏi: Theo bài viết (Phần 1) thì đánh giá lịch sử có 2 cách, nhưng nếu đánh giá lịch sử dựa vào quan điểm chính trị thì có được tính là cách thứ 3? Hay cách này chỉ là ‘biến thể’ của 1 trong 2 cách trên, LB hở? Như lịch sử trước 75 tôn vinh vua Gia Long, Lê Văn Duyệt, sau 75 thì ngược lại? (Vòm Trời Riêng)
Trả lời: Để đánh giá lịch sử thì cơ bản chỉ có 2 cách: đánh giá ở quá khứ, hay 'kết quả ở hiện tại', ví dụ, không ai đánh giá là ngày xưa cô ấy đẹp, mà:
-Ngày nay cô ấy... già.
Ông Lê Văn Duyệt (Tả quân, 1763-1832) (nay ‘Lăng Ông’ ở gần nhà LB, chợ Bà Chiểu) vì can ngăn việc lên ngôi của Minh Mạng (‘là một ông vua chuyên chế, nghiêm khắc, một người có uy quyền mà ít độ lượng...’, theo vnmilitaryhistory.net), sau đó có lẽ vì việc ông không đồng ý với chính sách ‘bế quan tỏa cảng’, ‘trọng Nho’, ‘chống truyền đạo Công giáo’…, vua nhân cơ hội này mà ‘bỏ tù cái mộ của ông’ (sau khi ông chết), và sau vụ con nuôi của ông là Lê Văn Khôi vì bất mãn mà nổi loạn, cái mộ của ông càng bị ‘đì’ hơn… 
Ông Phan Thanh Giản (1796-1867) vì phải làm theo lệnh vua (vụ ‘3 tỉnh miền Đông, miền Tây, Sài Gòn - Gia Định’…) nên hậu thế không thể 'chấp', nhưng điều quan trọng là 'tự' ông cảm thấy xấu hổ trước bản thân và trước lịch sử mà tự tử - điều mà hậu thế hiếm có ai biết phân biệt được ‘đúng’, ‘sai’, mà hầu như nay ta chưa hề thấy ai nhận trách nhiệm hay nhận ‘sai’, 'lỗi' của mình! Và chính cái điều ‘nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn này’ của ông - mà nay được hậu thế đánh giá cao.
…Tóm lại, sau 75, các học giả ‘lề phải’ phủ nhận các danh nhân triều Nguyễn vì cho đó là triều đại ‘cõng rắn cắn gà nhà’, nhưng nay họ nhìn ‘khách quan’ hơn, và các blogger ‘tự do’ lại càng khách quan hơn.
*
Hỏi: …Cũng vì cái Văn Miếu ở Vĩnh Phúc xây hết mấy trăm tỉ giờ vẫn chưa biết thờ ai, thêm cái Viện Khổng Tử khánh thành ở Hà Nội mà dư luận râm ran. Nhiều bài viết về thảo luận về nhân vật Khổng Tử này. Ngược về lịch sử xa xưa của người Trung Hoa cổ, là người Hoa Hạ (người Hán), thì quan niệm của họ là đất nước Trung Hoa là trung tâm của vũ trụ. Từ nhà Tần cho tới nhà Thanh các vương triều cầm quyền đều cho mình có Thiên Mệnh, Hoàng đế được gọi là Thiên Tử (Con Trời), mọi đồ vật trong thiên hạ kể cả con người đều là tài sản của nhà Vua..., đó cũng là học theo học thuyết của Khổng Tử mà ra. Ở nước Việt Nam mình cũng vậy. Gần 1000 rồi mà cũng chưa thoát ra được học thuyết đó (từ) hơn 2500 năm trước, thời loài người còn mông muội thì học thuyết này có thể đúng, bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi khi xem xét lại học thuyết này Salam thấy rât nhiều điều vô lý. Theo Salam từ ‘Vĩnh Viễn’ chưa mất đi đâu LB ơi, nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác mà thôi. Trung Hoa và Việt Nam đều giống nhau ‘Con vua thì lại làm Vua, con Sãi ở chùa lại quét lá đa’, cứ nhìn vào thực trạng chung thì biết. Bây giờ là triều đại phong kiến của thời đại @. Vì thế việc áp đặt học thuyết Khổng Tử bây giờ cũng là điều dễ hiểu. (Alaykum Salam)
Hỏi: Theo em nghĩ, ông Khổng Tử có nói về quá trình phấn đấu và học hỏi của một người(tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Câu này vẫn có giá trị nguyên vẹn chứ ạ (vỗ về mọi người bằng tài năng và đức độ của bản thân mình, không phải bằng sức mạnh áp chế)? (Vũ Minh Khoa)
Trả lời: Ông Khổng Tử thì không có vấn đề gì, mà vấn đề là ở sự phản kháng 'âm thầm' của người Việt đối với Khổng Tử, bởi vì: 
-ca tụng, bắt người ta ‘tung hê’ và phóng đại/dùng từ ‘vĩ đại’ một cách không đúng lúc, đúng chỗ, ví dụ, có thể một nói thành 10 (thành 100), khoe cái tốt, nhốt cái xấu…,
-rất nhiều người (Việt) gần như 'nam mô a di đà... Khổng Tử' (ý nói nhai lại) suốt ngày, suốt năm, suốt chục năm, suốt đời, suốt đời này qua đời nọ, 
-thế hệ trẻ (hậu thế) đã bị 'dìm hàng' , bằng cách cho rằng chúng ta - là các blogger - vĩnh viễn và vĩnh viễn, đến năm… 3000, hay… một ngàn năm sau, cũng không bao giờ bằng 'cái gót chân' của Khổng Tử!!!,
-vụ cái 'Viện Khổng Tử' và 'Văn Miếu tại Vĩnh Phúc' vốn hoàn toàn không phải là do ý nguyện của người dân, nên gây phản cảm mạnh, đặc biệt là 
-cái được gọi là hình tượng Khổng Tử đã được 'độ chế' và 'Đại Hán hóa', và do đó 'biến thái', đã và đang có dấu hiệu mạnh là bị lợi dụng ở TQ, nhất là ở VN, v..v...
Tóm lại, đáng lẽ ta được học ở Khổng Tử những lời lẽ minh triết, thì ngược lại, ta đang được học cách đưa 'hình tượng Khổng Tử + giàn khoan 981 nháy nháy' vào hải phận nước ta (rồi trong nước ta!) càng nhiều càng tốt, vì vậy mà tôi đã nói: 'vĩnh biệt Khổng Tử'… (xem đường dẫn cho ở bên dưới)
*
Hỏi: Vua Gia Long còn một chỗ ngồi gần nhà muội, vẫn giữ y chang vì ông trời cứ khư khư nên tới giờ vẫn còn để người qua lại nhìn mà nhớ tới Vua! (Gia Tuệ)
Trả lời: Thực ra, vua Gia Long cũng không có gì... tốt lành lắm (vd, trả thù cá nhân đối với Nguyễn Huệ...), nhưng ông có công mở mang đất nước (vd, mở Quốc lộ 1...), nói chung, theo ý LB, ông không phải là một 'minh quân', hay dễ hiểu hơn, ông và, đặc biệt là, 'hậu duệ' của ông:
-Thay vì dùng 'vương đạo', thì đã khá dùng ‘bá đạo’... 

