Dáng em trắng nắng chiều tháng tám
'Nụ hôn ly biệt'* nức nở hồn
Phải có Thần Đèn ta ra lệnh
'Mang tím đến đây!': bớt lạnh... lòng
'Nụ hôn ly biệt'* nức nở hồn
Phải có Thần Đèn ta ra lệnh
'Mang tím đến đây!': bớt lạnh... lòng
Nếu bạn nào thích đọc bài ngắn thì chỉ đọc 10 dòng dưới đây thôi nhen (bình cho Kim Chi):
- Sau
75, thậm chí thời đoạn 80-85, 'trong Nam' hơi khác!, Tây hầu như chả có, kể cả
Nga (lai rai); sau 80, có rất nhiều sách Tây (tiếng Anh, chủ yếu là khoa học-kỹ
thuật) vào tràn ngập thư viện các trường đại hoc
(kh-kt), đồng thời phong trào học tiếng Anh và vượt-biên-1981 cũng lên đến đỉnh
điểm, giáo trình 'English 900' rồi 'Streamlines English' thống trị...; cũng vào
80-85 có một số bài hát thịnh hành trong giới s/v như 'Đôi bờ', 'Tình ca du mục',
'Tình ca Kachiusa', 'Triệu đoá hoa hồng đỏ thắm', 'Chiều Mátxcơva', kèm với
'How can I
tell her', 'Woman in love', 'Rhythm of Rain', 'Serenata', 'Serenade'... Mãi đến 1995 mới có Tây vào, hình như đầu tiên là UNDP, rồi UNESCO, FAO,
Médecins du Monde, Volcafe, Castern! (tập đoàn bàn ghế ngoài trời Châu Âu - Đức),
Voctech, GTZ, WB, DFID, SIDA..., và nếu không nhầm, kể từ đó tiếng Anh - bao gồm
nhạc Tây - ngự trị! cho đến nay...
P/s: À quên, tặng nàng bài ‘NÀNG STONEY’:
P/s: À quên, tặng nàng bài ‘NÀNG STONEY’:
https://www.youtube.com/watch?v=ZeDRhBVBXzw
Lời: Tôi đã từng biết cô ấy từ khi chúng tôi chỉ là những đứa trẻ/Tôi hồi tưởng lại những điều khờ dại mà chúng tôi đã làm/Cô ấy vẫn luôn muốn được đi chơi trên lưng tôi/Để được đi hết trên khe hở thảo nguyên…/Tôi đã không nghĩ đến chuyện điều đó sẽ quay lại/Nhưng ngay cả khi cô ấy đã không chiến thắng/Cô ấy đã hạnh phúc như vừa được đùa giỡn/Stoney đã muốn được sống bên ngoài mọi ngày…
Lời: Tôi đã từng biết cô ấy từ khi chúng tôi chỉ là những đứa trẻ/Tôi hồi tưởng lại những điều khờ dại mà chúng tôi đã làm/Cô ấy vẫn luôn muốn được đi chơi trên lưng tôi/Để được đi hết trên khe hở thảo nguyên…/Tôi đã không nghĩ đến chuyện điều đó sẽ quay lại/Nhưng ngay cả khi cô ấy đã không chiến thắng/Cô ấy đã hạnh phúc như vừa được đùa giỡn/Stoney đã muốn được sống bên ngoài mọi ngày…
...Tôi không
thể viết ngắn, cũng không thể viết dài, bởi đây là loại ‘hồi tưởng’, nên nếu viết
ngắn quá thì không đủ tính ‘học thuật’!, còn viết dài thì không có thì giờ!;
nói chung là đến nay tôi viết được khoảng 3000 trang, 1000 bài, tức mỗi bài
trung bình khoảng 3 trang…
*
Người Tàu có câu: ‘Ở đời có mấy cái
mười năm?’, từ 1975 đến nay là 42 năm, tức là được ‘4 cái mười năm’, bao nhiêu
người đã ra đi và ta vĩnh viễn không bao giờ gặp lại!… Vì viết ngắn nên tôi chỉ
chọn và ‘bình’ 4 bài hát tiêu biểu trong giới ‘sinh viên’ - mà tôi ghi nhận - theo
thời gian; và chắc là sẽ có bạn không đồng ý: ’42 năm, sao anh chỉ nói có chừng
đó thôi?’, nên tôi sẽ mở rộng ra một số nhạc Việt và ‘vùng lân cận’, và chỉ có
thể ‘trong giới hạn cho phép’ của bài viết thôi!
1. ĐÔI BỜ: https://www.youtube.com/watch?v=s3WrJXquads
Khoảng 1976, tôi sửng sốt khi nghe một
sinh viên hát: ‘Ta với em âm thầm sống đọa dày, nơi lãnh cung xạc xào gió heo
may…’. Sao sửng sốt? Vì thời đó, đang ‘hội nhập’ với những kẻ ‘đuổi Mỹ quá đà’
về mặt tư tưởng, và cũng đồng thời là những kẻ ‘phá rừng’ (nhân tiện cũng xin
nhắc lại là tay ‘Osin Quất Đi’ gì đó đối với tôi chỉ là chuyện nhỏ, vì ‘chúng tôi’
không những thuộc… ‘bên thắng cuộc’, mà còn hơn thế, là những ‘người trong cuộc’!).
Thiệt!, chúng tôi có thể là cán bộ, bộ đội hay TNXP, tiếp thu cái ‘Chủ nghĩa lạc
quan’ của Nga: quên đi nỗi đau cá nhân và các thánh thần, cùng với Paven
Coócsagin tham gia giải phóng nhân loại! (cười)... Từ đó, tôi cứ mãi tưởng bài
hát ‘đọa đày’ đó là nhạc Nga, mà mãi mấy chục năm sau nhờ chơi blog (nên tìm hiểu
kỹ), tôi mới biết nó là bài ‘Trong ngục tù bao la’ của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm…
Đến 1980, lạc vào Sài Gòn, tôi lại
được ‘hội nhập’ với một trào lưu khác!, đó là trực tiếp hay gián tiếp gặp ban
nhạc ‘Lướt sóng’, ‘Sheiko’*…, Quang Dũng (nghệ nhân ‘Guitar điện’ kiểu như ‘Vô
Thường’), Bảo Yến, Nhã Phương, rồi Cẩm Ly, Xuân Tiến (tên… nô tài đáng ghét!),
rồi Cẩm Vân, Trần Tiến, Thế Hiển, Đoan Trang (em Thế Hiển, người được tôi…
yêu!), Ngọc Sơn, Mạnh Trí, Y Moan… Tại Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh hay Ngô Gia Tự
(KTX Minh Mạng trước 75), ngoài những những lời bài hát ‘đầy đau khổ’ (đối với
tôi) như:
- ‘Em đứng trên tầng cao/ngỡ trời
mây xanh ngát/ôi quãng trời màu tím/đôi mắt em màu mây…/Cơn gió nào qua đây…’ (không
nhớ lời lắm, quên tên bài hát),
- ‘Thành phố nào nhớ không em?/Nơi
chúng mình tìm phút êm đềm…/Một sáng nào nhớ không em?/Ngày chủ nhật ngày của riêng
mình…’ (Thành phố buồn, Lam Phương), hay
- ‘Người
yêu ơi tìm đâu cho thấy được nàng! Trái
tim anh rối bời/Sống thiếu em suốt đời, lẻ loi trong đất trời/Về
cùng anh, nàng ơi!, đi suốt cuộc đời...’ (Tình
yêu đôi thiên nga, Ca sĩ Sophia Rotaru)…;
…Nằm đói meo trong ký túc, gần như
suốt ngày chúng tôi còn ca đi ca lại lời:
- Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em
mong chờ anh tới/Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời/Lòng em riêng
biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta/Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ
đâu cách xa…/Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng/Bên bờ sông
vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng/Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với
tình yêu thiết tha/Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…
Sao tôi lại ‘đau khổ’? Nhiều lý do lắm, mà một là do vào năm 1980-1981, ngoài việc nhập vào lớp học ‘English 900’ - hầu như là những người chuẩn bị đi vượt biên!, thì ‘tôi đứng
trên tầng cao, ngỡ trời mây xanh ngát’ và thấy từng đoàn, từng đoàn người
lũ lượt bỏ đi nước ngoài (có đến trên 2 triệu người, cao điểm là vào năm
1981)…, người yêu của tôi cũng ra đi sau khi nghe tôi huýt sáo (hay…
nhất An Nam, nghề của chàng, nay hết rồi!) bài ‘Hạ trắng’ - mà nay tôi vẫn còn yêu!... Lúc
đó, người đã ra đi ‘vượt biên’ thì coi như là ‘một đi không trở lại’, có thể suốt
đời không gặp lại nhau nữa, và đó là một loại ‘đôi bờ’ chính hiệu:
Có một đêm
tôi lại về với biển
Sóng rì rào lại nhớ chuyện khi xưa
Thon thon dáng, nàng đưa tay vĩnh biệt
Biển chúng mình, em miết biển Cali…
Chiều lang thang thấy thân hình tuyệt mỹ
Thấm cuộc đời, biết chỉ ảo mà thôi
Sống với tôi, mây, gió, nắng, hoa, trời
Chừng đó nhé, em ơi em đừng gọi!...