(LB sẽ bổ sung vào bài viết 2-3 lời bình của các blogger nữa)
*
Tóm lại, ai sẽ đánh giá lịch sử và đánh giá theo những tiêu chí nào?
Người dân sẽ đánh giá lịch sử, vì nay đa số ‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) - các ngài ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi’, các ngài chuyên nói giống nhau và nói về một hướng trong cái thế giới đa hướng này!
Chúng tôi không đánh giá theo tiêu chí quá cao, mà chỉ… bình thường thôi, không đòi hỏi có ngay lập tức, nhưng:
-Chúng tôi đòi hỏi tiềm năng ngắn hạn, đó là: khi nào nước ta sẽ ‘sánh vai với các cường quốc năm châu’?, khi nào nước ta sẽ là ‘con rồng châu Á’?, khi nước ta sẽ ‘không còn một bóng tên xâm lược’?...
Chúng tôi - không cần leo lên giường nằm ngủ, để rồi được ‘hên xui’ mơ thấy le lói ánh hào quang chiến thắng trong quá khứ - sẽ đánh giá là:
-Hiện nay, áp lực xã hội đè lên vai chúng tôi như thế nào, nặng hay nhẹ: có hành vi ‘hôi của’ không?, có hành vi ‘bầy đàn’ không?, có hành vi ‘ném đá’ không?, có còn ‘tham những’ không?, có còn nạn ‘đĩ điếm/trộm cướp hoành hành’ không?, có còn vụ ‘bằng giả’, ‘hàng giả' không?..., đặc biệt là, có còn bị hiểm họa xâm lăng không?
Nếu đến năm 2100 mà mấy chuyện đó... ‘vẫn còn’ (!) thì chúng tôi cho là áp lực ‘nặng’, và than rằng ‘thôi rồi còn chi đâu em ơi’, còn nếu trong 10-20 năm nữa, mà mấy chuyện đó ‘không còn’, thì chúng tôi cho là áp lực ‘nhẹ’, và sẽ đánh giá lịch sử là ‘very good’.
Hehe…
*
Tôi đã hứa là sẽ chọn ra vài lời bình, và dưới đây là 3 đoạn chọn lọc:
-Chữ DÂN ở đây là/nằm trong: 90 triệu dân, lòng dân, hay 'của dân, do dân và vì dân', 'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'..., nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó/không đại chúng. (NGLB)
-Theo Salam sử sách nếu ghi chép khách quan về hai ông (Lê Văn Duyệt và Phan Thanh Giản) thì rất là tốt. Còn không cũng không có sao cả. Hai ông chỉ cần sống mãi trong lòng người dân là đủ (!) Lòng dân rất công minh, công tội rạch ròi, đời cha mẹ sẽ truyền lại lòng kính mến hai ông cho đời con cháu, lịch sử về hai ông vì thế sẽ như một mạch ngầm chảy mãi đến muôn đời sau (!) (Alaykum Salam)
-Có một đêm
Tôi xem phim
'cuộc chiến sống còn'
Tôi không quan tâm
Bỗng có một bóng hồng
Trong tâm tôi kêu lên:
-Ồ, thượng đế!
Và tôi đi... theo
Dĩ nhiên nàng không phải là
Nhưng đó là sự kỳ diệu
Không thể nào hiểu... (tặng bạn Trúc Thu)