Mấy cái mười năm, ơi em gái nhỏ
Sóng vô tình, mãi vỗ bến bên kia
Bến bên này, trăm năm đà sắp đến
Gọi vô thường, nhưng chẳng thấy em đâu… (Nhớ em gái trời Cali)
Sóng rì rào lại nhớ chuyện khi xưa
Thon thon dáng, nàng đưa tay vĩnh biệt
Biển chúng mình, em miết biển Cali…
Chiều lang thang thấy thân hình tuyệt mỹ
Thấm cuộc đời, biết chỉ ảo mà thôi
Sống với tôi, mây, gió, nắng, hoa, trời
Chừng đó nhé, em ơi em đừng gọi!...
Mấy cái mười năm, ơi em gái nhỏ
Sóng vô tình, mãi vỗ bến bên kia
Bến bên này, trăm năm đà sắp đến
Gọi vô thường, nhưng chẳng thấy em đâu… (Nhớ em gái trời Cali)
*
Ôi, tôi không có thì giờ, nên đoạn
2 và 3 viết rất tóm tắt:
2. NGƯỜI ĐẾN TỪ TRIỀU CHÂU: https://www.youtube.com/watch?v=rSyxvZ9CKCc
Khoảng 2000-2005, ở Hà Nội, một ‘ca
sĩ không chuyên’ người Hà Nội đã ‘dạy’ cho tôi hát bài ‘Người đến từ Triều Châu’
- bài mà khi tưng tưng thì tôi hát ‘cảm’ nhất!:
-Nghìn trùng xa ai còn vấn vương
sông hồ/Mà nơi đây, bỗng dừng bước phiêu du/Ở đây có bếp lửa hồng, và
nơi đây có mối duyên nồng/Cũng nơi đây em đang chờ anh xây mộng kết tơ…/Ngày
anh đến ấm lại mùa đông giá lạnh mịt mờ/Ngày anh đến cánh hoa vườn em
ngát hương/Sẽ không còn, những u buồn, chúng mình mãi gắn bó suốt đời nhau/Ngày
anh đến với em, gió cũng hát lao xao, cùng đàn én trong vườn xuân...
…À quên, tại sao tôi giới thiệu bài
hát này ở đây? Vì nó là một kỷ niệm không thể nào quên! Thêm tí nữa, té ra tôi
mới biết người Triều Châu có nguồn gốc rất gần với Việt tộc: Triều Châu, tại Mỹ
và Hồng Kông thường đọc là ‘Chiu Chow’, là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Đông... Cùng với các dân tộc anh em
khác, cộng đồng người Triều Châu ở VN ngày càng phát triển, tập trung nhiều nhất
ở Bạc Liêu và Sóc Trăng... Trước đây, trong gia đình của người Hoa con cái của
họ đều nói được tiếng Tiều, thì bây giờ cũng trong gia đình người Hoa việc nói
tiếng Tiều đã trở nên hiếm hoi… Hiện tại, tiếng Tiều ở các tỉnh chỉ được sử dụng
ở những người lớn tuổi, một phần nhỏ trung niên và một số thanh niên người Hoa
còn lại khi hỏi ‘nói được tiếng Tiều
hay không’ thì ai cũng tỏ ra mình là ‘Tiều gật’ nghĩa là nói gì gật
đó (facebook.com)… Tôi có gặp họ và có…
tán sơ sơ mấy em rồi (cười), và rất mến họ!
3. MORE
THAN I CAN SAY: https://www.youtube.com/watch?v=JT6vy_34pFk
Khoảng 2010-2015, thời blogspot,
tôi lâu lâu có đi OFF - do anh Lục Bình (Nguyễn Văn Sở) hay Bình Địa Mộc tổ chức…
Tại đó, rộng hơn là tại các quán karaoke, từ Nam chí Bắc, tôi dường như là… vô
địch (cười, vì là các bài ruột của tôi!) với các bài hát ‘Lệ đá’, ‘Khoảnh khắc’,
‘Giọt nắng bên thềm’, ‘Bến Thượng Hải’, ‘Beautiful Sunday’…, hay ‘More than I can
say’:
- Oh oh
oh, yea yea... yea yea yea/I love you more than I can say/I'll love you twice
as much tomorrow/Oh oh, love you more than I can say… Anh yêu em nhiều hơn những
gì anh có thể nói. Ngày mai anh sẽ yêu em gấp hai lần hôm nay. Ôi, yêu em hơn rất
nhiều những lời anh nói…
Và nhất là ‘Biển tình’, hát cùng với nàng
Violet ‘miền Nam’:
- Nằm
nghe sóng vỗ từng lớp xa/Bọt tràn theo từng làn gió đưa/Một vầng trăng sáng với
tình yêu chúng ta/Vượt ngàn hải lý cũng không xa…/Biển rộng đất trời chỉ có ta/Thì
dòng ngân hà mình cũng qua/Biển không biên giới, như tình anh với em/Hơn cả những
vì sao đêm...
Nay tôi… tôi… đã tuyệt tích giang hồ
rồi!, xin 'cám ơn'!... Và chả biết là nàng có còn nhớ tôi không!
4. FADED:
https://www.youtube.com/watch?v=RgKAFK5djSk
…Mãi cho đến sự kiện ‘Giàn khoan
981’ (1/5/2014), là một người chơi blog có viết lai rai cho vui, nhưng do tính
cẩn trọng, nên mọi chuyện trên đời mà nếu đã viết ra thì tôi đều… điều tra từ A
tới Z!, từ đó tôi ‘thức ngộ’ ra rằng:
- Cái được gọi là ‘cục đại’ hay ‘ế
thức hị’ đã bị tan biến đi cùng với cái không-thời-gian xa xưa của Einstein rồi!,
ai đó đừng có nhắc đi nhắc lại hay hô hào nữa làm gì vô ích!
Lưu ý rằng đa số những người đang đọc
bài này thì cũng cỡ 50-60 tuổi rồi, nên cũng như tôi, đều không thể nắm bắt được
nhạc mà ‘sinh viên’ hiện nay thích! Vấn đề quan trọng là ‘cái mà giới trẻ hiện
nay thích’ so với ‘cái mà chúng tôi thích vào những năm 1980’ thì đã hình thành
khoảng cách ‘một trời một vực’ rồi! Nhưng tại sao tôi biết? Tại vì nhà tôi thường
xuyên có sinh viên đến chơi, và tôi hay hỏi: ‘Có bản nhạc nào mới mà cháu/các
cháu thích nhất?’, mà qua ‘trường đại học bôn ba’ và phần nào qua ‘sinh viên’ mà
tôi mới biết mấy bản như ‘The Flappy Bird Song’*, ‘Please tell me why’ (Hãy
nói cho anh hay), ‘Hello Vietnam’ (Xin chào Việt Nam), ‘Gangnam Style’ (Phong
cách Gangnam), ‘Nụ hôn biệt ly’ (Take me to your heart), ‘Betrayal’ (Phản bội/Phai
dấu cuộc tình), ‘Faded’ (Tan biến/Phai tàn), ‘See you again’ (Tưởng nhớ Paul)…
Nghe mãi, nghe mãi và nghe mãi, bỏ
qua những ‘ca tụng’ có tính chất cá nhân trên facebook hay youtube, mặc dầu bản Gangnam
Style khi tôi đang viết đến đây thì có đến 2.927.893.849 lượt xem!, hay bản
‘See you again’ có đến 3.020.374.416 lượt xem! - vô địch thế giới!, nhưng tôi tự
hiểu và chấm bản ‘Faded’ của ‘thiên tài EDM trẻ’ Alan Walker là ‘hút’ nhất bởi
nó đã và đang thu hút giới trẻ khắp thế giới lao vào những cơn nhảy sôi động và
cuồng nhiệt, đặc biệt là khi xem các ‘thiên thần bé nhỏ’ nhảy thì, từ chỗ là một
kẻ lúc nào cũng muốn chết, tôi lại muốn… sống, và muốn sống thêm một kiếp nữa ở
cái cõi ta bà đầy đau khổ và vô thường này!:
https://www.youtube.com/watch?v=fi0PRUv22to&list=RDDkdocJtZhKQ&index=8