Đoạn trên là thơ!… tặng, kèm theo câu:

-‘Mình thích tư tưởng, không thích tư liệu’, điều này một phần đồng nghĩa với việc là tôi không thích những tranh luận cá nhân hay cãi nhau, nó còn có nghĩa là (chúng) tôi có quyền nhận định lịch sử, nhưng không quyết định...

--------
Chú dẫn:
-Lê Văn Duyệt, ‘Công hay tội - Lịch sử sẽ phán xét’ (Đinh Phạm Kiều), (chỉ để) tham khảo: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=4026.0;wap2
-‘Vĩnh biệt Khổng Tử’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html
-‘Vương đạo và bá đạo’: xem thêm: http://hanhchon.blogspot.com/2012/09/vuong-ao-va-ba-ao.html

19 nhận xét:

  1. Tóm lại, đáng lẽ ta được học ở Khổng Tử những lời lẽ minh triết, thì ngược lại, ta đang được học cách đưa 'hình tượng Khổng Tử + giàn khoan 981 nháy nháy' vào hải phận nước ta (rồi trong nước ta!) càng nhiều càng tốt, vì vậy mà tôi đã nói: 'vĩnh biệt Khổng Tử'

    Ok anh hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tối hôm nay tức cười quá bạn Phi Hùng à, Salam bình 'cừ' quá trời...
      Bạn đã 'chấm' được một câu... hay nhất trong bài: tuyệt!
      Thanks, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  2. Theo tìm hiểu của Salam về vấn đề " Vương Đạo và Bá Đạo "
    1 - Vương Đạo : Là cách điều hành đất nước của các bậc Minh Quân , dùng đức độ và lòng nhân từ để thu phục nhân tâm . Lấy lễ nghĩa để dạy con dân không làm những điều bất nghĩa
    2 - Bá Đạo : Thì chủ yếu dùng vũ lực và bất cứ âm mưu gì để đạt được mục đích Bá chủ thiên hạ , thống trị và áp bức các nước khác . Bá Đạo chỉ tồn tại khi quyền lực và sức mạnh còn - Không bền vững như Vương Đạo
    Salam xem phim " Hán , Sở tranh hùng " thấy Lưu Bang dùng Vương Đạo nên lays được thiên hạ . Còn Hạng Võ dùng Bá Đạo nên bị diệt vong
    Theo Mạnh Tử thì Vương Đạo dùng Đức Trị , còn Bá Đạo dùng Lực Trị " Dĩ lục phục nhơn giả , Bá dĩ đức phục nhơn giả vay )
    Trong từ ngữ Hán Việt , Đạo là chính còn Bá chỉ là thành phần thêm nghĩa , ví dụ như : Trà Đạo , Nhu Đạo , Y Đạo v v v
    Còn báy giờ ở Việt Nam còn biến tướng thêm nhiều từ về Bá Đao , ví dụ như : Con bé ấy đẹp " Bá Đạo " , bộ phim nọ hay " Bá Đạo " , đôi kia hôn nhau " Bá Đạo , hay LB uống trà " Bá Đạo " .. .. He he he !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Vương đạo và bá đạo' thì... dễ dàng tra được trên mạng, còn cái này mới là của quý và hiếm:
      -Còn bây giờ ở Việt Nam còn biến tướng thêm nhiều từ về Bá Đạo, ví dụ như: Con bé ấy đẹp "Bá Đạo", bộ phim nọ hay "Bá Đạo", đôi kia hôn nhau "Bá Đạo", hay LB uống trà "Bá Đạo "... He he he !