‘Anh giờ nơi đâu? Hay tất cả chỉ có trong mộng tưởng của em?/Anh giờ nơi nao? Hay anh chỉ là ảo ảnh mà thôi/Anh giờ nơi nao? Atlantis huyền bí. Dưới lòng biển sâu sao?/Anh giờ nơi nào? Em lại mơ thấy nơi sâu thẳm tâm hồn mình những con quái vật cuồng loạn/Rồi dần mờ đi. Lạc lõng quá, nhạt nhoà thân em… Where are you now? Was it all in my fantasy?/Where are you now? Were you only imaginary?/Where are you now? Atlantis. Under the sea/Where are you now? Another dream. The monsters running wild inside of me/I'm faded. So lost, I'm faded…’: Chắc có người cho rằng đây là một ‘cuộc truy tầm ký ức về một thời đại hoàng kim - Atlantis’ như kiểu ‘Thăng Long thành hoài cổ’, hay như ‘ngư ông và biển cả suốt đời chiến đấu để đạt được không cái gì’…, nhưng không, tôi nghĩ khác, tôi cho:
‘Anh giờ nơi đâu? Hay tất cả chỉ có trong mộng tưởng của em?/Anh giờ nơi nao? Hay anh chỉ là ảo ảnh mà thôi/Anh giờ nơi nao? Atlantis huyền bí. Dưới lòng biển sâu sao?/Anh giờ nơi nào? Em lại mơ thấy nơi sâu thẳm tâm hồn mình những con quái vật cuồng loạn/Rồi dần mờ đi. Lạc lõng quá, nhạt nhoà thân em… Where are you now? Was it all in my fantasy?/Where are you now? Were you only imaginary?/Where are you now? Atlantis. Under the sea/Where are you now? Another dream. The monsters running wild inside of me/I'm faded. So lost, I'm faded…’: Chắc có người cho rằng đây là một ‘cuộc truy tầm ký ức về một thời đại hoàng kim - Atlantis’ như kiểu ‘Thăng Long thành hoài cổ’, hay như ‘ngư ông và biển cả suốt đời chiến đấu để đạt được không cái gì’…, nhưng không, tôi nghĩ khác, tôi cho:
- Đây là hình ảnh của con người cứ
mãi lao về phía trước để tìm một hình bóng, một tình yêu không bao giờ có thực,
nhưng cũng vì ‘khát vọng’ ảo đó mà anh ta mới muốn sống và có thể sống trong
cõi đời này, và dường như đó cũng là bản chất của nhân loại!
Thật vậy, nếu ai cũng thành phật, thành thánh, tức là
đã đạt được cái tận thiện, tận mỹ rồi, đã hạnh phúc viên mãn rồi, thì cõi đời
còn có ý nghĩa gì nữa, còn tìm kiếm, khát vọng gì nữa, thế thì sống cũng như…
chết, vì sống để làm gì nữa!
***
Tôi mới đọc được trên fb một bài viết ‘Ông X là một người xxx chân chính!’ (quên nội dung rồi!, vì ông X là ai tôi chả quan
tâm!; bài viết có vẻ ‘đặt vấn đề’ có-không cho độc giả, nhưng nếu đọc kỹ thì
biết ngay đó là một bài thuộc loại ‘nâng bi’!), trong đó, ‘xxx’ là một thứ chủ
nghĩa nào đó, tôi mới tự hỏi: 1) Làm gì mà trên đời này có chủ nghĩa xxx?...
Các nhà phê bình văn học nói truyện ‘Trăm năm cô đơn’ của Marquez, chẳng hạn, là
thuộc loại ‘chủ nghĩa hiện thực huyền ảo’, tôi thấy nó ‘có chút hiện thực và
chả huyền ảo tí nào!’, chả lẽ đây là định nghĩa của cái chủ nghĩa chết bầm
đó!... Chủ nghĩa là gì? Là một thứ ‘ngôn ngữ quy ước’ để một số người có liên
quan có thể hiểu nhau, còn trong chính trị là một ‘ngọn cờ’ để hiệu triệu một
đám quần chúng theo đuôi vì một mục đích nào đó nhất thời (không ‘vạn đại’), mà
có thể là rất mị dân!; 2) Chân chính là gì? Nếu không nhầm thì người góp phần
làm ‘phát triển theo chiều hướng tiến hóa’ cho (một phần của) đất nước, dân tộc
là người chân chính. Nhưng kẻ hại nước, hại dân, đem xứ của y để dâng
cho kẻ thù thì làm sao mà là ‘người chân chính’ được! Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần
có phải là ‘người chân chính không?; 3) Ông X có phải là người không? Lê Chiêu
Thống có phải là người không?, và nếu không phải con người thì y là ‘con gì’?
Mà nếu y là ‘con gì’ thì làm thế quái nào mà đề cập tới chữ ‘chân chính’ được!
Tại sao tôi lại đề cập chuyện này với chuyện ‘những
bài hát mà sinh viên thích’? Bởi vì từ đó, suy nghiệm, một phần tôi rút ra là: Âm nhạc là sự thể hiện cái ‘hồn’ của xứ sở, dân tộc,
cuộc sống..., do đó, âm nhạc cũng là ‘người’, mà nếu ai đó không phải là người rồi
thì khỏi cần phải đề cập đến hai chữ chân chính!
Và tại sao ‘Phai tàn’? Bởi vì NOTHING LASTS FOREVER, CHẲNG
THỨ GÌ LÀ TRƯỜNG CỬU BẤT DIỆT (lời bài hát ‘Take me to your heart’*): Bá chủ
Biển Đông cũng vậy!, ta cũng vậy!, và Mr. ‘xxx đến thế là cùng’ cũng vậy!:
Xác thân tứ đại phơi triền sóng.
Hồn bay theo gió núi, mây ngàn.
Trong vòng tay mẹ biển ôm ấp.
Cát bụi là con lặng lẽ tan. (Thơ Nguyễn
Phong Bùi)
Có phải như vậy chăng!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. Ban nhạc Lướt Sóng, Sheiko!, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/396-ky-uc-sai-gon.html?m=0
2. Bản nhạc gốc ‘Trong ngục tù bao la’ (Vũ Đức
Nghiêm): https://vnguitar.net/threads/trong-nguc-tu-bao-la-vu-duc-nghiem.3028/
3. ‘Gangnam Style’ (Phong cách Gangnam), nghe
tại: https://www.youtube.com/watch?v=9bZkp7q19f0
4. 'Nụ hôn biệt ly', nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=CsH12v9X0vE
5. ‘Take me to your heart’: Yêu em bằng cả trái tim, nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=GKn3GGCbh_0 ‘The Flappy Bird Song’: trong trò chơi ‘Flappy Bird’ của Nguyễn Hà Đông, nổi tiếng nhất thế giới đầu năm 2014!
5. ‘Take me to your heart’: Yêu em bằng cả trái tim, nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=GKn3GGCbh_0 ‘The Flappy Bird Song’: trong trò chơi ‘Flappy Bird’ của Nguyễn Hà Đông, nổi tiếng nhất thế giới đầu năm 2014!
6. ‘The Flappy Bird Song’: trong trò chơi ‘Flappy Bird’ của Nguyễn Hà Đông, nổi tiếng nhất thế giới đầu năm 2014!
vomtroirieng [Blogger] Email 13.08.17@16:49
Trả lờiXóaNgoài những bài trên, thời HSSV, muội còn bài "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" nữa đó huynh:
"Mà em nghiêng hết ấy về bên anh..."
Tha thiết vô cùng.
Hồi TN huynh còn hát bài 'Hành khúc ngày và đêm', bây giờ vẫn còn thuộc: cái gì nó thuộc về cái đó!...
XóaThank VTR nhen, chúc... ngủ ngon!
Hanh Hong (FB)
Trả lờiXóaHi..hi..hi..., hay quá huynh ơi, công nhận kiến thức của huynh uyên bác thật hi..hi. Nếu mà em được rảnh em sẽ xách túi theo huynh học hỏi rồi hi..hi..., tiếc quá hi..hi. Ủa mà sao em thấy màu tím buồn huynh lại viết mang tím bớt lạnh lòng là sao hi..hi... Vui huynh nhé hi..hi
9 giờ
'Gió âm thầm không nói mà sao núi phải mòn. Em đâu phải là chiều mà nhuộm anh đến tím.' (Phú Quang):
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=nuimO3QXSXo
Rõ ràng ràng em có tím rịm thì mới nhuộm anh í được chứ!, hehe
Stella Nguyen (FB)
Trả lờiXóaEm thích Nụ Hôn Vĩnh Biệt ca sỹ Ngọc Lan
9 giờ
Phải bài này kg hiền muội?