      À, hình như chữ 'bá đạo' ở ta, tạm hiểu, có nghĩa là 'rất, rất, rất', hay 'gấp 100 lần'... Ở miền Tây còn có từ 'to trà bá' luôn, ở miền Bắc có từ 'trên cả tuyệt vời', ngoài ra còn có từ 'hoành tráng', v..v... Nó không có vấn đề, tuy nhiên, không phải là một loại ngôn ngữ dân gian sáng tạo và phong phú..., mà vẫn có mùi bắt chước, tùy tiện... Tiếc thay!
      Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  3. Bàn luận tiếp đê
    Chúng ta đều biết một điều dù không muốn chấp nhận thì nó vẫn hiện hữu , đó là " Chân lý thuộc về kẻ mạnh " bàn về công tội của hai Ông Tả tướng quân Lê văn duyệt và ông Phan thanh Giản thì rất khó có một cách đánh giá công tâm
    Tả tướng quân Lê văn Duyệt ( 1763 - 1832 ) là một người rất được lòng dân nơi ông cầm quyền . Vì một lý do nào đó mà ông bị Triều đình trị tội ngay sau chết mộ Ông còn bị san bằng và còn bị xích lại , sau đó Trièu Đình mới giải oan cho Ông .
    Còn cụ Phan Thanh Giản vì phải nghe lời triều đình mà giao đất cho Pháp . Đó là một hành động rất khó chống lại lệnh Vua nên vì day dứt nên Ông đã tự tử . Người dân miền Tây rất quý trọng và tôn thờ ông .
    Về Tả Tướng Quân Lê văn Duyệt cũng vậy , người dân thành phố Sài Gòn lúc nào cũng tôn thờ và kính trọng Ông . Ngày rằm hay mồng một người dân đi Đền Lăng Ông rất đông , vì Salam cũng hay đến đáy thắp hương nên rõ điều này
    Theo Salam sử sách nếu ghi chép khách quan về hai Ông thì rất là tốt . Còn không cũng không có sao cả . Hai Ông chỉ cần sống mãi trong lòng người dân là đủ . Lòng dân rất công minh , công tội rạch ròi , đời cha mẹ sẽ truyền lại lòng kính mến hai Ông cho đời con cháu , lịch sử về hai Ông vì thế sẽ như một mach ngầm chảy mãi đến muôn đời sau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuối cùng, dân mới là người có... toàn quyền đánh giá lịch sử, cái gì mà đi vào lòng người thì nó tồn tại, bất chấp ai đó là nhà đánh giá vĩ đại đến đâu:
      -Người dân sẽ đánh giá lịch sử, vì nay đa số ‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) - các ngài ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi’, các ngài chuyên nói giống nhau và nói về một hướng trong cái thế giới đa hướng này!

      P/s: À, bạn Vũ Minh Khoa có trao đổi thêm với Salam ở phần 1!

      Xóa
    2. "Cuối cùng, dân mới là người có... toàn quyền đánh giá lịch sử, cái gì mà đi vào lòng người thì nó tồn tại, bất chấp ai đó là nhà đánh giá vĩ đại đến đâu". Thế thì việc đền Bạch Mã thờ Mã Viện ...có phải là đáng giá lịch sử của người dân không vậy NGLB?