XóaNgọc Hương - Nụ hôn vĩnh biệt 神田川 Kandagawa
https://www.youtube.com/watch?v=gbC2ApEY0-I
Nhạc Nhật - Tác giả: Tadashi Kitajo & Minami Kousetsu
Lời Việt: Ngọc Lan
Xin hãy hôn em, hôn lần cuối, mai chắc em không còn bên người. Sẽ muôn trùng mình cách xa, thấy nhau chăng là những giấc mơ. Xin hãy hôn em,hôn thật đằm thắm như dưới cơn mưa bụi hôm nào. Mắt anh rạng ngời, mặt đẫn ướt mưa ôi hạnh phúc sao.
Ôi chiếc hôn, đến ngày nhắm mắt em cũng không sao thể quên được. Sẽ muôn đời là chứng nhân cho những ngày mới biết yêu anh. Anh nhớ chăng anh, trong xa vắng, bóng tối em như mặt nhung mềm. Chiếc hôn nào vội vã lướt nhanh hôm nào bỏ lỡ trốn đi chơi. Chiếc hôn này, làm chứng nhân cho lứa đôi mình.
Lòng em đó trao anh khi vừa xanh lá. Làn môi đó hiến dâng anh xuân hồng đang hé. Đời sao lại nỡ chia ly mối duyên tình chúng ta... Cho lứa đôi lìa nhau...
Anh dấu yêu ơi, có còn nhớ, năm đó khi em vừa xinh đẹp. Và đời rất dễ thương cho riêng tình chúng ta. Anh hãy hôn em, hôn rực rỡ, hôn đám say như sinh nhật năm nào. Ước mong được tình nghĩa sắt son, em muôn đới có anh.
Nhưng ước mong sao, vội tắt bến, theo nhánh hoa héo tàn đâu ngờ. Pháo hồng, rượu cưới cô dâu, khăn dài tiễn đưa.Xin hãy hôn em, hôn thật đắm đuối mai em sẽ về bên chồng. Nước mắt mặn này, dành hết cho anh hãy khóc từ giã tiễn đưa. Chiếc hôn này, làm chứng nhân cho lứa đôi mình.
Lòng em đó trao anh khi vừa xanh lá. Làn môi đó hiến dâng anh xuân hồng đang hé. Đời sao lại nỡ chia ly mối duyên tình chúng ta... Cho lứa đôi lìa nhau...
Ôi chiếc hôn, đến ngày nhắm mắt em cũng không sao thể quên được. Sẽ muôn đời là chứng nhân cho những ngày mới biết yêu anh. Anh nhớ chăng anh, trong xa vắng, bóng tối em như mặt nhung mềm. Chiếc hôn nào vội vã lướt nhanh hôm nào bỏ lỡ trốn đi chơi. Chiếc hôn này, làm chứng nhân cho lứa đôi mình.
Lòng em đó trao anh khi vừa xanh lá. Làn môi đó hiến dâng anh xuân hồng đang hé. Đời sao lại nỡ chia ly mối duyên tình chúng ta... Cho lứa đôi lìa nhau...
Lưu comt Huyền Lê:
Trả lờiXóaRừng xanh hoa duối đỏ tươi
Có cô nào đó tươi cười dễ sương
Lưu comt Stella Nguyen:
Trả lờiXóa'Giai điệu lạ da hằn lên nỗi nhớ'
Chiều mưa tuôn cây lá ngã nghiêng chào
Ngắm mây xa ta thấy lòng rạo rực
Mây cong tròn, vàng dáng cắn môi... đau
Vi Muadong (FB)
Trả lờiXóaAnh chịu khó nghiên cứu nhiều thật, trong đây cũng có vài bài em thích, hôm nào em hát anh nghe nhé ;)
1 giờ
Vừa rồi có bài 'Vết mưa' của Vũ Cát Tường cũng hay lắm, vì nó kg cố điển (lai Tàu) mà lại nghe có nét hiện đại (giông giống Tây);
Xóatks, muội nghe cho vui buổi tối nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=jAKQSm9PiSQ