      Xóa
    3. @ Truc Thu

      Chữ DÂN ở đây là/nằm trong:
      -90 triệu dân
      -'của dân, do dân và vì dân'
      -'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'...
      Nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó (không đại chúng) trong:

      -Một nhà du hành người Trung Quốc, Trịnh Tuấn Am, đến thăm Đông Kinh trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 18, đã viết như sau trong ghi chép của ông:
      “Ở khu Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện đại thuộc về khu này) của thủ đô, có một ngôi đền Bạch Mã, và người ta bảo rằng tại đó NGƯỜI DÂN tưởng nhớ cầu chuyện về vị tướng Phục Ba Mã Viện, thuộc thời nhà Hán. Tôi vừa đến Nam quốc và không biết gì hết, vì thế tôi cũng tin đó là thật. Và khi tôi đến đền để đọc các bia, tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân. Tuy nhiên, không rõ từ khi nào ông được thờ phụng ở đó, nó bắt đầu thế nào và từ triều đại nào. Chỉ thấy điều sau đây ghi lại trên bia:
      Viết trong mùa thu năm Đinh Mão ở niên hiệu Chính Hòa (1687); ngôi đền được xây từ lâu lắm; các nóc và cột bị hư hại; các thương nhân từ Trung Quốc, như Chiêm Trọng Liên, đã tụ họp người dân, quyên tiền, và thuê người phục hồi, vì thế nay ngôi đền lại tươi đẹp như mới.
      Tôi đánh bạo mà nghi ngờ về việc rằng Phục Ba, họ là Mã, cũng được gọi là Bạch Mã. Đâu là lý do cho điều này?”
      Vào mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Tuấn Am đi điều tra chủ đề này, và khi tìm kiếm, ông gặp cuốn sách Việt Điện U Linh Tập. Ông ngạc nhiên thấy rằng trong sách này chỉ có nhắc tới truyền thuyết Bạch Mã mà không liên quan gì đến Mã Viện. Những trò chuyện của Trịnh Tuấn Am với người lớn tuổi không cho ra thêm thông tin nào mới, vì thế ông ức đoán rằng những người di dân Hoa kiều đã hiểu sai về ngôi đền và xem Bạch Mã cũng là Mã Viện và vì thế thờ ông.
      Trịnh Tuấn Am kết luận rằng Mã Viện và Bạch Mã là hai người khác nhau và bày tỏ e sợ rằng cái sai lầm này sẽ kéo dài vĩnh viễn.
      Ta có thể thấy sự lo xa của Trịnh Tuấn Am không hoàn toàn vô lý..."
      xem thêm: http://www.bbc.com/vietnamese/entertainment/story/2005/06/printable/050629_mavienextract.shtml

      P/s: Lời bình này- có thể bạn có ý riêng nào đó, tuy nhiên, những bài viết của mình là 'tổng quát', ví dụ, nó không nhằm trả lời cụ thể là Phan Thanh Giản là đúng hay sai, vì mình không viết với tư cách là một 'học giả' hay 'nhà sử học', mà với tư cách là 'nhà... uống cà phê học'. TM.

      Xóa
    4. Có một đêm
      Tôi xem phim
      'cuộc chiến sống còn'
      Tôi không quan tâm
      Bỗng có một bóng hồng
      Trong tâm tôi kêu lên:
      -Ồ, thượng đế!
      Và tôi đi... theo
      Dĩ nhiên nàng không phải là
      Nhưng đó là sự kỳ diệu
      Không thể nào hiểu...

      P/s: Mình không chơi bên G+ hay Facebook (chỉ có tính chất thông báo, nên thỉnh thoảng xóa đi, vả lại mình thích tư tưởng, không thích tư liệu, sr), mình đã trả lời bạn bên trang chủ của blogspot, TM.
      (Lưu comt Trúc Thu)

      Xóa
  4. kieuthien [Blogger] 07.07.15@00:02
    Bác Lá Bàng ơi !

    Bác có thể chỉ cho chú: Với nhạc phẩm Mùa Thu LÁ Bay thì ca sỹ nào hát hay nhất không ?
    Em đang cần một bản hay nhất !
    Em sang gõ cửa r nha Đóm nhưng hình như Đóm không có nhà. Chỉ giúp em nhé !
    Em cần nghe ngay đêm nay cho một ý tưởng riêng !
    Cảm ơn bác !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mùa thu lá bay là bài hát không 'bá đạo',
      là tên bài hát trong bộ phim Thái Vân Phi của Đài Loan (tên tiếng Anh là The Young Ones, tiếng Việt là Mùa thu lá bay). Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao và được công chiếu vào năm 1973. Tên tiếng Trung của bài hát là: 千言万语 (thiên ngôn vạn ngữ). Tiếng Việt viết bởi Lệ Thanh (nhạc sĩ Nam Lộc):

      Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời
      Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm
      Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi!
      Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi

      Thế gian ơi! sao nhiều cay đắng
      Tình vẫn đắm say, người cũng xa ta rồi
      Ngồi ôm vết thương lòng đớn đau
      Nghe tình rên xiết trong tim sầu!

      Mùa thu lá bay anh đã đi rồi!
      Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi
      Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau!
      Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau

      https://www.youtube.com/watch?v=B5V0qHPkK-w

      Xóa
    2. Cảm bài 'Mùa thu lá bay' (tặng KT)

      Hạ tới, nhớ về nơi cổ mộ
      Thu đòi, ta lắng tiếng hư vô
      Người ơi, sao nỡ sa trần thế!
      Thượng đế mơ hồ, ta mãi đau
      *
      Đêm về, nhạc khúc rên tình ái
      Yêu nhau mấy lúc, đã sang mùa
      Dáng người xưa - khuất bên kia núi
      Ta, tháng ngày qua, vui với... mây!

      Xóa
    3. Chào bạn Kiều Thiên.
      bạn thử xem ca khúc Mùa Thu Lá Bay do Kim Anh (ca sĩ hải ngoại) thực hiện xem có được không?

      Xóa
    4. kieuthien [Blogger] 08.07.15@12:47
      Dạ ! Đa tạ bác và bạn mới Khoa Vũ Minh !
      Cảm ơn Bác và Bạn rất nhiều !
      Em đang đi cuốc nương xa nên xin đón nhận và hẹn trở về sẽ nghe sau ạ.
      Chúc Bác và người bạn mới luôn Khỏe và Vui !

      Xóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 07.07.15@14:10
    Mới vừa xem xong bộ phim có Lý Liên Kiệt... vẫn còn bâng khuâng, nên phải thừ người ra để nhớ Khổng Tử là ai đã, rồi mới tính chuyện níu kéo hay vĩnh biệt...
    à, khoan, cho tiện nữ hỏi, Khổng Tử và Mạnh Tử, ai "hiện hữu" trước?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổng Tử sinh năm 551 TCN (mất 479TCN), còn Mạnh Tử sinh năm 372TCN (mất 289TCN), như vậy, Khổng Tử lớn hơn Mạnh Tử là 551-372 = 179 tuổi.

      P/s: Có tài liệu nói là Mạnh Tử sinh khoảng 385-303 hay 302TCN.

      Xóa
    2. -NGLB: À, phim Lý Liên Kiệt, tên phim gì?
      -VTR: The one! -người duy nhất-
      -NGLB: À, phim này LB có xem sơ qua, để xem lại rồi... bình nhé, hihi...

      Xóa
    3. À, VTR à, phim này khỏ hiểu lắm, LB xem 2 lần rồi mà vẫn không… thích. Nói chung là phương pháp tiếp cận của phim này giống như phim ‘Matrix’ (Ma trận): lấy khái niệm khoa học mới là ‘đường hầm lượng tử’ (hay ‘lỗ sâu’, ‘nếp gấp vũ trụ’, ‘cổng du hành’…) làm cơ sở. (Riêng từ ‘The One’, theo LB biết, là một cách chơi chữ của từ ‘Đấng cứu thế’!). TM.

      Kẻ duy nhất (The One)
      Còn gọi là: Bản Thể Độc Tôn Kẻ thống trị Người số một
      Phim: Mỹ, Đạo diễn: James Wong, Diễn viên chính: Jet Li (Lý Liên Kiệt)
      Nội dung của phim là 1 chuyện khoa học giả tưởng...
      -Trong tương lai, công nghệ mang tên "đường hầm lượng tử" cho phép con người du hành tới các chiều không gian song song. Tại đó, các bản thể khác của mỗi người đang tồn tại với số phận khác nhau…
      -Yulaw đi tìm bản sao của mình ở thế giới song song và giết chết họ hòng làm tăng sức mạnh của mình để trở thành người bất khả chiến bại để không có bản sao ở hệ vũ trụ phức hợp...
      -Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng của anh lại không đơn giản như anh tưởng, sức mạnh của anh ta cũng không kém gì anh... Cuộc đụng độ giữa 2 người sẽ cho thấy ai hơn ai...

      Xóa
  6. Tiếc chiều xa xa, chim sẻ đậu
    Tiếc lỡ xa xôi, nói chuyện nhiều
    Tiếc về nhà xa, mình một bóng
    Tiếc, chả biết sao, sống để mà...?
    (Lưu comt VTR)

    Trả lờiXóa